LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp
lượt xem 43
download
Hợp tác lao động là xu thế tất yếu nhằm khắc phục những hạn chế của lao động cá thể và tăng sức sản xuất của lao động tập thể. Nhưng hợp tác lao động chỉ phát huy được ưu thế một khi được diễn ra theo đúng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động. Thực tế trong thời gian qua, mô hình hợp tác xã cũ trước đây đã không còn phù hợp, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về kinh tế hợp tác để tìm ra...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp
- LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp
- Mở Đầu 1. Sự cần thiết của đề tài Hợp tác lao động là xu thế tất yếu nhằm khắc phục những hạn chế của lao động cá thể và tăng sức sản xuất của lao động tập thể. Nhưng hợp tác lao động chỉ phát huy được ưu thế một khi được diễn ra theo đúng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động. Thực tế trong thời gian qua, mô hình hợp tác xã cũ trước đây đã không còn phù hợp, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về kinh tế hợp tác để tìm ra những hình thức mới, những nhân tố mới cũng như đề ra được những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh và vững chắc kinh tế hợp tác, qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần xây dựng nông thôn mới. Các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua cũng như các vùng khác trong cả nước đã xuất hiện những hình thức hợp tác mới, vừa mang đặc điểm chung vừa có tính đặc thù của các huyện ven thành phố lớn. Do đó, cần phải tổng kết nhằm phát hiện ra những mô hình kinh tế hợp tác thích hợp, đề ra phương hướng và các giải pháp đổi mới nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ yêu cầu đó tác giả đã chọn đề tài "Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp" làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề kinh tế hợp tác đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn với tác phẩm "Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thế Tùng "Việc thực hiện khoán 10 - những vấn đề đặt ra và giải pháp", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 3/1991; Giáo sư Lê Xuân Tùng (chủ biên) "Chế độ kinh tế hợp tác những vấn đề lý luận và giải pháp thực tiễn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Giáo sư Nguyễn Đình Nam "Đổi mới các hình thức hợp tác trong nông nghiệp", Tạp chí Kinh tế và phát triển,
- 11/1996... Nhưng nhìn chung chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu các hình thức kinh tế hợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Với luận văn này, chúng tôi muốn kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả trên, đồng thời thông qua thực tiễn sản xuất ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với đặc thù kinh tế của các huyện ven thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp tác ở thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với điều kiện sản xuất ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phát triển. Nhiệm vụ của luận văn: - Làm rõ kinh tế hợp tác là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế từ trình độ lạc hậu đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. - Khảo sát, nghiên cứu tìm ra những ưu - nhược điểm của các hình thức kinh tế hợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay. - Đề ra phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. 4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát tình hình phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nh ư: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ từ năm 1986 đến nay (mà chủ yếu là năm 1997 đến nay). 5. Phương pháp nghiên cứu
- Trong bản luận văn này tác giả chủ yếu kết hợp sử dụng phương pháp biện chứng lịch sử với phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và khảo sát thực tế trên địa bàn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. 6. Đóng góp mới của luận văn Tìm ra các giải pháp phát triển hợp tác trong nông nghiệp phù hợp đặc thù ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. VII. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương.
- Chương 1 Tính Tất Yếu Và Những NHÂN Tố Tác Động Đến Sự RA Đời Và Phát Triển KINH Tế Hợp Tác TRONG NÔNG Nghiệp 1.1. những đặc trưng của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Hợp tác là sự hợp sức, hợp lực của những con người để tạo ra sức mạnh mới, để thực hiện những công việc mà từng cá nhân hoặc từng hộ riêng lẻ khó thực hiện, không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả [31, 69]. Quá trình phát triển của xã hội loài người đã chứng minh ưu thế của hợp tác lao động. Nhờ có hợp tác lao động mà con người đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc vĩ đại. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã biết kế thừa và phát triển những ưu thế đó của hợp tác lao động. Hợp tác lao động đã trở thành khởi điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) cả về lôgíc và lịch sử. Khi nghiên cứu phần sản xuất giá trị thặng dư tương đối, C. Mác đã phân tích ba giai đoạn phát triển của CNTB trong công nghiệp mà mở đầu là hợp tác giản đơn, C. Mác chỉ ra rằng, hợp tác giản đơn có vai trò to lớn góp phần nâng cao năng suất lao động, bởi vì nó có rất nhiều ưu thế so với lao động riêng lẻ. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, gắn liền với những điều kiện của tự nhiên nên có nhiều nét đặc thù. Do đó, hợp tác lao động trong nông nghiệp bên cạnh những ưu thế chung thì còn có những nét riêng: Thứ nhất: Khác với các hoạt động sản xuất của các ngành, các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, sản xuất trong nông nghiệp luôn gắn liền với những cơ thể sống mà sự tồn tại và phát triển của nó luôn tuân theo những quy luật sinh học. Mặt khác, kết quả của quá trình sản xuất đó không chỉ là kết quả sản xuất trực tiếp của người lao động mà còn là kết quả của sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng sản xuất. Từ đặc điểm này cho thấy, để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có một kiểu tổ chức, hợp
- tác gắn bó chặt chẽ giữa người lao động với đối tượng sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Thứ hai: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, quá trình lao động và quá trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khâu kế tiếp nhau và không trùng hợp nhau về thời gian. Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp mang tính thời vụ rõ rệt. Đặc điểm này quy định sản xuất nông nghiệp có thể tổ chức sản xuất theo mô hình của các hộ nông dân, bởi vì kiểu tổ chức sản xuất dựa trên hộ nông dân là kiểu tổ chức năng động, linh hoạt, cho phép sử dụng hợp lý mọi nguồn lực sản xuất nông nghiệp. Lịch sử phát triển của phương thức sản xuất TBCN và sự phát triển nông nghiệp của thế giới đã cho thấy CNTB khi đã tạo được nền đại công nghiệp cũng không công nghiệp hóa nghề nông theo con đường mà họ đã làm đối với công nghiệp, không xây dựng trong nông nghiệp những xí nghiệp lớn trên cơ sở chuyên môn hóa lao động mà vẫn duy trì các hình thức hợp tác dựa trên cơ sở hộ nông dân. Trong CNTB hộ nông dân vẫn là chủ thể kinh doanh, vẫn là sự dung hợp giữa nghề nông với phương thức kinh doanh hiện đại. Do gắn bó với ruộng đất và đối tượng sản xuất, người nông dân thực sự am hiểu quá trình sinh trưởng cây trồng, vật nuôi. Người nông dân lại là chủ thể quá trình canh tác, trực tiếp tổ chức thực hiện, gắn trách nhiệm với toàn bộ quá trình canh tác từ đầu cho đến khi kết thúc. Lợi ích kinh tế là cơ sở, là cái quyết định sự gắn bó của họ với tư cách vừa là chủ thể canh tác, vừa là chủ thể kinh tế và cũng là cơ sở cho các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Do đó, để không ngừng nâng cao hiệu quả của hợp tác lao động trong nông nghiệp, chúng ta phải chú trọng lợi ích kinh tế, tôn trọng tính tự chủ của nông hộ, đặc biệt là những khâu gắn liền với quá trình sinh học. Quá trình sản xuất nông nghiệp trải qua nhiều khâu: chuẩn bị sản xuất, trực tiếp sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Trong các khâu đó có những khâu cần thiết phải có sự hợp tác lao động mới đạt hiệu quả, nhưng có những khâu thì lao động của cá nhân hay hộ gia đình làm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Trong ngành trồng trọt, quá trình sản xuất có thể chia thành các giai đoạn: cày cấy, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. ở giai đoạn đầu, do bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ cho nên sự hợp tác sẽ đạt hiệu quả cao hơn là từng cá nhân làm. Thời kỳ chăm bón như tưới tiêu, chống úng, chống hạn sẽ cần có
- nhiều người làm nhưng bón phân làm cỏ thì chỉ cần từng người hay hộ gia đình làm sẽ đạt hiệu quả hơn. Thời kỳ thu hoạch, rõ ràng là cần có sự hợp tác nhằm tránh những thiệt hại do thu hoạch chậm gây nên. Ngoài ra, lao động của nông hộ còn có nhiều ưu điểm khác: tính tự nguyện, tự giác cao lại được vận dụng tối đa vào trong sản xuất như cha cày, mẹ cấy, con trông gia súc, ông bà trông cháu, coi nhà... Ưu thế này cũng được bắt nguồn từ sự thống nhất về lợi ích của mọi thành viên trong gia đình. Bên cạnh những ưu thế trên trong sản xuất kinh doanh, hộ nông dân cũng gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế mà bản thân họ không thể giải quyết có hiệu quả được. Những vấn đề: vốn, làm đất, thủy lợi, cải tạo ruộng đồng, khai hoang, cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm... là những vấn đề chỉ có thông qua hợp tác với nhau giữa các hộ mới có điều kiện giải quyết một cách có hiệu quả nhất. Hộ nông dân có những ưu thế cũng như những hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những ưu thế và những hạn chế này cũng quy định sự cần thiết phải thực hiện kinh tế hợp tác. Thứ ba: Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất (TLSX) đặc biệt không thể thay thế được. Ruộng đất vừa là vật chịu tác động của lao động, vừa là vật truyền dẫn lao động của con người đến cây trồng. Mặt khác, ruộng đất cũng là không gian rộng lớn mà ở đó con người tổ chức các quá trình lao động sản xuất và chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như mưa, nắng, bão tố... vì thế hoạt động nông nghiệp mang tính đa dạng, không có một mô hình kinh tế hợp tác cụ thể nào phù hợp cho tất cả mọi vùng, mọi địa phương. Hơn nữa, ruộng đất lại là một loại TLSX đặc biệt (vì đất đai là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người, đất đai lại là TLSX không thể sinh sôi nảy nở), do đó, quá trình phát triển sản xuất cũng là quá trình bảo tồn ruộng đất và làm cho độ phì nhiêu của đất không ngừng được nâng lên. Để thực hiện được yêu cầu này, quá trình sản xuất nông nghiệp cũng là quá trình bắt buộc phải tổ chức hợp tác giữa những người nông dân trong việc chống các tai họa của thiên nhiên làm hao tổn và xói mòn ruộng đất. Như vậy, nhu cầu hợp tác trong quá trình sản xuất nông nghiệp là có thật, bắt nguồn từ yêu cầu hiệu quả trong sản xuất. Các mô hình sản xuất hợp tác nông nghiệp kiểu
- cũ trước đây không phát huy được ưu thế của hợp tác lao động, lại còn thua kém cả lao động cá thể vì không tôn trọng tính tự chủ và lợi ích thiết thân của nông hộ, không tạo ra những điều kiện cơ bản để phát huy ưu thế của hợp tác lao động và không tuân thủ những nguyên tắc khi tiến hành hợp tác hóa. Hợp tác lao động thực chất là một cuộc cách mạng về tổ chức lao động nhưng hợp tác lao động chỉ phát huy được ưu thế hơn lao động cá thể khi nó tuân thủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, muốn tổ chức hợp tác lao động có hiệu quả, các hộ nông dân - thành viên của tổ chức kinh tế hợp tác - phải thấy rõ lợi ích kinh tế do sự hợp tác mang lại, họ tự nguyện gia nhập vì lợi ích của chính bản thân họ. Thứ hai, hợp tác lao động phải được dựa trên một kế hoạch chặt chẽ, khoa học, và được triển khai một cách đồng bộ từ một trung tâm điều hành. Điều kiện này rất quan trọng và cần thiết để khắc phục được những hạn chế, yếu kém của từng cá nhân, để phát huy được sức mạnh của tập thể một cách tối đa. Thứ ba, quy mô hợp tác tùy thuộc vào lượng vốn và quy mô tập trung của tư liệu sản xuất. Đây là điều kiện quan trọng để tổ chức sản xuất, bởi vì nói đến hợp tác lao động là nói đến hoạt động của nhiều người trong cùng một lúc trên một quy mô nhất định, phải đảm bảo điều kiện sản xuất nhất định thì hợp tác lao động mới được thực hiện một cách có hiệu quả. Thứ tư, hợp tác lao động đòi hỏi phải có sự chỉ huy điều khiển, kiểm soát, cũng giống như một dàn nhạc phải có nhạc trưởng để tránh tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược". Do đó, phải có sự quản lý để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cá nhân, các bộ phận nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Thứ năm, phải có kế toán. Kế toán được C. Mác quan niệm như là một phương tiện kiểm soát giúp nhà quản lý nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Do đó, kế toán là điều kiện thiết yếu không thể thiếu đối với quá trình sản xuất có tính chất xã hội. Tóm lại, hợp tác là con đường dễ tiếp thu, đơn giản để giúp hộ nông dân đi lên sản xuất lớn. Song để phát huy được sức mạnh to lớn của hợp tác lao động thì nó phải được
- tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Tuyệt đối không được gò ép, cưỡng bức. Mặt khác, muốn khắc phục những hạn chế của hộ nông dân trong nền kinh tế thị trường, nhất thiết phải tiến hành hợp tác lao động, phải hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác kiểu mới, chứ không phải là phủ nhận kinh tế hợp tác. 1.2. Sự ra đời và những đặc trưng cơ bản của kinh tế hợp tác kiểu mới trong nông nghiệp 1.2.1. Sự phát triển của kinh tế hộ và yêu cầu cấp thiết phải phát triển kinh tế hợp tác kiểu mới trong nông nghiệp ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh Kinh tế hộ được hiểu theo những cách khác nhau, nhưng nhiều người đồng ý: hộ gia đình nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn, đã từng tồn tại từ lâu ở các nước nông nghiệp. Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ [13, 9]. Dưới ánh sáng Đại hội Đảng lần thứ VI, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5/4/1988 thì hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Mỗi hộ có quyền tự quyết định mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ với thị trường khi có sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu... chính sự công nhận hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động theo những nội dung trên đã làm cho các hợp tác xã kiểu cũ hầu như mất dần tác dụng. Trước đây, trong hợp tác xã cũ hộ gia đình tuy chỉ chiếm 5% ruộng đất nhưng lại đảm bảo đến 60 - 70% nguồn sống. Điều đó cho thấy, khi các hộ nông dân trở thành các đơn vị kinh tế tự chủ thì kinh tế hộ nông dân có điều kiện phát huy tối đa thế mạnh của mình để phát triển sản xuất. Từ khi có đường lối đổi mới, sự phát triển kinh tế hộ ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần tạo ra những biến đổi to lớn trong năng suất lao động nông nghiệp và trong đời sống của nông dân và nông thôn. — Về năng suất: Năng suất thâm canh lúa đông xuân tăng lên từ 33,2 tạ/ ha năm 1997 tăng lên 33,5 tạ/ha, năm 1998 và 1999 là 34,2 tạ/ha.
- Để có được những thay đổi trên là do nhiều nguyên nhân tác động nhưng nổi bật là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: + Nhờ được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và được quyền sở hữu về các TLSX khác đã làm cho các hộ gia đình hăng say, phấn khởi. Qua đó sức sản xuất của nông hộ không ngừng được nâng cao. + Nếu trước đây sức lao động của các hộ nông dân bị ràng buộc do chế độ quản lý của các hợp tác xã kiểu cũ thì ngày nay sức lao động đó được hoàn toàn giải phóng, người nông dân có quyền tự do di chuyển, tìm kiếm việc làm, tự do tham gia các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau, không phân biệt địa giới hành chính [19, 21]. + Sự phát triển của kinh tế hộ nông dân trong thời gian qua góp phần đưa kinh tế nông nghiệp chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu trước đây sang sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trên địa bàn các huyện ngoại thành thành phố theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, mở rộng ngành nghề, hoạt động dịch vụ và hướng tới mô hình hoạt động phi nông nghiệp. — Về đời sống: Nhờ có sự phát triển trong sản xuất mà mức sống và điều kiện sống của người nông dân ngày càng được nâng cao. Điều này được phản ánh qua số liệu về mức chi tiêu của người dân ngoại thành so với người dân nội thành của thành phố qua các năm như sau: Bảng 1: Đơn vị tính: nghìn đồng/ người/ tháng Năm 1996 1997 1998 1999 Nội thành 452.836 497.840 519.304 552.280 Ngoại thành 312.256 334.042 362.242 376.021 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 1999.
- Ngoài ra, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở ngoại thành ngày càng được phát triển, cho đến năm 2000 đã có 98,9% các hộ nông dân ngoại thành có điện, 80% số hộ được dùng nước sạch. Đời sống văn hóa của người dân ngoại thành cũng không ngừng được nâng cao, có 62,5% người đọc báo (25,2% là đọc thường xuyên còn 37,3% là không đọc thường xuyên), 86% người nghe tin tức qua Tivi, Radio (trong đó thường xuyên là 51,4% và không thường xuyên là 34,8%), 7,9% người đi tham quan hàng năm ... Bảng 2: Tỷ lệ hộ gia đình nông dân ngoại thành có tiện nghi sinh hoạt Đơn vị tính: % Loại hình 1995 1999 - Ti vi 70% 75,9% - Radio cassette 68% 78,5% - Tủ lạnh 11,8% 13,8% - Bếp ga - điện 9,2% 15,4% - Điện thoại 2,6% 6,8% - Xe máy 55% 63,9% - Nhà ở kiên cố 9,8% - Bán kiên cố 65% - Nhà tranh 25,2% Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 1999. Bên cạnh những thành tựu mà kinh tế hộ nông dân đã đạt được thì trong quá trình phát triển trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, kinh tế hộ nông dân đã dần dần bộc lộ những hạn chế nhất định, điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Đó là:
- + Nguồn lực sản xuất như đất đai, vốn còn gặp nhiều hạn chế, luôn luôn bị biến động. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm. Nếu diện tích đất nông nghiệp năm 1995 là 9.916.401 ha thì đến năm 2000 chỉ còn lại 9.528.855 ha, giảm 387.546 ha. Các hộ nông dân cũng gặp nhiều khó khăn về vốn kinh doanh bởi vì các huyện ngoại thành thành phố là những vùng ven, trước đây chủ yếu là những vùng căn cứ của cách mạng (Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh...), lại là những vùng sâu vùng xa, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn (theo Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố thì hiện nay các huyện ngoại thành có 9/13 xã, phường thuộc diện nghèo nhất thành phố) [1], do đó phần lớn các hộ ngoại thành chỉ mới đầu tư sản xuất theo chiều rộng, chưa có điều kiện đầu tư chiều sâu. Những khó khăn về vốn, về ruộng đất cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành trong thời gian qua. + Lao động ở các huyện ngoại thành chủ yếu là lao động thủ công, giản đơn. Dân số ở các huyện vẫn tăng nhưng số lao động ở các hộ nông dân làm nông nghiệp thì ngày càng giảm vì bộ phận lao động trẻ, có học thức, tay nghề ở các hộ nông dân đã chuyển vào làm ở các khu chế xuất hay các quận nội thành với thu nhập cao ngày càng nhiều. Tình trạng thiếu lực lượng lao động trẻ, có trình độ trong nông nghiệp ở các huyện ngoại thành hiện nay đang là vấn đề bức xúc. + Phần lớn các huyện ngoại thành là vùng sâu, vùng xa, do đó quy mô thị trường nhỏ hẹp, có nơi hệ thống giao thông chưa được phát triển như Cần Giờ, Nhà Bè..., trình độ văn hóa của đại đa số hộ nông dân còn thấp là nguyên nhân cản trở việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất. Cho nên sức cạnh tranh của hàng hóa thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn và thường là bị tư thương ép giá, người nông dân bị nhiều thiệt thòi. Từ sự trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, kinh tế hộ nông dân ngoại thành trong quá trình đổi mới đã không ngừng phát huy những ưu thế của mình để phát triển sản xuất, họ đã cùng với nhân dân thành phố tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, thực sự là động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thành phố nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng. Việc phát triển kinh tế hộ là một hướng đi hợp quy luật, góp phần thúc đẩy việc khai thác các tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Tuy nhiên, kinh tế hộ nông dân trong
- quá trình phát triển đi lên cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Để khắc phục những khó khăn đó kinh tế hộ nông dân chỉ có con đường đi vào hợp tác để cùng nhau phát huy thế mạnh của lao động tập thể, khắc phục những nhược điểm của lao động cá thể nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đó là một xu thế tất yếu khách quan và cũng là con đường tốt nhất giúp kinh tế hộ vượt qua những khó khăn, tiến hành sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.2.2. Hợp tác xã và sự khác nhau cơ bản giữa hợp tác xã kiểu mới và hợp tác xã kiểu cũ Theo Luật hợp tác xã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 thì hợp tác xã được định nghĩa như sau: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp đỡ nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước" [19, 5]. Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng, hợp tác xã là hình thức hợp tác cao nhất, đặc trưng nhất của kinh tế hợp tác. Căn cứ vào Luật hợp tác xã và tư duy mới về kinh tế hợp tác, có thể thấy kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã, theo tư duy mới có các nội dung chủ yếu sau đây: Một là, kinh tế hợp tác bao gồm những hình thức hợp tác giản đơn hay "lỏng lẻo" nội dung chủ yếu là trao đổi lao động như tổ đổi công, vần công, trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật, hợp tác chỉ mang tính chất thời vụ hay từng công việc cụ thể. Loại hình này thường không có tổ chức ổn định, chưa có tư cách pháp nhân, không có vốn chung, không có tổ chức bộ máy hoạt động theo Luật dân sự. Nó được hình thành trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp giữa các hộ để giải quyết một công việc hay dịch vụ cụ thể như: hoạt động của tổ đường nước, tổ hợp tác chăn nuôi, tổ hợp tác sản xuất rau sạch. Do trình độ hợp tác còn giản đơn, chưa đủ các điều kiện để được thừa nhận là hợp tác xã, nhưng nó được chính
- quyền, các tổ chức đoàn thể (như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội thanh niên...) tạo điều kiện và khuyến khích phát triển để dần dần có thể trở thành hợp tác xã. Hai là, kinh tế hợp tác lại bao gồm cả những đơn vị kinh tế hợp tác xã do những chủ thể kinh doanh độc lập tự nguyện góp vốn, góp sức cùng kinh doanh. Loại hình này được tổ chức chặt chẽ, có vốn chung và đủ tư cách pháp nhân, có điều lệ riêng, hoạt động theo Luật hợp tác xã. Tuy có sự khác nhau về qui mô, trình độ và tính chất, nhưng nhìn chung cơ sở kinh tế đầu tiên hình thành nên loại hình kinh tế này chủ yếu là vốn cổ phần, chứ không phải là công hữu hóa các tài sản. Các cổ đông là người chủ sở hữu cổ phần của mình, nhưng cùng làm chủ toàn bộ nguồn vốn cổ phần được tạo nên vào mục đích kinh doanh. Việc phân phối cho các hộ cổ đông phải căn cứ vào số lượng cổ phần, công đóng góp và số lượng dịch vụ sử dụng của hợp tác xã mà các hộ thành viên sử dụng. Ba là, nội dung phạm vi hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế hợp tác là không bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh tế của các hộ xã viên mà chỉ tập trung vào những khâu, những lĩnh vực đòi hỏi phải có sức mạnh tập thể mới có hiệu quả, còn những khâu, những lĩnh vực, kinh tế hộ hoạt động có hiệu quả hơn thì các hộ tự tổ chức làm. Bốn là, các hình thức kinh tế hợp tác là những đơn vị kinh tế tự chủ hoạt động theo pháp luật và chính sách của nhà nước và không có cấp trên trực tiếp. Đối với loại hình có tổ chức ổn định, có tư cách pháp nhân, thì đại hội các cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định phương hướng kinh doanh, điều lệ hợp tác xã, số lượng góp vốn cổ phần tối thiểu, cách thức quản lý, phân phối và bầu ra Ban Quản trị hợp tác xã. Năm là, các tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động không bị giới hạn bởi địa giới hành chính, được tự do đăng ký kinh doanh, tự chịu trách nhiệm vật chất trước các thành viên và pháp luật. Có quyền bình đẳng với các thành viên kinh tế khác về quyền hạn, nghĩa vụ theo qui định của pháp luật. Một hộ có thể tham gia nhiều tổ chức kinh tế hợp tác. Nếu chỉ tính riêng về hợp tác xã, thì hợp tác xã kiểu mới khác với hợp tác xã kiểu cũ trên các mặt sau đây: Thứ nhất: Đối với các hợp tác xã kiểu mới thì các hộ xã viên là người có quyền tự quyết định phương án sản xuất của mình. Từ việc trồng cây gì, nuôi con gì đến từng khâu
- chăm bón, thu hoạch. Dù tồn tại dưới bất cứ loại hình kinh tế hợp tác nào thì hộ nông dân vẫn là đơn vị kinh tế tự chủ. Các hình thức kinh tế hợp tác không làm mất đi vai trò tự chủ của kinh tế hộ, hoặc "hòa tan" kinh tế hộ vào kinh tế hợp tác mà nó có tác dụng phục vụ, hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển. Bởi vì, trong môi trường kinh tế hàng hóa, giữa các hộ có quan hệ kinh tế với nhau dựa trên những tất yếu kinh tế - kỹ thuật khách quan đòi hỏi. Trong đó, sự phát triển không ngừng của kinh tế hộ là điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của các hình thức kinh tế hợp tác. Các hình thức kinh tế hợp tác chỉ có giá trị đích thực khi có những yêu cầu kinh tế khách quan giữa các hộ đòi hỏi. Vì vậy, các hình thức kinh tế hợp tác là điều kiện và môi trường để hỗ trợ, phục vụ hoặc bổ sung cho sự phát triển mạnh mẽ, vững chắc của kinh tế hộ nông dân ở những khâu, những lĩnh vực hay công việc mà các hộ tự mình không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Hộ là người chịu trách nhiệm về các quyết định của mình chứ không phải là ai khác. Còn các hợp tác xã kiểu cũ xã viên là người chỉ biết nhận phần việc do hợp tác phân công và hưởng theo công điểm. Khoán gọn và sau này là khoán theo từng khâu cũng là sự biến tướng của chế độ công điểm mà thôi. Thứ hai: Hoạt động kinh tế trong hợp tác xã kiểu mới khác với hợp tác xã kiểu cũ ở chỗ: vốn do xã viên đóng góp (xã viên góp vốn chứ không góp đất), ban quản lý do những người góp vốn cử ra và chịu trách nhiệm trước xã viên về hiệu quả sử dụng đồng vốn đó. Sau một chu kỳ sản xuất tùy theo quy định của đại hội xã viên người góp vốn có thể rút vốn khi thấy hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả. Người có nhiều vốn có thể tham gia nhiều hợp tác xã. Việc phân phối lợi nhuận do xã viên tự nguyện góp vốn quyết định. Ngoài việc đóng góp đầy đủ nghĩa vụ thuế và các khoản chi khác cho nhà nước, phần còn lại do hợp tác xã chủ động xử lý. Các quan hệ giữa hộ với hợp tác xã và giữa các hợp tác xã với nhau trở nên phong phú, nhưng đều thực hiện trên nguyên tắc "thuận mua vừa bán". Thứ ba: Hợp tác xã kiểu mới ra đời là xuất phát từ yêu cầu thực tế trong sản xuất của hộ nông dân. Hoạt động của hợp tác xã chỉ là nhằm giúp đỡ tháo gỡ những khó khăn mà hộ nông dân không thể giải quyết một cách có hiệu quả. Do đó, hợp tác xã chỉ đảm nhận một số khâu trong quá trình sản xuất của kinh tế hộ mà thôi. Vì thế, hợp tác xã mới là một đơn vị kinh tế tự chủ, không làm chức năng của một tổ chức xã hội hay làm chức năng hành chính ở địa phương.
- Còn các hợp tác xã kiểu cũ là một tổ chức không phải chỉ để hoạt động về kinh tế mà còn là một đơn vị quản lý hành chính xã hội. Trong sản xuất hợp tác xã là người chỉ đạo các khâu của quá trình sản xuất và là ng ười nắm ba quyền cơ bản (sở hữu về tư liệu sản xuất, về quản lý và phân phối). Như vậy, sự ra đời của kinh tế hợp tác xã kiểu mới là một xu thế tất yếu, do nhu cầu phát triển của kinh tế hộ trong nền kinh tế thị trường và kinh tế hợp tác hoạt động với tính chất, nội dung hoàn toàn mới so với mô hình cũ trước đó. Cũng vì nhu cầu bức xúc cần phải có sự hợp tác với nhau giữa các hộ nông dân là cơ sở quyết định để cho kinh tế hợp tác kiểu mới ra đời, nên mỗi vùng, mỗi địa phương kinh tế hợp tác ra đời và phát triển khác nhau do có nhiều nhân tố khác nhau tác động 1.3. Những nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành và phát triển của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Giống như những hình thức sản xuất kinh doanh khác có nền tảng là kinh tế hộ gia đình, trong quá trình phát triển kinh tế, kinh tế hộ nông dân có những nhu cầu tất yếu phải liên kết với nhau một cách tự nguyện hình thành nên các loại hình kinh tế hợp tác trong sản xuất. Các nhu cầu đó có thể được xuất phát từ bên trong như: Sự hạn chế về lao động, vốn, kỹ thuật hay về thủy lợi... hoặc có thể xuất phát từ bên ngoài như: Sự cạnh tranh bất hợp lý giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, sự phân chia quyền lợi một cách chênh lệch thông qua chính sách hoặc qua giao dịch quốc tế... Vì thế, mục tiêu nâng cao thu nhập và tự bảo vệ thông qua phát triển sản xuất tạo nên nhu cầu hình thành các hình thức kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Chính các yếu tố của các nhu cầu trên đã biến kinh tế hợp tác trở thành một yếu tố tất yếu trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khi đặt nguyên tắc tự nguyện là nguyên tắc đầu tiên của kinh tế hợp tác, người ta đã coi nhu cầu hình thành một cách khách quan là một trong những sức sống quan trọng giúp cho kinh tế hợp tác vượt qua mọi trở ngại để có thể hình thành và phát triển. Trong thực tế, việc hình thành và phát triển kinh tế hợp tác mà hợp tác xã là hình thức cao nhất nhiều khi cũng không bắt nguồn từ nhu cầu của bản thân xã viên mà xuất phát từ các tác động bên ngoài. ở nhiều nước trên thế giới hay ở Việt Nam thời kỳ trước đây, hợp tác
- hóa từng là giải pháp để thu mua lương thực có hiệu quả, là con đường để thực hiện đầu tư phát triển, là tổ chức để củng cố cơ sở chính trị ở nông thôn... Tuy nhiên, các tác động bên ngoài đó chỉ có thể thành công một cách vững chắc một khi chúng thống nhất, hoặc khơi dậy được nhu cầu chính đáng của hộ nông dân, bằng không sớm muộn cũng sẽ bị thất bại, nhiều khi còn đem lại những thiệt hại to lớn. Từ sự phân tích ở trên chúng ta thấy rằng, kinh tế hợp tác được hình thành một cách khách quan do tác động bởi các nhân tố chủ yếu sau: 1.3.1. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế hợp tác cho thấy, khi lực lượng sản xuất chưa phát triển thì mức độ, cũng như nhu cầu hình thành và phát triển kinh tế hợp tác thấp, còn khi lực lượng sản xuất đã phát triển thì mức độ cũng như nhu cầu phát triển sẽ được mở rộng. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, tư liệu sản xuất còn thô sơ, sự tác động của thị trường chưa cao, người nông dân sản xuất chủ yếu là nhằm mục đích tự cung, tự cấp do đó chưa có nhu cầu hợp tác sản xuất (nếu có thì mức độ thấp và qui mô nhỏ bé). Nhưng khi lực lượng sản xuất đã được phát triển, tư liệu sản xuất được cải tiến từ đơn giản, thô sơ lên cơ khí, máy móc..., khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất tăng lên, thị trường ngày càng mở rộng và sự tác động của các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Điều đó đã đặt những người sản xuất cá thể trong ngành nông nghiệp trước hai con đường: Một là, họ sẽ bị phá sản nếu không thích ứng kịp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hai là, các hộ nông dân phải hợp tác với nhau để khắc phục những hạn chế của từng cá nhân, phát huy ưu thế của hợp tác lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến lượt nó lại tạo điều kiện đòi hỏi mức độ hợp tác tăng lên và hình thức hợp tác được phát triển đa dạng, phong phú. Nếu trước đây lực lượng sản xuất chưa phát triển thì mức độ hợp tác chỉ nằm ở một số khâu của quá trình
- sản xuất (như hợp tác về thủy lợi chẳng hạn...) và qui mô hợp tác chỉ bó hẹp ở một hộ sản xuất, nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển thì mức độ hợp tác trong quá trình sản xuất sẽ nhiều hơn (hợp tác trong khâu làm đất, chọn giống, bảo vệ thực vật, trong thu hoạch, trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm...) và qui mô hợp tác cũng được mở rộng theo (có thể là hợp tác giữa các hộ sản xuất, có khi hợp tác với các thành phần kinh tế khác trong các khâu phục vụ quá trình sản xuất). Có thể nói, các hình thức khác nhau của kinh tế hợp tác là kết quả lâu dài của việc phát triển LLSX và phân công lao động xã hội. Khâu tưới tiêu nước trong nông nghiệp chứng minh cho điều này: Nếu công cụ là thủ công (gàu sòng) Nếu công cụ là cơ khí (máy bơm) - Mức đầu tư mua sắm thấp hộ nông - Vốn đầu tư lớn, xuất hiện yêu cầu dân nào cũng có thể mua được. vay, hùn vốn. - Kỹ thuật sử dụng giản đơn, đa số - Kỹ thuật sử dụng pháp tạp không thành viên trong hộ đều có thể sử phải bất cứ nông dân nào cũng có dụng được khả năng sử dụng tốt. - Tác dụng trên từng thửa ruộng nhỏ - Tác dụng cho nhiều thửa ruộng, hẹp thậm chí cho nhiều thôn xã, cần điều hòa phối hợp - Kỹ thuật tưới tiêu đơn giản, úng thì - Tưới tiêu theo yêu cầu thâm canh tát bớt, hạn thì tát thêm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - KL: Mỗi gia đình có thể đảm nhận, - KL: một người, một hộ không thể không có nhu cầu hình thành một bộ đảm nhận tốt nên xuất hiện yêu cầu phận lao động chuyên môn đảm có những cá nhân, bộ phận có trình nhiệm điều hòa lợi ích chung cho các độ đứng ra đảm nhiệm phục vụ hộ chung cho nhiều hộ, nhiều cánh đồng. Từ sự phân tích trên có thể lý giải được tình trạng sai sót khi hình thành các đội chuyên ồ ạt ở các hợp tác xã nông nghiệp cũ trước đây. Hiện nay, nhiều hợp tác xã nông
- nghiệp chuyển sang làm dịch vụ nhưng số khâu dịch vụ và mức độ đảm nhiệm từng khâu rất thấp. Do nhiều nguyên nhân nhưng có nhiều nguyên nhân là thiếu những tiền đề kinh tế để thúc đẩy nhu cầu dịch vụ của các hộ đối với hợp tác xã nông nghiệp. Kinh tế hợp tác với nhiều hình thức khác nhau hoạt động tương trợ lẫn nhau sẽ tạo được môi trường cho việc áp dụng những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Với những ưu thế đó kinh tế hợp tác là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững của kinh tế hộ, của nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hợp tác vừa là kết quả, vừa là động lực của sự phát triển LLSX. Sự phát triển của LLSX trong nông nghiệp là nhân tố khách quan tất yếu thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phải hợp tác và chỉ có thông qua hợp tác hộ nông dân mới tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.3.2. Sự tác động về mặt vĩ mô của Nhà nước Đây chính là nhân tố có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của kinh tế hợp tác cả về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn. Bởi lẽ, sự định hướng của Nhà nước ở tầm vĩ mô vừa là sự định hướng, vừa là sự hỗ trợ tạo điều kiện để cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả nói chung, để cho kinh tế hợp tác phát triển nói riêng. Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm, chú ý đến việc xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã và Đảng ta coi đó là con đường tốt nhất để đưa nông dân thoát khỏi đói nghèo. Vì vậy, các chính sách, các quyết định của Nhà nước về thuế, về giá, về đào tạo cán bộ, về giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân... là những tác động ở tầm vĩ mô để tạo cho người dân yên tâm sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần ổn định đời sống và xây dựng nông thôn mới. Thực tế cho thấy ở đâu, ở địa phương nào chính quyền quan tâm, giúp đỡ thì ở đó phong trào kinh tế hợp tác sẽ được phát triển mạnh mẽ, ngược lại, phong trào gặp khó khăn. Đặc biệt khi cả nước đang ra sức thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thì việc phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp lại càng có ý nghĩa quan trọng, vai trò hướng dẫn cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước ở tầm vĩ mô càng không thể thiếu.
- Vai trò của Đảng và Nhà nước đối với phong trào hợp tác thể hiện ở: + Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của người nông dân trong việc hợp tác cũng như trong việc thành lập hợp tác xã. + Hỗ trợ nông dân xây dựng những hợp tác xã đa dạng cả về hình thức, qui mô cũng như cả về trình độ. + Xây dựng các chính sách kinh tế đối với nông nghiệp và hợp tác nông nghiệp trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm để thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển. 1.3.3. Mức độ phát triển của thị trường hàng hóa Trong quá trình phát triển sản xuất, kinh tế hộ nông dân phải chịu sự tác động rất lớn của nền kinh tế thị trường. ở đó, người nông dân không thể sản xuất những hàng hóa mà họ muốn (họ có khả năng). Họ phải sản xuất theo yêu cầu của thị trường từ các loại mặt hàng, số lượng, chất lượng, thời gian, giá cả... Khi thị trường phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động thì những yêu cầu đó ngày càng đòi hỏi cao hơn. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, để tồn tại và phát triển, kinh tế hộ nông dân phải không ngừng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Từng hộ nông dân tự thực hiện điều đó, chắc chắn không thu được kết quả như mong muốn. Để khắc phục được những mặt yếu kém của sản xuất cá thể trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường các hộ nông dân phải hợp tác với nhau ở từng mức độ, từng hình thức tùy theo điều kiện sản xuất, quy mô sản xuất của từng vùng, từng địa phương thì mới đạt được hiệu quả cao nhất. 1.3.4. Sự nhận thức của hộ nông dân về kinh tế hợp tác Thực tiễn phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong thời gian qua ở cả nước cũng như ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đã chứng tỏ rằng có nơi kinh tế hợp tác và hợp tác xã vẫn ra đời và phát triển, có nơi hợp tác xã không còn và nếu còn hoạt động thì gặp rất nhiều khó khăn... Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là do sự nhận thức của người nông dân chưa đúng, chưa đủ về kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Nhận thức của nông dân về kinh tế hợp tác và hợp tác xã chưa tốt là do:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang
96 p | 754 | 199
-
Luận văn "Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"
25 p | 466 | 186
-
LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
92 p | 133 | 35
-
LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
22 p | 152 | 35
-
LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đường chiến lược nhất quan trọng suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
15 p | 173 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
95 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk
125 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trạng trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
119 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị
120 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
125 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
133 p | 13 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định
24 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng
121 p | 6 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Nghệ An
72 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định
121 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển kinh doanh bán lẻ tại Siêu thị Co.opmart Rạch Giá
131 p | 15 | 2
-
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
130 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
114 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn