LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
lượt xem 27
download
Con người là chủ thể sáng tạo ra nền văn hoá - văn minh nhân loại, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội. Con người cũng là sản phẩm kỳ diệu, là giá trị cao nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới vật chất và tinh thần, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội. Con người ở vị trí trung tâm của tiến trình lịch sử, chính vì vậy con người trong tư duy nhân loại không chỉ là vấn đề thực...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Con người là chủ thể sáng tạo ra nền văn hoá - văn minh nhân loại, là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội. Con người cũng là sản phẩm kỳ diệu, là giá trị cao nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới vật chất và tinh thần, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội. Con người ở vị trí trung tâm của tiến trình lịch sử, chính vì vậy con người trong tư duy nhân loại không chỉ là vấn đề thực tiễn mà còn là vấn đề cốt lõi của toàn bộ các lý luận xã hội và nhân văn, kinh tế và quản lý, kỹ thuật và công nghệ. Trong một xã hội văn minh hiện đại, con người được thừa nhận là “nguồn lực của mọi nguồn lực” và là tài nguyên to lớn của mỗi quốc gia. Trong những thập kỷ vừa qua và hiện tại, cùng với việc biến khoa học, kỹ thuật và công nghệ - những sản phẩm đã được vật thể hoá của trí tuệ con người, thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nền kinh tế thế giới, đồng thời diễn ra quá trình chuyển đối tượng khai thác vào chính bản thân con người. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương trình mang tính chất chiến lược về đầu tư và phát triển con người của riêng mình, hướng theo một nguyên tắc chung là: Đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thừa nhận vai trò quan trọng và quyết định của nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội vừa mang ý nghĩa bước ngoặt của tư duy nhân loại, vừa mở ra một triển vọng mới cho tất cả các nước. Sự thành bại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước đang tuỳ thuộc vào những “bí quyết” về đào tạo, sử dụng và phát huy nhân tố con người. Con người là nguồn động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển xã hội, thiếu nguồn lực con người xã hội không thể phát triển được. Nhưng sự phát triển của kinh tế - xã hội sẽ không có ý nghĩa gì nếu như không phải vì sự tồn tại và phát triển của con người với tất cả nhu cầu, lợi ích thiết thật của nó. Các nhà sáng tạo chủ nghĩa Mác xuất phát từ con người, đấu tranh vì tự do, bình đẳng, hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển xã hội. Các ông đã chỉ rõ tiến trình phát triển lịch sử nhân loại được quy
- định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội mà còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử của chính mình, sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa thúc đẩy sự phát triển của xã hội, vừa thúc đẩy sự phát triển của chính bản thân con người. Với phương châm “lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí minh làm nền tẳng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình”. Đảng ta không ngừng hoàn thiện mục tiêu, chính sách phát triển con người và xã hội. Đặc biệt , để đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp , đại hội IX của Đảng đã xác định “đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” . Vì vậy, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2020 của các cấp, các nghành từ trung ương đến địa phương trong cả nước. Thanh hoá là một tỉnh đông dân với hơn 3,5 triệu người, nguồn lao động dồi dào (1,8 triệu người), nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp , chưa đáp ứng yêu cầu mà công cuộc đổi mới trên địa bàn đòi hỏi. Miền núi Thanh Hoá chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của toàn tỉnh với số dân gần một triệu người gồm có 7 dân tộc anh em cùng chung sống, là vùng rừng núi rộng lớn tiềm năng đất đai, tài nguyên và lao động phong phú, nhưng miền núi Thanh Hoá vẫn chưa khai thác đầy đủ về nguồn nhân lực hiện có, vì vậy việc nghiên cứu thực trạng làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm “phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề con người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học và các học thuyết chính trị xã hội. Từ xưa đến nay mỗi trường phái triết học cũng như mỗi học thuyết chính trị xã hội nghiên cứu con người với những góc độ và khía cạnh khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung bàn về mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, giữa con người với xã hội. Học thuyết Mác -Lê nin khẳng định: Bản chất của con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, con người là thực thể thống nhất giữa mặt tự
- nhiên và mặt xã hội. Một mặt con người là kết quả sự phát triển cao nhất của thế giới tự nhiên, mặt khác nó là chủ thể tích cực sáng tạo ra lịch sử xã hội. Đối với nước ta vấn đề con người được nhiều nhà khoa học và lý luận quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về người Việt Nam nói chung, con người Thanh Hoá nói riêng: - Nguyễn Thế Nghĩa - Nguồn nhân lực, động lực của CNH - HĐH đất nước - Tạp chí triết học số 1-1996. - Lê Khả Phiêu - Xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hoá tiếp tục thực hiện chiến lược xây dựng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam - Tạp chí phát triển giáo dục tháng 4/1998. - Lưu Ngọc Phải - Thanh Hoá - Tiềm năng và phát triển - Nhà báo và công luận, chuyên san số 3/1998. - Thực trạng nông nghiệp nông thôn Thanh Hoá - đề tài nghiên cứu KX03 - 21B. - Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm nước ta. NXB CTQG Hà Nội năm 1996 - Về phát triển văn hoá và xây dựng con người mới thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá NXB CTQG Hà Nội năm 2003. - Nguyễn Thị Anh Thu, Thanh Hoá, tiềm năng con người và một số mặt xã hội cho phát triển đến năm 2010. Viện nghiên cứu dự báo chiến lược tổ chiến lược Thanh Hoá, Hà Nội 4/1995. - Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI kỷ yếu hội thảo quốc tế (2003) Hà Nội. - Phan Thanh Phố - An Như Hải: Phát triển nguồn nhân lực để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạp chí kinh tế và phát triển số 3/1995. - Bùi Sĩ Lợi - Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB CTQG Hà Nội 2002. - Các công trình trên đây tuỳ thuộc vào phạm vi đối tượng , mục đích nghiên cứu con người đã được các tác giả triển khai trên các bình diện và ở những góc độ khác nhau.
- ở Thanh Hoá có rất nhiều bài viết đăng trên báo Thanh Hoá, Văn hoá Thông tin biểu dương tinh thần lao động cần cù và những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số ; Biểu dương và khắc họa chân dung những điển hình tiên tiến đồng thời chỉ đích danh những tồn đọng của chính sách xã hội và thực trạng bức tranh đời sống nhân dân. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV (2001) đã đề ra phương hướng chung “tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực , ưu tiên phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh đáp ứng yêu cầu thị trường tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững” Tuy nhiên cho đến nay chưa thấy những công trình nghiên cứu chuyên sâu về con người, đặc biệt là nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá, vì vậy tác giả trên cơ sở nghiên cứu sâu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Tỉnh Thanh Hoá để đề xuất các giải pháp phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn bức xúc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Nghiên cứu lý luận cơ bản về nguồn nhân lực dưới góc độ triết học - chính trị - xã hội: Nguồn nhân lực vùng dân tộc Thiểu số Thanh Hoá trong công cuộc đổi mới và những yêu cầu đặt ra hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp vừa tầm, khả thi nhằm khai thác nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá. * Nhiệm vụ: - Phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá từ 1991 đến nay. - Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là những cơ sở lý luận và thực tiễn của quan niệm khoa học về nguồn nhân lực và những biện pháp nhằm phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN. * Phạm vi nghiên cứu: - Nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá (11 huyện miền núi) trong đó tác giả tập trung lâý số liệu điều tra xã hội học tại 3 huyện: Ngọc Lặc , Thạch Thành , Quan Sơn. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên nền tảng thế giới quan , phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về con đường giải phóng đưa con người lên địa vị làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Luận văn vận dụng quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề con người như là cơ sở lý luận của sự nghiên cứu - Luận văn có kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu về con người và nguồn lực con người ở trong và ngoài nước. * Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp logíc- lịch sử , kết hợp chặt chẽ với phân tích tổng hợp, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học... để sử lý các số liệu, các dữ kiện thực tế, cũng như vận dụng các luận điểm, quan điểm, lý luận của các nhà nghiên cứu trước đó nhằm đưa đến những luận điểm và kết quả nghiên cứu của luận văn. 6. Đóng góp của đề tài - Làm rõ thực trạng của nguồn lực vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá từ 1991 đến nay. - Góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc đề xuất một hệ thống chính trị xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- - Luận văn làm tư liệu tham khảo cho các trường đào tạo cán bộ, các đồng chí lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của tỉnh, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên xã hội tương tự như Thanh Hoá khi đề xuất những giải pháp nhằ m phát huy nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 7. Kết luận của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết.
- Chương 1 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1. nguồn nhân lực và các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực 1.1.1. Một số khái niệ m - Con người và nhân lực Vấn đề con người, nguồn nhân lực, phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực là một mục tiêu tương đối quan trọng của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong nhiều thế kỷ, người ta đã bị ám ảnh bởi cảnh đói nghèo đe dọa và mong muốn thoát khỏi nguy cơ này, vươ n tới một cuộc sống no đủ, hạnh phúc hơn. Đó là một nguyện vọng chính đáng. Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, sự phát triển con người, sự phát triển nguồn nhân lực được Liên hợp quốc thừa nhận là vấn đề trung tâm và là thước đo để đánh giá, xếp loại mức độ phát triển của mỗi quốc gia. Từ xưa đến nay, vấn đề con người luôn là vấn đề phức tạp, với nhiều quan niệm khác nhau về con người. Thời xa xưa, người ta hiểu con người như một tồn tại thần bí. Có lúc lại xem con người như "cây sậy biết nói", sau đó hiểu con người như một tồn tại sinh vật đơn thuần - "con người bản năng". Khi xã hội có thể chế xã hội thì người ta nói tới "con người xã hội', "con người chính trị" rồi "con người kỹ thuật"... Quan điểm triết học Mác - Lênin đã khắc phục những quan niệm sai lầm về bản chất con người: hoặc quá đề cao mặt tự nhiên sinh vật của con người, hoặc tuyệt đối hóa mặt tinh thần, chính trị, xã hội mà coi nhẹ nhu cầu tự nhiên - sinh học của nó. Con người được triết học Mác - Lênin xem xét như một thực thể thống nhất của các sinh vật và cái xã hội. Trong đó, nhân tố cơ bản và chiếm vai trò quyết định là bản chất con người là mối quan hệ xã hội. Trong luận cương thứ 6 về Phoi ơ bắc, C.Mác đã khẳng định: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Ngày nay, người ta xem xét con người là một "sinh vật văn hóa - xã hội".
- Nguồn lực tài chính, nguồn lực trí tuệ ("chất xám")... Những nguồn lực này có thể được huy động một cách tối ưu để phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực được nghiên cứu trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có liên quan mật thiết tới chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh về sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phẩm chất... Theo nghĩa tương đối hẹp: Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lao động. Khái niệm nguồn lao động hiện nay cũng có những khác biệt giữa các quốc gia. Chẳng hạn: + ở Liên Xô (cũ): Nguồn lao động là toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và dạng tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động). + ở Pháp: Nguồn lao động là toàn bộ những người có khả năng lao động đang làm việc và chưa làm việc nhưng không bao gồm những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc. + ở Việt Nam: Hiện nay tương đối thống nhất hiểu nguồn lao động gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (gồm cả những người trên tuổi lao động, thực tế đang làm việc) và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng chưa làm việc do: thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc. Theo nghĩa hẹp hơn: Nguồn nhân lực là toàn bộ lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế), nghĩa là bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định nào đó, có khả năng lao động, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Về độ tuổi, hiện nay có nhiều quy định khác nhau. Đa số các nước có quy định tuổi tối thiểu (thường là 15 tuổi), còn tuổi tối đa thường trùng với tuổi nghỉ hưu hoặc không giới hạn.
- ở Việt Nam, lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm; những người ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp. Nghĩa là không bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc. - Các khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực + Đội ngũ lao động: Là những người lao động trong nguồn nhân lực đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (còn gọi là dân số hoạt động kinh tế tích cực). Đây là bộ phận quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Vì vậy, vấn đề mở rộng và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. + Vốn nhân lực: Đây là khái niệm tương đối mới, là công cụ để phân tích kinh tế - xã hội. Vốn nhân lực được hiểu là tiềm năng và khả năng phát huy tiềm năng về sức khỏe, kiến thức của các cá nhân và là cái mang l ại lợi ích trong tương lai cao hơn và lớn hơn những lợi ích hiện tại. Khái niệm "vốn" được hiểu là giá trị mang lại lợi ích (kinh tế - xã hội), để chỉ ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển con người thông qua giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhằm tạo ra những người lao động có tri thức, có khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp và có sức khỏe đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Như vậy, không phải bất cứ con người nào cũng có thể trở thành vốn nhân lực được. Bởi lẽ, cũng giống như các nguồn lực khác, để có thể đem lại lợi ích thì bản thân nó phải có giá trị. Giá trị vốn nhân lực ở đây chính là giá trị sức lao động. Giá trị này cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ và khả năng nghề nghiệp của mỗi người. Nói một cách khác, để có thể trở thành vốn nhân lực, con người phải được giáo dục, được đào tạo để có những kiến thức chuyên môn ngày càng cao, có s ức khỏe tốt. + Phát triển nguồn nhân lực: Cùng với sự phát triển của nhân loại, khái niệm "phát triển nguồn nhân lực" ngày càng được phát triển. Cách tiếp cận con người là mục tiêu của sự phát triển chứ không phải là một nhân tố của sản xuất, các nhà kinh tế
- hiện đại đã có khái niệm phát triển con ngư ời là sự mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vữn g. Theo cách tiếp cận này, phát triển con người không phải là sự gia tăng về thu nhập và của cải vật chất (mặc dù rất quan trọng) mà là mở rộng các khả năng của con người, tạo cho con người có cơ hội tiếp cận tới nền giáo dục tốt hơn, các dịch vụ y tế tốt hơn, có chỗ ở tiện nghi hơn, có việc làm và có ý nghĩa hơn... Phát triển con người còn là tăng cường năng lực, trước hết là nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của họ. Nói cách khác, năng lực là điều kiện cần thiết để biến các cơ hội sẵn có thành hiện thực, đồng thời tạo ra cơ hội mới để phát triển. Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động (đầu tư) nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân. 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực - Đặc trưng về sinh học: Triết học Mác - Lênin khẳng định, lao động là hoạt động bản chất của con người. Con người bằng hoạt động lao động của mình đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình. Con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn so óng trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau. Yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà chúng hòa quyện vào nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội. Bản chất tự nhiên của con người được chuyển vào bản tính xã hội của con người và được cải biến ở trong đó. Quan điểm Mác - Lênin cho rằng: hoạt động của con người chủ yếu là hoạt động sản xuất, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và thông qua những hoạt động này, con người cải tạo chính bản thân mình, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Chính những hoạt động này đã làm biến đổi mặt sinh học của con người và làm cho nó mang tính người - tính xã hội và cũng chính hoạt động thực tiễn ấy đã làm cho nhu cầu sinh vật ở con người trở thành nhu cầu xã hội. Ph.Ăngghen đã viết:Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến mức mà
- trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người. - Đặc trưng về số lượng Được xác định dựa trên quy mô, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân cư. ở nước ta, số lượng nguồn nhân lực được xác định bao gồm tổng số người trong độ tuổi lao động [ ] (nam 15-60, nữ 15-55) vì người lao động phải ít nhất đủ 15 tuổi" [Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994] và được hưởng chế độ hưu trí hàng năm khi có đủ điều kiện về tuổi đeời (nam 60, nữ 55) và thời gian đóng bảo hiểm xã hội (20 năm trở lên) [ ], đây là lực lượng lao động tiềm tàng của nền kinh tế - xã hội. Luật Lao động đã quy định giới hạn của độ tuổi lao động đối với nam là 60, nữ là 55. Việc quy định này xuất phát từ tính ưu việt của chế độ xã hội nước ta, ưu tiên phụ nữ được quyền nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 tuổi do phải sinh đẻ, nuôi dạy và chăm sóc trẻ em mà thể lực bị giảm sút (cũng như sự ưu tiên đối với người lao động trong một số ngành, vùng đặc biệt...) trong điều kiện kinh tế chưa phát triển mạnh. Sau hơn 50 năm thực hiện, đến nay chính sách "ưu tiên" này đ ã bộc lộ một số nhược điểm làm hạn chế điều kiện phát triển và nâng cao năng lực, địa vị của người phụ nữ trong xã hội vì thời gian về hưu sớm hơn nhiều cơ quan, đơn vị đã ngừng việc đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt...d việc làm lao động nữ. Do đó số lượng và tỷ lệ phụ nữ đạt trình độ cao trong đào tạo cũng như trong các vị trí lãnh đạo bị hạn chế. Trong thực tế, tuổi thọ của phụ nữ cao hơn nam giới, do sinh đẻ ít hơn ở độ tuổi sau 40 tuổi, khi con đã lớn, gia đình ổn định, người phụ nữ có điều kiện học tập, nâng cao trình độ và làm việc tốt hơn. Nhiều kết quả nghiên cứu y học lao động đã khẳng định, khả năng lao động cơ bắp của phụ nữ luôn luôn kém hơn nam giới ở mọi lứa tuổi, nhưng lao động trí tuệ thì không kém hơn... Nhờ tiến bộ kỹ thuật của thời đại, lao động trí tuệ ngày càng phát triển, lao động cơ bắp ngày càng giảm xuống cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ... cho phép phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất xã hội. Vì vậy nếu coi là một sự ưu tiên thì người viết
- hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng nên quy định "phụ nữ được quyền nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 tuổi hi có nguyện vọng (không bắt buộc)". Đây cũng là một biện pháp đảm bảo quyền bình đẳng và phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung. Sự gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng nguồn nhân lực, có nghĩa là sự gia tăng dân số sau 15 năm sẽ kéo theo sự gia tăng nguồn nhân lực. Nhưng nhịp độ tăng dân số chậm lại cũng không làm giả m ngay lập tức nhịp độ tăng nguồn nhân lực. - Đặc trưng về chất lượng Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp, bao gồ m những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, năng lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực: trạng thái sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội... Trong đó, trình độ học vấn là yếu tố quan trọng nhất vì nó không chỉ là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà còn là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của mỗi con người. Chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến nhiều lĩnh vực như đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm gắn với tiến bộ kỹ thuật, trả công lao động và các mối quan hệ xã hội khác. Chất lượng nguồn nhân lực cao có tác động làm tăng năng suất lao động. Trong thời đại tiến bộ kỹ thuật, một nước cần và có thể đưa chất lượng nguồ n nhân lực vượt trước trình độ phát triển của cơ sở vật chất trong nước để sẵn sàng đón nhận tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, hòa nhập với nhịp độ phát triển của nhân loại. 1.2. Nguồn nhân lực trong sự nghiệ p công nghiệ p hóa, hiện đại hóa 1.2.1. Bản chất và đặc trưng của quá trình công nghiệ p hóa, hiện đại hóa - Bản chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã khẳng định nghĩa khái quát về quá trình CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là qua strình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta, đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới [ , tr.4]. Định nghĩa trên phản ánh được phạm vi rộng lớn của quá trình CNH, HĐH, gắn được công nghiệp hóa với hiện đại hóa, xác định được vai trò của công nghiệp và khoa học - công nghệ. CNH, HĐH không phải là hai nội dung tách biệt, không phải đơn thuần là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội gắn liền với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Về thực chất, CNH, HĐH là quá trình xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại. Trong đó, con người là lực lượng sản xuất hàng đầu. CNH, HĐH ở nước ta khác thời kỳ trước là, ngoài việc phát triển có kế hoạch theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết nền kinh tế. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh là chính con người. Con người là chủ thể tạo ra động lực phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, chính con người cùng với những công cụ do họ chế tạo ra sẽ quyết định thay đổi bộ mặt xã hội, quyết định thành công của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Xuất phát từ khái niệm trên, CNH, HĐH hàm chứa các nội dung sau: Thứ nhất: CNH, HĐH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu đơn ngành sang đa ngành, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế sang công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế.
- Thứ hai: CNH, HĐH là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành có vị trí quan trọng. Thực hiện công nghiệp hóa trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay phải gắn bó với quá trình hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân về phương diện công nghệ. Hiện đại hóa dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật là mục tiêu vươn tới của quá trình công nghiệp hóa, nhưng chúng còn bị ràng buộc bởi yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Giải quyết mối quan hệ này chính là tìm ra bước đi thích hợp với quá trình hiện đại hóa nhưng theo điều kiện cụ thể của từng nước. Hiện đại hóa ở Việt Nam cần sự tính toán, tiến hành một cách hợp lý, để thích ứng và bắt nhịp xu thế chung của thời đại, nhưng phải phát huy được ưu thế của nguồn lực lao động. Thứ ba: Quá trình CNH, HĐH trong bất cứ giai đoạn nào cũng là quá trình kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và phải đặt trong bối cảnh chung. Thứ tư: Quá trình CNH, HĐH gắn liền với quá trình đô thị hóa khu vực kinh tế nông thôn. Thứ năm: Quá trình CNH, HĐH đồng thời là quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Ngày nay, thị trường lao động mang tính quốc tế và quốc tế hóa đời sống kinh tế đã trở thành xu thế của thời đại. Về nguyên tắc, CNH, HĐH phải dựa vào nội lực là chủ yếu, nhưng ngoại lực có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là giai đoạn đầu khi nội lực còn chưa đủ mạnh. Những trợ giúp về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường tiêu thụ... từ bên ngoài là những điều kiện hết sức quan trọng trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Đặc trưng của quá trình CNH, HĐH ở nước ta: CNH, HĐH là nhu cầu phát triển tất yếu của các quốc gia song mỗi nước đều có những mô hình phát triển riêng tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và các đặc trưng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa của từng nước. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của quá trình CNH, HĐH là:
- Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển... tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao [ ]. Như vậy, nội dung và tính chất của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay có sự khác biệt cơ bản với quá trình và đặc trưng công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu trong thế kỷ XVIII - XIX như Anh, Pháp, Đức với đặc trưng cơ bản là chú trọng nâng cao trình độ phát triển của lực lượng sản xuất công nghiệp (chủ yếu là máy móc, thiết bị); tích luỹ tư bản trên cơ sở bóc lột giá trị thặng dư, bần cùng hóa người lao động, khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên... Đồng thời cũng không hoàn toàn dập khuôn theo mô hình CNH, HĐH của các nước công nghiệp mới NIC như Hàn Quốc, Hồng Công, Singapo, Đài Loan trong nh ững thập niên 60-80 của thế kỷ XX, với đặc trưng cơ bản là dựa chính vào nguồn đầu tư tư bản nước ngoài phát triển tuần tự từ công nghiệp hóa sang giai đoạn hiện đại hóa, tập trung phát triển nguồn nhân lực lao động kỹ thuật có năng lực thừa hành, chưa chú ý phát triển năng lực nội sinh của nền kinh tế trong nước... Quá trình CNH, HĐH ở nước ta được thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững trong đó nhân tố con người là trung tâm, kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa với những bước đi thích hợp cho từng ngành kinh tế, khu vực sản xuất - dịch vụ xã hội và các vùng địa lý - kinh tế khác nhau. Trong các nguồn lực phát triển CNH, HĐH cùng với các nguồn lực về tài chính, công nghệ, thiết bị, nguồn tài nguyên... thì nguồn lực con người, tài nguyên chất xám trở thành một nguồn lực quan trọng nhất cho tiến trình phát triển của đất nước. Do đó, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta không chỉ đơn thuần đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế (mặc dù đây là yêu cầu quan trọng và bức xúc) mà còn hướng vào đáp ứng các
- yêu cầu phát triển con người và tiến bộ xã hội, xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh. 1.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệ p công nghiệ p hóa, hiệ n đại hóa Đến nay, các nhà kinh tế đã khẳng định đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình đảm bảo việc làm và an sinh xã hội... được xem là sự đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia. Ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ XX, nhiều nước đã tăng trưởng nền kinh tế thông qua quá trình công nghi ệp hóa hay nói cách khác, thông qua vi ệc ứng dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ. Mà việc phát triển của khoa học và công nghệ luôn luôn gắn liền với phát triển nguồn nhân lực (với chất lượng đào tạo và chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý). Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật, nghĩa là nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sức khỏe) là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ở châu á như Hàn Quốc, Singapo, Hồng Công... Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc hấp thụ các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, con đường duy nhất là phải đầu tư để phát triển nguồn nhân lực. Gần đây, người ta nói nhiều đến nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mà ở đó tri thức chiếm hàm lượng chủ yếu trong giá trị một sản phẩm. Tri thức tức là các thành tựu khoa học, trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các sản phẩm vật chất khác, tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP. Trong nền kinh tế tri thức, khả năng sáng tạo là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Để có được nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đồng thời phải đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Hay nói cách khác, phải đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Suy cho cùng tri thức là hệ quả, là tất yếu của sự phát triển nguồn nhân lực. Các
- nước muốn phát triển kinh tế tri thức cần phải đầu tư cho phát triển con người mà cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đầu tư phát triển nhân tài. Nhờ có sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển. Sự đóng góp của trí thức đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP của các nước (chẳng hạn Mỹ gần 50%, Anh 45,8%, Pháp 45,1%...). Việc xây dựng một dân tộc hiện đại phụ thuộc vào sự phát triển của con người và tổ chức hoạt động của họ. Các nguồn lực tài chính, tự nhiên, viện trợ nước ngoài cũng như thương mại quốc tế đều đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, song không có nguồn lực nào quan trọng hơn nguồn lực con người. Hầu hết các quốc gia ngày nay đều quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng về kiến thức, kỹ năng và cả năng lực của tất cả mọi nguòi trong xã hội. Dưới góc độ kinh tế, quá trình này được mô tả như sự tích luỹ vốn con người và sự đầu tư vốn đó một cách hiệu quả vào sự phát triển nền kinh tế. Dưới góc độ chính trị, phát triển nguồn nhân lực là nhằm chuẩn bị cho con người tham gia chín chắn vào quá trình chính trị như là công dân của một nền dân chủ. Các nhà xã hội học và văn hóa cho rằng, phát triển nguồn nhân lực góp phần giúp mọi người biết sống một cuộc sống trọn vẹn và phong phú hơn. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người và nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết về "Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Nguồn nội lực mà Nghị quyết Trung ương lần này nêu lên bao gồm: nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống (lịch sử, văn hóa) trong đó, năng lực của con người Việt Nam với trí tuệ truyền thống của dân tộc mình là trung tâm nội lực, là nguồn lực chính quyết định sự phát triển của đất nước.
- Thực tiễn các nước phát triển cho thấy, các nguồn lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội (nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ...) giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau trong quá trình phát triển, nhưng trong đó, nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh quan trọng chi phối quá trình phát triển của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người một cách có hiệu quả. Con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, mới tiến hành CNH, HĐH đất nước. Như vậy, về mặt thời gian chúng ta đã tụt hậu rất xa so với các nước trên thế giới và khá xa so với các nước trong khu vự c. Chẳng hạn, quá trình công nghiệp hóa (thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc) của Anh là từ 1785-1860, của Pháp từ 1840- 1920, của Đức từ 1869-1960; của Mỹ từ 1843-1900; của Hàn Quốc từ 1962-1975, của Đài Loan từ 1952-1970; của Nhật Bản từ 1886-1960... Tuy vậy, chúng ta có lợi thế là đúc rút được kinh nghiệm của các nước đi trước, có thể nắm bắt được những tri thức, những thành tựu của thế giới để rút ngắn thời gian CNH, HĐH đất nước. Điều quan trọng hơn cả trong cuộc "bứt phá" này là chúng ta đang rất hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Hạn chế này làm cho Việt Nam đang tụt hậu khá xa về mặt tri thức so với nhân loại. Đây là điều thách thức vô cùng lớn lao khi chỉ trong vòng 20 năm tới nhân lợi sẽ bước vào nền kinh tế tri thức với những đổi thay vĩ đại về kinh tế và xã hội (cũng trong khoảng thời gian đó, theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra là nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp). Để đáp ứng được đòi hỏi này, Đảng ta đã khẳng định chúng ta phải đi tắt, đón đầu, nếu không chúng ta sẽ tụt hậu càng xa. Điều này chỉ có thể làm được khi chúng ta có chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách đúng đắn và phù hợp.
- Vậy thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta ra sao? Có thể khẳng định rằng song song với những thành tựu về y tế, chăm sóc sức khỏe và nâng cao mức sống dân cư, nền giáo dục - đào tạo của nước ta (cốt lõi của phát triển nguồn nhân lực) đã đạt được những thành tựu to lớn. Hệ thống giáo dục quốc dân đã được xây dựng một cách tương đối hoàn chỉnh gồm các cấp từ mầm non cho đến đại học với các hình thức và loại hình học đa dạng (chính quy, phi chính quy, công lập và ngoài công lập). Tính đến cuối năm 1999 đã có gần 94% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ; 57/61 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Số sinh viên thuộc mọi loại hình đào tạo đạt 117 người trên một vạn dân; số năm đi học trung bình của dân cư là 7,3 năm. Đến năm 2000 đã đào tạo được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật khoảng 8 triệu người; chiếm 22,2% trong tổng số hơn 36 triệu lao động của cả nước. Tính đến đầu năm 1999, cả nước đã có gần 1 triệu người tốt nghệip đại học, cao đẳng; có 807 giáo sư. Tính đến giữa năm 1998, cả nước có 591 người có học vị tiến sĩ, 11.127 phó tiến sĩ (hiện nay cũng gọi là tiến sĩ) và 10.000 người là thạc sĩ. Có thể nói trình độ học vấn và tay nghề của đội ngũ lao động nước ta ngày càng được nâng cao là do những thành tựu của nền giáo dục, đào tạo đem lại. Đội ngũ này có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại, có thể nắm bắt được những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ mới của thế giới. Đây là yếu tố quan trọng để chúng ta có thể đi tắt, đón đầu trong phát triển, có cơ hội để đuổi kịp các nước. Tuy nhiên, nền giáo dục - đào tạo của nước ta còn có những hạn chế như: Chất lượng giáo dục ở các cấp học, các bậc học còn thấp. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành; phương pháp tư duy khoa h ọc của đa số sinh viên còn yếu; năng lực vận dụng kiến thức học ở trường vào đời sống và sản xuất còn hạn chế. Hiệu quả đào tạo còn thấp. Đào tạo đại học và chuyên nghiệp chưa gắn với nhu cầu sử dụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn:Phát triển nguồn nhân lực cho Citenco đến năm 2020
0 p | 289 | 100
-
LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum
90 p | 300 | 89
-
Luận văn Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
127 p | 222 | 78
-
Luận văn " “Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre” "
119 p | 264 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng
122 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Nam hiện nay
130 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Toàn Hải Vân, Kiên Giang
97 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 3
94 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương ĐăkLăk
141 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng
130 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi
116 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn: Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Nam
115 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực cho chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội tại Thành phố Đà Nẵng
119 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Sông Thu giai đoạn 2011 - 2020
120 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực hành chính quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
103 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam - VINASOY
154 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế huyện Kiên Lương, Kiên Giang
99 p | 7 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Vân
98 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn