intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " “Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre” "

Chia sẻ: Nguyễn Chí Hiếu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:119

263
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn " “phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bến tre” "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " “Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre” "

  1. 1 ------ ĐỀ TÀI “Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre”
  2. 2 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 Chương 1 NGUỒN LỰC CON NGƯ ỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT N ƯỚC VÀ Đ ẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẾN TRE .................................... 9 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở TỈNH BẾN TRE VÀ NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NÓ ............................................................................................................... 42 Chương 3 QUAN ĐIỂM C Ơ BẢN VÀ GIẢ I PHÁP CHỦ YẾU NH ẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯ ỜI TRONG SỰ N GHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH B ẾN TRE ................ 84 KẾT LUẬN ............................................................................................... 111
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước có nền kinh tế p hát triển đang diễn ra gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh này, phần chiến thắng sẽ thuộ c về quốc gia có nguồn lực con người chất lượng cao, có khả năng sáng tạo và chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức khoa học tiên tiến. Vì vậy, phát triển NLCN luôn được đặt ở vị trí trung tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang tiến hành công nghiệp hóa. Quá trình phát triển kinh tế-xã hội nước ta diễn ra khi cuộc cách mạng khoa họ c-công nghệ trên thế giới đã đ ạt tới đỉnh cao. Điều kiện lịch sử này cho phép chúng ta có thể và cần phải vận d ụng tiến bộ KH-CN để có cơ hội phát triển nhanh CNH, HĐH đất nước theo con đường rút ngắn. Từ thực tế đó, khi bước vào thời kỳ CNH, HĐH, Đảng ta xác định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [17, tr.85]. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta không đơn giản chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đ ổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm đưa xã hội phát triển lên m ột trạng thái mới về chất, do đó, đòi hỏi phải có NLCN mạnh về số lượng, phát triển cao về chất lượng, thật sự là độ ng lực cho sự phát triển nhanh và b ền vững. Từ n hận thức đó, Đảng ta khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết đ ịnh thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17, tr.21]. Hiện nay, phát triển NLCN, đặc biệt là nguồ n nhân lực chất lượng cao, đang là một trong những hướng ưu tiên và là khâu đột phá để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH và đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bến Tre là tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, đ ược hợp thành bởi ba cù lao lớn. Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người Bến Tre đã
  4. 4 “Anh d ũng Đồ ng khởi, thắng Mỹ, diệt Ngụy”. Nhưng trong công cuộc xây dựng quê hương, mặc dù tiềm năng kinh tế, xã hội có thể nói không thua kém các tỉnh b ạn bao nhiêu, nhưng nhiều mặt đời số ng kinh tế, xã hội, văn hóa của Bến Tre vẫn chưa vươn lên ngang bằng với các tỉnh trong khu vực. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ tỉnh Bến Tre chỉ rõ: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế đối với tỉnh ta so với các tỉnh trong khu vực đồ ng bằng sông Cửu Long là điều mà chúng ta quan tâm nhất” [22, tr.44]. Trong những năm gần đ ây, nhờ biết khai thác thế mạnh kinh tế thuỷ sản và kinh tế vườn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bến Tre đ ã đạt mức tăng trưởng khá (giai đoạn 2000 -2004, bình quân tăng 8,7%/năm). Tuy nhiên, so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, Bến Tre vẫn là tỉnh có tốc độ phát triển chậm, đặc biệt là quá trình CNH, HĐH diễn ra với quy mô nhỏ bé và chậm chạp. Để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của mình, gần đ ây, Bến Tre đã bắt đầu quan tâm phát triển NLCN của tỉnh và đã đạt được những thành tựu quan trọng b ước đ ầu. Nhưng đến nay, nhiều tiềm năng to lớn, nhất là tiềm năng con người của Bến Tre, vẫn chưa được khai thác có hiệu quả và chưa chuyển hóa thành nội lực cho sự phát triển nhanh và bền vững, chưa đ áp ứng yêu cầu thực tiễn của quá trình CNH, HĐH ở Bến Tre. Đây là mộ t trong những nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Do đó, việc nghiên cứu khoa họ c nhằm “Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre” là vấn đ ề đang đ ặt ra cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với tiến trình phát triển của Bến Tre trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, NLCN và phát triển N LCN là vấn đề đã được đề cập nghiên cứu ở nhiều mức độ và góc độ khác nhau. Nhiều công trình đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về NLCN, về GD-ĐT, về nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả N LCN, đáng chú ý là những công trình sau:
  5. 5 - “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do PTS. Mai Quốc Chánh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đ ề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. - “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” của PGS. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện Kinh tế thế giới), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Quyển sách đã giới thiệu khái quát về vai trò của nguồn nhân lực ở một số nước trên thế giới dưới tác động của GD-ĐT, đồng thời nêu bật vai trò của GD-ĐT trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. - “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, của TS. Bùi Thị N gọc Lan, Nxb Chính trị quố c gia, Hà Nộ i, 2002. Tác giả đã phân tích rõ vị trí, vai trò, chức năng của nguồn lực trí tuệ - b ộ phận trung tâm, làm nên chất lượng và sức mạnh ngày càng tăng c ủa NLCN và là tài sản vô giá của mỗ i quốc gia, dân tộc và của toàn nhân loại. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ V iệt Nam trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước theo định hướng xã hộ i chủ nghĩa. - “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” của TS. N guyễn H ữu Dũng, Nxb Lao độ ng-xã hội, Hà Nội, 2003. Tác giả đã trình bày có tính hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố, sử dụng NLCN trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; đồ ng thời đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả NLCN trong phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta. Vấn đề con người và NLCN cũng là đề tài nghiên cứu của một số luận văn, luận án, đáng chú ý như: Luận án tiến sĩ: “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Đoàn Văn Khái
  6. 6 (2000); Luận án tiến sĩ: “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh (1999); Luận văn thạc sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay” của tác giả Vũ Thị Phương Mai (2004)... Nhìn chung, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu làm rõ các vấn đề về NLCN, nguồn lực thanh niên, nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của những nguồn lực này trong sự nghiệp CNH, HĐH. Qua phân tích thực trạng, các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp để phát huy, phát triển những nguồn lực này trong thời gian tới. Ngoài ra, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã có những công trình, bài viết về vấn đề NLCN và đ ã được đăng tải trên các tạp chí, các kỷ yếu khoa họ c… Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về phát triển NLCN ở tỉnh Bến Tre. Việc đánh giá đ úng thực trạng NLCN làm cơ sở thực tiễn quan trọng để tìm ra những phương hướng, giải pháp phát triển và sử dụng hữu hiệu NLCN vẫn là một đề tài cần tiếp tục nghiên cứu, nhất là từ góc độ chính trị - x ã hộ i và từ thực tiễn của một tỉnh như Bến Tre. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu Trên cơ sở làm rõ thực trạng NLCN của tỉnh Bến Tre và xu hướng vận độ ng cơ bản của nó, luận văn xây dựng hệ thống những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NLCN trong sự nghiệp CNH, H ĐH ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới. Nhiệm vụ - Làm rõ quan niệm về NLCN và tính tất yếu của việc phát triển NLCN trong quá trình CNH, HĐH đất nước. - Khảo sát và phân tích thực trạng NLCN và phát triển NLCN ở Bến Tre hiện nay, trên cơ sở đ ó dự báo một số xu hướng vận động cơ bản của nguồn lực này trong thời gian tới.
  7. 7 - Xây dựng hệ thố ng quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển N LCN ở Bến Tre trong thời kỳ CNH, HĐH. Phạm vi nghiên cứu Từ góc độ chính trị-xã hội, đề tài nghiên cứu quá trình phát triển N LCN ở tỉnh Bến Tre từ năm 1996 đến nay và tập trung chủ yếu ở lực lượng lao động (hay dân số ho ạt độ ng kinh tế thường xuyên) của tỉnh. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài Luận văn được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm cơ b ản của Đảng và Nhà nước ta về con người và NLCN, kết hợp với chủ trương, chính sách của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre… về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, những công trình nghiên cứu gần đây về vấn đề này đ ược tác giả q uan tâm, coi trọng nghiên cứu và kế thừa. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, lôgic lịch sử, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê… để nghiên cứu vấn đề phát triển NLCN ở tỉnh Bến Tre dưới góc độ chính trị - xã hội. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thực trạng NLCN và phát triển NLCN ở tỉnh Bến Tre trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. - Luận văn đề xuất một hệ thống những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NLCN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở Bến Tre trong những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận của luận văn N hững quan điểm, những kết luận và những kiến nghị của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề N LCN nói chung, cũng như vấn đề phát triển NLCN ở tỉnh Bến Tre nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
  8. 8 N hững kết quả đạt được của luận văn có thể là cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để các cấp lãnh đạo, các ngành của tỉnh Bến Tre tham khảo trong quá trình hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển NLCN của tỉnh trong sự nghiệp CNH, HĐH. 7. K ết cấu của luận văn N goài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đ ược kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết.
  9. 9 Chương 1 NGUỒN LỰ C CON NGƯỜ I TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN Đ ẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẾN TRE 1.1. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NG ƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1.1.1. Quan niệm về nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người Quan niệm về nguồn lực con người “Nguồn lực con người” hay “nguồn nhân lực” là một khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét nhân tố con người với tư cách là nguồn lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. N gày nay, đ ể phát triển nhanh và bền vững, bất cứ quố c gia nào cũng cần phải xác định đúng đắn và huy đ ộng có hiệu quả tất cả các nguồn lực. N hững thành tựu to lớn mà loài người đạt được trong quá trình phát triển chính là do con người biết khơi dậy và phát huy tổ ng hợp các nguồn lực. Trong toàn bộ các nguồn lực của phát triển thì NLCN được xác định là quan trọng nhất, là nguồ n lực của mọ i nguồn lực. Trong vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề N LCN đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, những nghiên cứu về N LCN đã đạt những thành tựu đáng kể, đưa lại những quan niệm ngày càng đầy đủ và đúng đắn về NLCN. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy, quan niệm về N LCN khá đa dạng, được đ ề cập trên nhiều góc độ, theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Trong lý luận về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố q uan trọ ng nhất, quyết đ ịnh sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó, quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Trong lý luận về “vốn”, con người được đề cập đến như một loại vốn (“vốn người”, “tư bản người”), m ột thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản
  10. 10 xuất và kinh doanh. Từ cách tiếp cận này, Ngân hàng Thế giới cho rằng: N LCN được hiểu là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy đ ộng được trong quá trình sản xuất kinh doanh hay một hoạt động nào đó. Ở đây, NLCN đ ược coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác như tiền, tài nguyên thiên nhiên… Đ ầu tư cho con người giữ vị trí trung tâm trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở chắc chắn cho sự p hát triển bền vững. Dựa trên cách tiếp cận này, Liên hợp quốc cho rằng NLCN là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển của đất nước. NLCN ở đây được xem xét chủ yếu ở chất lượng con người và vai trò, sức mạnh của nó đối với sự phát triển xã hội. Ở nước ta khái niệm NLCN được sử dụng tương đố i rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng như các Từ điển Tiếng Việt chưa thấy đưa ra định nghĩa “Nguồn lực con người”. Dù vậy, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau khi bàn về NLCN, về nguồn nhân lực. Giáo sư Viện sĩ TS. Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nguồn lực con người là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất” [25, tr.328]. Giáo sư TS. Hoàng Chí Bảo cũng cho rằng: “Nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng hiệu quả hoạt động và triển vọ ng mới phát triển của con người” [4, tr.14]. Ngoài thể lực và trí lực, theo tác giả "cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, là nhu cầu và thói quen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộ ng đồng vào việc tìm tòi, sáng tạo” [4, tr.15]. Xét theo ý nghĩa đó, NLCN bao hàm trong đó toàn bộ sự phong phú, sự sâu sắc, đổi mới thường xuyên các năng lực trí tuệ, năng lực thực hành, tổ chức và quản lý… Trong quan niệm này, tác giả nhấn mạnh đến kết cấu bên trong của NLCN.
  11. 11 Trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: Nguồn lực con người là quý báu nhất... Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại [18, tr.9]. Q uan niệm này nêu lên một cách toàn diện những yếu tố cần có của người lao động với tư cách là nguồn lao động - nguồn lực quan trọ ng nhất của quốc gia. Trong dịp gặp gỡ các nhà doanh nghiệp, các nhà KH-CN các tỉnh, thành phố phía Bắc, Thủ tướng Phan V ăn Khải đã khẳng định: “Nguồn lực con người bao gồm cả sức lao độ ng, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc ta” [32, tr.2]. Từ một số cách tiếp cận và những nội dung đã dẫn trên, có thể hiểu: Nguồ n lực con người là phạm trù dùng để chỉ số d ân, cơ cấu dân số, đặc biệt là chất lượng người với tất cả những tiềm năng, năng lực và phẩm chấ t làm nên sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hộ i. Với cách hiểu này, khái niệm “nguồn lực con người” có nội dung rộ ng, đề cập đến những mặt cơ bản sau: Thứ nhất, “nguồ n lực con người” đ ược biểu hiện ra là người lao độ ng, là lực lượng lao động (số người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao độ ng), là nguồ n lao động (đội ngũ lao động hiện có và sẽ có). Nói đến NLCN còn nói đến quy mô dân số và tố c độ tăng dân số trong mộ t thời kỳ nhất định của một quốc gia, một địa phương. Thứ hai, “nguồ n lực con người” phản ánh cơ cấu dân cư, nhất là cơ cấu lao động trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế…
  12. 12 Thứ ba, “nguồn lực con người” chủ yếu nói lên chất lượng dân số, đặc biệt là chất lượng của lực lượng lao động trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai. Thứ tư, “nguồn lực con người” còn bao hàm cả sự liên hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố nộ i tại cấu thành nó cũng như sự tác động qua lại giữa N LCN với các nguồn lực khác và với môi trường xung quanh. Đồng thời, nó còn nói lên sự biến đổi về số lượng, chất lượng, cơ cấu dân cư và lực lượng lao động. Thứ năm, “nguồn lực con người” còn chỉ ra rằng: con người được xem xét với tư cách là một nguồn lực, nguồ n lực nội tại, cơ bản trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội. Sức mạnh của NLCN thể hiện ở sức mạnh của thể lực, trí lực, niềm tin, ý chí… ở sự thống nhất biện chứng giữa sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, của m ỗi cá nhân và của cả cộng đồng, không chỉ có trong hiện tại mà còn ở dạng tiềm năng. Như vậy, nói đến NLCN và vai trò của nó phải xem xét con người với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình phát triển kinh tế-xã hộ i. Là chủ thể bởi con người khai thác, sử dụng các nguồn lực khác, hơn nữa còn tạo ra nguồn lực mới cho sự tồn tại và phát triển xã hội. Là khách thể, con người trở thành đối tượng được khai thác, cả về trí lực và thể lực cho m ục tiêu phát triển xã hội. Với ý nghĩa đó, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của các quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh khái niệm “nguồn lực con người”, các khái niệm “nguồn nhân lực”, “tài nguyên con người” cũng được sử dụng phổ biến. Theo một số tác giả thì đây là những khái niệm đều được d ịch từ cụm từ Human Resources. Theo TS. Đoàn Văn Khái thì trong thực tế, khái niệm “nguồ n nhân lực” ngoài nghĩa rộng được hiểu như “nguồn lực con người”, thường còn hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lao động, có khi còn được hiểu là lực lượng lao động. K hái niệm “tài nguyên con người” đ ược sử dụng với ý nhấn mạnh phương diện khách thể của con người, coi con người như một nguồn tài nguyên, một
  13. 13 loại của cải quý giá, cần được khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả, nhất là nguồn tiềm năng trí tuệ trong đó [10, tr.253]. Ngoài ra, còn có thể hiểu một cách đầy đủ hơn về N LCN thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa NLCN với các nguồn lực khác và cấu trúc của nguồn lực này. Mối quan hệ giữa nguồn lực con người với các nguồn lực khác Trong mối quan hệ với các nguồn lực khác, NLCN được xem như nguồn lực cơ bản và quyết định các nguồn lực khác cũng như quyết định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. NLCN là nguồn lực của mọi nguồn lực. K hẳng định vai trò quyết định của NLCN đố i với sự phát triển kinh tế- xã hội, điều đó không có nghĩa là tách NLCN mộ t cách biệt lập với các nguồn lực khác. Ngược lại, khi khẳng đ ịnh NLCN đóng vai trò quyết định thì đ iều đó có nghĩa là đã đ ặt trên cơ sở và trong mố i quan hệ với các nguồn lực khác. Sự phát triển nhanh chóng của mỗi quốc gia, dân tộc, nhất là sự thành công của quá trình CNH, HĐH đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, cần phải có nhiều nguồn lực. Các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý thuận lợi… đều vô cùng quan trọng, thiếu chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Song, các nguồn lực này dù phong phú, đa dạng và giàu có đến mấy cũng chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng và tự nó không thể phát huy tác dụng. Chúng chỉ thực sự có ý nghĩa và phát huy tác dụng thông qua hoạt động có ý thức, sáng tạo của con người, nghĩa là được con người sử dụng. Như vậy, chỉ có NLCN mới có khả năng khởi động và phát huy tác dụng của các nguồn lực khác. Sở dĩ như vậy là vì con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết cải tạo, lợi dụng, khai thác các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. Tất nhiên, quá trình đó phải phù hợp với quy luật khách quan. Với ý nghĩa đó, con người trở thành yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành
  14. 14 lực lượng sản xuất, là "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại" [37,tr.430]. H ơn nữa, các nguồn lực khác đều là hữu hạn và d ần d ần sẽ bị cạn kiệt trong quá trình khai thác và sử d ụng, thậm chí nếu khai thác bừa bãi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, đe doạ sự sống còn của loài người. Trong khi đó, N LCN mà b ộ phận cốt lõi là trí tuệ, lại có tiềm năng vô tận, không bao giờ bị cạn kiệt trong quá trình khai thác, sử dụng. Thậm chí, nó còn có khả năng phục hồi và tái sinh, tự đổi m ới, phát triển không ngừng nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định vai trò quyết định của NLCN so với các nguồn lực khác và xem nó là động lực quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu không thấy vai trò quan trọng của các nguồn lực khác đối với sự phát triển NLCN. Điều đó có nghĩa là NLCN luôn bị quy định bởi các nguồn lực khác. Bởi lẽ, con người là một thực thể tự nhiên - xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người phải quan hệ với tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với sức lao động và trí tuệ của mình nhằm cải tạo tự nhiên tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người. Mặt khác, chính từ thực tiễn cuộc sống và hoạt động lao động sản xuất, con người không ngừng phát triển trí tuệ cũng như hoàn thiện về thể chất. Như vậy, trong mối quan hệ với các nguồn lực khác, NLCN giữ vai trò quyết định. Các nguồn lực khác chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực xã hội khi được kết hợp với NLCN. Xét đến cùng, nếu thiếu sự hiện diện của NLCN với trí tuệ và lao động của họ, thì mọi nguồn lực đều trở nên vô nghĩa, thậm chí, khái niệm nguồn lực cũng không còn ý nghĩa. Cấu trúc của nguồn lực con người V iệc xác định cấu trúc của NLCN là quá trình xem xét từng bộ phận cấu thành NLCN theo mộ t hệ thống chỉnh thể, từ đó phát hiện ra cơ cấu và mố i quan hệ giữa chúng tạo thành hệ thống, cấu trúc của NLCN. Nói đến NLCN là nói đến số lượng và chất lượng con người, là sự kết hợp giữa trí lực, thể lực, đạo đức và những năng lực, phẩm chất khác của con
  15. 15 người như ý chí, tình cảm… Mỗi yếu tố có vị trí và vai trò nhất định trong cấu trúc NLCN, song giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại với nhau, tạo nên sự p hát triển toàn diện của NLCN. Trước hết, NLCN được xem xét ở m ặt số lượng. Số lượng NLCN chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp sức lao động cho xã hội. Các chỉ số về số lượng NLCN của một quốc gia, một đ ịa phương được xác định trên qui mô dân số thông qua số lượng dân cư, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động trong các ngành, các khu vực kinh tế… Trong đó, số d ân trong độ tuổ i lao động là chỉ số phản ánh mộ t cách rõ nhất về số lượng N LCN. Số lượng NLCN đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Nếu số lượng không tương xứng với tốc độ phát triển (hoặc thừa hoăc thiếu) đều tác động x ấu tới sự phát triển kinh tế-xã hội. Y ếu tố quan trọng nhất trong NLCN của một quốc gia được thể hiện ở chất lượng của nó. Trước đây, có lúc chúng ta hiểu NLCN có phần đơn giản, thường cho rằng: có nguồn lao động dồi dào, người lao độ ng cần cù, chịu khó, thông minh và sáng tạo là có thể tạo ra nhiều của cải vật chất, tăng năng suất lao động xã hội. Từ thực tiễn công cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam, cũng như sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cho thấy, sự dồi dào nguồn lao động và sự cần cù của con người là yếu tố quan trọng nhưng chưa thể tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự p hát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong thời kỳ CNH, H ĐH. Vì vậy, hiểu một cách đúng đắn và toàn diện về NLCN, không chỉ nói đến mặt số lượng mà chủ yếu là nhấn m ạnh m ặt chất lượng của nó. Đây mới là yếu tố quyết định, nói lên sức mạnh và tiềm năng to lớn của NLCN trong phát triển . Chất lượng NLCN là một khái niệm tổng hợp bao gồ m những yếu tố về thể lực, trí lực, trình độ họ c vấn, chuyên môn kỹ thuật, năng lực, phẩm chất, về tâm lý, đạo đức… của người lao động. Trong các yếu tố đó thì phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật là quan trọ ng nhất, nó phản ánh mức độ trưởng thành của con người. Có thể nói, chất lượng NLCN được phản ánh ở hàm
  16. 16 lượng trí tuệ kết tinh trong sản phẩm làm ra trong quá trình sản xuất và năng suất lao động xã hộ i. Giữa số lượng và chất lượng của NLCN có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ gây khó khăn cho quá trình phân công lao động xã hội và do vậy chất lượng lao động sẽ bị hạn chế. Chất lượng NLCN nâng cao sẽ góp phần làm giảm số lượng người lao động trong một đơn vị sản xuất, kinh doanh hay trong một tổ chức xã hội, và như vậy là năng suất lao động xã hội sẽ được nâng cao. Ngược lại, nguồn nhân lực đông nhưng không mạnh, chất lượng thấp, sẽ là gánh nặng cho xã hội và kìm hãm xã hộ i phát triển. Trong số các yếu tố làm nên chất lượng của NLCN, nguồn lực trí tuệ được xem bộ p hận sáng giá nhất, vì nó “bao gồm những tiềm năng, năng lực và tập hợp các giá trị sáng tạo về tinh thần của mỗi cá nhân, của các tập thể, của các cộng đồng người… trong một xã hội nhất định” và “có khả năng tạo ra sức mạnh tổng hợp của quá trình phát triển tự nhiên, xã hội và bản thân con người” [33, tr.35]. Thực vậy, xét ở cả phương diện cá thể cũng như xã hội, trí tuệ đóng vai trò trung tâm chỉ đạo mọi hành vi và quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn cũng như trong việc lựa chọn phương pháp, giải pháp thích hợp nhằm phát huy tác d ụng của các yếu tố khác trong cấu trúc NLCN. Cuộc cách mạng KH-CN hiện nay đ ang đặt ra những yêu cầu rất cao ở trí tuệ của con người - những người lao động. Họ không chỉ có khả năng tiếp thu tri thức mới, vận dụng có hiệu quả vào sản xuất mà còn phải biết thường xuyên tự bổ sung, b ồi dưỡng tri thức để không bị lạc hậu trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng KH-CN. Vì vậy, NLCN đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH phải bao gồm những người lao động có sự phát triển cao về năng lực trí tuệ, đủ sức làm chủ và tiếp thu công nghệ mới, có khả năng làm việc chủ động sáng tạo, có khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện tiên tiến, hiện đại. Nói cách khác, ngày nay tri thức trở thành yếu tố không thể thiếu của người lao độ ng.
  17. 17 Theo Tổng Bí thư Đỗ Mười: “Trí tuệ là tài sản quý giá nhất trong mọi tài sản, nhưng chính sức khỏe là một tiền đề cần thiết để làm ra tài sản đ ó” [42, tr.92]. Thực vậy, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗ i con người. Vì vậy, nói đến chất lượng NLCN, ngoài trí tuệ, sức khỏe (thể lực) là yếu tố hết sức cần thiết. Sức khỏ e là điều kiện đ ể duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. V ới tư cách là một yếu tố cấu thành NLCN, sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.Vì vậy, yếu tố này bao gồm sức khỏe cơ thể và sức khỏ e tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, phát triển cân đố i hài hòa các cơ quan trong cơ thể theo quy luật “tạo hóa” của tự nhiên, đồng thời, còn là sự hoạt độ ng dẻo dai của cơ b ắp, sự nhạy bén của các giác quan. Các chỉ số sinh học biểu hiện trạng thái sức khỏe thể chất của mỗ i người như chiều cao, cân nặng, khả năng hoạt động của cơ bắp, của các giác quan… Tục ngữ N ga có câu: “Mộ t tinh thần lành mạnh trong một cơ thể khoẻ mạnh”. Sự khoẻ mạnh của cơ thể là tiền đề cho một tinh thần minh mẫn, sáng suốt. Sức khỏe tinh thần là sự linh hoạt, khoẻ mạnh của hệ thống thần kinh, là sức mạnh của sự sáng tạo, của niềm tin và ý chí. Như vậy, điều kiện vật chất để hoạt động trí tuệ của con người nhạy bén, sâu sắc và hoạt độ ng thực tiễn hiệu quả đó chính là sự khoẻ m ạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, chăm sóc sức khỏe cho con người là nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng NLCN, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng trí tuệ của con người. Bên cạnh trí tuệ và sức khỏ e, yếu tố góp phần quan trọng tạo ra chất lượng toàn diện của NLCN chính là nhân cách. Xét ở p hương diện cá thể, trong cấu trúc nhân cách thì đạo đức và năng lực (đức và tài) là hai thành tố cốt yếu tạo nên nhân cách một con người. Trong đó, đạo đức là cái gốc rất quan trọ ng, là cơ sở hình thành và phát triển thế giới quan, nhân sinh quan của
  18. 18 mỗ i người. Đức là sự nỗ lực cống hiến to lớn cho xã hội, là sự trung thành tận tuỵ với chế độ xã hộ i mà họ phục vụ, trách nhiệm công dân, lương tâm nghề nghiệp của mỗi người… Đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH còn đòi hỏi ở người lao động những phẩm chất lao độ ng và nghề nghiệp như: kỷ luật tự giác, tinh thần hợp tác và tác phong lao động công nghiệp, tiết kiệm nguyên liệu và thời gian… Tất cả những phẩm chất này được sử dụng trong một tiêu chí tổng hợp là yếu tố văn hóa lao động công nghiệp. Đ ây cũng được xem là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng NLCN. Như vậy, nhân cách đ ạo đ ức cùng những phẩm chất lao độ ng và nghề nghiệp góp phần tạo nên chất lượng toàn diện của NLCN. Việc xem xét cấu trúc NLCN một cách toàn diện gồm trí lực, thể lực và nhân cách đã đặt ra yêu cầu đối với GD-ĐT là phải phát triển cân đối giữa dạy chữ - dạy nghề - dạy người. Trong đó, dạy người phải xem là mục tiêu cuối cùng nhằm “tạo ra những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [15, tr.5] đủ sức thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. Q uan niệm về phát triển nguồ n lực con ng ười Cho đ ến nay, do xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nên khi bàn về phát triển NLCN đã có nhiều cách hiểu khác nhau. Phát triển NLCN hay phát triển nguồn nhân lực, hoặc phát triển nguồn tài nguyên người là những cách dịch khác nhau từ cụm từ H uman Resources D evelopment - HRD. Khái niệm này hình thành và phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, dựa trên quan niệm mới của Liên hợp quố c về phát triển và vị trí con người trong phát triển. Liên hợp quốc sử dụng khái niệm “phát triển nguồ n lực con người” theo nghĩa rộng bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội và nâng cao chất lượng cuộ c số ng. UNESCO sử dụng khái niệm “phát triển nguồn lực con người” theo nghĩa hẹp, đó là làm cho toàn b ộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong
  19. 19 mố i quan hệ với sự phát triển của đất nước. Còn tổ chức Lao động Quố c tế (ILO) lại cho rằng phát triển nguồn nhân lực không chỉ là có sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. N hìn chung, cách hiểu của Liên hợp quốc bao quát hơn và nhấn mạnh khía cạnh xã hội của vấn đề: NLCN vừa là yếu tố của sản xuất, của tăng trưởng kinh tế vừa là mục tiêu của phát triển. Cách tiếp cận này xuất phát từ lý thuyết mới về phát triển con người, trong đó phát triển NLCN thuộc phạm trù phát triển con người. Thuật ngữ “phát triển con người” được sử dụng từ lâu trong các ngôn ngữ khác nhau. Nhưng phải đến năm 1990, khái niệm “phát triển con người” (Human Development) mới xuất hiện trong báo cáo về phát triển con người (HDR) được Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) công bố. Theo UNDP “Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục đích của phát triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống lâu dài, khoẻ mạnh và sáng tạo” [26, tr.140]. Phát triển con người - là quan đ iểm về phát triển, trong đó lấy con ng ười làm trung tâm. Đó là phát triển của con người, vì con người và do con người. Phát triển của con người có nghĩa là đầu tư vào phát triển tiềm năng của con người như giáo d ục, y tế, kỹ năng… để con người có thể làm việc mộ t cách sáng tạo và có năng suất cao nhất. Phát triển vì con người là b ảo đảm sự tăng trưởng kinh tế mà con người tạo ra phải được phân phối rộng rãi và công bằng. Phát triển do con người là hướng vào việc tạo cho con người có cơ hội tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ). Như vậy, theo quan điểm của Liên hợp quốc, khái niệm “phát triển con người” nhấn mạnh đến mục tiêu hơn là phương tiện của sự phát triển. Mục tiêu của sự phát triển không chỉ là phát triển xã hội mà chính là phát triển con
  20. 20 người. Bởi vì, trong xã hội hiện đại, sự phát triển xã hội chưa hẳn đã đồng nghĩa với sự phát triển con người. Thực tế cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, xã hội phát triển cao nhưng con người lại bị quên lãng, không được quan tâm. Ở những nước này diễn ra nghịch lý: GDP tăng nhưng thất nghiệp và đói nghèo cũng tăng, khoa học và công nghệ tiến bộ nhưng thất học và dốt nát lại trở nên phổ biến, tiện nghi vật chất xã hội hiện đại hơn nhưng quyền con người lại bị vi phạm nhiều hơn, nhiều người không được chăm sóc tối thiểu về y tế… Điều này cách đây 2 thế kỷ, Sáclơ Phuriê (1772-1837) đã chỉ ra: trong xã hội tư bản “sự nghèo khổ được sinh ra từ chính sự thừa thãi”. N hư vậy, m ụ c đ ích thậ t sự của sự p hát triể n là cần ph ải tạo ra mộ t môi trường đ ảm b ảo cho con ng ười phát huy khả n ăng sáng tạo, đ ược hưởng mộ t cuộ c số ng k ho ẻ m ạnh, đ ược họ c hành và trường thọ , các quyền tự d o chính trị, quyề n con người và cá nhân được b ảo đ ảm. Quan đ iểm phát triển con người như vậ y hoàn toàn phù h ợp với quan đ iểm củ a chủ n ghĩa Mác -Lênin về phát triển con người toàn diện m à cách đ ây hơn 150 năm C .Mác đã nói tới. Ở nước ta, cho đến nay, thuật ngữ “Phát triển nguồn lực con người” hay “Phát triển nguồn nhân lực” được các nhà khoa học Việt Nam nêu khá nhiều trong các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. G S.VS.TS Phạm Minh H ạc cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực được hiểu về cơ bản là gia tăng giá trị cho con ng ười, trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực… làm cho con người trở thành những người lao đ ộng có những năng lực phẩm chất mới và cao, đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự phát triển kinh tế-xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [25, tr.285]. TS. Nguyễn Hữu Dũng cho rằng: phát triển NLCN được coi là “quá trình làm biến đ ổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội” [14, tr.13]. Theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2