intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

312
lượt xem
118
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào mục tiêu khi cung cấp khoản tín dụng là nó phải đảm bảo an toàn và đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng hay nói cách khác là tín dụng mà ngân hàng cung cấp phải có hiệu quả. Để làm được việc này ngân hàng phải có được phương pháp chấm điểm khách hàng và quản lý rủi ro tốt. Nhận thức được điều này em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích quy trình xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay
  2. LỜI MỞ ĐẦU Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào mục tiêu khi cung cấp khoản tín dụng là nó phải đảm bảo an toàn và đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng hay nói cách khác là tín dụng mà ngân hàng cung cấp phải có hiệu quả. Để làm được việc này ngân hàng phải có được phương pháp chấm điểm khách hàng và quản lý rủi ro tốt. Nhận thức được điều này em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích quy trình xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của việc xếp hạng khách hàng và quản lý rủi ro của chi nhánh, qua đó đưa ra một số mô hình nhằm đóng góp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đối với các ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Để tín dụng có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức quan trọng đối với ngân hàng.Trong đó chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng có vai trò hết sức quan trọng nó hỗ trợ NHCV trong việc: Ra quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, số tiền cho vay/bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất/phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng. Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép NHCV lường trước những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó kịp thời. Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, và do còn hạn chế về kiến thức trong chuyên đề này em chỉ xem xét qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và nêu ra một số mô hình mới hiện nay. Chuyên đề này gồm 3 phần chính là: I. Tổng Quan hoạt động tín dụng II. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của ngân hàng Công thương Ba đình III. Một số mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng
  3. I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng (còn được gọi là tín dụng ngân hàng). 1.1. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các qui định của ngân hàng Nhà nước và các NHTM. - Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định: Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển - Khách hàng cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái với các qui định của pháp luật và các qui định khách của ngân hàng cấp trên. Luật pháp qui định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật và việc tài trợ đó là phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng. - Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thưu nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay. 1.2. Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại a. Vai trò của chính sách tín dụng
  4. Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm cảu ngân hàng. Với tầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nân cao khả năng sinh lời. b. Các nhân tố ảnh hưởng đế chính sách tín dụng Trước hết, nhu cầu tín dụng của khách hàng. Chính sách tín dụng là chính sách phục vụ nhu cầu tín dụng của khách hàng. Do đó nhu cầu của khách hàng với các đặc tính khác nhau (khách hàng lớn, nhỏ. Khách hàng nông nghiệp hay xây dựng...) quyết định các nội dung và thành công của chính sách tín dụng. Thứ hai, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng sẽ quyết định tính an toàn và sinh lợi của hoạt động tín dụng. Do đó, chính sách tín dụng của ngân hàng được xây dựng dựa trên dự đoán tương lai cũng như diễn biến trong quá khứ về rủi ro tín dụng. Thứ ba, chính sách của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước như chính sách ưu đãi, chính tỷ giá, chính sách phát triển hệ thống tài chính…ảnh hưởng đến chính sách tín dụng. Thứ tư, qui mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng, qui mô chủ sở hữu.. đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tín dụng. c. Nội dung chính sách tín dụng Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như: Qui mô, lãi xuất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác. 1. chính sách khách hàng Khách hàng nhận tín dụng của ngân hàng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước, cá nhân người tiêu dùng, các ngân hàng, các công ty tài chính… Tuy nhiên luật pháp cũng cấm hoặc hạn chế tài chính… Tuy nhiên luật pháp cũng cấm hoặc hạn chế tài trợ đối với một số đối tượng nhất định. Người đứng tên vay cho một tập thể phải được sự ủy quyền của cả tập thể
  5. Cá nhân vay phải là ngươi đã đến tuổi thành niên. Người vay phải ghi rõ vay để làm gì. Ngân hàng được quyền chấm dứt quan hệ tín dụng và thu hồi nợ nếu phát hiện người vay sử dụng vốn sai mục đích đã đăng kí ban đầu mà không được phép của ngân hàng. Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng. khách hàng khác. Loại khách hàng truyền thống và quan trọng, khách hàng khác. Loại khách hàng truyền thống và quan trọng thường được hưởng chính sách ưu đãi của ngân hàng thương mại. Đây là nội dung có liên quan đến chính sách marketing nên thường được các ngân hàng cân nhắc và đưa ra cho khách hàng biết. 2. Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng Ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng với món tiền hoặc hạn mức nhất định. Số lượng tài trợ có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau. Ngân hàng có thể tài trợ tối đa băng nhu cầu của khách và phù hợp với các điều luật (hoặc các qui định) dựa trên các tính toán của ngân hàng về rủi ro và sinh lời. Nhìn chung ngân hàng rất quan tâm tới vốn chủ sở hữu của khách hàng và ít muốn tài trợ trong trường hợp các khoản nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu. Ngoài các giới hạn do luật qui định, mỗi ngân hàng còn có qui định riêng về qui mô và các giới hạn. Chính sách này còn được qui định cho từng thời kì trong năm, có tính đến qui mô và tính chất của nguồn vốn của ngân hàng. 3. Lãi suất và phí suất tín dụng Ngân hàng có các mức lãi suất tín dụng khác nhau tùy theo kì hạn, tùy theo các loại tiền và tùy theo loại khách hàng (khách hàng quen, hoặc khách hàng vay lớn có thể có lãi suất thấp hơn). Ngân hàng khi thỏa thuận về lãi suất tín dụng đến rủi ro, lãi suất hòa vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh khung lãi suất định trước, ngân hàng còn cung cấp các lãi suất thỏa thuận đối với từng khách hàng cụ thể. Lãi suất có thể cố định trong suốt kì hạn tín dụng (gọi là lãi suất cố định), hoặc biến đổi tùy theo thay đổi của lãi suất tham khảo hoặc của chỉ số làm cơ sở điều chỉnh lãi suất (gọi là lãi suất thả nổi), hoặc kết hợp cố định có điều chỉnh sau một khoảng thời gian xác định (gọi là lãi suất hỗn hợp). Lãi suất tín dụng có thể bị giới hạn bởi lãi suất trần, bị tác động bởi lãi suất tái chiết khấu do ngân hàng Nhà nước qui định, hoặc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
  6. Lãi suất tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng thông qua và cần được phổ biến đến mọi cán bộ tín dụng, bao gồm lãi suất cơ bản và lãi suất bình quân đối với các kì hạn, các ngành và lĩnh vực chủ yếu. Chính sách này cần khuyến khích tính linh hoạt, đa dạng trong việc đặt giá trên cơ sở đảm bảo khả năng sinh lời cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 4. Thời hạn tín dụng và kì hạn nợ Các giới hạn về thời gian luôn được các nhà quản lý ngân hàng chú ý bởi vì kì hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kì kinh doanh của người vay. Chính sách tín dụng thể hiện rõ, ngân hàng sẵn sàng cung ứng tín dụng với thời hạn như thế nào. Chính sách thời hạn phải giải quyết mối quan hệ thời hạn của nguồn (Chủ yếu là người gửi và người cho ngân hàng vay quyết định) và thời hạn tài trợ (xuất phát từ yêu cầu của người vay do đặc điểm luôn chuyển vốn và qui mô thu nhập quyết định). Từ đó ngân hàng xác định kì hạn nợ cụ thể đảm bảo cân bằng kì hạn trung bình. Thời hạn trung bình càng nhỏ, rủi ro của ngân hàng càng thấp, càng tăng tính thanh khoản của các khoản tài trợ. Ngân hàng thường dựa trên kì hạn của nguồn để quyết định chính sách kì hạn cho vay nếu khả năng tìm kiếm nguồn và chuyển kì hạn nguồn của ngân hàng không cao. Việc chuyển hoán kì hạn nguồn sẽ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất bởi vì nó tạo ra khe hở lãi suất (nguồn nhạy cảm lớn hơn tài sản nhạy cảm). Nếu ngân hàng có khả năng chuyển hoán nguồn và huy động nguồn trung và dài hạn tốt, Chính sách thời hạn tín dụng và kì hạn nợ nghiêng về đáp ứng kì hạn của người vay. Kỳ hạn nợ liên quan đến tính toán các nguồn thu cua khách hàng có thể dùng để trả nợ. Chính sách xác định cụ thể kỳ hạn nợ và tăng số lần trả nợ trong kỳ sẽ tăng chi phí thu nợ của ngân hàng (nếu khách hàng không có tài khoản tại ngân hàng) 5. Các khoản đảm bảo Chính sách đảm bảo gồm các qui định về các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo, đánh giá và quản lí đảm bảo. Ngân hàng tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng. Trong trường hợp khách hàn g truyền thống, có uy tín, ngân hàng cho vay không cân kí hợp đồng đảm bảo. Trong những trường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn ngân hàng đòi hỏi hợp đồng tài sản đảm bảo.
  7. Đảm bảo có thể bằng phương pháp cầm cố hoặc thế chấp. Các đảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hóa tron kho, nhà cửa, thiết bị, hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng chỉ chấp nhận các tài sản có khả năng bán được làm đảm bảo. Các tài sản thuộc sở hữu công, kém mất phẩm chất hoặc phi pháp đều bị loại khỏi đảm bảo. Có loại bảo đảm Ngân hàng vân cho người vay được quyền sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng. Có loại đảm bảo bị ngân hàng phong tỏa, hoặc kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng. Để đề phòng các trường hợp bất trắc xảy ra đối với các đảm bảo, ngân hàng thường yêu cầu ngừời vay phải mua bảo hiểm tài sản. Chính sách đảm bảo cũng qui định về việc sử dụng tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. Định giá vật đảm bảo giúp cho ngân hàng đưa ra mức phán quyết tín dụng thích hợp. Thông thường ngân hàng chỉ cho vay vơi một giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo, tỷ lệ bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị thị trường của vật đảm bảo. 6. Chính sách đối với các tài sản có vấn đề Các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu (đã quá hạn, hoặc khó đòi, hoặc không đòi được) và các tài sản có biểu hiện đáng ngờ (chứng khoán giảm giá, các khoản bảo lãnh có nguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ,…). Chính sách đối với các tài sản có vần đề gồm qui định về cách thức xác định nợ xấu (các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu) và các tài sản đáng ngờ khác, tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận và mức độ “xấu” cùa khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lí va khai thác. Do hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, mức rủi ro có thể chấp nhận được cần được xác định cho từng nhóm khách hàng, tưng ngành hoặc vùng. Đây là điều kiện để ngân hàng xây dựng chính sách cho vay các biệt. Chính sách giải quyết nợ xấu liên quan đến nhiều bên: Khách hàng, ngân hàng, cán bộ ngân hàng, tòa án, chính quyền địa phương… Nhiều ngân hàng thành lập bộ phận chuyên trách giải quyết các tài sản có vấn đề. 1.3. Các nghiệp vụ tín dụng (phân loại theo hình thức cấp tín dụng) 1.3.1 Chiết khấu thương phiếu
  8. Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hóa và dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người bán (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đế ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. Sau đây là sơ đồ luân chuyển thương phiếu.
  9. Hình 1: Chiết khấu thương phiếu (1) Người bán Người mua (2) (2) (4) (5) Ngân hàng (1) Người bán chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua, (2) Thương phiếu được lập, người mua kí, cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi thương phiếu đến hạn và giao thương phiếu cho người bán đồng thời là người thụ hưởng. (3) Trong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mang thương phiếu đến ngân hàng để xin chiết khấu (4) Sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, ngân hàng có thể phát triển cho người bán và nắm giữ thương phiếu (ngân hàng có thể yêu cầu người bán kí hậu vào thương phiếu, cam kết trả tiền cho ngân hàng nếu người mua khôn trả - quyền truy đòi đối với thương phiếu). (5) Đến hạn, ngân hàng chuyển thương phiếu đến người mua đòi tiền (nếu người mua không trả, ngân hàng có quyền đòi tiền của các bên kí tên trên thương phiếu). Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Bên cạnh lãi suất chiết khấu (thường chung cho các loại thương phiếu), ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả thêm phần lệ phí chiết khấu đối với những trường hợp cụ thể có thể liên quan đến rủi ro và chi phí đòi tiền. Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa
  10. Ngân hàng và những người kí tên trên thương phiếu. Để thuận tiện cho khách hàng, ngân hàng thường kí với khách hợp đồng chiết khấu (cấp cho khách hàng hạn mức chiết khấu trong kì). Khi cần thiết chiết khấu. Do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao. 1.3.2. Cho vay 1.3.2.1. Thấu chi Thấu chi là nghiệp cụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi Hình 2: Thấu chi y x Trục y: số dư tiền gửi thanh toán (đồng) Trục x: Thời gian
  11. Hạn mức thấu chi Vay ngân hàng (thực hiện thấu chi) Số dư tiền gửi thanh toán Để thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng). Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻ…. Vượt quá số dư tiển gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khỏan tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả: Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi * thời gian thấu chi * Số tiền thấu chi Các khoản chí quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp với thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quĩ song không chính xác. Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán chủ động, nhanh, kịp thời. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp. mua hàng…. Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn. 1.3.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh. Hình 3: cho vay từng lần
  12. Qui mô vay Thời gian vay : Qui mô và thời gian cho vay Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định qui mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau. Số lượng Nhu cầu vốn cho sản Vốn chủ sở Các nguồn vốn cho vay = - xuất kinh doanh - hữu tham gia khác tham gia - Theo từng kí hạn nợ trong hợp đồng. ngân hàng sẽ thu gốc lãi, trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng. nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt. Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo. 1.3.2.3. Cho vay theo hạn mức Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng ước lượng hạn mức tín dụng đối với các
  13. doanh nghiệp như sau (không kể các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng): Hình 4: Cho vay theo hạn mức Dư nợ Thời gian Hạn mức được duyệt trong kì Dư nợ tron kì Hạn mức được duyệt cuối kì Hình 5: Cho vay theo hạn mức Dư nợ Thời hạn
  14. Dư nợ Bước 1: Xác định dự trữ hợp lý cao nhất trong kỳ (hoặc cuối kỳ) trước: Dự trữ cao Dự trữ Hàng kém phẩm chất, chậm luân nhất hợp lý thực tế chuyển, hàng không thuộc đối kỳ trước cao nhất tượng cho vay của NH = - Dự trữ cao Tăng (- giảm) dự Tăng (- giảm) dự trữ do kế Bước 2:hXác định dự trữ caoữnhấtgiá hàng kỳ này ạch tăng (giảm) sản lượng tr do hợp lý n ất hợp lý ho hóa tăng (giảm) kỳ trước tiêu thụ = + + Các nguồn khác tham Dự trữ cao Vốn chủ sở hữu gia dự trữ nhất hợp lý tham gia dự trữ kỳ này Bước 3: Xác định hạn mức tín dụng cao nhất trong kỳ = - -
  15. Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng (H4). Một số trường hợp ngân hàng qui định hạn mức cuối kì. Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên đến cuối kì, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kì không vượt quá hạn mức (H5). Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát triển cho khách hàng. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ. Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lí ngân quĩ cho khách hàng. Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút. 1.3.2.4. Cho vay luân chuyển Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc quí, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thỏa thuận trong một năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định có cho vay nữa hay không tùy mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng. Việc cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hóa để dự đoán dòng ngân quĩ trong thời gian tới. Hình 6: Cho vay luân chuyển Cho vay
  16. Thời gian 1.3.2.5. Cho vay trả góp Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp vơi khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sua thuế của dự án, hoặc từ thu nhập hàng kì của người tiêu dùng) Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Chính vì rủi ro cao nên lãi suât cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng. 1.3.2.6. Cho vay gián tiếp Phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ , đội, hội, nhóm sản xuất….. Hình 8: cho vay gián tiếp (1) (2) Trung gian Khách hàng (thường (3) (3) Ngân hàng tổ, đội, hội, là nông dân, người nhóm buôn bán nhỏ…)
  17. (1) Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với người vay (khách hàng) (2) Người vay mua hàng (nguyên liệu cho sản xuất, cây giống, con giống..) (3) Người bán tập trung các hóa đơn bán hàng gửi lên ngân hàng để nghị thanh toán. Sau do ngân hàng thu nợ của khách hàng. 1.3.3.Cho thuê tài sản (thuê – mua) Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng mua tài sản. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khách hàng không đủ (hoặc chưa đủ) điều kiện để vay. Để mở rộng tác dụng, NHTM đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê. Vì tài sản cho thuê thuộc sở hữu của NH nên ngân hàng có thể thu hồi để ván hoặc cho người khác thuê khi người thuê không trả nợ được. Điều này góp phần giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng. Nội dung 1. Qui trình nghiệp vụ cho thuê như sau: - Ngân hàng mua tài sản để cho thuê Ngân hàng (người cho thuê) (2) (1) (4)_ Khách hàng (Người thuê) Nhà cung cấp trang thiết bị (3) (1) Khách hàng làm đơn gửi ngân hàng nêu yêu cầu về tài sản cần thuê. Sau khi phân tích dự án và tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng kí hợp đồng thuê- mua với khách hàng.
  18. (2) Ngân hàng tìm kiếm nhà cung cấp kí hợp đồng mua (hoặc người thuê chỉ định nhà cung cấp) (3) Khách hàng có thể gặp nhà cung cấp để nêu yêu cầu về qui cách, chất lượng tài sản thuê, nhà cung cấp có thể phải cam kết bảo hành cho người thuê. (4) Ngân hàng kiểm soát tình hình sử dụng tài sản thuê, thu tiền thuê, hoặc thu hồi tài sản nếu thấy người thuê vi pham; - Ngân hàng mua tài sản của người đi thuê để cho thuê lại - Ngân hàng thuê tài sản để cho thuê, hoặc mua trả góp tài sản để cho thuê Tuy theo những yêu cầu cụ thể của người đi thuê với NH, hoặc giữa NH với người cung cấp mà NH có thể đi thuê tài sản hoặc mua trả góp để cho thuê. Nếu khách hàng khó khăn về nguồn vốn để mua tài sản cho thuê, NH có thể sử dụng hình thức mua trả góp để cho thuê 2. Những vấn đề chủ yếu - Trong nghiệp vụ cho thuê, ngân hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của khách hàng và sau một thời gian nhất định phải thu hồi đủ gốc và lãi. - Thời hạn cho thuê có thể gồm hai phần: Thời hạn cơ bản và thời hạn gia hạn thêm. - NH không cam kết cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tài sản, không chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với tài sản cho thuê. - Lãi suất cho thuê thường cao do bao gồm chi phí tìm kiếm người cung cấp, chi phí dàn xếp và phụ thuộc vào thời hạn thuê. - Ngân hàng có quyền thu hồi tài sản nếu thấy người thuê không thực hiện đúng hợp đồng, song đồng thời ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp đúng loại tài sản cần cho khách hàng và phải đảm bào về chất lượng của tài sản đó. Ngân hàng có thể lập phòng cho thuê hoặc công ty cho thuê để thực hiện và quản lí hoạt động cho thuê. 1.3.4.Bảo lãnh (tái bảo lãnh) Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.
  19. Bảo lãnh thường có 3 bên: Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh; khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh, và người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba. II. QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG 2.1. Mục đích - Quy định trình tự các bước công việc để thực hiện nghiệp vụ chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Xác định trách nghiệm, quyền hạn của các cá nhân đơn vị để thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. 2.2.Phạm vi và đối tượng áp dụng 2.2.1. Phạm vi áp dụng Văn bản này được áp dụng để thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng (không bao gồm các định chế tài chính) trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2.2.2.Đối tượng áp dụng Trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, c hi nhánh cấp 2, phòng giao dịch, điểm giao dịch Ngân hàng Công thương. 2.3.Giải thích từ ngữ viết tắt, các từ viết tắt 2.3.1. Giải thích từ ngữ - Trọng số: là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính hoặc chỉ số phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng. - Điểm ban đầu là điểm của từng chỉ tiêu chấm điểm tín dụng do cán bộ chấm điểm tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó. - Điểm tổng hợp: để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. -Phòng chấm điểm tín dụng: gồm các phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch tại chi nhánh; phòng kinh doanh dịch vụ Trụ sở chính. 2.3.2. Các từ viết tắt
  20. - CN: chi nhánh - TSC: Trụ sở chính. - NHCT: Ngân hàng Công thương. - NHNN: Ngân hàng Nhà nước. - NSNN: Ngân sách Nhà nước. - PGD: Phòng giao dịch. - CĐTD: chấm điểm tín dụng - QLRR: Quản lý rủi ro. (*) Căn cứ để chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Ngân hàng Công thương hiện nay đều dựa theo “Quyết Định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam Ban hành về quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng” Có nội dung tương tự như nội dụng được trình bày ở phần 2.4. 2.4. Nội dung và Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 2.4.1. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp Bước 1: Thu thập thông tin Người thực hiện. Cán bộ chấm điểm tín dụng. Sau khi nhân hồ sơ thông tin khách hàng, tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh dự án đầu tư từ các nguồn: - Hồ sơ do khách hành cung cấp: giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và các tài liệu khác. - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng. - Đi thăm thực địa khách hàng. - Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác. - Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp. - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam. - Các nguồn khác. Các thu thập thông tin, danh mục câu hỏi điều tra được hướng dẫn chi tiết theo PL QT0.1/PL01.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2