ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Amidan khẩu cái (Amidan) có vai trò rất quan trọng trong miễn dịch bảo vệ<br />
cơ thể, nhưng do nằm ngay ngã tư đường ăn – đường thở nên nó thường xuyên<br />
tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh nên rất dễ bị viêm. Khi bị viêm quá nhiều lần<br />
thì nó lại trở thành tác nhân bất lợi, gây ảnh hưởng cho bệnh nhân.<br />
Viêm A là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh TMH. Thường gặp 2 thể đó là<br />
viêm Amidan quá phát và viêm Amidan mạn tính. Amidan quá phát là một<br />
nguyên nhân thường gặp của sự tắc nghẽn đường hô hấp trên ở trẻ em và ảnh<br />
hưởng đến chức năng thở, phát âm, nuốt và nghe. Có thể giải quyết triệt để được<br />
vấn đề này bằng PT.<br />
Cắt A là PT chiếm tỷ lệ cao nhất trong các phẫu thuật của TMH. Tỷ lệ ở<br />
Pháp là 25%, Đức: 17% và ở Việt Nam khoảng 30% trong các PT TMH.<br />
PT cắt Amidan đã thay đổi từ khi xuất hiện đến nay. Trước đây nó được coi<br />
là một thủ thuật ngoại trú. Sau đó các nhà PT TMH nhận thấy có nhiều nguy<br />
hiểm cho BN: chảy máu, nhiễm trùng … nhất là các bệnh nhân ở xa viện. Do<br />
vậy đến 1938 đã quyết định PT này phải tiến hành tại bệnh viện và BN phải nằm<br />
lưu ít nhất là 1 ngày.<br />
Đây là một PT rất thường quy nhưng cũng rất hay gặp tai biến, để PT cho<br />
kết quả tốt nhất không những cần phẫu thuật viên có tay nghề và kinh nghiệm<br />
mà còn cần vai trò rất quan trọng của người điều dưỡng luôn theo sát, theo dõi<br />
từng diễn biến của BN sau PT, chăm sóc và thực hiện y lệnh đúng đủ. Để đáp<br />
ứng tốt những vấn đề nêu ở trên “chuyên đề chăm sóc bệnh nhân sau phẫu<br />
thuật cắt Amidan” được tiến hành thực hiện nội dung:<br />
1. Mô tả đặc điểm bệnh lí viêm Amidan trước, sau PT.<br />
2. Lập kế hoạch chăm sóc BN sau PT cắt Amidan theo qui trình điều dưỡng<br />
<br />
1<br />
<br />
I. TỔNG QUAN VỀ AMIDAN VÀ PT AMIDAN<br />
1.1.<br />
<br />
Giải phẫu sinh lí Amidan:<br />
<br />
1.1.1. Giải phẫu sinh lí: [2],[6], [8]<br />
1.1.1.1. Khẩu cái: ngăn cách ổ mũi với ở miệng, gồm khẩu cái cứng (có hình<br />
vòm), khẩu cái mềm (hay màn hầu)<br />
1.1.1.2. Miệng, lưỡi, hầu:<br />
-<br />
<br />
Chức năng vận động cơ học ở miệng: Cắt, nghiền, nhai, nuốt, nhào<br />
<br />
trộn, vận chuyển.<br />
Nhai: Cắt, nghiền, thấm nước bọt tăng diện tích tiếp xúc với enzym, dễ nuốt,<br />
phá vỡ màng bọc cellulose.<br />
Nuốt: đẩy thức ăn từ miệng họng thực quản dạ dày<br />
-<br />
<br />
Chức năng bài tiết dịch: Nước bọt: Enzym Amylase, chất nhày<br />
<br />
1.1.1.3. Amidan:<br />
Hay đúng hơn phải gọi là Amidan khẩu cái nằm ở họng miệng là bộ phận<br />
quan trọng nhất và lớn nhất của hệ thống vòng Waldaye, nằm giữa trụ trước(Cơ<br />
màn hầu - lưỡi), và trụ sau(cơ màn hầu-họng). Vòng này là vòng bảo vệ đầu tiên<br />
của họng (sau đó mới đến vòng bảo vệ thứ 2 các hạch vùng cổ, đầu mặt).<br />
Amidan nằm ngay eo họng, là ngã tư đường ăn và thở, người ta ví nó như 2 tiền<br />
đồn bảo vệ cơ thể chống các yếu tối gây bệnh từ ngoài vào. Khi vùng họng bị<br />
các yếu tố gây bệnh xâm nhập, phản ứng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn,<br />
kháng nguyên lạ tại Amidan mạnh hơn nhiều ở các hạch lympho khác.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
Hình 1.1: Amidan khẩu cái<br />
Amidan là nơi sản sinh chủ yếu các tế bào Lympho và một số ít bạch cầu<br />
đơn nhân. Những tế bào đó được sinh ra từ trung tâm mầm. Từ đó các tế bào<br />
lympho rời khỏi lớp nền để vào trong những hốc biểu mô, còn một số ít tế bào<br />
đơn nhân rời lớp nền, chui qua lớp biểu mô rơi vào các khe Amidan.<br />
Thực ra các tế bào đơn nhân do Amidan sản xuất có khả năng thực bào rất<br />
ít, Chính những bạch cầu đa nhân thoát ra từ mao mạch và xen lẫn bạch cầu đơn<br />
nhân mới là lực lượng chủ yếu diệt vi khuẩn bằng cách thực bào. Còn Amidan<br />
sản xuất ra tế bào Lympho là chủ yếu (65-85%) và chia làm 2 loại: Lympho bào<br />
T (mà trung tâm huấn luyện là Thymus) và Lympho bào B (Trung tâm huấn<br />
luyện ở gà là Bursa Fabricius; ở người là Amidan, ruột thừa, mảng peyer…<br />
Trong tổ chức Amidan 47-64% là Lympho bào B, còn lại 10-20% là lympho bào<br />
T. Loại B với hình thái biệt hóa cao là tương bào có vai trò trung đáp ứng miễn<br />
dịch dịch thể nghĩa là tạo các Immuno Globulin (Chiappina và Corbetta) còn loại<br />
T có vai trò trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào nhờ vai trò của một<br />
loạt các chất do những tế bào T tiết ra có tên chung là Lymphokin. Các lympho<br />
bào B sản xuất và chứa IgG chiếm 37,3%, chứa IgA là 29,9%, chứa IgM là<br />
15,7% còn các lympho bào sản xuất IgD, IgE có tỷ lệ rất ít. Những lympho bào<br />
3<br />
<br />
sản xuất Immuno Globulin này tập trung chủ yếu ở lớp dưới biểu mô (50%) còn<br />
thì rải rác trong lớp biểu mô (nằm trong các hốc biểu mô) Còn ở trung tâm mầm<br />
chỉ có mặt rất ít.<br />
Amidan có vai trò rất quan trọng trong miễn dịch bảo vệ cơ thể như vậy.<br />
Song, do nằm ngay ngã tư đường ăn – đường thở, nó thường xuyên tiếp xúc các<br />
tác nhân gây bệnh nên cũng rất dễ bị viêm nhiễm. Nhất là nó có những hốc<br />
thường sâu, đáy rộng, lại có những khe ngách phụ nên hốc đó như cái túi cùng<br />
chứa các tế bào do Amidan sản xuất, đồng thời cũng chứa các vi khuẩn, cặn mủ,<br />
bã đậu,… Những Amidan như vậy dễ bị viêm mãn tính với những đợt tái phát và<br />
người ta ví những khe hốc chứa vi khuẩn, cặn mủ đó như những lò “viêm”. Khi<br />
cơ thể khỏe mạnh thì nó chống lại được các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh,<br />
nhưng khi cơ thể suy yếu, những vi khuẩn của “lò viêm” lại nổi lên gây tác hại ở<br />
các bộ phận khác như khớp, thận, tim,…<br />
-<br />
<br />
Mặt ngoài: Dính với thành hầu. Ở mặt này Amidan được bọc bằng 1<br />
<br />
lớp vỏ xơ làm Amidan ngăn cách với thành bên họng bởi một khoảng gọi là<br />
khoảng quanh Amidan. Khoảng này chứa tổ chức liên kết lỏng lẻo, có các sợi<br />
liên kết và một số cơ Amidan – lưỡi. Nửa dưới mặt ngoài có cuống Amidan (là<br />
nơi bó mạch thần kinh chạy vào Amidan nên khó bóc tách và dễ chảy máu khi<br />
phẫu thuật. Ngược lại các phần khác của khoảng quanh Amidan rất dễ bóc tách.<br />
Chính khoảng này cũng là nơi dễ tụ mủ khi Amidan bị viêm nhiễm nặng, tạo nên<br />
viêm tấy hoặc áp xe quanh Amidan. Qua thành họng Amidan còn liên quan đến<br />
động mạch và tĩnh mạch cảnh trong, các dây thần kinh IX,X,XI,XII, dây giao<br />
cảm cổ.<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
Hình 1.2: Amidan bên trái<br />
- Mặt trong: hay mặt tự do, không nhẵn đều, có những lỗ, mỗi lỗ đổ vào<br />
một hốc rộng hẹp khác nhau, mặt này được phủ bởi một lớp niêm mạc liên tục<br />
với niêm mạc họng.<br />
- Bờ trước: dính vào trụ trước và cơ lưỡi – khẩu cái.<br />
- Mặt sau: dính vào trụ sau và cơ họng – khẩu cái.<br />
- Hai cực: Đều tự do, đặc biệt cực trên cách vòm của hai trụ bởi một hố<br />
là hố trên Amidan. Nhiều khi hố này có khe ăn sâu lấn cả phía trước, phía ngoài.<br />
Khe này hay bị nhiễm trùng gây ra viêm tấy hoặc Áp xe quanh Amidan.<br />
- Mạch và thần kinh: Động mạch Amidan là nhánh của động mạch khẩu<br />
cái lên, tách ra từ động mạch mặt (là một nhánh của động mạch cảnh ngoài).<br />
Tĩnh mạch Amidan: đổ vào tĩnh mạch khẩu cái. Bạch mạch: chạy vào các hạch<br />
cổ sâu, nhất là hạch góc hàm. Thần kinh: tách từ đám rối tạo nên bởi các nhánh<br />
của dây thần kinh lưỡi và dây IX.<br />
1.1.1.4.Mô học của Amidan:<br />
Giống như cấu trúc của bạch huyết nghĩa là nhiều múi, chia ngăn bởi các<br />
tổ chức liên kết lưới-nội mô, chứa đựng nhiều nang Lympho, gồm những tập hợp<br />
bào Lympho, mỗi nang có một trung tâm sinh sản-(để phản ứng với kháng<br />
<br />
5<br />
<br />