Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (2018-2021)
lượt xem 12
download
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (2018-2021) được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nhằm để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình. Từ đó, đưa ra một số biện pháp để nông hộ tham khảo và có thể giải quyết các vấn đề tồn đọng, giúp mở rộng mô hình và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (2018-2021)
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ LÝ NAM VƯƠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂM CANH BA GIAI ĐOẠN TẠI XÃ VĨNH HẢI THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG (2018 - 2021) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã Ngành: D340101 Tháng 8, Năm 2021
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ LÝ NAM VƯƠNG MSSV: 9769033632 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂM CANH BA GIAI ĐOẠN TẠI XÃ VĨNH HẢI THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG (2018 -2021) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN T.S VÕ TRỌNG ĐƯỜNG Tháng 8, Năm 2021 I
- LỜI CẢM TẠ Bằng những kiến thức có được trong quá trình rèn luyện trong suốt 4 năm theo học tại Khoa kinh tế, Trường Đại Học Võ Trường Toản. Đồng thời được sự quan tâm của Ban Chủ Nhiệm Khoa, Ban Giám Hiệu Trường, quý thầy cô đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế cùng với sự giúp đỡ của tập thể lớp Kinh tế khóa 10, đến nay đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” đã được hoàn thành. Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến T.s Võ Trọng Đường là người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến Anh, Chị làm việc trong Phòng Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn thị xã Vĩnh Châu và UBND thị xã Vĩnh Châu đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, cũng như cung cấp thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành luận văn của mình. Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tất cả Cô, Chú, Anh, Chị tại địa bàn xã Vĩnh Hải đã nhiệt tình cung cấp thông tin cho em trong quá trình khảo sát. Thay lời cảm tạ em xin kính gửi đến quý Thầy, Cô, các Cô, Chú, Anh, Chị lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất! Hậu Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2021 Sinh viên thực hiện Lý Nam Vương II
- TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Hậu Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2021 Người thực hiện Lý Nam Vương III
- NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Họ và tên người nhận xét: -------------------------------------------------------------- Chức vụ: ----------------------------------------------------------------------------------- Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: ------------------------------- Ngành: ----------------------------------------------Khóa: ------------------------------- Đề tài: -------------------------------------------------------------------------------------- Nội dung nhận xét: 1. Về tinh thần, thái độ thực tập của sinh viên: ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- 2. Về ý thức kỷ luật, tuân thủ quy định của đơn vị thực tập: ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- 3. Về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm: ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- 4. Về kiến thức chuyên môn: ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ...., ngày…..tháng…..năm… Người nhận xét (Ký, đóng dấu) IV
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Lý Nam Vương. Mã số sinh viên: 9769033632 Ngành học: QTKD Khóa: 10 Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (2018-2021)” Họ tên người hướng dẫn: Võ Trọng Đường Đơn vị: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Võ Trường Toản Qua quá trình hướng dẫn sinh viên thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tôi có các nhận xét và đánh giá như sau: 1. Về tinh thần, thái độ trong quá trình thực hiện đề tài: - Sinh viên đã có tinh thần thái độ tích cực khi lựa chọn tên đề tài, hoàn thiện đề cương theo đúng thời hạn và các quy đinh của Khoa và Nhà trường đề ra. - Đã khẩn trương triển khai công tác nghiên cứu thực tế tại các hộ nuôi tôm trên địa bàn, tới các cơ quản quản lý của địa phương xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng để xin số liệu, các tài liệu khoa học và tham khảo các ý kiến chuyên môn về mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ba giai đoan siêu thâm canh này. - Có tinh thần cầu thị, tác phong nghiên cứu để hoàn thiện bản luận văn theo đúng quy cách và thời hạn. 2. Hình thức và bố cục trình bày đề tài: - Luận văn được sinh viên thực hiện theo đúng các quy chuẩn mà nhà trường đặt ra: đầy đủ các chương mục, kết luận & kiến nghị. - Bố cục các chương mục duy trì một tỷ lệ khá cân đối và hài hòa. Bên cạnh đó, bản đồ của địa phương, các bảng biểu, đồ thị minh họa nghiên cứu được luận văn trình bày cẩn thận, chu đáo. 3. Nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài: - Bám sát vào đề cương được giáo viên hướng dẫn thông qua, luận văn được học viên khẩn trương và tích cực thực hiện. Luận văn đã xác định đúng đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Kết quả, luận văn đã thực hiện được các nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu, phân tích làm rõ được hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (2018-2021)”. Mặc dù đây là mô hình mới, suất đầu tư cao, nhưng qua kết quả phân tích, với hệ thống các số liệu phong phú & đáng tin cậy, nguồn trích xuất rõ ràng, khẳng V
- định mô hình này rất phù hợp. Luận văn cho thấy, đây là mô hình nuôi tôm có hiệu quả cao về mặt tài chính, bảo đảm tính bền vững về mặt môi trường, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, khai thác được các tiềm năng thế mạnh của địa phương, có thể duy trì và nhân rộng để phát triển lâu dài. Các giải pháp được đưa ra mang tính khả thi, kết luận và các kiến nghị trong luận văn là phù hợp, thiết thực. 4. Tiến độ thực hiện đề tài: - Theo định hướng kết thúc khóa học của nhà trường, sinh viên sau khi được phân công giáo viên hướng dẫn, đã liên hệ nhận đề tài, xây dựng đề cương, kế hoạch và tiến độ thực hiện phù hợp - Sinh viên đã thực hiện chương trình đi khảo sát, thu thập số liệu tại nhiều hộ nuôi tôm thực tế trên địa bàn xã Vĩnh Hải theo các mẫu đã lựa chọn. Bên cạnh đó, còn đến các đơn vị quản lý của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng để xin số liệu, các báo cáo, tham vấn về mặt chuyên môn và nhận được sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình. - Trong quá trình thực hiện luận văn, sinh viên đã luôn được giảng viên hướng dẫn góp ý, bổ sung và sửa chũa để luận văn đảm bảo chất lựơng. 5. Ý kiến đề nghị: Tôi đồng ý cho sinh viên bảo vệ trước Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp. 6. Điểm đánh giá: Điểm số: 8,5 (thang điểm 10); Điểm chữ: tám phẩy năm. Hậu Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2021 Người hướng dẫn TS. Võ Trọng Đường VI
- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ............................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn ........................................................................... 3 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................ 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 4 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4 1.4.1 Phạm vi không gian..................................................................................... 4 1.4.1 Phạm vi thời gian ........................................................................................ 4 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 5 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 5 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 7 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản và các mô hình nuôi tôm ...................... 7 2.1.2 Khái niệm về nông hộ ................................................................................. 9 2.1.3 Một số khái niệm về sản xuất...................................................................... 9 2.1.4 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản ............................................................. 10 2.1.5 Khái niệm về hiệu quả trong sản xuất ....................................................... 10 2.1.6 Một số chỉ tiêu tài chính liên quan ............................................................ 12 2.1.7 Một số khái niệm khác .............................................................................. 13 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 14 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ......................................................... 14 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 14 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 15 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 19 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂM CANH BA GIAI ĐOẠN TẠI XÃ VĨNH HẢI, THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ................................................................... 19 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................... 19 3.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ................................................................ 19 VII
- 3.1.2 Địa lí tự nhiên............................................................................................ 20 3.1.3 Dân số ....................................................................................................... 22 3.1.4 Đơn vị hành chính ..................................................................................... 22 3.1.5 Kinh tế ....................................................................................................... 22 3.1.6 Văn hóa – xã hội ....................................................................................... 24 3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĨNH CHÂU ....................................................... 25 3.2.1 Lịch sử hình thành địa danh Vĩnh Châu.................................................... 25 3.2.2 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 27 3.2.3 Kinh tế ....................................................................................................... 29 3.3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG .............................. 30 3.4 THỰC TRẠNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂM CANH BA GIAI ĐOẠN CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU .................................................................................................................... 33 3.4.1 Tình hình thủy sản ở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ............................ 33 3.4.2 Đặc điểm gia đình ..................................................................................... 35 3.4.3 Kỹ thuật sản xuất....................................................................................... 39 3.4.4 Nguồn vồn sử dụng ................................................................................... 44 3.4.5 Tiêu thụ sản phẩm ..................................................................................... 44 CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 45 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂMCANH BA GIAI ĐOẠN TẠI XÃ VĨNH HẢI THỊ XÃ VĨNH CHÂU ................................. 45 4.1 CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ......................................................................... 45 4.1.1 Chi phí chuẩn bị ao ................................................................................... 46 4.1.2 Chi phí giống ............................................................................................. 47 4.1.3 Chi phí thức ăn .......................................................................................... 47 4.1.4 Chi phí chăm sóc ....................................................................................... 47 4.1.5 Chi phí thuốc thủy sản .............................................................................. 48 4.1.6 Chi phí thu hoạch ...................................................................................... 48 4.1.7 Chi phí lao động ........................................................................................ 48 4.2. CÁC KHOẢN MỤC SỐ LƯỢNG.................................................................. 48 4.2.1. Lượng giống ............................................................................................. 49 4.2.2 Lượng thức ăn ........................................................................................... 49 4.2.3 Lượng thủy sản thuốc................................................................................ 50 4.2.4 Số ngày công ............................................................................................. 50 4.3 NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂM CANH BA GIAI ĐOẠN .................................................. 50 VIII
- 4.3.1 Tổng chi phí .............................................................................................. 51 4.3.2 Năng suất................................................................................................... 51 4.3.3 Giá bán ...................................................................................................... 51 4.3.4 Lợi nhuận .................................................................................................. 52 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO MÔ HÌNH SIÊU THÂM CANH BA GIAI ĐOẠN .................... 52 4.4.1 Kiểm định phương sai, sai số thay đổi và đa cộng tuyến .......................... 53 4.4.1 Giải thích mô hình hồi quy........................................................................ 54 4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂM CANH BA GIAI ĐOẠN .................................................. 54 4.5.1 Kiểm định phương sai. Sai số thay đổi, tự tương quan và đa cộng tuyến . 56 4.5.2 Giải thích mô hình hồi quy........................................................................ 56 4.6 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂM CANH BA GIAI ĐOẠN ...................................... 57 4.6.1 Doanh thu trên chi phí ............................................................................... 58 4.6.2 Lợi nhuận trên chi phí ............................................................................... 58 4.6.3 Lợi nhuận trên doanh thu .......................................................................... 58 CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 59 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................. 59 CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ................................................ 59 SIÊU THÂM CANH BA GIAI ĐOẠN ..................................................................... 59 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................................... 59 5.1.1 Chất lượng tôm giống ............................................................................... 59 5.1.2 Nguồn nước và môi trường ....................................................................... 60 5.1.3 Kỹ thuật nuôi tôm ..................................................................................... 62 5.1.4 Tiêu thụ sản phẩm ..................................................................................... 62 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THAM KHẢO ............................................................. 63 5.2.1 Giải pháp về khắc phục những tồn tại và nguyên nhân ............................ 63 5.2.2 Giải pháp mở rộng .................................................................................... 66 CHƯƠNG 6 ............................................................................................................... 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 68 6.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 68 6.2 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 69 6.2.1 Đối với nông hộ nuôi tôm ......................................................................... 69 6.2.2 Đối với nhà nước và địa phương ............................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 71 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 73 IX
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất ở thị xã Vĩnh Châu giai đoạn 2017 – 2021 ..... 29 Bảng 3.2: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở thị xã Vĩnh Châu và tỉnh Sóc Trăng .......................................................................................................................... 33 Bảng 3.3: Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại các xã thuộc thị xã Vĩnh Châu ............................................................................... 34 Bảng 3.4: Năng suất trung bình của tôm thẻ chân trắng và tôm sú ................ 35 Bảng 3.5: Số nhân khẩu trong gia đình của các hộ khảo sát trên địa bàn xã Vĩnh Hải ........................................................................................................... 36 Bảng 3.6: Độ tuổi của chủ hộ tại địa bàn xã Vĩnh Hải .................................... 39 Bảng 3.7: Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình siêu thâm canh ba giai đoạn ........................................................................................................... 39 Bảng 4.1: Thống kê khoản mục chi phí trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình siêu thâm canh ......................................................................................... 45 Bảng 4.2: Lượng các yếu tố đầu vào nào nông hộ sử dụng ............................. 49 Bảng 4.3: Năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình siêu thâm canh ba giai đoạn............................................................... 50 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của MHSTCBGĐ ................................................................................................... 53 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn ...................................... 55 Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính ................................................ 57 X
- DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng .................................................. 19 Hình 3.2: Bản đồ hành chính thị xã Vĩnh Châu 1835...................................... 25 Hình 3.3 Bản đồ hành chính thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ....................... 27 Hình 3.4: Thành phần dân tộc của các hộ trên địa bàn xã Vĩnh Hải ............... 36 Hình 3.5: Số nhân khẩu tham gia lao động tại địa bàn xã Vĩnh Hải ............... 37 Hình 3.6: Trình độ văn hóa của các hộ tại địa bàn xã Vĩnh Hải...................... 38 Hình 3.7 Kinh nghiệm nuôi tôm của các nông hộ tại địa bàn xã Vĩnh Hải ..... 40 Hình 3.8: Chu kỳ sản xuất một vụ tôm thẻ chân trắng trên địa bàn xã Vĩnh Hải .......................................................................................................................... 41 Hình 3.9: Nguồn giống của các nông hộ tại địa bàn xã Vĩnh Hải ................... 42 Hình 3.10: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các nông hộ tại địa bàn xã Vĩnh hải ....................................................................................................... 44 XI
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HDPE : Hight Density Poli Etilen LĐGĐ : Lao động gia đình LĐT : Lao động thuê NTTS : Nuôi trồng thủy sản UBND : Uỷ ban nhân dân OCOP : One commune one product (Mỗi xã phường 1 sản phẩm) MHSTC : Mô hình siêu thâm canh TCTT : Tôm thẻ chân trắng NN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn CĐ&ĐH : Cao đẳng và Đại học XII
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Từ lâu, nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh của đất nước. Những năm gần đây, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch dần chiếm một tỷ trọng tương đối trong nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ đó khiến cho rất nhiều người nhầm tưởng rằng vai trò của công nghiệp đã dần thay thế nông nghiệp trong nền kinh tế bởi tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nhìn sâu vào bản chất của vấn đề, chúng ta mới thấy sản xuất nông nghiệp sẽ mãi đóng vai trò quan trọng, tiên phong để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, nhất là trong bối cảnh kinh tế biến động như hiện tại. Vai trò, vị trí của nông thôn càng trở nên quan trọng sự nghiệp phát triển nông thôn, nông nghiệp sản xuất ra những nông sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người mà không một ngành sản xuất nào có thể thay thế được. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước. Trong đó kinh tế biển là tiềm năng lớn nhất của vùng, với lợi thế 750 km bờ biển chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước và có đến 7/13 tỉnh thành giáp biển. Có 360.000 𝑘𝑚2 vùng biển là vùng đặc quyền kinh tế, với đường bờ biển dài khí hậu thuận lợi cho việc phát triển thủy sản và đã trở thành nguồn cung ứng thủy sản chủ lực cả nước. Tỉnh Sóc Trăng trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp thì có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha, đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Ngoài ra, do thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nên Tỉnh Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72 km và hệ thống sông ngòi dài hơn 3000 km. Bên cạnh đó Sóc Trăng còn có 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông rất thuận lợi trong giao thông, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng. Sóc Trăng sẽ là vùng cung cấp nguyên liệu vững chắc của ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu trong vùng và cả nước. Vì những lợi thế đó nên Sóc Trăng đã chọn thủy sản là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Năm 2019, diện tích nuôi trồng thủy sản ở Sóc Trăng đã đạt trên 78.000 ha. Trong đó, nuôi tôm nước lợ hơn 57.000 ha chiếm gần 74%; tổng sản lượng 1
- nuôi và khai thác tôm nước lợ đạt trên 150.000 tấn chiếm tỉ lệ 71%; xuất khẩu thủy sản đạt 630 triệu USD chiếm 76% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Qua đó, không chỉ phát huy được tiềm năng kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác mà còn giải quyết được vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Ở thị xã Vĩnh Châu, các hộ nông dân đã sử dụng triệt để lợi thế của các tuyến sông, rạch, vùng đất ngập mặn để nuôi tôm và vươn lên thành vựa tôm của tỉnh. Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm cao gấp nhiều lần so với nghề trồng lúa, nhờ vậy mà mức sống của người dân trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu cũng được cải thiện nhờ nuôi tôm. Bên cạnh những thuận lợi đó, các nông hộ còn gặp không ít khó khăn trong quá trình nuôi tôm. Tình trạng diện tích nuôi tôm trên đầu người giảm do quy mô dân số lao động còn quá lớn, áp lực nhân khẩu đè nặng lên quỹ đất tài nguyên vốn đã có hạn, tình trạng dịch bệnh trên tôm thẻ ngày càng phức tạp, với nhiều chủng loại bệnh khác nhau. Việc áp dụng mô hình nuôi tôm theo hướng thâm canh, không còn đem lại hiệu quả trong sản xuất, đòi hỏi người dân phải ứng dụng một mô hình nuôi tôm khác phù hợp hơn. Qua đánh giá của Sở NN&PTNT, các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn cho tỷ lệ thành công cao và đạt trên 80 - 90% diện tích nuôi có lãi. Đây là các mô hình nuôi tôm tiên tiến nhất được đầu tư bài bản và quản lý nghiêm ngặt; khu nuôi được thiết kế hệ thống ao lắng lọc, ao chứa và xử lý nước thải, chất thải, có lắp đặt hệ thống biogas. Hệ thống ao ương, ao nuôi được lắp quạt và oxy đáy; ao ương, ao nuôi, ao lắng được trải bạt hoàn toàn và được che lưới ở phía trên để giảm sự phát triển của tảo; tôm được ương, sau đó chuyển tôm xuống ao nuôi và sang thưa ra nhiều giai đoạn. Trong quá trình nuôi, các yếu tố môi trường được kiểm soát chặt chẽ, năng suất từ 20 - 25 tấn/ha; lợi nhuận từ 700 - 900 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có mô hình lợi nhuận từ 1 - 2 tỷ đồng. Từ năm 2011 trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Sóc Trăng đã phải "Treo" ao vì dịch bệnh tràn lan, nợ nần chồng chất. Riêng năm 2015, toàn tỉnh có gần 46.000 ha thả nuôi tôm nước lợ, với hơn sáu tỷ con giống. Ðây được xem là năm khó khăn nhất đối với nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh, khi tổng diện tích nuôi trong tỉnh bị thiệt hại 28%, cục bộ một số vùng nuôi thiệt hại hơn 50% như ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên..., trước tình trạng một bộ phận người nuôi tôm không còn mặn mà với con tôm, vụ nuôi năm 2016, ngành nông nghiệp địa phương cùng bà con nông dân đã tổ chức rút kinh nghiệm các vụ nuôi trước. Qua những vụ nuôi trước, ngành nông nghiệp đã đúc kết được một số cách làm hay của nông dân như: Quản lý tốt ao nuôi, sử dụng ao lắng để xử lý nước, thả cá rô phi làm sạch tạp chất, hạn chế sử dụng hóa chất bằng cách sử dụng vi sinh tạo tảo xử lý môi trường nước; phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm và ứng 2
- dụng khoa học công nghệ mới để hỗ trợ người nuôi tôm theo hướng thân thiện với môi trường, nhất là nuôi tôm bằng công nghệ sinh học. Trong đó, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn được coi là tiến bộ khoa học giúp nông dân xử lý tốt môi trường ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho tôm. Khuyến cáo người nuôi tôm theo dõi chặt diễn biến thời tiết để chọn thời điểm thả giống phù hợp. Qua tìm hiểu tình hình sản xuất của nông hộ hiện nay và so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình đem lại, những điểm mạnh và điểm yếu của từng mô hình qua đó khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh. Nhận thấy được tầm quan trong của vấn đề cũng như hiệu quả mà mô hình đem lại, nên em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (2018-2021)” làm luận văn tốt nghiệp. 1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn Ngành nuôi trồng thủy sản gắn liền với cuộc sống của nhiều người dân thị xã Vĩnh Châu từ rất lâu. Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên thuận lợi như: Có tiềm năng về đất đai và hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Vì vậy cần được quan tâm và đầu tư đúng mức để thị xã Vĩnh Châu được phát triển bền vững theo hướng đa dạng hóa sản xuất. Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp từ đất trồng lúa sang nuôi tôm, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đồng thời phát triển nông thôn tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho người dân, từ đó tăng nhu cầu hàng hóa công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua mặc dù Đảng và nhà nước đã đổi mới cơ chế nhưng nông hộ nuôi tôm đa phần là làm theo kinh nghiệm, theo tập quán sản xuất. Thêm vào đó là sản xuất tôm thẻ chân trắng chịu sự tác động diễn biến phức tạp của thị trường và thời tiết dẫn đến tiềm năng chưa khai thác hết. Trong khi sản xuất tôm thẻ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của nông hộ và tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến tôm phục vụ nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nhằm để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình. Từ đó, đưa ra một số biện pháp để 3
- nông hộ tham khảo và có thể giải quyết các vấn đề tồn động, giúp mở rộng mô hình và phát triển bền vững. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung nói trên, trong đề tài này lần lượt giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất tôm tại địa bàn xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. - Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại địa bàn xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. - Mục tiêu 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn. - Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng như thế nào? - Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng mang lại hiệu quả tài chính cao hay thấp? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng? - Làm thế nào để phát triển bền vững mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Do địa bàn có phạm vi nghiên cứu khá rộng, thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài được thực hiện trong phạm vi xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đây là nơi có các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình siêu thâm canh ba giai đoạn với tỷ trọng cao để thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp. 1.4.1 Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp: Được sử dụng trong đề tài là số liệu thu thập từ năm 2018 đến 6 tháng đầu năm 2021 từ phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu. 4
- - Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua việc khảo sát trực tiếp các nông hộ nuôi tôm tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng trong vụ đầu mùa 2021. - Thời gian thực hiện đề tài giới hạn từ tháng 8/2021 đến 10/2021. 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế của các nông hộ khi áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trong đề tài chủ yếu nêu lên thực trạng khi nông hộ áp dụng mô hình, hiệu quả kinh tế mà mô hình này đem lại, những nhân tố gây ảnh hưởng và các giải pháp tham khảo cho mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại địa bàn thực hiện. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nghề nuôi tôm phát triển mạnh từ những năm đầu thập niên 1970. Năm 1975, Ecuador đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản lượng nuôi tôm nuôi ở Tây Bán Cầu và Đài Loan. Trung Quốc dẫn đầu ở Đông Bán Cầu, sản lượng nuôi tôm trên thế giới tăng từ 50.000 tấn năm 1975 lên 200.000 tấn năm 19885, trong đó khoảng 70% sản lượng tôm nuôi từ các quốc gia Châu Á. Năm 1988, sản lượng nuôi tôm trên thế giới đạt 450.000 tấn (Liao, 2006) Tuy nhiên nghề nuôi tôm bắt đầu gặp nhiều trở ngại lớn về dịch bệnh. Đài Loan bị thiệt hại nặng nhất sản lượng giảm từ 78.000 tấn năm 1987 còn 30.000 tấn năm 1988 và khoản 10.000 tấn năm 1990. Sản lượng tôm sú Đài Loan vẫn giữ ở mức dưới 20.000 tấn đến năm 2000 (Liao, 2006). Năm 1992, Thái Lan trở thành nước có sản lượng đứng đầu thế giới và tiếp tục duy trì đến thập niên 90, sự thâm canh hóa trong nuôi tôm ở Thái Lan chính là giai đoạn tăng trưởng chậm (1978 – 1984), giai đoạn tăng trưởng nhanh (1984 – 1988), giai đoạn chậm lại (1988-1992), giai đoạn suy thoái (1993 – 1994), giai đoạn dừng suy thoái (1995 – 1996), giai đoạn phục hồi (1997 -2000), sang năm 2003 sản lượng tôm của Trung Quốc đạt 500.000 tấn (Yuan et al, 2006). Theo thống kê của FAO năm 2002 thì sản lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm thẻ Trung Quốc chiếm cao nhất. Trong số các loài tôm biển nuôi trong giai đoạn này thì tôm sú chiếm khoản 50 – 60% tổng sản lượng nuôi tôm trên thế giới, thẻ chân trắng chỉ được nuôi chủ yếu ở các nước Nam Mỹ (Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2009). Tuy nhiên, từ năm 1995 đến nay, thẻ chân trắng đã được di nhập và nuôi nhiều ở các quốc gia và lục địa Châu Á như Đài Loan (năm 1995), Philippines (năm 1997), Việt Nam (năm 2000)…, (Brigs et al, 2005). Đến nay thẻ chân 5
- trắng đã thành đối tượng nuôi phổ biến ở các quốc gia này, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan. Năm 2007, sản lượng thẻ chân trắng tăng lên nhanh chóng đạt trên 2.200.000 tấn đứng đầu sản lượng nuôi tôm trên thế giới vượt qua sản lượng nuôi tôm sú, đang có xu hướng giảm xuống chưa tới 600.000 tấn (FAO,2009) Luận văn Thạc Sĩ. “Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên”. Với nội dung chính, đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018, đánh giá hiệu quả kinh tế theo cách tiếp cận doanh thu, chi phí và xác định nhân tố ảnh hưởng quan trọng của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm cảnh ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ đó, đưa ra kiến nghị cho địa phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Kết quả khảo sát từ 5/2017 đến 8/2018 cho thấy năng suất trung bình của hộ nuôi là 6,29 tấn/ha/vụ, giá trung bình khoản 90.000 đồng/kg mang lại cho nông hộ khoản 600 triệu đồng/ha/vụ. (Lương Minh Nhất, 2018) Luận văn tốt nghiệp đại học. “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau”. Với nội dung chính, đề tài được thực hiện từ tháng 12/2013 đến 5/2014. Để khảo sát hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề nuôi trồng thủy sản, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tài chính phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau. Kết quả khảo sát 2014 cho thấy mô hình nuôi tôm thẻ có lợi nhuận cao, thời gian nuôi trồng ngắn, tuy nhiên chi phí phải bỏ ra rất lớn. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ tôm: Chuẩn bị ao, giống, chăm sóc, giá bán và hợp tác xã. (Triệu Nhật Phi, 2014) 6
- CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản và các mô hình nuôi tôm Khái niệm về nuôi trồng thủy sản được Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO, tóm lược bởi Lê Xuân Xinh, 2010) xem là tổng hợp của 3 yếu tố: - Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản. - Quá trình phát triển của các loại đối tượng này chịu sự can thiệp của con người. - Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động. Theo Phạm Minh Thành (2002), thì nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất lấy đối tượng là những sinh vật sống trong nước để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người. Nuôi trồng thủy sản bao gồm: (1) Nuôi trồng thủy sản nước ngọt. (2) Nuôi trồng hải sản. (3) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Là hình thức nuôi tôm bằng nguồn giống và thức ăn tự nhiên thông qua việc lấy nước và thức ăn thông qua cửa cống và nhốt giữ trong một thời gian nhất định. Thời gian nhốt giữ trong đầm tùy vào vùng địa lí, mùa vụ tập quán. Miền Bắc và miền Trung từ 03 đến 06 tháng, miền Nam từ 0,5 đến 02 tháng. Quy mô diện tích nuôi từ 02 ha đến 10 ha, có nơi đến 100 ha. Độ sâu mực nước từ 0,5 đến 1,0. Năng suất có thể đạt từ 30 – 300 kg/ha/năm. 2.1.1.1 Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến Là hình thức nuôi thủy sản dự trên mô hình quảng canh nhưng có thả thêm con giống ở mật độ 5 -7 con/𝑚2 có bổ sung thức ăn. Là loại hình dựa vào điều kiện môi trường là chính, diện tích ao nuôi lớn 2 -5 ha (gọi là đầm hồ), năng suất 0,5 – 0,8 tấn/ha/vụ. Ở nước ta, các mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ngập mặn, nuôi trên đất ngập mặn, nuôi kết hợp với các loại thủy sản khác trong ao hồ như: Cua, cá đều thuộc mô hình này. Mô hình này có ưu điểm là chi phí thấp có thể bổ sung con giống từ tự nhiên hay thu gom nhân tạo, kích cỡ tôm thu hoạch càng lớn thì giá càng cao. Năng suất cao hơn mô hình quảng canh, nhược điểm là 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản trị marketing đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương VN (Chi nhánh Tp.HCM)
94 p | 339 | 62
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực - Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ IBF Việt Nam
61 p | 245 | 44
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt chi nhánh Cần Thơ
92 p | 40 | 25
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Kế hoạch khởi sự kinh doanh - Thành lập cửa hàng quần áo nữ Mei Shop
66 p | 65 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Lập kế hoạch khởi nghiệp đối với dự án thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp "Sen Beauty" tại thành phố Cần Thơ
96 p | 33 | 22
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang
87 p | 34 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
110 p | 30 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng PVcomBank chi nhánh An Giang giai đoạn 2016-2018
80 p | 56 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết kế Xây dựng Kỹ thuật Hoàng Anh
73 p | 31 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối Xe máy Hồng Đức - chi nhánh Cần Thơ
87 p | 29 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng Manwah Taiwanese Hotpot Vincom Xuân Khánh trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2019-2021
99 p | 38 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh
75 p | 27 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn May xuất khẩu Thành An chi nhánh Long Xuyên giai đoạn 2018-2020
79 p | 27 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại nội thất Khôi Vũ
98 p | 26 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động Vinaphone của khách hàng tại huyện An Biên tỉnh Kiên Giang
98 p | 26 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam
81 p | 27 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Trang trí Nội thất Thành Công
72 p | 19 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn