Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh
lượt xem 15
download
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh qua 3 năm từ 2017 đến năm 2019 để phát hiện những mặt thuận lợi và hạn chế của công ty, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KINH TẾ HUỲNH NGUYỄN KHÁNH VY PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÂN ANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: D340101 Hậu Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KINH TẾ HUỲNH NGUYỄN KHÁNH VY MSSV: 7656642887 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÂN ANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Quản Trị Kinh Doanh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THS. NGUYỄN PHƯƠNG QUANG Hậu Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2020
- LỜI CẢM TẠ Trải qua quá trình 4 năm học tập tại trường Đại học Võ Trường Toản, nhận được rất nhiều sự quan tâm, sự nhiệt tình chỉ dạy của quý thầy cô, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho em những giá trị kiến thức về cả lý thuyết lẫn thực hành trong chuyên ngành Quản trị kinh doanh để có thể có đủ kiến thức thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập 2 tháng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh, em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức tích lũy được ở trường vào thực tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc tại công ty. Cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp từ phía công ty, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Trước những kết quả mà em đã đạt được, bằng tất cả tấm lòng và sự biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Võ Trường Toản nói chung và thầy cô Khoa Kinh Tế nói riêng, đã dạy dỗ truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tập 4 năm qua. Đặc biệt nhất, em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Phương Quang - giáo viên hướng dẫn cho em thực hiện khóa luận, đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài luận văn này. Cùng với đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc công ty và các anh chị đồng nghiệp của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và cung cấp những số liệu cần thiết cho em trong thời gian thực tập. Do trình độ kiến thức bản thân còn hạn chế và thời gian thực tập tương đối ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách trình bày và những ý kiến mang tính chủ quan khi phân tích, đánh giá vấn đề. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của quý thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty để báo cáo tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn. Trân trọng cảm ơn! Hậu Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2020 Người thực hiện Huỳnh Nguyễn Khánh Vy i
- LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Dữ liệu và kết quả phân tích trong khóa luận đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực, không có bất kỳ sự ngụy tạo và điều chỉnh kết quả nghiên cứu bằng sự chủ quan của tác giả. Hậu Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2020 Người thực hiện Huỳnh Nguyễn Khánh Vy ii
- iii
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Phương Quang Nhận xét quá trình thực hiện luận văn của sinh viên: Huỳnh Nguyễn Khánh Vy Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Khóa: 9 Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh. Nội dung nhận xét: 1. Về tinh thần, thái độ thực hiện luận văn của sinh viên: - Chăm chỉ trong làm bài - Nghiêm túc 2. Về chất lượng của nội dung luận văn: - Tốt Đánh giá điểm quá trình, sinh viên đạt: 9 điểm (thang điểm 10) Đánh giá điểm luận văn, luận văn đạt: 7.5 điểm (thang điểm 10) Hậu Giang, ngày 02 tháng 11 năm 2020 Người nhận xét ThS. Nguyễn Phương Quang iv
- MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ................................................................................................................ i Lời cam kết ............................................................................................................. ii Nhận xét của cơ quan thực tập ............................................................................... iii Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ....................... Error! Bookmark not defined. Mục lục ................................................................................................................... v Danh sách bảng ..................................................................................................... vii Danh sách hình.................................................................................................... viii Danh mục từ viết tắt ............................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu .................................... 2 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định .................................................................. 2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4.1 Không gian .............................................................................................. 2 1.4.2 Thời gian ................................................................................................. 2 1.4.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến nghiên cứu ........................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. .............................................................................................. 4 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. ..................... 6 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. .......................... 8 2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính .......................................................................... 9 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 16 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 16 2.2.2 Phương pháp so sánh ............................................................................ 16 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÂN ANH .................................................. 18 3.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH một thành viên Vân Anh .............. 18 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 18 3.3 Chức năng và nhiệm vụ ............................................................................... 19 3.3.1 Chức năng ............................................................................................. 19 3.3.2 Nhiệm vụ ............................................................................................... 19 v
- 3.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ................................................ 19 3.4.1 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 19 3.4.2 Chức năng từng bộ phận ....................................................................... 20 3.5 Sản phẩm và dịch vụ ................................................................................... 21 3.5.1 Sản phẩm ............................................................................................... 21 3.5.2 Dịch vụ ................................................................................................ 22 3.6 Thị trường tiêu thụ ....................................................................................... 22 3.7 Phương hướng hoạt động. ........................................................................... 23 3.8 Đánh giá sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh từ 2017 đến 2019 .............. 23 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÂN ANH ...................................... 26 4.1 Phân tích kết quả hoạt động của công ty từ 2017 đến 2019. ....................... 26 4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu ............................................................... 26 4.1.2 Phân tích tình hình chi phí .................................................................... 31 4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận ............................................................... 36 4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty qua một số chỉ tiêu tài chính. ... 43 4.2.1 Phân tích một số chỉ tiêu thanh toán .................................................... 43 4.2.2 Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ................................... 45 4.2.3 Phân tích một số chỉ tiêu khả năng sinh lời .......................................... 50 4.2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty ... 54 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÂN ANH ................................................................................................ 57 5.1 Sự cần thiết của nâng cao hiêu quả hoạt động kinh doanh ......................... 57 5.2 Một số giải pháp về doanh thu .................................................................... 57 5.2.1 Nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ. .......................................... 57 5.2.2 Chính sách giá cả hợp lý....................................................................... 58 5.2.3 Tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng .............................................. 59 5.2.4 Chú trọng các biện pháp marketing, quảng cáo. .................................. 59 5.3 Một số giải pháp về chi phí ......................................................................... 60 5.3.1 Kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán...................................................... 60 5.3.2 Kiểm soát chi phí quản lý kinh doanh ................................................... 60 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 62 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 62 6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 63 6.2.1 Đối với công ty ...................................................................................... 63 6.2.2 Đối với nhà nước................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 64 vi
- DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh công ty qua 3 năm (2017 – 2019) .... 23 Bảng 3.2: Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ...... 24 Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2017 – 2019) ................ 26 Bảng 4.2: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty qua 3 năm ....... 29 Bảng 4.3: Chênh lệch doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty qua 3 năm (2017 – 2019) ......................................................................................... 29 Bảng 4.4: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm (2017 – 2019) ..................... 31 Bảng 4.5: Tỉ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của công ty qua 3 năm (2017 – 2019) ................................................................................................. 32 Bảng 4.6: Chi phí tài chính của công ty qua 3 năm (2017 – 2019) ...................... 33 Bảng 4.7: Chi phí quản lý kinh doanh của công ty qua 3 năm ............................. 34 Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2017 – 2019) ................. 36 Bảng 4.9: Lợi nhuận thuần bán hàng của công ty qua 3 năm ............................... 37 Bảng 4.10: Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty qua 3 năm ...................... 39 Bảng 4.11: Lợi nhuận khác của công ty qua 3 năm (2017 – 2019) ...................... 40 Bảng 4.12: Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm ............................. 41 Bảng 4.13: Chênh lệch tổng lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm ........... 41 Bảng 4.14: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty qua 3 năm ........... 43 Bảng 4.15: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty qua 3 năm ............ 44 Bảng 4.16: Hệ số vòng quay tổng tài sản của công ty qua 3 năm ........................ 45 Bảng 4.17: Hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty qua 3 năm ...................... 46 Bảng 4.18: Hệ số vòng quay phải thu của khác hàng của công ty qua 3 năm...... 47 Bảng 4.19: Hệ số vòng quay phải trả của khác hàng của công ty qua 3 năm ...... 49 Bảng 4.20: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua 3 năm ................... 51 Bảng 4.21: Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty qua 3 năm ................. 52 Bảng 4.22: Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty qua 3 năm........... 53 vii
- DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên Vân Anh .... 19 Hình 3.2: Chỉ may bao công nghiệp PE ............................................................... 21 Hình 3.3: Chỉ may bao công nghiệp PP ................................................................ 21 Hình 3.4: Một số loại máy may CN của công ty TNHH MTV Vân Anh............. 22 Hình 3.5: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ............ 24 Hình 4.1: Biểu đồ tổng doanh thu của công ty qua 3 năm ................................... 26 Hình 4.2: Biểu đồ lợi nhuận thuần bán hàng của công ty qua 3 năm ................... 37 viii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH: Bán hàng BQ: Bình quân CN: Công nghiệp CP: Chi phí DTT: Doanh thu thuần GVHB: Giá vốn hàng bán LN: Lợi nhuận MTV: Một thành viên QLDN: Quản lý doanh nghiệp QLKD Quản lý kinh doanh TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TS: Tài sản ix
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong môi trường hội nhập như hiện nay, thị trường là một sân chơi kinh tế bình đẳng. Mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều có cơ hội và thách thức như nhau. Kinh tế thị trường với tình hình cạnh tranh gay gắt, vấn đề đặt ra cho mỗi chủ thế kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng là phải nổ lực tạo chỗ đứng trên thị trường, bắt buộc bản thân doanh nghiệp phải không ngừng thích nghi, thay đổi để tồn tại và phát triển. Năng suất, chất lượng và hiệu quả là ba chỉ tiêu quan trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến trong quá trình kinh doanh, sự hoạt động kinh doanh kém hiệu quả là một vấn đề kìm hãm các doanh nghiệp thuộc mọi qui mô. Tuy nhiên cần thiết trước nhất là doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn về năng lực của mình. Bất kì quyết định nào của nhà quản trị doanh nghiệp đều mang tính sống còn cho doanh nghiệp, những quyết định đúng đắn sẽ là nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp, mục tiêu của các nhà quả trị doanh nghiệp là đảm bảo sự bền vững và đạt lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh. Vậy làm thế nào để nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn cho doanh nghiệp của mình? Để trả lời được câu hỏi trên, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn nhận được tổng quát quá trình kinh doanh, điểm mạnh cũng như điểm hạn chế của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình phân tích này là cơ sở cho các quyết định kinh tế phù hợp cho nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm hoạt động tiếp theo. Bên cạnh đó, thông qua quá trình phân tích hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể khắc phục được những điểm còn hạn chế và phát huy những điểm mạnh, xác định được nguyên nhân cốt lõi của các vấn đề kinh tế phát sinh, phát hiện và khai thác những nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp. Quá trình này được xem là việc làm không thể thiếu đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhận thức được mức độ cần thiết và ý nghĩa của quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp cùng với mong muốn có cơ hội vận dụng để hiểu sâu hơn về kiến thức đã học nên tác giả đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh” để làm nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp của mình. 1
- 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh qua 3 năm từ 2017 đến năm 2019 để phát hiện những mặt thuận lợi và hạn chế của công ty, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Giới thiệu khái quát mô hình hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh. Mục tiêu 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh. Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định - Hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017 – 2019 có hiệu quả. - Doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng. - Giảm chi phí thì lợi nhuận tăng. - Giảm chi phí thì hiệu quả hoạt động tăng. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2017 – 2019 như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty? - Đề ra những giải pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh. Địa chỉ: 162 Trương Định, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian Thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp từ ngày 03/8/2020 đến 26/10/2020. Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập trong khoảng thời gian 3 năm từ 2017 đến 2019. 2
- 1.4.3 Nội dung nghiên cứu Với tính chất phức tạp và phạm vi rất rộng của đề tài phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng do thời gian thực tập tại công ty và thời gian nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp ngắn cộng với trình độ kiến thức thực tiễn của bản thân tác giả còn hạn hẹp nên giới hạn nội dung nghiên cứu của luận văn này chỉ tập trung phân tích những nội dung sau: - Những cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu có liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh thông qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu kinh tế. - Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đã có kết quả nghiên cứu trước cụ thể như sau: - Trịnh Khang, 2015. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH máy và xây dựng Quang Minh. Luận văn đại học. Đại học Thăng Long. Bài viết phân tích tình hình hoạt động của công ty thông qua phân tích các nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời; phân tích khả năng thanh toán; phân tích chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản; phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH máy và xây dựng Quang Minh. - Đinh Thị Hoa, 2015. Phân tích và thiết kế biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất bao bì Sao Việt. Luận văn đại học. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Bài viết đưa ra những đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và những nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn 2013 - 2014. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, lao động, tài sản, nguồn vốn … Từ đó đưa ra các biện pháp nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng sinh lời, khắc phục những điểm còn yếu và phát huy điểm mạnh của công ty. 3
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.1.1.1 Một số khái niệm “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”. (PGS. TS. Phạm Thị Gái (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê, trang 5). Hoặc cũng có thể hiểu theo nghĩa đơn giản hơn, phân tích là quá trình phân chia một chủ đề hoặc nội dung phức tạp thành các phần nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về nó. Hoạt động kinh doanh là tất cả các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng và đảm bảo thu được lợi nhuận thông qua sự thỏa mãn của khách hàng. (Business Activities, https://theinvestorsbook.com/business-activities.html). Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì thế mới cần đánh giá hiệu quả kinh doanh. (Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân). Mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh, tùy vào các cơ chế quản lý khác nhau sẽ có những nhiệm vụ và mục tiêu khác nhau, nhưng có thể nói tất cả các doanh nghiệp đều có một mục tiêu bao trùm là có thể tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ với mức chi phí tối thiểu, cùng với đó là tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận. Như vậy, điều mà một doanh nghiệp hướng đến là xây dựng được một hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận tối đa từ những yếu tố đầu vào với mức chi phí thấp nhất có thể. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện về hoạt động kinh doanh của mình, phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nghiên cứu và phát triển các nguồn lực sẵn có. Doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quát về những kết quả kinh doanh đã đạt được cũng như những vướng mắc còn tồn tại khiến cho hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao. Bởi vì một doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên của mình một cách không hợp lý hoặc có thể là lãng phí, hạn chế khả năng phát triển của doanh nghiệp và nguy cơ bị đánh bại bởi các đối thủ cạnh tranh là hoàn toàn có thể. Muốn có cái nhìn từ chi tiết đến bao quát tất cả quá trình kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ quá trình 4
- và kết quả kinh doanh. Phải đi sâu nghiên cứu kết quả và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu, tài liệu bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học và cần có những điều chỉnh cần thiết. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp (TS. Trịnh Văn Sơn (2005). Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Kinh tế Huế. Trang 4). Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình cần thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Có thể xem quá trình này là một hoạt động thực tiễn, bởi vì phân tích hoạt động kinh doanh luôn đi trước và làm cơ sở cho các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. 2.1.1.2 Ý nghĩa Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, tự đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh đang hiệu quả ở mức độ nào thông qua phân tích, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra liên tục và phức tạp, nên sẽ có những khả năng, những nguồn lực còn tiềm ẩn chưa được phát hiện. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tìm ra được và phát huy những khả năng, những nguồn lực còn tiềm tàng này. Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp cái nhìn đúng nhất về những khả năng, điểm mạnh cũng như những hạn chế, yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những phương pháp phát huy khả năng, điểm mạnh và các biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém đó. Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để các nhà quản trị doanh nghiệp vạch ra những chiến lược phù hợp, những phương hướng và quyết định kinh doanh hiệu quả hơn. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng, hạn chế rủi ro đến với doanh nghiệp trong tương lai. Kết quả về quá trình phân tích hoạt động kinh doanh không những có ích cho bản thân doanh nghiệp, mà còn có giá trị với các đối tượng khác ví dụ như những đối tác có mối quan hệ về nguồn lợi đối với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể quyết định lựa chọn có nên hợp tác, đầu tư hoặc cho vay…với doanh nghiệp của chúng ta hay không. 5
- 2.1.1.3 Nhiệm vụ Nhiệm vụ đầu tiên của phân tích hoạt động kinh doanh là kiểm tra và đánh giá kết quả đạt được so với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Qua quá trình kiểm tra, đánh giá này các nhà quản trị doanh nghiệp có cơ sở để định hướng những kế hoạch trong tương lai cho doanh nghiệp. Xác định các nhân tố ảnh hưởng gây nên sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế, xác định mức độ ảnh hưởng và tìm nguyên nhân của những biến động đó. Từ cơ sở của đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và xác định các nhân tố ảnh hưởng nói trên, phân tích hoạt động kinh doanh phải tìm ra những nguồn lực tiềm ẩn cần được khai thác, những yếu kém còn tồn tại. Mục đích để đề ra những giải pháp phát huy hoặc khắc phục chúng. Xây dựng các phương án kinh doanh cho doanh nghiệp dựa trên các kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh. 2.1.1.4 Nội dung Phân tích kinh doanh phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu của phân tích kinh doanh là: Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, giá thành… Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn, … Khi phân tích cần hiểu rõ ranh giới giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối, bình quân,… Đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. 2.1.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh như: đối thủ cạnh tranh, thị trường, pháp luật, chính trị, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, yếu tố khách hàng, … - Đối thủ cạnh tranh bao gồm: các đối thủ cùng bán các sản phẩm đồng nhất (đối thủ sơ cấp) và các đối thủ bán những sản phẩm có khả năng thay thế (đối thủ thứ cấp). - Thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào: cung cấp các nhân tố cần cho quá trình sản xuất kinh doanh, như đối với doanh nghiệp sản xuất thì là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị … đối với doanh nghiệp thương mại là nguồn hàng hóa được phân phối cho 6
- doanh nghiệp … Vì thế đây là yếu tố tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. - Chính trị - pháp luật: Các yếu tố này chi phối mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền chính trị ổn định được xem là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và ngành kinh tế nói chung. Sự thay đổi của yếu tố này có thể ảnh hưởng tốt cho nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. - Cơ sở hạ tầng: yếu tố này bao gồm: hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước … những yếu tố này tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Tóm lại, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Các yếu tố này tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vừa có thể tạo ra cơ hội, vừa có thể sẽ hạn chế khả năng của doanh nghiệp. 2.1.2.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp Các yếu tố bên trong doanh nghiệp gồm: sức mạnh tài chính, tiềm năng con người, trình độ tổ chức quản lý, trình độ sử dụng các trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh, tiềm lực vô hình, … Là toàn bộ những yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể kiểm soát được. - Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp … - Tiềm năng về con người : Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh … - Tiềm lực vô hình : Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng. Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội … - Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản 7
- cố định mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nhà xưởng, các thiết bị chuyên dùng … 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.1.3.1 Doanh thu Trong kế toán , doanh thu là thu nhập mà một doanh nghiệp có được từ các hoạt động kinh doanh thông thường của mình, thường là từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Hiểu đơn giản là sau khi kết thúc quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản tiền nhất định, đó là doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch như bán hàng hoá…bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: được xác định bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ doanh thu, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Các khoản giảm trừ bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp. Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác. Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường;… 2.1.3.2 Chi phí Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch,… nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Có nhiều loại chi phí khác nhau, bao gồm: Chi giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác. - Chi phí giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán được hiểu là tổng tất cả các chi phí từ lúc mua hàng đến lúc hàng hóa có mặt tại kho của công ty, bao gồm: giá nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho, thuế, bảo hiểm hàng hóa,… 8
- - Chi phí quản lý kinh doanh: Bao gồm chi phí bán hàng (chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ. Gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bảo quản, vận chuyển,…) và chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác…) - Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác. - Chi phí khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường;… 2.1.3.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Lợi nhuận là thước đo khả năng sinh lợi, là lợi ích chủ yếu của chủ sở hữu trong quá trình hình thành thu nhập của sản xuất thị trường. Tổng lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận từ các hoạt động tài chính với các khoản chi phí hoạt động. Lợi nhuận từ các hoạt động tài chính: là phần lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận thu được do tham gia góp vốn liên doanh. Lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư khác. Lợi nhuận do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và trả lãi ngân hàng. Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ,… Lợi nhuận khác bao gồm: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Thu từ khoản được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, khóa sổ,… 2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính 2.1.4.1 Một số chỉ tiêu khả năng thanh toán Các chỉ tiêu thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được đo bằng lượng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đó so với tổng số nợ mà doanh nghiệp đang gánh chịu. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao là doanh nghiệp luôn luôn có đủ năng lực tài chính (tiền, tương đương tiền, các loại tài sản...) để 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản trị marketing đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương VN (Chi nhánh Tp.HCM)
94 p | 339 | 62
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực - Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ IBF Việt Nam
61 p | 245 | 44
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt chi nhánh Cần Thơ
92 p | 40 | 25
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Kế hoạch khởi sự kinh doanh - Thành lập cửa hàng quần áo nữ Mei Shop
66 p | 65 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Lập kế hoạch khởi nghiệp đối với dự án thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp "Sen Beauty" tại thành phố Cần Thơ
96 p | 33 | 22
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang
87 p | 34 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
110 p | 30 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng PVcomBank chi nhánh An Giang giai đoạn 2016-2018
80 p | 56 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết kế Xây dựng Kỹ thuật Hoàng Anh
73 p | 31 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối Xe máy Hồng Đức - chi nhánh Cần Thơ
87 p | 29 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng Manwah Taiwanese Hotpot Vincom Xuân Khánh trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2019-2021
99 p | 38 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn May xuất khẩu Thành An chi nhánh Long Xuyên giai đoạn 2018-2020
79 p | 27 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại nội thất Khôi Vũ
98 p | 26 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ba giai đoạn tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (2018-2021)
90 p | 31 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động Vinaphone của khách hàng tại huyện An Biên tỉnh Kiên Giang
98 p | 26 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam
81 p | 27 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Trang trí Nội thất Thành Công
72 p | 19 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn