intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

31
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 được thực hiện với mục tiêu nhằm hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 và qua đó đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ  ĐỖ HUỲNH NHI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH Tháng 10 năm 2021
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ  ĐỖ HUỲNH NHI MSSV: 2573565021 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN VĂN TRÌNH Tháng 10 năm 2021
  3. LỜI CẢM TẠ  Có lẽ câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” muôn đời sau vẫn đúng. Trong suốt 4 năm đại học, quãng thời gian quý giá ấy đã giúp em ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn, thầy cô chính là người trực tiếp chỉ dạy cho em những kiến thức, những kinh nghiệm có giá trị, những hành trang vô cùng bổ ích để em có đủ bản lĩnh bước vào đời. Vì lẽ đó, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của em xin gửi đến toàn thể Quý Thầy Cô trường Đại học Võ Trường Toản, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế. Bên cạnh đó, em không thể không gửi lời cảm ơn đến Quý Ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVcomBank) Chi nhánh Kiên Giang và chú Thiếu Bá - Phó Giám Đốc PVcomBank Chi nhánh Kiên Giang đã tiếp nhận em vào thực tập tại đơn vị, tạo điều kiện cho em được trải nghiệm môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và đầy thử thách, giúp em có cơ hội nghiên cứu, tiếp xúc thực tế mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng để có cơ sở hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị ở phòng ban đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là lời cảm ơn đến với gia đình. Cảm ơn Ba Mẹ - những người đã sinh ra con, nuôi nấng và bồi đắp những ý chí để con không ngừng cố gắng, tự tin hơn khi thực hiện những ước mơ hoài bão của mình. Cảm ơn Anh Chị Em và Bạn Bè đã đồng hành cùng em, giúp đỡ em về mặt tinh thần trong suốt những tháng ngày vừa qua. Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe, gặt hái nhiều thành công. Xin chúc Ban giám đốc cùng toàn thể các Anh Chị trong Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang có nhiều năng lượng để công việc ngày càng thăng hoa và công ty phát triển thịnh vượng! Hậu Giang, ngày 25 tháng 10 năm 2021 NGƯỜI THỰC HIỆN Đỗ Huỳnh Nhi i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Em xin cam đoan nội dung khóa luận là do em thực hiện, không sao chép và thuê mướn người khác, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Khoa Kinh Tế với mục tiêu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Các số liệu nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và các kết quả trình bày trong khóa luận, được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Trường Đại học Võ Trường Toản và Khoa Kinh tế về sự cam đoan này với bài khóa luận của mình. Hậu Giang, ngày 25 tháng 10 năm 2021 NGƯỜI THỰC HIỆN Đỗ Huỳnh Nhi ii
  5. iii
  6. iv
  7. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .......................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung: ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................... 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 3 1.4.1 Giới hạn không gian nghiên cứu: .......................................................... 3 1.4.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu: .............................................................. 3 1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu: .............................................................. 3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 6 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 6 2.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược ........................................ 6 2.1.1.1 Khái niệm chiến lược ...................................................................... 6 2.1.1.2 Khái niệm quản trị chiến lược ........................................................ 6 2.1.2 Các giai đoạn quản trị chiến lược .......................................................... 7 2.1.2.1 Giai đoạn hình thành chiến lược .................................................... 7 2.1.2.2 Giai đoạn thực thi chiến lược ......................................................... 7 2.1.2.3 Giai đoạn đánh giá chiến lược ....................................................... 8 2.1.3 Tiến trình hình thành chiến lược ........................................................... 8 2.1.3.1 Phân tích môi trường nội bộ ........................................................... 8 2.1.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài ................................................... 10 2.1.3.3 Xác định sứ mạng và mục tiêu ...................................................... 14 2.1.3.4 Xây dựng chiến lược ..................................................................... 15 2.1.3.5 Lựa chọn chiến lược...................................................................... 16 2.1.4 Khái niệm, chức năng và vai trò của NHTM ...................................... 17 2.1.4.1 Khái niệm NHTM .......................................................................... 17 v
  8. 2.1.4.2 Chức năng của NHTM .................................................................. 17 2.1.4.3 Vai trò của NHTM ........................................................................ 18 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 19 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 19 2.2.2 Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu .............................. 20 2.2.2.1 Phương pháp so sánh .................................................................... 20 2.2.2.2 Phương pháp chuyên gia .............................................................. 20 2.2.2.3 Công cụ ma trận IFE .................................................................... 20 2.2.2.4 Công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh .......................................... 20 2.2.2.5 Công cụ ma trận EFE ................................................................... 20 2.2.2.6 Công cụ ma trận SWOT ................................................................ 21 2.2.2.7 Công cụ ma trận QSPM ................................................................ 21 2.2.2.8 Phương pháp phân tích tổng hợp.................................................. 21 CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG .................................................................................................. 22 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM (PVcomBank) .................................................................................................. 22 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 22 3.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.................................................... 24 3.1.2.1 Tầm nhìn ....................................................................................... 24 3.1.2.2 Sứ mệnh ......................................................................................... 24 3.1.2.3 Giá trị cốt lõi ................................................................................. 24 3.1.3 Sản phẩm - dịch vụ .............................................................................. 25 3.1.4 Mạng lưới hoạt động ........................................................................... 25 3.2 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH TẠI KIÊN GIANG ................................ 26 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 26 3.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ........................................................... 26 3.2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban ................................. 26 3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 26 3.2.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban ........................................................ 27 3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................... 28 vi
  9. 3.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ ..................................................... 29 3.3.1 Quản trị ................................................................................................ 29 3.3.1.1 Hoạch định .................................................................................... 29 3.3.1.2 Tổ chức .......................................................................................... 29 3.3.1.3 Lãnh đạo ....................................................................................... 29 3.3.1.4 Kiểm soát....................................................................................... 30 3.3.2 Nguồn nhân lực ................................................................................... 30 3.3.2.1 Trình độ nhân sự ........................................................................... 31 3.3.2.2 Tuyển dụng nhân sự ...................................................................... 31 3.3.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................................... 31 3.3.2.4 Chế độ lương, thưởng và phúc lợi ................................................ 31 3.3.3 Tài chính .............................................................................................. 32 3.3.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị ............................................................ 32 3.3.5 Hệ thống thông tin ............................................................................... 32 3.3.6 Nghiên cứu và phát triển ..................................................................... 33 3.3.7 Quản lí rủi ro ....................................................................................... 33 3.3.8 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) ............................................................. 34 3.4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI............................................. 37 3.4.1 Môi trường vĩ mô ................................................................................ 37 3.4.1.1 Yếu tố chính phủ và chính trị ........................................................ 37 3.4.1.2 Yếu tố kinh tế ................................................................................. 39 3.4.1.3 Yếu tố xã hội .................................................................................. 42 3.4.1.4 Yếu tố tự nhiên .............................................................................. 43 3.4.1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật ........................................................ 44 3.4.2 Môi trường vi mô ................................................................................ 46 3.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại ........................................................... 46 3.4.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ........................................................... 53 3.4.2.3 Khách hàng ................................................................................... 54 3.4.2.4 Nhà cung cấp ................................................................................ 55 3.4.2.5 Sản phẩm thay thế ......................................................................... 56 3.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..................................... 57 vii
  10. 3.5 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG ................ 60 3.5.1 Xác định sứ mệnh và mục tiêu ............................................................ 60 3.5.1.1 Xác định sứ mạng .......................................................................... 60 3.5.1.2 Xác định mục tiêu .......................................................................... 60 3.5.2 Hình thành chiến lược ......................................................................... 63 3.5.2.1 Ma trận SWOT của PVcomBank Kiên Giang ............................... 63 3.5.2.2 Phân tích các chiến lược đã đề xuất ............................................. 65 3.5.3 Lựa chọn chiến lược ............................................................................ 66 3.6 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ................................................ 72 3.6.1 Giải pháp thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường .......................... 72 3.6.2 Giải pháp thực hiện chiến lược liên doanh .......................................... 73 3.6.3 Giải pháp thực hiện chiến lược Marketing .......................................... 73 3.6.3.1 Sản phẩm ....................................................................................... 73 3.6.3.2 Giá ................................................................................................. 74 3.6.3.3 Phân phối ...................................................................................... 74 3.6.3.4 Chiêu thị ........................................................................................ 75 3.6.4 Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển nhân sự .............................. 76 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 77 4.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 77 4.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 78 4.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang ............................................................................................................ 78 4.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước .............................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80 viii
  11. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE)…………………………...9 Bảng 2.2 Ma trận cạnh tranh hình ảnh……………………………………….13 Bảng 2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)……………………...13 Bảng 2.4 Ma trận SWOT……………………………………………………..15 Bảng 2.5 Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược………………………….16 Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của PVcomBank Kiên Giang 2018-2020…………………………………………………………………….28 Bảng 3.2 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE)……………………………………...36 Bảng 3.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh……………………………………….51 Bảng 3.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh……………………………………….52 Bảng 3.5 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)……………………..59 Bảng 3.6 Ma trận SWOT của PVcomBank Kiên Giang……………………..64 Bảng 3.7 Ma trận QSPM của PVcomBank Kiên Giang – Nhóm chiến lược SO……………………………………………………….68 Bảng 3.8 Ma trận QSPM của PVcomBank Kiên Giang – Nhóm chiến lược ST……………………………………………………….69 Bảng 3.9 Ma trận QSPM của PVcomBank Kiên Giang – Nhóm chiến lược WO……………………………………………………...70 Bảng 3.10 Ma trận QSPM của PVcomBank Kiên Giang – Nhóm chiến lược WT………………………………………………………71 Bảng 3.11 Các chiến lược được ưu tiên thực hiện của PVcomBank Kiên Giang……………………………………………………..72 ix
  12. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Các giai đoạn quản trị chiến lược…………………………………...7 Hình 3.1 Logo Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam…………………….22 Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PVcomBank Kiên Giang………………..26 x
  13. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEM :Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu ASIAN :Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á TMCP :Thương mại cổ phần NHTM :Ngân hàng thương mại NHNN :Ngân hàng nhà nước ATM :(Automated Teller Machine) Máy rút tiền tự động POS :(Point Of Sale) Máy thanh toán không dùng tiền mặt TCTD :Tổ chức tín dụng TCKT :Tổ chức kinh tế IFM :Tổ chức tiền tệ thế giới WB :Ngân hàng thế giới UN :Liên hợp quốc KH&CN :Khoa học và Công nghệ CNXH :Chủ nghĩa xã hội KPI :(Key Performance Idicator) Chỉ số đánh giá thực hiện công việc FDI :Đầu tư trực tiếp nước ngoài xi
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngay từ những hoạt động Ngân hàng đầu tiên trên thế giới, người ta đã có câu nói vui rằng: “Tiền có thể khiến trái đất quay ngược”. Không ai có thể phụ nhận tầm quan trọng của tiền trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và Ngân hàng là nơi cất trữ nhiều tiền nhất của xã hội, vì thế Ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn có của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước càng ngày càng thay đổi theo hướng hội nhập sâu và toàn diện với nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang có xu hướng chuyển dịch sang đầu tư ở Việt Nam do sự biến động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong thời gian gần đây, cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO). ASEM, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ASIAN…, dẫn đến hàng rào thuế quan bị xóa bỏ để phù hợp với thông lệ của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên. Những vấn đề trên chắc chắn sẽ tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh gay gắt ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế trong nước nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Ngành Ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài bức tranh cạnh tranh đó, các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính ồ ạt đầu tư vào Việt Nam vì đây là một thị trường tài chính năng động và đầy tiềm năng như ANZ, HSBC, Citigroup, Shinhan Bank, BIDC,… Cách duy nhất để ngành Ngân hàng Việt Nam có thể tồn tại và phát triển và tiến tới dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình là phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh khôn ngoan, độc đáo và thích hợp được với thị trường hiện tại, vừa đón đầu được thị trường và xu thế trong tương lai. Một chiến lược kinh doanh tầm vóc, thích đáng sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ kiếm được thị phần, chỗ đứng của mình trên thị trường. Tại khu vực Kiên Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng phải đối mặt với một thị trường với sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành như: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Công Thương (Viettin), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank)…, Đặt ra yêu cầu các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải nổ lực hết sức để tồn tại và trong bối cảnh cạnh 1
  15. tranh gay gắt hiện nay để đứng vững ngay tại thị trường tài chính trong nước là một thách thức lớn đối với ban điều hành các Ngân hàng thương mại. Song, với tầm nhìn khát vọng trở thành Ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ. Với sứ mệnh tạo ra những giải pháp tối ưu đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và nhà đầu tư, luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng là động lực tăng trưởng, luôn sáng tạo và liên tục cải tiến. Và, để có thể thực hiện tốt tầm nhìn - sứ mệnh đó, giúp cho Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam luôn vững bước trên con đường hội nhập, mang lại cho khách hàng những chất lượng tốt nhất, giống như câu slogan của PVcomBank: “Ngân hàng không khoảng cách”. Đó cũng chính là lí do hình thành đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và qua đó đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ❖ Mục tiêu 1: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang trong giai đoạn 2018 - 2020. ❖ Mục tiêu 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. ❖ Mục tiêu 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025. ❖ Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ❖ Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang trong thời gian quan như thế nào? ❖ Các yếu tố của môi trường trong kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với Ngân hàng này? ❖ Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang là ai và có những đặc điểm gì? 2
  16. ❖ Các chiến lược nào được đề xuất nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025? ❖ Những giải pháp nào được đề xuất để thực hiện các chiến lược đã đề ra? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn không gian nghiên cứu: Vùng nghiên cứu của đề tài này là tại Thành Phố Rạch Giá, đồng thời so sánh với một số Ngân hàng khác trên địa bàn. 1.4.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu: ❖ Thời gian của dữ liệu thứ cấp: năm 2018, 2019 và 2020 ❖ Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: từ tháng 07/2021 đến tháng 09/2021 ❖ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 08/2021 đến tháng 10/2021 1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tác giả tập trung vào việc nghiên cứu các nội dung trong đề tài, bao gồm: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2018 - 2020; Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh bao gồm: môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang; Từ đó tiến đến hoạch định chiến lược kinh doanh và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang. Về đối thủ cạnh tranh, tác giả phân tích điển hình một số đối thủ cạnh tranh trên cơ sở tham khảo ý kiến các chuyên gia, sau đó tiến hành lập ma trận hình ảnh cạnh tranh. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Để có thêm cơ sở làm căn cứ cho việc thực hiện luận văn này, tác giả lược khảo 05 tài liệu có liên quan như sau: * Nguyễn Đức Việt (2016), Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Buôn Hồ. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Đà Nẵng. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2020 và qua đó đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập chung giải quyết các nội dung sau: hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược áp dụng vào ngành ngân hàng, phân tích thực 3
  17. trạng chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Buôn Hồ, hoạch định chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2020, đê xuất một số giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược. Về phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp thống kê miêu tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ đó biểu diễn dữ liệu bằng bản số liệu hoặc đồ thị để thấy rõ được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp và diễn giải. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ đó hoạch định ra chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược. * Nguyễn Minh Thuận (2008), Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2008 - 2013. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2008 - 2013 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược này nhằm đưa Sacombank trở thành một trong những ngân hàng hoạt động tốt giữ quy mô ở vị trí hạng trung tại Việt Nam và khu vực. Về phương pháp nghiên cứu chủ yếu là sử dụng các mô hình lí thuyết về quản trị chiến lược trong doanh nghiệp để vận dụng vào điều kiện cụ thể của ngân hàng nhằm hoạch định chiến lược cho ngân hàng. Ngoài ra, luận văn còn còn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp dãy số theo thời gian để phân tích tổng hợp, kết hợp với các công cụ ma trận đã được học trong các môn học ở trường và ứng dụng vào nghiên cứu đặt điểm kinh doanh, số liệu tài chính tại Sacombank và một số ngân hàng cùng ngành. * Nguyễn Thanh Tuyền (2018), Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Tây Đô. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Sóc Trăng đến năm 2025. Từ đó đề xuất những giải pháp thực hiện chiến lược giúp cải thiện các sản phẩm dịch vụ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới. Dựa trên cơ sở lý thuyết về chiến lược và quản trị chiến lược kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia và nhà quản lý bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số tài liệu tham khảo, sách báo, tạp chí và các tài liệu giảng dạy 4
  18. chuyên ngành. Hình thành ma trận SWOT và dùng QSPM, đưa ra các chiến lược kết hợp. * Huỳnh Phượng Mỹ (2008), Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long (SCB Vĩnh Long). Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là hoạch ra chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long nhằm định hướng các hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Vĩnh Long (từ giữa năm 2006 đến 2007), những cơ hội, thách thức và những điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng để vạch ra chiến lược hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng trong thời gian sắp tới. * Tạ Kim Anh (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài này là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ và môi trường kinh doanh của lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng nhằm tìm ra giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và hoạch định chiến lược kinh doanh cho ICB-Cần Thơ. Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động kinh doanh của ICB-Cần Thơ qua 3 năm (2004-2006), đặc điểm phát triển, những thời cơ, thách thức trong lĩnh vực Ngân hàng. 5
  19. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược 2.1.1.1 Khái niệm chiến lược Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006) cho rằng: “Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được mục tiêu đó, nó cho thấy rõ công ty đang hoặc sẽ thực hiện cac hoạt động kinh doanh gì và công ty sẽ hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì”. Michael Porter (1996) cho rằng: “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lược là lựa chọn cái chưa được làm”. Chandler (1990) cho rằng: “Chiến lược là việc xác định mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như phân bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”. Tóm lại, Chiến lược là tập hợp các quyết định về mục tiêu dài hạn và biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến mục tiêu đó. Chiến lược còn là hệ thống các quan điểm, chính sách nhằm sử dụng tốt các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian cụ thể. 2.1.1.2 Khái niệm quản trị chiến lược Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006) cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp. 6
  20. 2.1.2 Các giai đoạn quản trị chiến lược HÌNH THỰC THI THÀNH CHIẾN CHIẾN LƯỢC LƯỢC ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội Hình 2.1 Các giai đoạn quản trị chiến lược 2.1.2.1 Giai đoạn hình thành chiến lược Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006) cho rằng, giai đoạn hình thành chiến lược gồm phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định cơ hội và nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ các điểm mạnh điểm yếu bên trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn những chiến lược đặc thù để theo đuổi. Giai đoạn hình thành chiến lược bao gồm việc quyết định ngành kinh doanh mới nào để tham gia, ngành kinh doanh nào nên rút ra, việc phân phối tài nguyên ra sao, nên hay không nên phát triển hoạt động hay mở rộng, tham gia vào thị trường thế giới hay không và làm cách nào tránh được sự nắm quyền khống chế của đối thủ. 2.1.2.2 Giai đoạn thực thi chiến lược Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006) cho rằng, giai đoạn thực thi chiến lược đòi hỏi công ty phải thiết lập các mục tiêu hàng năm, đặt ra các cơ sở khuyến khích nhân viên và phân phối tài nguyên để các chiến lược lập ra có thể thực hiện. Thực thi chiến lược gồm có việc phát triển một văn hóa hỗ trợ cho chiến lược để tạo một cơ cấu tổ chức có hiệu quả, định hướng lại cho các hoạt động tiếp thị, chuẩn bị các ngân quỹ, phát triển và sử dụng các hệ thống thông tin, khuyến khích các cá nhân hoạt động. Việc thực thi chiến lược thành công xoay quanh ở khả năng thúc đẩy nhân viên của các quản trị gia vốn là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Mọi bộ phận và phòng ban phải quyết định cách trả lời “chúng ta phải làm gì để thực hiện phần việc của mình trong tổ chức” và “chúng ta phải làm thế nào để thực hiện công việc tốt nhất”. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2