intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi điều trị hóa chất

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

412
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp "Chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi điều trị hóa chất" trình bày 2 nội dung chính như sau: Mô tả các biến chứng và tác dụng phụ thường gặp của điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư phổi, lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân ung thư phổi điều trị hóa chất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi điều trị hóa chất

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư (UT) phổ biến nhất trên toàn cầu và số ca<br /> mới mắc mỗi năm tăng trung bình 0,5%. Cho tới nay, đây vẫn là căn bệnh tiên lượng<br /> xấu, chỉ có 15% số bệnh nhân sống quá 5 năm sau khi chẩn đoán bệnh [6].<br /> Ở Việt Nam, theo ghi nhận tại Hà Nội giai đoạn 2006-2007, UTP chiếm vị trí<br /> thứ nhất ở nam giới, chiếm 21,4% trong các loại UT, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là<br /> 39,9/100.000 ở nữ, chiếm 8,1% ở vị trí thứ 4 trong các loại UT ở nữ giới với tỷ lệ mắc<br /> chuẩn theo tuổi là 13,2/100.000. Cùng với sự phát triển của đô thị hóa, công nghiệp<br /> hóa cũng như các kỹ thuật chẩn đoán điều trị hiện đại thì con số này sẽ còn tăng [7].<br /> Điều trị UTP là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp nhiều phương<br /> pháp (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, ...). Các phương pháp này đều gây ảnh hưởng lớn đến<br /> sức khỏe người bệnh. Hơn thế nữa, phổi là một tạng quan trọng trong cơ thể, khi bị tổn<br /> thương sẽ ảnh hưởng mạnh đến các cơ quan khác, thậm chí cả khả năng sống còn của<br /> người bệnh. Chính những lý do nêu trên mà việc chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân<br /> UTP là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ mang lại cuộc sống, sức khỏe cho người<br /> bệnh mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, làm cho họ thoải mái trong những khoảng<br /> thời gian ngắn ngủn còn lại. Hóa trị là một trong ba phương pháp cơ bản điều trị UTP<br /> là phương pháp được chỉ định thường xuyên trong nhiều giai đoạn, nó đã đưa lại nhiều<br /> hiệu quả tốt rõ rệt tuy nhiên những tác dụng phụ thường gặp cũng ảnh hưởng không<br /> nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, công tác chăm sóc điều dưỡng đối với<br /> bệnh nhân UTP điều trị hóa chất là hết sức quan trọng, cần được lưu tâm ngay từ khi<br /> mới được chẩn đoán và xác định hướng điều trị nhằm đảm bảo BN điều trị đủ phác đồ,<br /> phòng ngừa các biến chứng và giảm nhẹ các tác dụng phụ của hóa chất, giảm chi phí<br /> và thời gian nằm viện, tăng chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng điều trị, kéo<br /> dài thời gian sống thêm [19]. Do đó, chúng tôi viết chuyên đề này với hai nội dung:<br /> 1. Mô tả các biến chứng và tác dụng phụ thường gặp của điều trị hóa chất<br /> cho bệnh nhân UTP.<br /> 2. Lập kế hoạch chăm sóc cho BN UTP điều trị hóa chất.<br /> 1<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ PHỔI<br /> <br /> 1.1.<br /> <br /> Đại cương về ung thư phổi<br /> <br /> 1.1.1. Định nghĩa<br /> Ung thư phổi là bệnh lý ác tính các tế bào phủ trong của khí quản, phế quản,<br /> tiểu phế quản hay phế nang hoặc các tổ chức liên kết trong nhu mô. Tổn thương có thể<br /> ở một hoặc hai phổi [13].<br /> <br /> Hình 1.1: Vị trí ung thư phổi<br /> 1.1.2. Nguyên nhân sinh bệnh<br /> Các tác nhân sinh u (carcinogenesis), bắt đầu chịu sự tác động bởi một chất sinh<br /> ung thư (carcinogen) như hút thuốc lá, asbestos, bụi than sẽ làm tế bào bình thường đột<br /> biến tiến triển dần đến các tế bào tiền ác tính rồi ác tính có khả năng di căn [6], [15].<br /> Yếu tố nguy cơ do lối sống: Thuốc lá là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất: 85%<br /> bệnh nhân UTP có tiền sử hút thuốc trước đó. Người ta cũng thấy rằng hút thuốc thụ<br /> động làm tăng đáng kể tỷ lệ UTP. Ước tính khoảng 3,400 tử vong do ung thư phổi ở<br /> những người trưởng thành không hút thuốc. Những người tiếp xúc với khói thuốc trong<br /> thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đến 24%. Thực nghiệm đã chứng minh<br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> thuốc lá là nguyên nhân của 85% UTP. Hóa chất có trong khói thuốc lá có nhiều loại<br /> nhưng 4-(N-methyl-N-nitrosamine)-1-(3-pyrdyl-butanone-NNK) là chất gây ung thư<br /> mạnh trên thực nghiệm. Ở Việt Nam, qua các nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc lào<br /> cũng đóng vai trò quan trọng trong UTP.<br /> Do nghề nghiệp: Radon, sợi asbestos trong các tấm cách điện và xây dựng tàu<br /> (tăng 7 lần nguy cơ tử vong ở những công nhân có làm việc với asbestos&tiếp xúc với<br /> asbestos kết hợp với hút thuốc lá làm tăng nhiều lần nguy cơ ung thư phổi), thạch tín<br /> (arsenic) (sản xuất đồng và thuốc trừ sâu), beryllium (công nghiệp hàng không và điện<br /> tử), kim loại (ni ken hay đồng), chromium, cadmium, nhựa than đá (hầm mỏ), hơi độc<br /> lò (khí mustard), ô nhiễm không khí: khói thải diesel, bức xạ.<br /> Yếu tố sinh học (Giới/tuổi): Nam giới có nguy cơ mắc UTP cao hơn nữ giới,<br /> Nguy cơ tăng lên theo tuổi. 70% UTP được chẩn đoán ở bệnh nhân trên 65 tuổi và số<br /> lượng bệnh nhân mới được chẩn đoán ở độ tuổi 50 hay sớm hơn đang ngày càng tăng.<br /> Tiền sử gia đình: Ung thư phổi ở một trong hai cha mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh<br /> của con cái trước độ tuổi 50 [16].<br /> Khuynh hướng di truyền: Tính không ổn định của gen là một trong những<br /> nguyên nhân ung thư phổi ở những bệnh nhân tuổi trẻ. Gen chịu trách nhiệm đến giờ<br /> vẫn chưa nhận diện được tuy nhiên bất thường của gen p53 (một gen tiêu diệt khối u),<br /> đang được nghi ngờ là gen đột biến ở nhiều bệnh nhân ung thư phổi. Gen EGFL6 có<br /> thể được xem như một chất chỉ điểm khối u.<br /> Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi, người gốc Hawai, và người Mỹ da trắng không<br /> thuộc gốc Tây Ban Nha có nguy cơ ung thư phổi cao hơn. Người da đen độ tuổi 35 đến<br /> 64 có nguy cơ ung thư phổi cao gấp hai lần người Mỹ da trắng.<br /> Các bệnh mắc kèm: viêm nhiễm mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> (COPD), và xơ phổi. Lao phổi: Tổn thương các mô phổi lành có thể dẫn đến xuất hiện<br /> ung thư phổi. Xơ phổi: Bụi silic có thể là yếu tố gây ung thư phổi.COPD: những người<br /> bị giới hạn thông khí dẫn tới nguy cơ ung thư cao hơn đến 6,44 lần so với những người<br /> không bị.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn nhiều rau quả tươi có chứa các vitamin A, C, E<br /> có khả năng chống oxy hóa là giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.<br /> 1.1.3. Phân loại ung thư phổi<br /> Hai nhóm giải phẫu bệnh lý chính của UTP là UTP tế bào nhỏ và UTP không<br /> phải tế bào nhỏ, hai nhóm này có phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau [6],<br /> [13].<br /> - Ung thư phổi loại tế bào nhỏ: Chiếm khoảng 10 -20%. Có tiên lượng rất xấu, tử vong<br /> nhanh mặc dù đáp ứng tốt với điều trị.<br /> <br /> Hình 1.2: Mô bệnh học ung thư phổi tế bào nhỏ<br /> - Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Gồm:<br /> + Ung thư biểu mô tuyến<br /> + Ung thư biểu mô vảy<br /> + Ung thư biểu mô tế bào lớn<br /> + Ung thư biểu mô tuyến vảy<br /> + Các loại khác như: Ung thư biểu mô tế bào khổng lồ, ung thư biểu mô tế bào sáng.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> Hình 1.3: Mô bệnh học ung thư phổi không tế bào nhỏ<br /> 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng<br /> - Giai đoạn sớm: bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu<br /> chứng [2].Dấu hiệu gợi ý:<br /> + Thường là nam giới trên 40 tuổi<br /> + Nghiện thuốc lá, thuốc lào<br /> + Ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không có kết quả.<br /> - Giai đoạn tiến triển:Triệu chứng đa dạng tuỳ theo vị trí u, mức độ lan rộng tổn<br /> thương.<br /> + Đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí.<br /> + Khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.<br /> + Hội chứng trung thất [1], [2]:<br />  Chèn ép tĩnh mạch chủ trên: Phù áo khoác, tĩnh mạch cổ nổi to, tuần hoàn bàng<br /> hệ.<br />  Chèn ép thực quản: Khó nuốt, nuốt đau.<br />  Chèn ép thần kinh quặt ngược trái: Khàn tiếng, giọng đôi<br />  Chèn ép thần kinh giao cảm cổ: Khe mắt hẹp, đồng tử co nhỏ, gò má đỏ bên tổn<br /> thương.<br />  Chèn ép thần kinh phế vị: hồi hộp, tim đập nhanh.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2