intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Chăm sóc và phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

209
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp "Chăm sóc và phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não" gồm có những nội dung chính sau: Mô tả các vấn đề chăm sóc và phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não; chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Chăm sóc và phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tai biến mạch máu não (TBMMN), hay còn gọi là đột quỵ, là một bệnh lý<br /> của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, và cũng là nguyên nhân gây tử vong<br /> hàng đầu trong các bệnh của hệ thần kinh [6]. Theo tổ chức y tế thế giới (OMS),<br /> tình hình TBMMN ước tính hàng năm: tỷ lệ mới mắc 150-250/100.000 dân, tỷ<br /> lệ hiện mắc 500-700/100.000, và tỷ lệ tử vong 35-240/100.000 [4], [9], [11]. Ở<br /> Việt Nam: tỷ lệ mới mắc từ 20-35/100.000; tỷ lệ hiện mắc 45-85/100.000, tỷ lệ<br /> tử vong 20-25/100.000 dân [4], [9], [11]. Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân TBMMN<br /> của nước ta đang ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh<br /> huyết áp, đái tháo đường, các bệnh van tim, béo phì... [4], [6].<br /> Tại Hoa Kỳ, tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp của TBMMN năm 2008<br /> được ước tính khoảng 65,5 tỷ USD. Chi phí trực tiếp chiếm 67% tổng chi phí,<br /> trong khi 33% còn lại là do chi phí gián tiếp [22]. Trong 27 quốc gia EU, tổng<br /> chi phí hàng năm của đột quỵ được ước tính ở 27 tỷ €: 18,5 tỷ € (68,5%) cho<br /> chi phí trực tiếp và 8,5 tỷ € (31,5%) cho các chi phí gián tiếp [20]. Ở nước ta<br /> hiện chưa có thống kê chính thức về chi phí của TBMMN.<br /> TBMMN biểu hiện đặc trưng các tổn thương cấp tính, có thể gây tử vong<br /> nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề [3], [4], [13].<br /> Liệt nửa người ở bệnh nhân TBMMN là tình trạng khiếm khuyết vận<br /> động, xuất hiện đột ngột và biểu hiện khác nhau tùy theo tình trạng tổn thương<br /> bán cầu não. Các tổn thương thứ phát, các di chứng của liệt nửa người (loét do<br /> tì đè, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, teo cơ, co rút cơ) ảnh hưởng đến<br /> chất lượng sống của người bệnh nhiều khi còn nguy hiểm hơn bệnh nguyên<br /> phát, có thể làm cho người bệnh tàn tật suốt đời nếu không được phòng ngừa và<br /> chăm sóc, phục hồi chức năng đúng cách [10][13]. Điều đó làm tăng gánh nặng<br /> bệnh tật và chi phí cho bệnh nhân và gia đình. Do vậy, công tác điều dưỡng,<br /> phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân liệt nửa người<br /> do TBMMN ngay từ giai đoạn sớm để phòng ngừa, giảm tỷ lệ thương tật thứ<br /> cấp và giảm các di chứng nặng nề. Đó là lý do chúng tôi viết chuyên đề "Chăm<br /> sóc và phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não"<br /> với mục tiêu:<br /> Mô tả các vấn đề chăm sóc và phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt<br /> nửa người do tai biến mạch máu não.<br /> <br /> 1<br /> <br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN<br /> 1.1. Tai biến mạch máu não<br /> 1.1.1. Định nghĩa<br /> - Tai biến mạch máu não và đột quỵ não (TBMMN) là hai tên gọi của một<br /> tình trạng tổn thương não cấp tính do mạch máu [13]<br /> - Đột quỵ não (Stroke) được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế thuật ngữ<br /> “Tai biến mạch máu não” [13]<br /> Định nghĩa đột quỵ não (hay TBMMN) [4],[6]<br /> Theo tổ chức y tế thế giới (OMS) đột quỵ não được định nghĩa như sau:<br /> Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát<br /> đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú),<br /> tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần<br /> kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại<br /> trừ nguyên nhân chấn thương.<br /> 1.1.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý<br /> 1.1.2.1. Đặc điểm phân bố máu của các động mạch não<br /> Não được tưới máu bởi hai hệ động mạch là hệ động mạch cảnh trong và<br /> hệ động mạch sống - nền.<br /> <br /> Hình 1.1. Sơ đồ các động mạch não<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> - Hệ động mạch cảnh trong: cung cấp máu cho khoảng 2/3 trước của bán<br /> cầu đại não và chia làm 4 ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa,<br /> động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước.<br /> + Đặc điểm: Hệ thống nông và sâu độc lập nhau, các nhánh nông có nối<br /> thông với nhau, nhưng trong hệ thống sâu có các nhánh có cấu trúc chức năng<br /> của các nhánh tận.<br /> -Hệ động mạch sống - nền: phân bố máu cho thân não, tiểu não, mặt dưới<br /> thuỳ thái dương và thuỳ chẩm.<br /> - Hai hệ thống này được nối thông với nhau tại đa giác Willis<br /> 1.1.2.2. Giải phẫu bệnh lý hệ động mạch não [4]<br /> - Nhánh sâu dễ vỡ do 1- là động mạch tận nên khi xảy ra các rối loạn huyết<br /> áp thì phải chống đỡ một mình, 2- nằm giữa hai hệ thống tưới máu khác<br /> nhau, thuộc ranh giới của hai động mạch nên khi có chênh lệch huyết áp<br /> cũng dễ bị vỡ mạch.<br /> - Nhánh nông chống đỡ tốt hơn với tình trạng huyết áp quá cao do hệ thống<br /> vi mạch lớn, có thể san sẻ bớt lượng máu. Tuy nhiên, hệ thống vi mạch<br /> lớn nên dễ bị viêm và dễ bị tắc hoặc nếu có cục máu đông ở đâu đến thì<br /> cũng dễ gây lấp mạch.<br /> - Đối với các nhánh của chất trắng, tuy là động mạch tận song vẫn có khả<br /> năng chống đỡ tương đối tốt với huyết áp quá cao. Tuy nhiên, vẫn có thể<br /> vỡ và trong trường hợp đó có thể sinh ra khối máu tụ trong não, thường<br /> liên quan đến một dị dạng mạch não như túi phình mạch hoặc u mạch.<br /> 1.1.2.3. Sinh lý, tuần hoàn não [1], [2], [6], [13]<br /> - Lưu lượng tuần hoàn não (LLTHN):<br /> + Trung bình ở người lớn LLTHN là 49,8ml/100g não/phút (chất xám:<br /> 79,7ml/100g não/phút; chất trắng 20,5ml/100g não/phút).<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ở trẻ em, LLTHN khu vực lớn hơn người lớn. Từ tuổi 60 trở đi, LLTHN giảm<br /> nhanh chóng.<br /> Tốc độ tuần hoàn qua não: ở người lớn, thời gian dòng máu qua não trung bình<br /> từ 6-10 giây.<br /> + Các yếu tố ảnh hưởng đến LLTHN:<br />  Tự điều hòa của tuần hoàn não (hiệu ứng Bayllis): Khi có sự sự thay đổi về<br /> huyết áp, mạch máu não tự co (khi tăng huyết áp) hoặc giãn (khi giảm huyết<br /> áp) để thay đổi sức cản duy trì lưu lượng máu ổn định qua não. Trong đó<br /> huyết áp trung bình (bình thường khoảng 90-100 mgHg) có vai trò rất quan<br /> trọng. Cơ chế tự điều hòa sẽ không có tác dụng khi huyết áp trung bình thấp<br /> hơn 60 hoặc cao hơn 150mmHg.<br />  Điều hòa qua chuyển hóa: Khi tăng phân áp CO2 mạch máu giãn làm tăng<br /> LLTHN và ngược lại tăng phân áp oxy động mạch dẫn đến co mạch và giảm<br /> LLTHN.<br />  Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến LLTHN<br /> - Các chất làm giảm áp lực nội sọ (mannitol, glucose, ure, glycerol) làm<br /> tăng LLTHN.<br /> - Gây mê làm tăng LLTHN và làm giảm mức tiêu thụ oxy đến tổ chức<br /> não.<br /> - Các thuốc gây ngủ làm giảm cả LLTHN và mức tiêu thụ oxy đến tổ<br /> chức não.<br /> - Các thuốc giãn mạch (cavinton, papaverin, nitrit...) làm tăng nhẹ<br /> LLTHN trong điều kiện các mạch máu não ở trạng thái bình thường.<br /> - Các dịch truyền như Dextran làm tăng LLTHN qua cơ chế tuần hoàn<br /> ngoại vi mạch.<br /> - Tiêu thụ oxy và glucose của não: Nhu cầu về oxy và glucose của não cần<br /> được đáp ứng liên tục và ổn định. Tế bào não không có dự trữ oxy còng glucose<br /> dự trữ chỉ đủ cung cấp cho não trong vòng 2 phút.<br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> 1.1.3. Phân loại tai biến mạch máu não<br /> Phân loại đột quỵ não trên lâm sàng và các yếu tố nguy cơ [4], [9], [13]<br /> TBMMN gồm hai loại: đột quỵ thiếu máu và đột quỵ chảy máu<br /> - Đột quỵ thiếu máu (hay còn gọi là nhồi máu não): Chiếm 75-80% số<br /> bệnh nhân đột quỵ não, gồm có: huyết khối động mạch não, tắc mạch não và hội<br /> chứng lỗ khuyết.<br /> Cục máu đông hình thành tại chỗ của động mạch não, thường tắc do xơ<br /> vỡ động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim<br /> (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim). Ít gặp hơn: giảm huyết áp (tụt<br /> huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên<br /> tắc xoang tĩnh mạch, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng<br /> cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo<br /> trong máu.<br /> <br /> Hình 1.2. Hình ảnh nhồi máu não trên CT<br /> <br /> - Đột quỵ chảy máu: Chiếm 20-25% số bệnh nhân đột quỵ não, gồm có<br /> chảy máu trong não, chảy máu não thất và chảy máu dưới nhện.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2