ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm mạn các xoang, còn gọi là viêm đa xoang mạn (VĐXM) là bệnh<br />
thường gặp trong chuyên khoa TMH.<br />
Theo Luboinski, ước chừng có 5% dân số Châu âu bị viêm xoang mạn.<br />
Theo Đào Xuân Tuệ tổng kết viêm xoang mạn trong 5 năm tại Viện Tai<br />
Mũi Họng Trung ương thì độ tuổi từ 16-50 chiếm 86,83%.<br />
Trước đây các phẫu thuật kinh điển nhằm mở vào xoang, lấy bỏ toàn bộ<br />
niêm mạc trong xoang, nạo sạch bệnh tích và dẫn lưu chất dịch tiết qua khe<br />
dưới được gọi là phẫu thuật tiết căn.<br />
Ngày nay với những hiểu biết mới về niêm mạc mũi xoang, lỗ thông mũi<br />
xoang, sinh lý bệnh viêm xoang và sự ra đời của NSMX người ta thấy rằng sự<br />
bít tắc của các lỗ thông mũi xoang dẫn đến rối loạn trong hoạt động của hệ<br />
thống lông chuyển và sự dẫn lưu tự nhiên của các xoang. Sự hiểu biết về sinh lí<br />
mũi xoang và sinh bệnh học của viêm xoang là cơ sở cho sự phát triển trong<br />
phương pháp chẩn đoán, chỉ định, kỹ thuật mổ xoang để bảo tồn chức năng sinh<br />
lý của xoang được gọi là phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang.<br />
Vào những năm 1970, khi Messerklinger W. (Áo) và Wingen công bố<br />
công trình của mình về phẫu thuật mũi xoang dưới sự dẫn dường của ống nội<br />
soi thì phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang mới thực sự ra đời. Nhờ những<br />
thành tựu về công nghệ sản xuất lăng kính và kỹ thuật truyền ảnh số phát minh<br />
ống nội soi cứng và nguồn sáng lạnh đã góp phần gia tăng độ chính xác các chi<br />
tiết của hố mổ cũng như nâng cao khả năng tiếp cận. Với ưu điểm nổi bật là nhẹ<br />
nhàng chính xác, PTNSMX đã được chấp nhận và nhanh chóng phát triển rộng<br />
khắp thế giới.<br />
Phẫu thuật nào cũng vậy, ngoài vai trò của người phẫu thuật viên, đứng<br />
đằng sau sự an toàn và thành công của nó có phần không nhỏ của người điều<br />
dưỡng luôn theo sát theo dõi từng diễn biến, phát hiện những triệu chứng bất<br />
thường phối hợp với BS điều trị, lập kế hoạch chăm sóc BN hợp lí.<br />
7<br />
<br />
Chính vì vậy chúng tôi làm chuyên đề chăm sóc bệnh nhân sau phẫu<br />
thuật xoang nhằm 2 mục tiêu:<br />
1. Mô tả khái quát bệnh viêm xoang và các biến chứng thường gặp sau<br />
PT xoang.<br />
2. Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân sau phẫu thuật xoang<br />
<br />
8<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
I: TỔNG QUAN<br />
1.1.<br />
<br />
VÀI NÉT KHÁI QUÁT:<br />
1.1.1 Trên thế giới:<br />
NSMX chẩn đoán lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1901 bởi<br />
<br />
Hirchrmann ông đã cải tiến ống soi bàng quang của Nitze để khám hốc mũi và<br />
NSXH qua ổ răng. Năm 1925, Maltz phát hiện NS xoang là một phương pháp<br />
chẩn đoán bệnh lý XH, ông đã mô tả kỹ thuật vào XH để nội soi bằng 2 đường<br />
qua khe dưới và qua hố nanh. Năm 1951 Hopkins đã tìm ra phương thức<br />
truyền ánh sáng lạnh trong ống dài thay thế cho hệ thống kính hội tụ của Nitze.<br />
ông đã dùng ống soi xoang mà ông ghép nhiều thấu kính để truyền ánh sáng.<br />
Trong những năm 60 - 70 của thế kỷ 20, sự phát triển vượt bậc của công nghệ<br />
chế tạo dụng cụ quang học đã tạo tiền đề cho nội soi phát triển mạnh mẽ, từ<br />
chẩn đoán đến phẫu thuật nội soi. Cho đến năm l967 Messerklinger Ở áo,<br />
Wigand ở Đức đã đề xuất và hoàn thiện đầy đủ kỹ thuật phẫu thuật nội soi mũi<br />
xoang.<br />
Năm 1972, Hellmich phát triển kỹ thuật nội soi xoang hàm bằng 2 đường<br />
phối hợp qua hố nanh và qua khe dưới. Đến năm 1978 khi Messerklinger (áo)<br />
và Terrier (Thuỵ Sỹ ) cùng độc lập công bố các công trình của mình về phẫu<br />
thuật mũi-xoang dưới sự dẫn đường của ống nội soi thì phẫu thuật nội soi chức<br />
năng mũi xoang mới thực sự ra đời và nhanh chóng phát triển trên toàn thế giới.<br />
Ở Hoa Kỳ, cho đến năm 1984 phẫu thuật mới được D.W.Kennedy áp dụng và<br />
phát triển.<br />
1.1.2. Ở Việt nam:<br />
Kỹ thuật phẫu thuật nội soi mũi xoang chỉ mới được áp dụng từ đầu thập<br />
kỷ 90 ở miền Nam và từ năm 1993 ở miền Bắc. Bùi Minh Đức đã nhấn mạnh<br />
vai trò của nội soi trong chẩn đoán các bệnh mũi - xoang. Ngô Ngọc Liễn, Võ<br />
Thanh Quang đã nêu rõ vai trò của phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang<br />
trong một số bệnh lý mũi xoang. Nguyễn Tấn Phong đã giới thiệu các kỹ thuật<br />
9<br />
<br />
nội soi xoang hàm trong Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang. Võ Văn<br />
Khoa cũng đã đề cập tới nội soi xoang hàm trong luận án tiến sỹ Ngiên chít đặc<br />
điểm lâm sàng, mô bệnh học trong viên xoang mạn tính. Nghiêm Thị Thu Hà<br />
trong luận văn thạc sỹ y học đã Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi trong<br />
chẩn đoán viêm xoang hàm mạn tính . Và Phạm Kiên Hữu trong luận văn tiến<br />
sỹ đã nghiên cứu PT NSMX qua 213 trương hợp mổ tại bệnh viên nhân dân Gia<br />
Định.<br />
1.2.<br />
<br />
GIẢI PHẪU SINH LÝ :<br />
<br />
1.2.1. Giải phẫu bình thường:<br />
1.2.1.1.Giải phẫu xoang: [2], [6]<br />
<br />
Hình 1.1. Vị trí các xoang<br />
1.2.1.1.a.Giải phẫu xoàng hàm.<br />
Xoang hàm là một hốc chiếm gần hết bề dầy của mỏm tháp xương hàm<br />
trên, có thể coi xoang hàm giống hình tháp 3 mặt, 1 đáy và 1 đỉnh.<br />
-<br />
<br />
Các mặt của xoang hàm:<br />
<br />
+<br />
<br />
Mặt trên: Tương ứng với sàn của ổ mắt. Chạy từ sau ra trước có<br />
<br />
rãnh và ống dưới ổ mắt.<br />
+<br />
<br />
Mặt trước: Lõm vào, lõm này tương ứng với hố nanh, ở phần trên<br />
<br />
của mặt này gồ lên tạo bởi ống trên ổ mắt, mặt này là mặt phẫu thuật trong<br />
các phẫu thuật xoang kinh điển.<br />
<br />
10<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
+<br />
<br />
Mặt sau: Là mặt chân bướm hàm liên quan tới hố chân bướm hàm,<br />
<br />
đi trong mặt này có dây thần kinh răng sau<br />
-<br />
<br />
Đáy xoang hàm:<br />
<br />
+<br />
<br />
Đáy xoang tương ứng với mặt ngoài của hốc mũi Đáy xoang chia<br />
<br />
làm hai phần: phần dưới và phần trên<br />
+<br />
<br />
Phần dưới: Mỏng được cấu tạo bởi mỏm hàm của xương cuốn<br />
<br />
dưới và mỏm hàm xương khẩu cái khớp lại với nhau.<br />
+<br />
<br />
Phần trên: Có lỗ thông của xoang hàm vùng tương ứng với các<br />
<br />
khuyết xương nằm giữa chân bám của xương cuốn dưới và mỏm móc chỉ có<br />
niêm mạc che phủ. Phần trên có ống lệ tị đi từ trên xuống.<br />
-<br />
<br />
Các bờ của đáy:<br />
<br />
+<br />
<br />
Bờ trên của đáy xoàng: chạy dọc theo bờ tỉ.có của xoang hàm. Nó<br />
<br />
gồ lên bởi 1 hoặc 2 chỗ lồi tròn tạo ra bởi những tế bào sàng hàm của mặt<br />
trong của xương hàm trên.<br />
+<br />
<br />
Bờ trước của đáy xoang: nằm ở phần đáy của một máng thẳng<br />
<br />
đang và sâu đôi khi rất hẹp nằm giữa đường gờ của ông lệ tị và mặt trước<br />
xoang hàm.<br />
+<br />
<br />
Bờ dưới: là một rãnh lõm mà đáy của rãnh chạy xuống dưới thấp<br />
<br />
hơn là sàng mũi. Bờ này liên quan với răng hàm nhỏ và hai răng hàm lớn. Ta<br />
hay gặp các chân của răng hàm lớn này tạo thành những phần lồi vào trong<br />
lòng xoang.<br />
-<br />
<br />
Đỉnh của xoang<br />
<br />
+<br />
<br />
Đỉnh của xoang thường kéo dài ra ngoài đến tận củ gò má của<br />
<br />
xương hàm.<br />
-<br />
<br />
Lỗ xoang hàm<br />
<br />
11<br />
<br />