intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Chăm sóc và phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

775
lượt xem
95
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp gồm có 3 chương với những nội dung chính như sau: Chương 1 - Tổng quan loét tỳ đè; Chương 2 - Các phương pháp dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động; Chương 3 - Quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân liệt vận động có nguy cơ bị loét tỳ đè.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Chăm sóc và phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động

======================================================<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Da là hệ thống cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Da có nhiệm vụ bảo vệ các<br /> lớp mô dưới da chống lại không khí, nước, các chất lạ, và vi khuẩn, giúp cơ<br /> thể cách nhiệt và điều hòa nhiệt độ, lưu giữ năng lượng, nhận biết xúc giác.<br /> Da rất nhạy cảm với chấn thương và có những khả năng tự lành đặc biệt.<br /> Tuy nhiên dù có khả năng đàn hồi nhưng da không thể chịu được áp lực kéo<br /> dài quá 2 giờ, lực đè hoặc sự chà xát quá mức. [5]<br /> Áp lực liên tục lên da sẽ ép chặt các mao mạch và các mạch máu nhỏ<br /> ngoại biên có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và khí ô-xy đến cho da.<br /> Khi da thiếu máu quá lâu, mô chết làm xảy ra các dạng loét do áp lực.[7]<br /> Loét do tỳ đè là một trong những biến chứng chính của người bệnh bị liệt<br /> vận động. Theo ước tính thì cứ ba người bị liệt vận động thì có một người sẽ<br /> mắc chứng loét điểm tỳ trong những ngày đầu sau khi bị chấn thương và<br /> khoảng 50% - 80% trong số họ sẽ hình thành các loét điểm tỳ vào quãng thời<br /> gian sau này. Thậm chí người bệnh có thể phải nằm đến hàng tháng trời chỉ<br /> vì một điểm loét tỳ. Một vết loét trầm trọng không những sẽ gây tổn hại về<br /> mặt thể chất, tốn kém về kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của<br /> người bệnh vì nó sẽ để lại trên cơ thể người bênh một vết sẹo không thẩm<br /> mỹ trong suốt phần đời của họ.[7]<br /> Tuy nhiên, phần lớn các dạng loét điểm tỳ có thể ngăn ngừa được, do đó<br /> công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh của điều dưỡng là vô cùng quan<br /> trọng, cần phải chăm sóc tốt kết hợp với phương pháp xoay trở, phục hồi<br /> chức năng (PHCN) cho người bệnh sớm để phòng ngừa và giảm các di<br /> chứng nặng nề về sau.<br /> Ngày nay, với sự tiến bộ của y học thì việc áp dụng các phương pháp chăm<br /> sóc, điều trị hiện đại đã giúp cho khả năng lành vết loét và giảm các tổn<br /> thương thứ phát rất hiệu quả. Vì vậy, tôi viết chuyên đề “ Chăm sóc và<br /> ==============================================<br /> 1<br /> <br /> ======================================================<br /> <br /> phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động” với các nội dung sau:<br /> 1. Chương 1: Tổng quan loét tỳ đè.<br /> 2. Chương 2: Các phương pháp dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè trên<br /> bệnh nhân liệt vận động.<br /> 3. Chương 3: Quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân liệt vận<br /> động có nguy cơ bị loét tỳ đè.<br /> <br /> ==============================================<br /> 2<br /> Thang Long University Library<br /> <br /> ======================================================<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN LOÉT TỲ ĐÈ<br /> 1. Định nghĩa:<br /> Loét do tỳ đè là một loại tổn thương hoại tử da và tổ chức giữa vùng xương<br /> với vật có nền cứng, là hậu quả của quá trình bị tỳ đè kéo dài gây thiếu máu<br /> nuôi tổ chức và chết tế bào, loét thường xảy ra ở những bệnh nhân liệt vận<br /> động, nằm lâu, suy kiệt hoặc mắc các bệnh mạn tính.[5]<br /> 2. Cấu trúc và chức năng của da:<br /> 2.1.Cấu trúc da:<br /> Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, chiếm khoảng 1/6 trọng lượng cơ thể<br /> và bao gồm 3 lớp chức năng là: biểu bì, bì và mô mỡ dưới da.[5]<br /> <br /> Hình 1: Cấu trúc của da<br /> -<br /> <br /> Lớp biểu bì: là lớp ngoài cùng của da, không có mạch máu, sự dinh<br /> <br /> ==============================================<br /> 3<br /> <br /> ======================================================<br /> <br /> dưỡng của nó dựa vào lớp bì. Lớp biểu bì được biệt hóa để tạo thành<br /> lông, móng và các cấu trúc tuyến. Biểu bì được tạo thành bởi sự sắp xếp<br /> của nhiều lớp tế bào biểu mô lát tầng sừng hóa. Nằm ngoài cùng của<br /> biểu bì là lớp sừng, bị tróc ra liên tục trong quá trình sống gọi là sự tróc<br /> vảy.<br /> -<br /> <br /> Lớp bì: nằm dưới lớp biểu bì, đây là lớp dày nhất. Nó được cấu thành<br /> bởi mô liên kết gồ nghề và có rất nhiều mạch máu. Bì là lớp chủ yếu của<br /> da có nhiệm vụ nâng đỡ và cung cấp chất dinh dưỡng cho lớp biểu bì.<br /> <br /> -<br /> <br /> Lớp mô dưới da: nằm dưới lớp bì. Nó gồm chủ yếu là mỡ và các mô liên<br /> kết nâng đỡ cho da.<br /> Ngoài ra, trong những lớp này còn có các phần phụ của da như: lông,<br /> <br /> móng, các tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn…<br /> 2.2.Chức năng của da:<br /> Da là lớp màng sinh học không chỉ là vỏ bọc bên ngoài cơ thể mà còn đảm<br /> nhiệm nhiều chức năng khác nhau [5], [6]:<br /> -<br /> <br /> Điều hòa nhiệt độ cơ thể: giữ cho cơ thể luôn ở mức nhiệt ổn định không<br /> quá 370C.<br /> <br /> -<br /> <br /> Bài tiết các chất độc như: ure, amoniac, acid uric….ra ngoài cơ thể.<br /> <br /> -<br /> <br /> Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D: góp phần cho sự tăng trưởng và phát<br /> triển của xương.<br /> <br /> -<br /> <br /> Giữ ẩm cho cơ thể: tránh sự bốc hơi nước làm khô da.<br /> <br /> -<br /> <br /> Thu nhận cảm giác: nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm<br /> giác nóng ,lạnh, đau…<br /> <br /> 3. Cơ chế bệnh sinh:<br /> Tổn thương da do tỳ đè thường bắt đầu trên cơ thể nơi có xương sát với bề<br /> mặt của da như: vùng xương chẩm, vùng cùng cụt, mào chậu, bả vai, gót<br /> chân….. Những chỗ xương nhô ra này ép một lực lên da từ bên trong. Nếu<br /> <br /> ==============================================<br /> 4<br /> Thang Long University Library<br /> <br /> ======================================================<br /> <br /> bên ngoài cũng là một bề mặt cứng, các mạch máu lưu thông của da bị ép<br /> chặt lại. Vì mức độ lưu thông cũng bị suy giảm bởi tình trạng liệt cho nên<br /> khí ô-xy lưu thông đến da ít hơn dẫn đến sức bền của da bị giảm sút. Cơ thể<br /> cố gắng bù đắp bằng việc gửi thêm nhiều máu đến khu vực đó.[6], [7]<br /> Chính sự bù đắp này làm cho chỗ da bị ép phồng lên, gây nên áp lực nhiều<br /> hơn cho các mạch máu và làm tổn hại nhiều hơn tới sức khỏe của da.<br /> Có thể người bệnh phải nhập viện vài tuần hoặc nằm nghỉ lâu trên giường<br /> để chỗ loét lành lại. Với những điểm loét tỳ phức tạp, người bệnh phải trải<br /> qua phẫu thuật hoặc ghép da.<br /> <br /> Hình 2 : Các vị trí có nguy cơ bị loét điểm tỳ cao.<br /> 3. Những ai có nguy cơ bị loét tỳ đè?<br /> Bất cứ ai, kể cả những người vận động bình thường, đều có thể bị loét tỳ đè<br /> nếu họ giữ nguyên một vị trí trong một khoảng thời gian đủ lâu gây ra một<br /> áp lực nặng lên một phần của cơ thể.<br /> <br /> ==============================================<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0