intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại khoa Tai - Thần kinh Bệnh viện Tai – Mũi - Họng Trung Ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2011

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

246
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp gồm có những nội dung chính sau: Mô tả triệu chứng lâm sàng và phân độ bệnh nhân rối loạn tiền đình, đánh giá kết quả can thiệp ở những bệnh nhân có hội chứng tiền đình tại khoa Tai - Thần kinh Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại khoa Tai - Thần kinh Bệnh viện Tai – Mũi - Họng Trung Ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2011

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nhắc đến hội chứng tiền đình chắc ai cũng cảm nhận được ở nó một<br /> cảm giác khó chịu vì biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn và có<br /> thể nôn. Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh mà là một hội chứng,<br /> gây nên bởi các tổn thương đơn lẻ hoặc phối hợp ở hệ thần kinh, tai, mắt,<br /> tim mạch, tâm thần… Rối loạn tiền đình mặc dù không nguy hiểm đến<br /> tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh. Những khó chịu do<br /> hội chứng tiền đình làm người bệnh chịu nhiều thiệt thòi như: thiếu tự tin,<br /> luôn ở trong trạng thái lo âu, căng thẳng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, lao<br /> động và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội [2], [5].<br /> Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có thể được khám và điều trị tại nhiều<br /> chuyên khoa khác nhau như cấp cứu nội, khoa thần kinh, khoa Tai - Mũi Họng, khoa phục hồi chức năng… Rối loạn chức năng tiền đình có thể do<br /> nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong chuyên khoa Tai - Mũi - Họng<br /> còn gặp những bệnh nhân sau phẫu thuật tai – xương chũm [5].<br /> Việc điều trị bệnh trong giai đoạn cấp cứu ban đầu đòi hỏi phải có<br /> sự phối hợp tốt giữa các thuốc điều trị và công tác điều dưỡng. Chế độ<br /> chăm sóc và những bài tập từ đơn giản đến phức tạp góp phần rất lớn<br /> trong phục hồi chức năng tiền đình.<br /> Để giúp cho việc điều trị và chăm sóc bệnh tốt hơn chúng tôi tiến<br /> hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình<br /> tại khoa Tai - Thần kinh Bệnh viện Tai – Mũi - Họng Trung Ương từ<br /> tháng 6 đến tháng 12 năm 2011” nhằm mục tiêu:<br /> 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng và phân độ bệnh nhân rối loạn tiền<br /> đình.<br /> 2. Đánh giá kết quả can thiệp ở những bệnh nhân có hội chứng<br /> tiền đình tại khoa Tai - Thần kinh Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung<br /> Ương.<br /> 1<br /> <br /> Chương I<br /> <br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH<br /> <br /> Tiền đình - ốc tai là một cơ quan có cấu trúc phức tạp để thực hiện<br /> hai chức năng là cảm nhận âm thanh( nghe) và cảm nhận vị trí của đầu<br /> trong không gian. Ba phần hợp nên cơ quan này là tai ngoài, tai giữa và<br /> tai trong.<br /> 1.1. Tai ngoài<br /> Tai ngoài gồm loa tai có vai trò thu nhận âm thanh và ống tai ngoài<br /> làm nhiệm vụ dẫn truyền sóng âm tới màng nhĩ.<br /> 1.2. Tai giữa<br /> Tai giữa là một tập hợp các hốc khí có niêm mạc phủ nằm trong<br /> phần đá xương thái dương, trong đó hòm nhĩ là phần trung tâm. Hòm nhĩ<br /> nằm giữa tai ngoài và tai trong , thông với hang chũm ở phía sau qua ống<br /> thông hang và với tỵ hầu ở trước qua vòi tai. Chuỗi xương con chứa trong<br /> hòm nhĩ đảm nhiệm việc dẫn truyền rung động của màng nhĩ tới tai trong.<br /> Vòi tai là đường đẻ không khí từ tỵ hầu đi lên hòm nhĩ , đảm bảo sự cân<br /> bằng áp lực không khí ở hai mặt màng nhĩ , nhung cũng là đường lan<br /> truyền nhiễm khuẩn từ hầu lên hòm nhĩ.<br /> 1.3. Tai trong<br /> Tai trong vốn bao gồm mê đạo xương và mê đạo màng , là nơi chứa<br /> các cơ quan nhận cảm thính giác và thăng bằng. Mê đạo xương là hệ<br /> thống khoang rỗng phức tạp bên trong phần đá xương thái dương. Mê đạo<br /> màng là một hệ thống ống và túi màng nằm trong mê đạo xương và có<br /> hình dạng gần giống mê đạo xương. Khoảng nằm giữa mê đạo màng và<br /> thành mê đạo xương chứa ngoại dịch. Dịch chứa trong mê đạo màng là<br /> nội dịch.<br /> Cơ quan tiền đình: nằm ở tai trong, gồm có<br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> - Mê đạo màng: nằm trong mê đạo xương ở tai trong, chứa nội dịch.<br /> Bao gồm: ốc tai, soan nang, cầu nang và các ống bán khuyên.<br /> - Ống bán khuyên: mỗi tai có 3 ống bán khuyên : bên, trước và sau,<br /> nằm thẳng góc với nhau, phần phình ra mỗi ống đổ vào soan nang gọi là<br /> bóng (ampulla) chứa các thụ thể kích thích khi xoay đầu. Ví dụ khi xoay<br /> đầu sang trái thì ống bán khuyên báo cho biết đầu quay theo hướng nào<br /> và nhanh như thế nào.<br /> - Soan nang, cầu nang : có các thụ thể cho các cảm giác về trọng lực<br /> và gia tốc thẳng. Ví dụ : nếu đầu nghiêng về một bên, các thụ thể sẽ báo<br /> góc nghiêng, đầu có nghiêng ra trước hoặc ra sau không; Khi chạy xe gia<br /> tăng tốc độ, ngừng lại đen đỏ các thụ thể sẽ cho cảm tưởng gia tăng tốc độ.<br /> - Cơ quan nhận cảm:<br /> Mào: nằm trong bóng, được cấu tạo bởi các tế bào lông, phía trên<br /> các tế bào phủ một lớp gelatin gọi là đài (cupula), lông của tế bào nằm<br /> trong đài gồm có lông rung (kinocilium) và lông lập thể (stereocilia), còn<br /> đáy tế bào tiếp xúc với nơron của nhánh tiền đình.<br /> Vết: ở trên soang nang và cầu nang được cấu tạo bởi các tế bào lông,<br /> phủ lên trên tế bào lông là sỏi tai (otolithis).<br /> <br /> Hình 1: giải phẫu tai và cơ quan tiền đình ở tai trong<br /> <br /> 3<br /> <br /> Hình 2: tai trong và cơ quan tiền đình<br /> <br /> Nhân tiền đình:<br /> Các bộ phận nhận cảm của tiền đình ngoại biên nằm ở mê đạo màng,<br /> thân tế bào ở hạch tiền đình, nhánh tiền đình của dây tiền đình ốc tai (dây<br /> VIII) đi đến nhân tiền đình nằm giữa cầu não và hành não.<br /> Chức năng nhân tiền đình :<br /> - Đồng nhất các thông tin đến từ mỗi bên của đầu<br /> - Nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền tới tiểu não<br /> - Nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền tới vỏ não cho nhận thức về<br /> giác quan vị trí và vận động<br /> - Gửi mệnh lệnh đến các nhân vận động nằm ở thân não và tủy sống,<br /> các lệnh được đưa đến dây sọ (III, IV, VI, XI), bó tiền đình tủy sống chi<br /> phối trương lực cơ ngoại biên và bổ sung vận động đầu và cổ.<br /> Đường dẫn truyền:<br /> Thân tế bào chứa khoảng 19.000 neuron tiền đình ngoại biên xuất<br /> phát từ mào và vết mỗi bên tập trung ở hạch tiền đình và chấm dứt ở nhân<br /> tiền đình (ranh giới hành-cầu não) và thùy nhung nút của tiểu não. Các<br /> neuron tiền đình trung ương (từ nhân tiền đình) đi xuống tủy sống theo bó<br /> tiền đình sống và đi lên thân não theo bó dọc giữa đến các nhân dây thần<br /> kinh sọ điều khiển cử động mắt.<br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> Vỏ não thùy trán<br /> <br /> Vỏ não thùy<br /> chẩm<br /> <br /> Nhân dây III<br /> Dải dài sau<br /> Nhân dây VI<br /> <br /> Nhân tiền<br /> đình<br /> <br /> Hình 3: các nhân tiền đình và đường dẫn truyền tiền đình<br /> 2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH<br /> <br /> 2.1. Triệu chứng lâm sàng<br /> 2.1.1. Triệu chứng chủ quan<br /> - Chóng mặt: là triệu chứng chủ yếu. BN có cảm giác bị dịch<br /> chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc chính bản thân BN xoay tròn<br /> so với những vật xung quanh. Trong những trường hợp điển hình, cảm<br /> giác bị dịch chuyển rất rõ, có thể xảy ra trên mặt phẳng đứng dọc hoặc<br /> mặt phẳng đứng ngang. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chóng mặt<br /> không rõ ràng, BN chỉ có cảm giác dịch chuyển hoặc lắc lư thân mình,<br /> hoặc cảm giác bay lên, rớt xuống hoặc cảm giác mất thăng bằng.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2