intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng của Ropivacaine 0,1% phối hợp với Fentanyl 2MCG/ML gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

121
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của Ropivacaine 0,1% phối hợp với Fentanyl 2MCG/ML gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ” nhằm mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau của Ropivacaine 0,1% phối hợp với Fantanyl 2mcg/ml gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ, đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng của Ropivacaine 0,1% phối hợp với Fentanyl 2MCG/ML gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br /> <br /> LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP<br /> ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ROPIVACAINE 0,1%<br /> PHỐI HỢP VỚI FENTANYL 2MCG/ML GÂY TÊ<br /> NGOÀI MÀNG CỨNG GIẢM ĐAU TRONG ĐẺ<br /> <br /> Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thiện Thái<br /> Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Tuyết Mai<br /> Mã sinh viên: B00034<br /> Chuyên ngành: Điều dưỡng<br /> <br /> Hà Nội – 2011<br /> <br /> 3<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> <br /> Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp<br /> đỡ tận tâm, nhiệt tình, sự động viên quý báu và sự hỗ trợ nhiều mặt từ các<br /> thầy cô giáo, các phòng ban cũng như của gia đình và bạn bè. Nhân dịp bản<br /> luận văn này hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:<br /> - Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học, Bộ môn Điều dưỡng Trường<br /> Đại học Thăng Long.<br /> - GS.TS. Phạm Minh Đức – Chủ nhiệm Bộ môn Điều dưỡng Trường<br /> Đại học Thăng Long.<br /> - Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và các khoa phòng Bệnh<br /> viện Phụ sản Trung ương.<br /> Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:<br /> - TS. Lê Thiện Thái<br /> Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp<br /> những người đã giúp đỡ động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình hoàn<br /> thành luận văn.<br /> <br /> Tác giả<br /> Đoàn Thị Tuyết Mai<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Giảm đau trong chuyển dạ đẻ là cần thiết và mang tính nhân văn. Gây<br /> tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ đẻ có nhiều ưu<br /> điểm so với các phương pháp khác. Tuy nhiên các thuốc tê đang sử dụng hiện<br /> nay như Bupivacaine, Lidocaine có một số nhược điểm như: ức chế vận động<br /> làm sản phụ khó đi lại, hạn chế sức rặn đẻ, ức chế hệ thần kinh giao cảm có<br /> thể gây tụt huyết áp [7].<br /> Ropivacaine là một thuốc tê mới có cấu tạo gần giống Bupivacaine,<br /> nhưng ít ức chế vận động hơn Bupivacaine do có tác dụng chọn lọc hơn trên<br /> thần kinh cảm giác. Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng. Ropivacaine ít gây<br /> độc trên thần kinh và tim mạch hơn Bupivacaine [26].<br /> Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về Ropivacaine phối hợp với<br /> Fantanyl gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ, do đó chúng tôi tiến<br /> hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của Ropivacaine 0,1% phối<br /> hợp với Fentanyl 2mcg/ml gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ”<br /> nhằm mục tiêu:<br /> 1. Đánh giá tác dụng giảm đau của Ropivacaine 0,1% phối hợp với<br /> Fantanyl 2mcg/ml gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ.<br /> 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp này.<br /> <br /> 5<br /> <br /> Chương 1<br /> <br /> TỔNG QUAN<br /> 1.1. Lịch sử của kỹ thuật gây tê NMC và giảm đau trong sản khoa<br /> Phương pháp gây tê NMC trong sản khoa đã được thực hiện năm 1090<br /> bởi Stockel trong khi dùng Procaine cho cuộc đẻ với thành công là 80% và<br /> ông đã kết luận rằng “Kỹ thuật gây tê NMC đã đem đến cho chúng ta một sự<br /> an toàn không thể chối cãi được”. Với sự ra đời của Procaine đã đánh dấu một<br /> sự đổi mới về kỹ thuật [1].<br /> Vào năm 1931 giáo sư Achille Mario Digliotti người Italia miêu tả kỹ<br /> thuật thích hợp của gây tê NMC phân đoạn vùng thắt lưng [3], [22]. Ông đã<br /> dựa trên sự mất sức cản khi chọc mũi kim vào khoang NMC. Kỹ thuật này<br /> được công bố trên báo ngoại khoa Mỹ vào năm 1933 và ông cũng đưa ra<br /> những chi tiết rõ ràng về giải phẫu và sinh lý có thể chắc chắn đi vào vùng<br /> thắt lưng.<br /> Ở Mỹ, sau Hess và Odom, Harger, Ress và Abajian, Hingston và<br /> Southwourth năm 1941 tiếp tục gây tê đuôi ngựa liên tục trong sản khoa cho<br /> chuyển dạ và lấy thai ra [3].<br /> Năm 1942 Lidocaine đã làm một bước tiến mới trong lĩnh vực dược lý<br /> mang lại một sự an toàn và khả năng sử dụng nó.<br /> Năm 1943 Hingson và Edward đã sử dụng loại kim dễ uốn đem lại một<br /> ý nghĩa của việc gây tê liên tục.<br /> Năm 1949 Martinos Curbello đã giới thiệu tê NMC thắt lưng liên tục<br /> bằng cách đưa một Catheter vào khoang NMC qua kim chọc tuỷ cho phép<br /> thời gian gây tê không hạn chế. Sau đó Hingson và Southwourth sử dụng các<br /> Catheter bằng chất dẻo có khả năng tốt cho kỹ thuật gây tê NMC [3], [22].<br /> <br /> 6<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> Vào năm 1954 giáo sư Philippine Bromage đã công bố tập sách “Spinal<br /> epidural Analgesia”. Ông đã nhấn mạnh tầm qan trọng của các yếu tố ảnh<br /> hưởng đến tê NMC [6], [7]. Cùng năm 1954 Hingson đã luồn ống thông<br /> (catheter) qua kim Tuohy vào khoang NMC để kéo dài thời gian giảm đau và<br /> đặc biệt các nghiên cứu của Bromage [6], [7] về sự lan toả của giảm đau<br /> và vị trí tác dụng của GTNMC đã làm cho kỹ thuật này được sử dụng rộng<br /> rãi hơn. Trong những năm 1960 kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong<br /> sản khoa để giảm đau trong đẻ và sau mổ ở Canada, Mỹ, Úc và New<br /> Zealand [7].<br /> Vào thời kỳ đó ở Việt Nam đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật này, Trương<br /> Công Trung 1963 và sau đó là Nguyễn Ngọc Độ 1980 [3]. Năm 1984 Lê Thị<br /> Mẫu Đơn, Lê Kim Hà đã GTNMC bằng Lidocain với Fentanyl có hiệu quả<br /> tốt. Chu Mạnh Khoa và cộng sự GTNMC bằng Morphin để giảm đau sau mổ<br /> lồng ngực [3] nhưng hầu như không có báo cáo gì về sự áp dụng của GTNMC<br /> trong sản khoa.<br /> Ở Việt Nam khoảng 15 năm gần đây GTNMC để giảm đau sản khoa<br /> (trong mổ đẻ và trong đẻ) đã được áp dụng tại một số cơ sở sản khoa lớn.<br /> Hiện nay phương pháp này được áp dụng rộng rãi cho các sản phụ thường có<br /> chỉ định đẻ thường.<br /> 1.2. Giải phẫu, sinh lý liên quan đến GTNMC trên mẹ và con<br /> 1.2.1. Giải phẫu [9], [10], [22], [24]<br /> 1.2.1.1. Ống sống<br /> Ống sống là cột trụ của toàn thân bao gồm 32-33 đốt sống gồm:<br /> - 7 đốt sống cổ ký hiệu là C<br /> - 12 đốt sống ngực và lưng ký hiệu là D<br /> <br /> 7<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2