Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo in Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Kiên Giang năm 2018 - 2019)
lượt xem 6
download
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng báo in Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông BVTE, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về bảo vệ trẻ em trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo in Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Kiên Giang năm 2018 - 2019)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGÔ YẾN NHI BÁO IN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ TRẺ EM (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Kiên Giang năm 2018 - 2019) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Cà Mau - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGÔ YẾN NHI BÁO IN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ TRẺ EM (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Kiên Giang năm 2018 - 2019) Chuyên ngành: Báo chí học (định hướng ứng dụng) Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng TS. Lê Thanh Kim Cà Mau - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Báo chí học với đề tài “Báo in Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em” (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Kiên Giang năm 2018 - 2019) là công trình nghiên cứu của riêng tôi được sự đồng thuận và hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thanh Kim, Phó Tổng biên tập báo Đại Biểu Nhân Dân. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác. Luận văn có sử dụng, kế thừa và phát triển những số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài. Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn. Tác giả Luận văn Ngô Yến Nhi
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn; Thầy hướng dẫn khoa học TS. Lê Thanh Kim - Phó Tổng biên tập báo Đại Biểu Nhân dân; Ban biên tập và phóng viên báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Kiên Giang; bà Bùi Lệ Oanh - Phó Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em và Bình đẳng giới - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau; bà Phan Lan Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Tư vấn viên Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em... đã chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Do nhận thức và trình độ của tác giả có hạn, điều kiện và thời gian nghiên cứu không dài nên gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, do vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy cô để chỉnh sửa, bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận văn Ngô Yến Nhi
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 5 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề...................................................................... 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 12 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 12 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 14 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ TRẺ EM ....................................................... 15 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ....................................... 15 1.1.1. Khái niệm báo in ............................................................................. 15 1.1.2. Khái niệm truyền thông................................................................... 17 1.1.3. Khái niệm trẻ em và hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em........... 19 1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về trẻ em và bảo vệ trẻ em .......................................................................................... 25 1.2.1. Quan điểm của Đảng về trẻ em và bảo vệ trẻ em ........................... 25 1.2.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về trẻ em và bảo vệ trẻ em .. 28 1.3. Vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em .. 30 1.3.1. Vai trò của báo chí truyền thông .................................................... 30 1.3.2. Vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em .. 31 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN BÁO IN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................. 37 2.1. Giới thiệu về ba tờ báo trong diện khảo sát ..................................... 37 2.1.1. Báo Cà Mau .................................................................................... 37 2.1.2. Báo Bạc Liêu ................................................................................... 38 2.1.3. Báo Kiên Giang .............................................................................. 39 1
- 2.2. Khảo sát hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................................. 40 2.2.1. Nội dung truyền thông .................................................................... 41 2.2.2. Hình thức truyền thông ................................................................... 60 2.3. Đánh giá hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em trên các báo thuộc diện khảo sát ............................................................................................... 74 2.3.1. Thành công và nguyên nhân thành công ........................................ 74 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế ................................................... 79 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 82 Chƣơng 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN BÁO IN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................. 84 3.1. Những vấn đề đặt ra đối với công tác bảo vệ trẻ em và hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em ....................................................................... 84 3.1.1. Đối với công tác bảo vệ trẻ em ....................................................... 84 3.1.2. Đối với hoạt động truyền thông về trẻ em và bảo vệ trẻ em........... 91 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về bảo vệ trẻ em trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................ 94 3.2.1. Giải pháp chung.............................................................................. 94 3.2.2. Giải pháp riêng đối với các báo trong diện khảo sát ..................... 99 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 115 2
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTE : Bảo vệ trẻ em LĐ, TB - XH : Lao động - Thương binh và Xã hội XHTD : Xâm hại tình dục XHTE : Xâm hại trẻ em 3
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng tin, bài có nội dung liên quan đến BVTE trên báo Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang ............................................................................ 40 Bảng 2.2: Nội dung truyền thông BVTE trên báo Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang ............................................................................................................... 42 Bảng 2.3: Thể loại tin, bài có nội dung truyền thông BVTE trên 3 tờ báo.... 60 Hình 1.1. Mô hình truyền thông của Claude Shannon.................................... 18 Biểu đồ 2.1: Số lượng tin, bài có nội dung liên quan đến BVTE trên báo Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang ............................................................................ 41 Biểu đồ 2.2: Nội dung truyền thông bảo vệ trẻ em trên 3 tờ báo khảo sát ..... 59 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tin bài về BVTE trên ba báo khảo sát .............................. 74 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư phát triển bền vững cho nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, nhiều năm qua, cùng với việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, bằng việc đưa ra những định hướng, chỉ đạo, cơ chế và cao nhất là ban hành những văn bản pháp luật liên quan đến quyền trẻ em và không ngừng hoàn thiện, bổ sung theo từng thời kỳ. Những năm qua, công tác BVTE được thực hiện trên cơ sở củng cố và phát triển hệ thống pháp luật về BVTE và dịch vụ BVTE. Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong công tác BVTE thì vẫn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó nổi cộm lên các vấn đề như: trẻ em chưa được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; ít có cơ hội thực hiện các quyền tham gia; việc thực hiện chính sách pháp luật, chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở một số địa phương chưa được ưu tiên và xem trọng. Báo chí đóng vai trò quan trọng và đã tham gia tích cực trong việc truyền thông về các vấn đề trẻ em và tham gia BVTE. Báo chí luôn thể hiện tốt vai trò xung kích, đi đầu phản ánh các vấn đề liên quan đến trẻ em, đặc biệt là hoạt động BVTE từ chính sách đến trách nhiệm và hành động, từng bước làm thay đổi nhận thức, thái độ, điều chỉnh hành vi của cộng đồng trong việc thực hiện vấn đề này. Báo chí thông tin tất cả các vấn đề liên quan đến trẻ em, từ tuyên truyền phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về 5
- BVTE, phổ biến kiến thức về chăm sóc nuôi dạy trẻ em, báo chí còn phản ánh thực trạng trẻ em hiện nay khi bị tác động, ảnh hưởng dưới nền kinh tế thị trường với nhiều vấn đề như: giáo dục, bạo lực, xâm hại trẻ em, trẻ em với tai nạn thương tích, trẻ em trong thời kỳ công nghệ số... Không chỉ thế với vai trò của mình, báo chí còn huy động nguồn lực xã hội tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em từ đó từng bước thúc đẩy, hình thành, hoàn thiện khung pháp lý BVTE trong tình hình mới. Quyết định số 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia BVTE giai đoạn 2011 - 2015 đặt ra cho báo chí, truyền thông những nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện tuyên truyền quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền trẻ em, giám sát thực thi quyền trẻ em, khơi nguồn phản ánh, định hướng dư luận xã hội trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em. Để thực hiện tốt và đảm bảo cho các nhiệm vụ này báo chí, người làm báo gặp không ít thách thức khi tiếp cận các vấn đề về trẻ em, BVTE cần phải dựa trên quyền trẻ em, luôn vì lợi ích của trẻ. Thực tế có thể nhận thấy phần lớn hiện nay khi truyền thông về đề tài liên quan đến trẻ em, bảo vệ trẻ em, báo chí vẫn chưa truyền thông đúng cách, việc người lớn nói hộ trẻ em quá nhiều, can thiệp vào nội dung phỏng vấn hoặc dàn xếp trước kịch bản chính vì vậy dẫn đến nội dung bài viết đôi khi không khách quan, không phản ánh đúng thực trạng. Đối với các vấn đề trẻ em, báo chí vào cuộc tham gia nhưng mức độ, tần suất truyền thông chưa nhiều, chưa đủ, vấn đề đề cập còn phiến diện nghiên về tiêu cực hơn là tích cực. Điều này cho thấy ở một số cơ quan báo chí vẫn chưa coi trọng và đặt sự quan tâm vào vấn đề này. Hiện nay phần lớn báo chí, người làm báo kể cả phóng viên đảm trách hay kiêm nhiệm về mảng đề tài trẻ em, bảo vệ trẻ em vẫn chưa trang bị các kiến thức, pháp luật về trẻ em. Điều này dẫn đến báo chí vô tình xâm phạm, vi phạm quyền trẻ em, điều này xảy ra phổ biến ở hầu hết các thể loại báo chí. 6
- Từ những lợi thế riêng của mình so với các loại hình báo chí khác, báo in Đồng bằng sông Cửu Long khi tiếp cận truyền thông các vấn đề về trẻ em, BVTE đã dựa trên những đặc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội và tại khu vực. Cùng với sự phát triển của loại hình báo in, trong nhiều năm trở lại đây vấn đề truyền thông về trẻ em, BVTE tại các tòa soạn báo in dần được quan tâm và cải tiến cả số lượng lẫn chất lượng. Hình ảnh trẻ em xuất hiện trên mặt báo đa dạng, phong phú hơn, vấn đề tiếp cận được mở rộng sang nhiều lĩnh vực. Báo in khu vực trở thành phương tiện, công cụ truyền thông hữu hiệu để mọi tầng lớp nhân dân, độc giả được biết, được tham gia vào công tác BVTE và các vấn đề liên quan đến trẻ em. Dù đạt được một số thành công nhất định nhưng báo in khu vực vẫn tồn tại một số hạn chế dẫn đến việc truyền thông chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trẻ em sống tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đối mặt với nhiều nguy cơ. Từ việc tỷ lệ trẻ bị xâm hại đến thực trạng trẻ em đuối nước đáng báo động tại cả nông thôn và thành thị, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ tăng cao, trẻ bỏ học khi chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, trẻ em trở thành nguồn lao động chính khi chưa đến tuổi lao động... đã đặt ra một câu hỏi chung cho độc giả, liệu với vai trò và chức năng của mình báo in khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có những động thái tích cực gì trong hoạt động truyền thông BVTE. Thực trạng tuyên truyền ra sau, kết quả thế nào, tác động ra sao đến trẻ em, những người làm công tác trẻ em là vấn đề cần quan tâm, xem xét đưa vào công trình nghiên cứu. Được sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn khoa học TS. Lê Thanh Kim tác giả luận văn chọn đề tài “Báo in Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em” (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Kiên Giang năm 2018 - 2019 ) để nghiên cứu. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm quý báu, thiết thực để thời gian tới báo chí, báo in khu vực Đồng bằng 7
- sông Cửu Long sẽ có diện mạo mới, cách thức mới khi truyền thông về trẻ em, BVTE đáp ứng nhu cầu của độc giả và tiến trình phát triển của loại hình báo in trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Trẻ em và công tác BVTE là một vấn đề lớn có nhiều khía cạnh cần khai thác do đó đã thu hút nhiều tác giả, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau các công trình đã mang lại những cống hiến khoa học và thực tiễn đối với công tác BVTE và hoạt động truyền thông BVTE. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê một số công trình nghiên cứu điển hình: 2.1. Nhóm thứ nhất: Sách, giáo trình - Sách“Sổ tay phóng viên với trẻ em” do PGS. TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, Nxb Lao Động xuất bản lần đầu tiên năm 2001 và tái bản năm 2006. Cuốn sách cung cấp cho người làm báo đặc biệt là những người làm báo cho trẻ em kiến thức nghiệp vụ báo chí và những vấn đề liên quan đến trẻ em, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động nghiệp vụ báo chí với trẻ em. - Sách“Báo chí với trẻ em” do PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, Nxb Lao Động xuất bản năm 2004, cung cấp những thông tin, tri thức nền về trẻ em như nghiên cứu công chúng - nhóm đối tượng trẻ em; Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam. - Sách “Báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay”, do PGS.TS Nguyễn Văn Dững thực hiện năm 2007, đề cập đến vấn đề báo chí cho trẻ em trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực trạng báo chí cho trẻ em. Công trình đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về diện mạo báo chí cho trẻ em ở nước ta trong thời kỳ hội nhập phát triển. Phân tích kinh nghiệm thực tế ở những cái hay và cái chưa hay, tốt và chưa tốt khi làm báo cho nhóm công chúng trẻ em. Bên cạnh 8
- đó còn nêu lên những vấn đề cần quan tâm, đề xuất một số giải pháp để phát triển loại hình báo chí này. - Sách “Nhà báo với trẻ em - kiến thức và kỹ năng” (sách chuyên khảo), do TS. Nguyễn Ngọc Oanh biên soạn, Nxb Thông Tấn xuất bản 2014. Đây là công trình nghiên cứu về những thách thức đặt ra đối với người làm báo trẻ em. Trên cơ sở khung lý thuyết về kỹ năng làm báo cho trẻ em, tác giả chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các kỹ năng tác nghiệp, khảo sát thực tế tác nghiệp báo chí về trẻ em nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí với trẻ em Việt Nam. - Sách “Children in the News” (Trẻ em trong truyền thông) do Trường Đại học Công nghệ Nangyang Singapore và Học viện Thông tin và Truyền thông châu Á (AMIC) xuất bản năm 2001. Cuốn sách này là tổng hợp có chọn lọc các nghiên cứu của Học viện Thông tin và Truyền thông châu Á (AMIC) năm 1999 về việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên các kênh truyền hình tại 13 nước châu Á, bao gồm: Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philipine, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. - Sách “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em”, tác giả Helena Thorfinn, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2003. Cuốn sách tập trung khai thác ở 3 khía cạnh của vấn đề quan hệ giữa trẻ em với truyền thông. Đó là bảo vệ, cung cấp và tham gia, bên cạnh đó tác giả đưa ra những chuẩn mực xây dựng các nguyên tắc ứng xử của nhà báo, phóng viên với trẻ em. 2.2 Nhóm thứ hai: Luận văn, luận án, báo cáo - Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học “Kỹ năng làm báo cho trẻ em hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh thực hiện năm 2009. Luận án đưa ra khung lý thuyết về kỹ năng làm báo cho trẻ em, trên cơ sở đó khảo sát, phân tích kinh nghiệm thực tiễn tác nghiệp báo chí cho trẻ em để có thể làm rõ các vấn đề, từ đó đưa ra những giải pháp khuyến nghị, nâng cao năng lực 9
- và hiệu quả tác động của báo chí cho trẻ em ở nước ta. Song hành, tác giả còn nghiên cứu tính đặc thù và vai trò của kỹ năng làm báo cho trẻ em trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí và tác động của nó đến công chúng báo chí là trẻ em, trên cơ sở đó đề xuất, định hướng đào tạo kỹ năng cho bộ phận phóng viên, nhà báo khi tiến hành làm báo cho trẻ em. - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học “Báo chí với vấn đề phòng chống bạo lực trẻ em hiện nay”, của tác giả Vũ Thị Thúy Huyền thực hiện năm 2012 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội. Luận văn tìm hiểu những thành công và hạn chế trong công tác tuyên truyền về phòng chống bạo lực đối với trẻ em trên các báo được khảo sát: báo Giáo dục và Thời đại, báo Lao động và Xã hội, báo Pháp luật Việt Nam, báo Hoa học trò và báo Thiếu niên Tiền Phong. Góp phần đưa ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về phòng chống bạo lực đối với trẻ em trên báo chí nói chung, ở những báo chuyên ngành nói riêng. - Luận văn thạc sĩ “Hoạt động truyền thông cho trẻ em của tổ chức ChildFund tại miền núi phía Bắc”, của tác giả Vương Tuyết Nhung thực hiện năm 2012. Luận văn đề cập đến những hoạt động truyền thông có sự tham gia của trẻ em, phân tích, đánh giá hiệu quả của các dự án của ChildFund tại Hòa Bình và Bắc Kạn chứ không đi sâu phân tích, đánh giá đưa ra giải pháp thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học “Sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động truyền thông về quyền trẻ em” của tác giả Mai Thị Thúy An thực hiện năm 2013 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội. Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động sự tham gia của trẻ em, cách thức triển khai dự án, tổ chức sự kiện do Save the Children Việt Nam, ChildFund Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam từ năm 2008 – 2012 tại miền Bắc. Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em và tăng hiệu quả quảng bá hình ảnh cho tổ chức. 10
- - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học “Sử dụng hình ảnh trẻ em trong phóng sự truyền hình trên chương trình truyền hình Vì trẻ em, Đài truyền hình Việt Nam” của tác giả Vũ Văn Dũng thực hiện năm 2015 Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội. Luận văn đánh giá việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên chương trình truyền hình Vì trẻ em, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng hình ảnh trẻ em trên cơ sở dựa trên quyền trẻ em và đảm bảo pháp luật. - Đề tài “Xâm hại tình dục trẻ em tội ác cần được ngăn chặn và đẩy lùi” của tác giả Trần Gia Hảo - Hoàng Đình Kim Long, đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo Khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2017- 2018 tỉnh Cà Mau. Dưới góc tiếp cận là một học sinh trung học cơ sở có những trăn trở đối với vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em xảy ra ở địa phương các tác giả chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hữu hiệu đối với trẻ và gia đình trẻ. Có thể nói, đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề báo chí và trẻ em trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, đa phần những công trình này đề cập đến mối quan hệ giữa báo chí và trẻ em, kỹ năng nghiệp vụ viết báo cho trẻ em chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách chuyên biệt và hệ thống về báo in Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông BVTE . Như vậy, đề tài “Báo in Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em” (Khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Kiên Giang năm 2018 - 2019) là đề tài độc lập và không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào đã công bố trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng báo in Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông BVTE, tác giả luận 11
- văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về bảo vệ trẻ em trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích trên, luận văn sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; - Làm rõ những lý luận và thực tiễn về xây dựng nội dung các sản phẩm báo chí truyền thông về bảo vệ trẻ em; - Khảo sát các báo: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang về thực trạng hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em trên các sản phẩm đã xuất bản từ năm 2018 – 2019; - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời đại mới nhằm giúp các cơ quan báo chí phát huy hiệu quả truyền thông bảo vệ trẻ em trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Với vấn đề này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính là vấn đề hoạt động truyền thông BVTE trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long (Khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Kiên Giang từ năm 2018 - 2019). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu khảo sát các tin, bài về trẻ em và BVTE được xuất bản từ năm 2018-2019 đăng tải trên báo in ba tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí với vấn đề BVTE, những đường lối, chủ 12
- trương về BVTE của Đảng và Nhà nước. Trong đó, tập trung làm rõ những vấn đề về vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông BVTE hiện nay. Kế thừa và tham khảo các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực báo chí của các tác giả đi trước. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sẽ khảo sát, tập hợp, phân tích các loại tài liệu nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận, xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân tích nội dung: Thống kê các tin, bài viết liên quan đến hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em trên các sản phẩm báo in của 3 tờ báo Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang. Trên cơ sở đó đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động chỉ ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra. Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả xây dựng bảng anket, khảo sát 200 mẫu gửi đến công chúng bằng hình thức trực tiếp. Từ kết quả điều tra xã hội học tác giả thu nhận các ý kiến, nhận xét, đánh giá của công chúng, qua đó thu nhận những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả thực hiện 8 cuộc phỏng vấn gồm lãnh đạo tòa soạn báo Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang; Phóng viên phụ trách mảng, kiêm nhiệm hoặc có nhiều bài viết liên quan đến trẻ em, BVTE; Trưởng phòng bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới; Chuyên gia đầu ngành về trẻ em. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến trẻ em và BVTE, góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò, chức năng của báo chí, báo in khi truyền thông về BVTE. Đề xuất những giải pháp hữu hiệu 13
- nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông BVTE trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Với những kết quả thu thập được về mặt nội dung, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, học tập, tham khảo về sau. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp các cơ sở dữ liệu cho các cơ quan quản lý báo chí hiểu sâu sắc về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và thực trạng hoạt động truyền thông BVTE trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó có cách quản lý, thay đổi, định hướng phù hợp nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền. Kết quả luận văn là tài liệu để các cơ quan báo chí, các phóng viên tham khảo khi thực hiện các chuyên đề, tin bài về các vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn còn có 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông bảo vệ trẻ em trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long 14
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ TRẺ EM 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm báo in - Khái niệm báo in Báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất và là loại hình gốc của mọi lọai hình báo chí sau này. Theo PGS.TS Đinh Văn Hường “Báo in là tên gọi loại hình báo chí chuyển tải thông tin và hình ảnh trên giấy, được thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật in và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Các ấn phẩm báo in gồm có: báo, tạp chí, phụ trương và bản tin” [27, tr.32]. Còn GS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng định nghĩa: “Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội” [51, tr.12]. Theo PGS. TS Dương Xuân Sơn: “Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội thông qua các công cụ như máy in, mực in, giấy in” [44, tr.15]. PGS. TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí lại đặt báo in trong tổng quan các loại hình báo chí như sau: “Báo in là những ấn phẩm định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đề thời sự, phát thanh rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng - nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định” [15, tr.8]. Tóm lại có thể hiểu khái quát báo in là loại ấn phẩm định kỳ, chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự, được in và phát hành rộng rãi trên cả nước. Báo in là một trong những loại hình hình truyền thông ra đời sớm nhất 15
- trong các loại hình báo chí, gắn với công nghệ in ấn nên hình thức của loại hình báo chí này là trên giấy. - Thế mạnh và hạn chế của báo in Thứ nhất, người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ báo in, sự chủ động bao gồm việc bố trí thời điểm đọc, thời gian đọc, địa điểm đọc, trình tự đọc, tốc độ đọc và cách thức đọc. Thứ hai, sự tiếp nhận thông tin từ báo in là quá trình chủ động, đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, huy động sự làm việc tích cực của não bộ. Nhờ đó mà khả năng ghi nhớ thông tin cũng lâu, sâu hơn giúp người đọc có thể nhận thức sâu sắc về chuỗi thông tin, sự kiện được phản ánh. Chính vì vậy báo in không chỉ thông tin, phản ánh sự kiện mà còn phân tích, đánh giá có chiều hướng sâu và thuyết phục công chúng bằng lời lẽ, dẫn chứng cụ thể. Thứ ba, việc lưu trữ thông tin của báo in rất đơn giản và tiện lợi phù hợp với thói quen của người đọc. Chính đặc điểm này giúp báo in có lợi thế trong việc trở thành nguồn tư liệu quý giá để tham khảo, học tập. Phần tư liệu có thể lưu trữ trong thời gian dài nếu được bảo quản và giữ gìn cẩn thận thì vẫn giữ nguyên các giá trị nội dung thông tin khi cần có thể tìm lại và tham khảo bất cứ lúc nào. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì báo in vẫn tồn tại một số hạn chế: Một là, phạm vi tác động của báo in còn hạn chế, chỉ với những người biết chữ, có trình độ nhận thức và đặc biệt là không bị mất hoặc hạn chế khả năng thị lực (bị mù, hoặc mắt yếu) thì mới có thể đọc và hiểu được nội dung. Riêng về mặt này, phát thanh hay truyền hình có ưu thế hơn. Hai là, việc phát hành báo in từ trước đến nay được thực hiện theo hình thức chuyển phát hoặc trao tay, vì thế việc báo in đến tay người đọc sớm hay muộn là phụ thuộc vào trình độ phát triển giao thông và các phương tiện chuyên chở, phân phối. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 104 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016-2017
95 p | 62 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí đại phương
126 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 54 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 47 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh Tây Bắc trên báo điện tử dưới góc nhìn truyền thông phát triển
141 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Thông tin trên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận (Thực trạng và giải pháp phát triển)
121 p | 34 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)
15 p | 44 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn