Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Các giải pháp chống độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền ở Việt Nam
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp tích cực, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và hoạt động truyền hình trả tiền của Việt Nam để phòng ngừa và xử lý những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thể hiện rõ nhất là sự độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trên các kênh truyền hình trả tiền Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Các giải pháp chống độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ LAN CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG ĐỘC QUYỀN BẢN QUYỀN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội-2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ LAN CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG ĐỘC QUYỀN BẢN QUYỀN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo Chí Học Mã số:60320101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Chí Trung Hà Nội-2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các giải pháp chống độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, dẫn chứng trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Nếu có điều gì gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan
- LỜI CẢM ƠN Luận văn “Các giải pháp chống độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền ở Việt Nam” là kết quả sau quá trình học tập, nghiên cứu của cá nhân tôi tại trường Đại học Khoa học xã hộ và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như trong thực tiễn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, đặc biệt là Tiến sĩ Bùi Chí Trung người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Đỗ Quý Doãn- nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, ông Huỳnh Nam- nguyên Tổng giám đốc Đài phát thanh và Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể các chuyên gia báo chí, luật sư, các đồng nghiệp trong và ngoài nước đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô và mọi người để luận văn của tôi có thể hoàn chỉnh hơn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ Thông tin và Truyền thông : Bộ TT&TT Chương trình truyền hình : CTTH Đài truyền hình : ĐTH Giải bóng đá ngoại hạng Anh : EPL Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam : V-League Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam : VnpayTV Liên đoàn bóng đá Việt Nam : VFF Nhà báo : NB Truyền hình trả tiền : THTT Tiến sĩ : TS Phát thanh truyền hình : PTTH Phó giáo sư tiến sĩ : PGS.TS
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ thuê bao của các loại hình truyền thông năm 2009 ........... 33 Biểu đồ 1.2 Thị phần( thuê bao) của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình năm 2013 .. 35 Bảng 1.3: Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền Việt Nam .. 35 Bảng 1.4 Doanh thu truyền hình trả tiền ( Triệu USD ) .................................. 37 Sơ đồ 2.1: Giá mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam qua các năm (Đơn vị triệu USD) .................................................................................... 51 Hình 2.2 Khán giả phản đối K+ độc quyền ..................................................... 53 Biểu đồ 2.3 Đường đi của bản quyền truyền hình ........................................... 64 Biểu đồ 2.4: Số tiền K+ thua lỗ qua các năm 2010-2014 ................................. 81
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9 5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................................................. 11 7. Bố cục luận văn......................................................................................................... 12 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢN QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN BẢN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN. ................................. 13 1.1 Khái quát về bản quyền và bản quyền truyền hình ............................................ 13 1.1.1. Khái niệm về bản quyền và bản quyền truyền hình truyền hình .................. 13 1.1.2. Phân loại bản quyền truyền hình...................................................................... 17 1.1.3 Vi phạm bản quyền trong hoạt động truyền hình ........................................... 21 1.2. Độc quyền và độc quyền bản quyền truyền hình ............................................... 27 1.2.1 Hiện tƣợng độc quyền và độc quyền bản quyền .............................................. 27 1.2.2. Các dạng độc quyền ........................................................................................... 29 1.3 Khái quát chung về truyền hình trả tiền.............................................................. 32 1.3.1 Khái niệm chung về truyền hình trả tiền .......................................................... 32 1.3.2 Lĩnh vực truyền hình trả tiền trong hoạt động kinh tế truyền hình .............. 36 1.4 Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay ..................................................... 39 Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................... 42 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................... 44 2.1. Sơ lƣợc về các hệ thống truyền hình trả tiền thực hiện khảo sát AVG, K+, VTC ............................................................................................................................... 44 2.1.1. Truyền hình An Viên (AVG)............................................................................. 44 2.1.2. Truyền hình số vệ tinh K+ ................................................................................ 44 2.1.3. Đài truyền hình kỹ thuật số VTC ..................................................................... 45 2.2. Những biểu hiện độc quyền bản quyền truyền hình trong hoạt động kinh tế truyền hình tại Việt Nam ............................................................................................. 47 2.2.2 Độc quyền kênh truyền hình .............................................................................. 58
- 2.2.3 Độc quyền nguồn bán, độc quyền mua ............................................................. 63 2.3. Nguyên nhân của độc quyền bản quyền truyền hình tại Việt Nam.................. 67 2.3.1. Do sự chênh lệch về tiềm lực kinh tế ................................................................ 68 2.3.2. Thiếu quy định kiểm soát độc quyền trong báo chí, truyền hình .................. 70 2.3.3. Phụ thuộc vào đối tác bán bản quyền .............................................................. 72 2.3.4. Sự cạnh tranh không lành mạnh ...................................................................... 74 2.4. Tác động của độc quyền bản quyền truyền hình ............................................... 75 Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 82 Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG ĐỘC QUYỀN BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM .............................................. 85 3.1.Giải pháp chống độc quyền nói chung trên thế giới ........................................... 85 3.2.Thuận lợi và khó khăn khi chống độc quyền bản quyền truyền hình Việt Nam................................................................................................................................ 88 3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................................. 88 3.2.2. Khó khăn ............................................................................................................. 89 3.3. Đề xuất giải pháp cho chống độc quyền bản quyền truyền hình ở Việt Nam . 92 3.3.1.Tăng cƣờng nhận thức về chống độc quyền bản quyền truyền hình ............. 92 3.3.2.Bổ sung, hoàn thiện Luật cạnh tranh và chống độc quyền Luật cạnh tranh .............................................................................................................................. 93 3.3.3.Quy định mức giá biên độ giá, Công khai giá .................................................. 94 3.3.4.Xây dựng cơ chế hợp tác chia sẻ nội dung ........................................................ 96 3.3.5. Xây dựng các cơ quan chuyên trách, hiệp hội về chống độc quyền bản quyền truyền hình tại Việt Nam ................................................................................. 98 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................ 104 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 110 I.PHỤ LỤC NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền hình Việt Nam với những bước phát triển mạnh mẽ đã thực sự có nhiều đóng góp trong sự phát triển chung của xã hội, phục vụ nhu cầu thông tin của đông đảo quần chúng. Bên cạnh truyền hình quảng bá thì truyền hình trả tiền trở thành một món ăn tinh thần của đông đảo khán giả. Hiện nay lĩnh vực truyền hình trả tiền đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ về nội dung cũng như chất lượng dịch vụ. Theo số liệu thống kê từ Sách Trắng về công nghệ thông tin năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông thì “Số lượng thuê bao truyền hình cáp năm 2013 tăng hơn 1,1 triệu thuê bao, nâng tổng doanh thu truyền hình trả tiền năm 2013 lên 276,443 triệu USD, tăng 38% so với năm 2012”[4, tr.12]. Bên cạnh những kết quả tích cực thì sự phát triển của truyền hình đã kéo theo những vấn đề tiêu cực do tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh và đặc biệt là sự xuất hiện của độc quyền bản quyền chương trình truyền hình ăn khách giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền ngày càng trở nên gay gắt. Bản quyền truyền hình không chỉ là thương hiệu của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, của đơn vị cung cấp dịch vụ mà còn đem lại một nguồn thu tài chính lớn từ việc mua bán quyền sử dụng, phát sóng, phân phối hay việc quảng cáo đi kèm, tăng lượng khán giả cho nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả phí. Nhiều doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền hoạt động trong lĩnh vực mua bán bản quyền truyền hình cho rằng “bản quyền là một giỏ táo xanh mà ai cũng muốn có” (Phỏng vấn sâu, Bà Nguyên Hạnh,GĐ Công ty Qnet). Nhận biết được tầm quan trọng và lợi ích từ việc có trong tay những bản quyền truyền hình hấp dẫn, nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền Việt đã huy động nhiều nguồn lực để mua được những bản quyền được khán giả quan tâm. Tuy nhiên việc mua bán bản quyền hiện đang còn có những vấn đề tiêu 1
- cực của sự cạnh tranh thiếu bình đẳng do một số đơn vị độc quyền bản quyền gây ra. Một trong những sự việc độc quyền bản quyền truyền hình được sự quan tâm của đông đảo dư luận là việc Liên doanh truyền hình K+ mua độc quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh và phát sóng độc quyền tại Việt Nam những năm vừa qua. Nhờ mua bản quyền các chương trình độc quyền quốc tế ăn khách nhất, kết thúc năm 2014, K+ đã tăng lượng thuê bao lên gần gấp 2 lần, đạt hơn gần 800.000 thuê bao”[31]. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc K+ độc quyền không đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với mức kinh phí bỏ ra. Có nhiều thông tin không chính thức về con số thua lỗ của K+. Vấn đề mà dư luận quan tâm hiện nay là việc đổ hàng chục triệu USD để mua bản quyền phát sóng EPL sẽ khiến khách hàng Việt Nam chịu ảnh hưởng từ việc nâng giá, mua đầu thu, các nhà cung cấp dịch vụ khác không có cơ hội cạnh tranh bình đẳng. Với lĩnh vực truyền hình trả tiền, sự độc quyền đang diễn biến rất phức tạp với nhiều phương thức khác nhau. Phải nói rằng việc xuất hiện truyền hình trả tiền là điều đương nhiên, phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường, đem lại nguồn lực để tái sản xuất và nâng cao chất lượng chương trình, chất lượng thông tin phục vụ người xem. Tuy nhiên, quá trình cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền kinh doanh loại hình này đang nảy sinh những bất cập bởi sự xuất hiện của độc quyền bản quyền. Từ một sở hữu cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ đến quá trình trở thành một loại hàng hóa và vận động theo cơ chế thị trường, bản quyền truyền hình đã trở thành một sản phẩm độc quyền của một số nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền dẫn đến việc người dân mất đi quyền lựa chọn, quyền được tiếp cận thông tin, phải trả một cái giá cao bất thường để xem các chương trình truyền hình trả tiền. Mặt khác, độc quyền bản quyền truyền hình còn dẫn dến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị hoạt 2
- động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Bởi sự lạm dụng quyền độc quyền để lũng đoạn thị trường khiến các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác không có cơ hội để cạnh tranh. Vấn đề chống độc quyền ở nước ta còn khá mới mẻ, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí truyền hình. Ngoài Chỉ thị 11/2000/CT-BTM triển khai soạn thảo Luật cạnh tranh và chống độc quyền do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành thì hiện chưa có những quy định cụ thể và một cơ quan chuyên trách nào theo dõi và giám sát các hành vi liên quan đến chống độc quyền về bản quyền truyền hình tại Việt Nam. Tình trạng không có một đơn vị chuyên trách cụ thể trong việc đàm phán mua bản quyền, không có quy định chặt chẽ trong việc độc quyền truyền hình đã khiến cho hành vi độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền được một số nhà cung cấp dịch vụ được mặc định như “những thỏa thuận thương mại” dẫn đến việc độc quyền ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều bức xúc không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyền lợi của người tiêu dùng. Hiện nay người sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền Việt luôn phải chịu thiệt thòi khi có sự độc quyền vì giá dịch vụ cao bất hợp lý so với giá thị trường nói chung và không có sự lựa chọn sản phẩm mình yêu thích, phù hợp với túi tiền, với khẩu vị của mình. Có thể nói, việc nghiên cứu về bản quyền truyền hình ở Việt Nam nói chung và bản quyền chương trình truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn đang là một lĩnh vực còn bỏ ngỏ đòi hỏi những nghiên cứu có hệ thống và toàn diện, đặc biệt là nghiên cứu về độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền, luận văn sẽ tìm hiểu thực trạng của vấn đề độc quyền bản quyền truyền hình ở Việt Nam hiện nay như thế nào, những nguyên nhân dẫn đến độc quyền, khó khăn trong việc hạn chế sự độc quyền bản quyền truyền 3
- hình từ đó đề ra những giải pháp hợp lý để người kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có thể vẫn có lợi ích từ việc kinh doanh bản quyền đồng thời cũng hạn chế được sự độc quyền trong thị trường kinh tế truyền hình Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp tích cực, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và hoạt động truyền hình trả tiền của Việt Nam để phòng ngừa và xử lý những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thể hiện rõ nhất là sự độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trên các kênh truyền hình trả tiền Việt Nam. Thông qua những giải pháp này luận văn góp phần nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam nói chung và người tiêu dùng nói riêng về hoạt động kinh doanh báo chí, nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia thị trường truyền hình trả tiền. Mặt khác qua luận văn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền có thể tìm thấy những giải pháp riêng cho mình để hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động thông tin báo chí có một hướng đi đúng, có lợi cho cả đôi bên người hưởng thụ dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. Các nhà quản lý, hoạch định chính sách có thể có thêm nhiều cái nhìn mới về vấn đề độc quyền và thêm những giải pháp để quản lý chặt chẽ hơn nữa loại hình này tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận chung về độc quyền bản quyền truyền hình nhằm hệ thống hóa các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Khảo sát thực trạng hoạt động độc quyền bản quyền chương trình truyền hình tại Việt Nam, đặc biệt trên ba đối tượng chính đã được lựa chọn là hệ thống truyền hình trả tiền AVG, K+ và VTC. Phân tích những tác động của độc quyền đến hoạt động kinh tế truyền hình, lợi ích của người tiêu dùng. 4
- - Đề ra các giải pháp cụ thể để chống lại sự độc quyền trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, hạn chế tác động của việc độc quyền của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền vừa đảm bảo được lợi nhuận nhưng đồng thời người dân vẫn được hưởng quyền lợi thông tin chính đáng của mình. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Về các công trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến đề tài tác giả đã hệ thống trên các nhóm chính như các nghiên cứu, tư liệu về truyền hình trả tiền, về vấn đề bản quyền và độc quyền bản quyền bao gồm những nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên thế giới truyền hình trả phí xuất hiện khá sớm, từ đầu những năm 1940. Loại hình này đã mở rộng và phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Trong sự phát triển đó, nhiều chuyên gia đã nhận thấy sự xuất hiện của độc quyền, đặc biệt là truyền hình Cáp (cable). Cuốn sách Cable Television:The Problem of Local Monopoly ( Tạm dịch Truyền hình cáp: Vấn đề độc quyền địa phương) của tác giả R. A. Posner năm 1970 là một trong những cuốn sách có sự phân tích cụ thể về vấn đề độc quyền trong truyền hình trả tiền để đưa ra những kiến nghị trong việc điều chỉnh quy định về truyền hình cáp địa phương. Tác giả đã đưa ra những tác động tiêu cực của độc quyền truyền hình địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp cho chính quyền thành phố để có thể điều chỉnh giá thuê bao, áp đặt giá trần dịch vụ hoặc phát triển các dịch vụ thay thế để ngăn ngừa giá độc quyền và để kiểm tra mức độ thực tế của vấn đề độc quyền. Cuốn sách American Television: New Directions in History and Theory (Tạm dịch Truyền hình Hoa Kỳ: Hướng đi mới trong thực tiễn và lý luận) của nhiều tác giả do Nick Browne biên soạn cũng quan tâm đến truyền hình trả phí và vấn đề độc quyền. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1994 bởi nhà xuất bản Harwood Academic tại Mỹ và Canada. Các tác giả đã trình bày về sự hình thành phát triển của ngành công nghiệp truyền hình tại Mỹ, sự ra đời của 5
- truyền hình trả phí và những mặt tích cực, tiêu cực được bộc lộ trong quá trình phát triển của truyền hình. Vấn đề độc quyền được các tác giả đề cập trong chương hai với những bài phân tích về kinh tế truyền hình. Tuy chưa đi sâu vào vấn đề độc quyền nhưng cuốn sách là một tài liệu tốt về con đường phát triển của truyền hình trả phí từ đó có thể dẫn giải những nguyên nhân, tác động dẫn đến sự xuất hiện của độc quyền trong truyền hình. Bài phân tích của tác giả Elim Noam với tiêu đề Is Cable Television a Natural Monopoly? (Tạm dịch Truyền hình cáp là độc quyền tự nhiên?) trên trang web của Viện Columbia đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao.Tác giả Elim Noam từ sự phân tích thực tiễn từ sự phát triển của truyền hình cáp của Mỹ, các quan niệm của chuyên gia kinh tế như John Stuart Mill, Richard T. Ely, Kaysen và Turner đã thấy được diễn biến độc quyền của truyền hình cáp. Tuy nhiên, bài phân tích của tác giả nghiêng nhiều về lý luận kinh tế, chưa đề cập trực tiếp vào việc độc quyền bản quyền truyền hình trả tiền nhưng đây cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận văn để thấy được cách nhìn đa chiều về độc quyền trong truyền hình nói chung và những cách phân tích khoa học về nguyên nhân kinh tế dẫn đến độc quyền truyền hình. Trên thực tế, truyền hình trả tiền mới xuất hiện tại Việt Nam hơn một thập kỷ. Song có thể thấy vấn đề độc quyền bản quyền truyền hình trả tiền là một đề tài sớm được nhiều nhà nghiên cứu báo chí quan tâm đề cập. Từ khi truyền hình trả tiền ra đời tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành nhiều khảo sát về truyền hình trả tiền, tuy nhiên lĩnh vực độc quyền bản quyền truyền hình là địa hạt nghiên cứu khá mới mẻ. Số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố không nhiều. Để nghiên cứu về vấn đề này, tác giả đã tham khảo một số sách, luận văn nhiên cứu, liên quan đến vấn đề độc quyền bản quyền truyền hình trong và ngoài nước. 6
- Vấn đề độc quyền, thương mại hóa báo chí cũng đã được những nhà nghiên cứu báo chí, những nhà quản lý đề cập đến trong các tác phẩm của mình. Đầu tiên có thể kể đến cuốn sách Tìm hiểu kinh tế truyền hình [12]. của tác giả Bùi Chí Trung. Tác giả không chỉ đem đến những cái nhìn cụ thể về kinh tế học truyền thông mà còn phân tích rõ ràng các dạng cấu trúc của thị trường truyền thông, trong đó có thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường lũng đoạn và thị trường độc quyền. Từ những nghiên cứu này, chúng tôi có thêm nhiều góc nhìn đa chiều về độc quyền trong kinh tế truyền hình nói chung và độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền nói riêng. Cuốn sách Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam[5] do Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn biên soạn đã phân tích những điểm mạnh cũng như mặt tiêu cực trong sự phát triển của báo chí truyền thông, trong đó có truyền hình trả tiền. Thông qua những số liệu thống kê từ cuốn sách và những đánh giá xác đáng, tác giả đã trình bày những vấn đề có liên quan đến nguyên nhân xuất hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thị trường truyền hình trả tiền Việt, bao gồm cả vấn đề độc quyền bản quyền truyền hình. Bên cạnh đó, nhiều luận văn, khóa luận báo chí và kinh tế cũng đã đề cập đến vấn đề độc quyền ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Gần đây, có thể thấy một vài công trình đề cập đến việc chống vi phạm bản quyền báo chí như khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Phương Uyên về “Vấn đề vi phạm bản quyền trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”. Đây là một khóa luận được đánh giá cao về nội dung. Tác giả đã đi vào phân tích tình trạng vi phạm bản quyền trên báo điện tử, đưa ra những tác động của việc phát triển công nghệ truyền thông, sự cạnh tranh khốc liệt của xã hội thông tin hiện đại, việc thương mại hóa các sản phẩm báo chí…Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vi phạm bản quyền trên báo điện tử. 7
- Có thể thấy những nghiên cứu về bản quyền truyền hình được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ kinh tế học hoặc Luật học. Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, các tác giả đã phân tích thị trường cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền trong thương mại và đưa ra các khuyến nghị về luật cạnh tranh, chống độc quyền nói chung chứ không nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực truyền hình nói chung và vấn đề độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền tại Việt Nam nói riêng như Luận án Tiến sĩ kinh tế về “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Đặng Vũ Huân năm 2002. Vấn đề độc quyền được tác giả phân tích khá cụ thể dưới góc độ luật học. Tác giả luận văn cũng đã đề cập đến vấn đề độc quyền trong kinh tế truyền thông tại chương 2 của luận văn nhưng chỉ như là một luận chứng chứ chưa đi vào nghiên cứu, phân tích cụ thể. Trong luận án Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, tác giả Lê Anh Tuấn đã nghiên cứu so sánh và nêu lên một số mô hình lập pháp về cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có vấn đề độc quyền và xu hướng phát triển của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở các nước trên thế giới. Ngoài ra còn có một số bài viết của các tác giả như ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Le Media JSC với bài tham luận, đề xuất "Gói giải pháp liên hoàn để giải quyết bài toán bảo vệ tác quyền báo chí" tại hội thảo về “Vấn đề bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số” ngày 28/1/2015 diễn ra tại Hà Nội. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và qua việc nghiên cứu, ông Lê Quốc Vinh đã phân tích cụ thể về khái niệm bản quyền báo chí, nguyên nhân của việc vi phạm bản quyền báo chí tại Việt Nam và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để hạn chế việc vi phạm bản quyền báo chí nói chung, trong đó có truyền hình. Bài phân tích chuyên sâu của tác giả Nguyễn Thanh Tâm về Thực trạng pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc 8
- quyền liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại trên Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 11/2004. Đây là một bài nghiên cứu sâu về hoạt động độc quyền tại Việt Nam nói chung. Trong đó tác giả đã chỉ rõ hạn chế, tác động tiêu cực của việc độc quyền đến thị trường như thế nào và đề xuất một số giải pháp để kiểm soát độc quyền trong thương mại. Như vậy có thể thấy vấn đề tìm kiếm giải pháp chống độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền tại Việt Nam là một hướng đi còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, đòi hỏi những nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu hơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chống độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh tế truyền hình trên hệ thống truyền hình trả tiền Việt Nam từ năm 2010- 2015 (tập trung vào ba hệ thống truyền hình trả tiền tại Việt Nam là AVG, K+ và VTC). 5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở: - Lý luận về báo chí truyền hình, truyền hình trả tiền và hoạt động độc quyền bản quyền chương trình truyền hình - Lý luận về kinh tế học truyền thông và lý luận một số khoa học liên ngành. 5.2. Cơ sở thực tiễn - Thực tế các hoạt động độc quyền về nội dung bản quyền chương trình truyền hình trả tiền, kênh truyền hình trả tiền tại Việt Nam. 5.3. Phương pháp luận - Quan điểm duy vật biện chứng - Quan điểm hệ thống 9
- - Quan điểm lịch sử - Quan điểm thực tiễn 5.4. Phương pháp nghiên cứu 5.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu Đọc, xem và phân tích các tài liệu bằng văn bản về lý luận truyền hình, bản quyền truyền hình và độc quyền trong kinh tế truyền hình…..và những vấn đề khác có liên quan đến đè tài. 5.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh Được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá về thoạt động độc quyền, hình thức độc quyền và tác động của độc quyền trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. 5.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này. Đối tượng phỏng vấn là những người có tầm hiểu biết về lĩnh vực kinh tế truyền hình như những nhà quản lý báo chí truyền thông, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, các luật sư chuyên ngành sở hữu trí tuệ…Những câu hỏi được đưa ra nhằm tìm hiểu ý kiến, đánh giá sâu để thấy rõ vai trò, vị trí và ảnh hưởng của từng đối tượng đối với vấn đề độc quyền bản quyền. Từ đó đối tượng nghiên cứu có thể được xem xét một cách đa chiều, khách quan. - Phỏng vấn nhà quản lý, lãnh đạo nhà nước về Thông tin truyền thông: Đây là nhóm đối tượng phỏng vấn có những góc nhìn khá công minh trong việc tranh chấp, độc quyền bản quyền truyền hình. Từ đó có thể thấy được đánh giá từ phía nhà nước, đơn vị quản lý hoạt động truyền hình tại Việt Nam về nguyên nhân dẫn đến độc quyền và các giải pháp mà có thể có sự tham gia từ phía nhà nước. - Phỏng vấn luật sư chuyên về quyền sở hữu trí tuệ: Luật sư chuyên về quyền sở hữu trí tuệ sẽ có những ý kiến dựa trên cơ sở pháp luật chính vì vậy mà vấn đề độc quyền sẽ được nhìn nhận khách quan hơn. Bên cạnh đó đây là 10
- nhóm đối tượng phỏng vấn có những giải pháp thiết thực, những khẳng định chắc chắn dựa trên cơ sở luật pháp Việt Nam. - Phỏng vấn nhà kinh doanh, cung cấp bản quyền truyền hình: Đây là nhóm đối tượng phỏng vấn có tham gia vào hoạt động mua bán bản quyền truyền hình. Những người có kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề cạnh tranh, độc quyền bản quyền truyền hình Việt Nam. Do vậy ý kiến của họ thường bám sát thực tiễn. Chính vì vậy mà vấn đề độc quyền sẽ được xem xét khách quan, công bằng từ nhiều phía để có những giải pháp cân bằng về lợi ích cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. - Phỏng vấn nhà báo, những người hoạt động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền tại Việt Nam: Phỏng vấn nhóm đối tượng này sẽ thấy được vai trò của những người hoạt động báo chí truyền thông trong việc chống độc quyền bản quyền chương trình truyền hình. Họ cũng là những người thấy rõ nhất diễn tiến của việc độc quyền và tác động của độc quyền bản quyền truyền hình trả tiền trên thị trường. 5.4.4. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp quan sát công khai, quan sát nhiều lần nhằm hỗ trợ thêm cho việc nghiên cứu. - Quan sát chất lượng của các chương trình truyền hình trả tiền có bản quyền nước ngoài tại Việt Nam, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng trước và sau khi phát sóng các chương trình bản quyền mới. - Quan sát phản ứng của người tiêu dùng và doanh nghiệp dịch vụ trước sự độc quyền bản quyền trong hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, luận văn góp phần hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến đề tài như bản quyền truyền hình, độc quyền bản quyền, truyền hình trả tiền... 11
- Về mặt thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về sự độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền Việt Nam, nêu ra những biểu hiện, tác động của độc quyền bản quyền truyền hình đến các nhóm đối tượng khác nhau từ đó đề ra những giải pháp để khắc phục tình trạng độc quyền, hạn chế những tác động tiêu cực của tình trạng này. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về bản quyền và độc quyền bản quyền trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Chương 2: Thực trạng độc quyền bản quyền truyền hình tại Việt Nam. Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp chống độc quyền bản quyền truyền hình trả tiền ở Việt Nam. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 121 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 112 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 56 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 52 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016-2017
95 p | 65 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí đại phương
126 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Quản trị bình luận của độc giả về vấn đề môi trường
99 p | 35 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí biên phòng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới
161 p | 30 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn