Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Nghiên cứu so sánh phương thức sản xuất chương trình thời sự truyền hình tổng hợp của các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Bắc sông Hậu
lượt xem 6
download
Luận văn tìm hiểu các phương thức đã được áp dụng trong việc sản xuất các chương trình thời sự truyền hình ở một số đài địa phương, từ đó so sánh, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong cách làm của mỗi cơ quan, luận văn mong muốn góp phần định hình được phương thức sản xuất tối ưu cho chương trình thời sự tổng hợp ở các đài địa phương trong bối cảnh tự chủ về kinh tế như hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Nghiên cứu so sánh phương thức sản xuất chương trình thời sự truyền hình tổng hợp của các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Bắc sông Hậu
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- NGUYỄN LÊ MAI HUỲNH NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH TỔNG HỢP CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Vĩnh Long – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- NGUYỄN LÊ MAI HUỲNH NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH TỔNG HỢP CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU Chuyên ngành: Báo chí học ứng dụng Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS. TS Vũ Quang Hào TS. Nguyễn Trí Nhiệm Vĩnh Long – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là Luận văn do tôi tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Trí Nhiệm. Các số liệu, thông tin và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm đối với Luận văn của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Lê Mai Huỳnh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học cao học Báo chí và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo của Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông và giáo viên hướng dẫn. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông đã tận tình chỉ dạy chúng tôi trong suốt quá trình học. Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Trí Nhiệm đã hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long và Ban lãnh đạo Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Tháp cùng bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Lê Mai Huỳnh
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH .................................................................................................. 20 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................................. 20 1.2. Vai trò, ý nghĩa của phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự đối với kênh truyền hình địa phƣơng .............................................................................................................................. 35 1.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự truyền hình 41 1.4. Các yếu tố quyết định hiệu quả của phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự truyền hình ......................................................................................................................................... 41 Chƣơng 2: SO SÁNH PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TỔNG HỢP CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU HIỆN NAY .................................................................................................... 49 2.1. Khái quát về Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long và Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Tháp .............................................................................................................................. 49 2.2. Khái quát về các chƣơng trình Thời sự truyền hình của hai Đài PT-TH địa phƣơng chọn khảo sát ................................................................................................................................... 54 2.3. Các phƣơng thức đƣợc áp dụng trong sản xuất các chƣơng trình thời sự tổng hợp thuộc diện khảo sát ........................................................................................................................... 59 2.4. So sánh hiệu quả của việc áp dụng các phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp ở các Đài trong diện khảo sát ........................................................................................... 76 2.5. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng các phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp ở các Đài trong diện khảo sát ................................... 87 Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI, CẢI TIẾN PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH TỔNG HỢP CỦA CÁC ĐÀI PT-TH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU .............................................................................................. 99 3.1. Yêu cầu phải đổi mới, cải tiến phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự của các Đài PT-TH địa phƣơng khu vực Bắc sông Hậu hiện nay .............................................................. 99 3.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới, cải tiến phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự của các Đài PT-TH địa phƣơng khu vực Bắc sông Hậu hiện nay .................................... 101 3.3. Các nhóm giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, hƣớng đến đổi mới, cải tiến phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp trên kênh truyền hình địa phƣơng .......................... 106 3.4. Một số đề xuất và kiến nghị ........................................................................................... 110 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 118 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ PT-TH Phát thanh - Truyền hình THVL Truyền hình Vĩnh Long THĐT Truyền hình Đồng Tháp PV Phóng viên PTV Phát thanh viên BTV Biên tập viên KTV Kỹ thuật viên CTV Cộng tác viên NXB Nhà xuất bản PGS.TS Phó giáo sƣ, Tiến sĩ 2
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1 Liệt kê các chƣơng trình thời sự chính của THVL và THĐT .................................57 Bảng 2.2 Liệt kê nhân sự tham gia sản xuất chƣơng trình theo phƣơng thức hậu kỳ của Đài PT-TH Vĩnh Long ................................................................................................................. 60 Bảng 2.3 Êkíp sản xuất chƣơng trình thời sự dẫn trực tiếp ở các Đài hiện nay ................... 67 Bảng 2.4 Thống kê tỷ lệ những lĩnh vực thông tin chính đƣợc truyền tải trong các chƣơng trình thời sự củ Đài PT-TH Vĩnh Long và Đài PT-TH Đồng Tháp ........................................76 Bảng 2.5 Khung chƣơng trình thời sự tổng hợp 60 phút sáng của THVL ........................... 81 Bảng 2.6 Khung chƣơng trình thời sự tổng hợp 60 phút sáng của THĐT ........................... 83 Biểu đồ 2.1 Tốc độ đƣa tin của Đài THVL qua thăm dò khán giả .........................................76 Biểu đồ 2.2 Tốc độ đƣa tin của Đài THĐT qua thăm dò khán giả ....................................... 76 Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất chƣơng trình thời sự truyền hình ........................................... 26 Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất chƣơng trình thời sự trực tiếp ................................................ 28 Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất chƣơng trình "Ngƣời đƣa tin 24G" chiều bằng phƣơng thức sản xuất hậu kỳ hoàn toàn ........................................................................................................... 62 Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất chung áp dụng phƣơng thức sản xuất hậu kỳ - trực tiếp đan xen của các chƣơng trình thời sự trong diện khảo sát.................................................................. 66 Sơ đồ 3.1 Đề xuất mô hình sản xuất hội tụ cho chƣơng trình thời sự tổng hợp ở Đài địa phƣơng .................................................................................................................................. 108 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Chƣơng trình thời sự đƣợc xem là mảng nội dung chủ đạo của toàn bộ hoạt động thông tin, tuyên truyền ở bất kì đài truyền hình nào, từ trung ƣơng đến địa phƣơng, bên cạnh mảng phim tài liệu, phóng sự chuyên đề. Trong bối cảnh hiện nay, khi độc giả có nhiều cách thức tiếp cận thông tin trên Internet chứ không chỉ tìm đến với báo chí chính thống nhƣ trƣớc đây, thì các Đài truyền hình cũng nhƣ nhiều cơ quan báo chí khác, bắt buộc phải đổi mới cách thức chuyển tải thông tin thời sự, sử dụng các công nghệ hỗ trợ hiện đại để làm cho thông tin trên báo chí trở nên hấp dẫn và phù hợp với sự thay đổi trong hành vi tiêu thụ thông tin của độc giả hơn. Trong thời gian qua, các Đài truyền hình địa phƣơng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và khu vực Bắc sông Hậu nói riêng luôn cố gắng nâng cao chất lƣợng chƣơng trình thời sự và từng bƣớc đổi mới cách thức tiếp cận với công chúng, nhƣng nhìn chung, hoạt động sản xuất chƣơng trình thời sự vẫn có những hạn chế nhƣ: hàm lƣợng thông tin, cách thức thể hiện vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu, thị hiếu ngày càng cao của công chúng; hiệu quả kinh tế chƣa cao, nhiều đài vẫn chƣa tính đến việc tạo nguồn thu cho chƣơng trình thời sự mà vẫn xem đây là nhiệm vụ chính trị mà cơ quan phải đầu tƣ thực hiện; quy trình phối hợp sản xuất các chƣơng trình thời sự trong nội bộ đài truyền hình địa phƣơng còn chƣa nhất quán, dẫn đến chồng chéo và lãng phí tiềm năng về thông tin; mảng thời sự chƣa góp phần xây dựng thƣơng hiệu của Đài truyền hình… Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận ngƣời làm báo ở địa phƣơng chƣa đƣợc tiếp cận đầy đủ với xu hƣớng phát triển của truyền thông hiện đại, hoặc có nắm bắt nhƣng vẫn còn loay hoay để tìm hƣớng 4
- đi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên, nhƣng nguyên nhân sâu xa nhất là phƣơng thức sản xuất chƣa thật phù hợp, chƣa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Có thể thấy, cho đến nay, vấn đề tự chủ tài chính, hay nói cách khác là báo chí làm kinh tế đã không còn là xu hƣớng, mà trở thành kế hoạch hoạt động cụ thể ở từng cơ quan báo, đài và theo đó phải chịu sự điều tiết bởi các quy luật của kinh tế thị trƣờng nhƣ quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và chịu sự sàng lọc của cơ chế thị trƣờng. Từ đây, mỗi đài truyền hình cũng giống nhƣ một doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất chƣơng trình truyền hình vì thế đều phải tính đến hiệu quả, năng lực cạnh tranh chứ không còn cảnh “độc quyền” của nhà đài địa phƣơng nhƣ trƣớc đây, phát cái gì thì công chúng phải xem cái đó hay trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Thậm chí, hoạt động sản xuất các chƣơng trình tin tức thời sự, lâu nay vẫn là nhiệm vụ chính trị của các Đài truyền hình địa phƣơng thì trong bối cảnh hiện nay, bộ phận sản xuất còn phải tính đến nguồn thu để có thể đầu tƣ nâng cao chất lƣợng thông tin, đổi mới cách thức truyền tải thông tin để không bị tụt hậu so với thời đại. Nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề thực tiễn của hoạt động sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp tại các Đài truyền hình địa phƣơng trong khu vực hiện nay, tác giả đã thực hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu so sánh phương thức sản xuất chương trình thời sự truyền hình tổng hợp của các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Bắc sông Hậu”. Thông qua việc tìm hiểu các phƣơng thức đã đƣợc áp dụng trong việc sản xuất các chƣơng trình thời sự truyền hình ở một số đài địa phƣơng, từ đó so sánh, chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế trong cách làm của mỗi cơ quan, luận văn mong muốn góp phần định hình đƣợc phƣơng thức 5
- sản xuất tối ƣu cho chƣơng trình thời sự tổng hợp ở các đài địa phƣơng trong bối cảnh tự chủ về kinh tế nhƣ hiện nay, để vừa đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng chƣơng trình, vừa mang lại hiệu quả về kinh tế, về thời gian thực hiện và cuối cùng là tạo một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, thoải mái, hiệu suất cao cho những ngƣời làm báo địa phƣơng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có 3 nhóm tài liệu chính phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn: - Nhóm tài liệu có tính chuyên sâu về phƣơng pháp luận, là cơ sở lý luận về hoạt động sản xuất tác phẩm báo chí nói chung và các tác phẩm truyền hình nói riêng nhƣ: Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí của PGS.TS. Nguyễn Văn Dững [10], cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí, đối tƣợng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí... Sách Sản xuất chương trình truyền hình của TS. Trần Bảo Khánh [26] đề cập đến các phƣơng pháp để sản xuất một chƣơng trình phát sóng trên truyền hình nói chung, trong đó bao gồm nhiều thể loại, nhiều lĩnh vực nội dung. Ngoài ra cuốn sách trình bày tƣơng đối kỹ lƣỡng tới quy trình sản xuất các thể loại trong truyền hình nhƣ: ký sự, phóng sự, cầu truyền hình, tin truyền hình… Giáo trình báo chí truyền hình và sách Các loại hình báo chí truyền thông của PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn [39], [40] có đề cập đến những vấn đề cơ bản của truyền hình, trong đó trình bày các khái niệm về truyền hình, chƣơng trình truyền hình, các đặc trƣng của truyền hình, cung cấp những kiến thức về thực tiễn tác nghiệp truyền hình nhƣ: quy 6
- trình thực hiện các thể loại, yêu cầu tác nghiệp đối với những ngƣời làm truyền hình. Giáo trình Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình của Thạc sĩ Phạm Thị Sao Băng [3] giới thiệu chung về chƣơng trình truyền hình, quy trình chung để sản xuất một chƣơng trình truyền hình, khái quát về công nghệ sản xuất các chƣơng trình truyền hình - cụ thể, đó là việc áp dụng các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào hoạt động sản xuất chƣơng trình truyền hình, bên cạnh đó là công nghệ phân phối các chƣơng trình truyền hình, một số thiết bị tiền kỳ và hậu kỳ trong công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu nhƣ: sách Truyền thông đại chúng của tác giả Tạ Ngọc Tấn [41] cung cấp những hiểu biết cơ bản, hệ thống về các phƣơng tiện truyền thông đại chúng hiện đại; sách và xuất bản sách; đặc điểm, sự phát triển và cách sản xuất báo in, phát thanh và truyền hình; các nguyên tắc, phƣơng pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình, phƣơng tiện truyền thông đại chúng... Sách chuyên khảo Nghề truyền hình khó nhỉ?! của tác giả Bùi Chí Trung [47], giới thiệu về bản chất, giá trị và những bí quyết thành công của nghề truyền hình và những ngƣời làm truyền hình. Lý thuyết Sử dụng và hài lòng (Blumler và Brown 1972, Blumler và Katz 1974) [32] với nội dung: công chúng là trung tâm của hoạt động truyền thông. Đây là lý thuyết truyền thông rất gần với đề tài nghiên cứu khi phân tích về những yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn, đánh giá của khán giả đối với chƣơng trình thời sự truyền hình, theo đó, giúp tác giả lƣu ý: công chúng truyền hình rất đa dạng, gồm nhiều tầng lớp, lứa tuổi, sống ở nhiều môi trƣờng, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu nhu cầu của công chúng xem bản tin, phải nghiên cứu 7
- họ trong bối cảnh môi trƣờng kinh tế, chính trị, văn hóa cụ thể gắn với các mối quan hệ xã hội. Chẳng hạn nhƣ khán giả thành thị có nhu cầu tiếp nhận thông tin khác với khán giả nông thôn. Thậm chí, cần nghiên cứu công chúng với các thói quen, tâm lí, cách thức và tập quán sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, từ đó mà nhà Đài cũng phải có sự tính toán nhƣ thế nào để đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả xem kênh mình. Mặt khác, lý thuyết "Sử dụng và hài lòng" còn nhắc nhở tác giả lƣu ý trong việc lấy ý kiến đánh giá của những nhân sự tham gia trực tiếp sản xuất chƣơng trình để đƣa ra đánh giá về hiệu quả của phƣơng thức sản xuất bản tin thời sự truyền hình của địa phƣơng mình, phƣơng thức đó có tạo điều kiện tác nghiệp tốt cho đội ngũ thực hiện hay không, mỗi ngƣời có cơ hội cọ xát để phát triển hơn trong công việc... Lý thuyết Người gác cổng (Kurt Lewin 1947 và D.M.White 1950) cũng là một căn cứ lý thuyết cho luận văn khi nghiên cứu về phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự, trong đó có việc kiểm soát đầu vào, đầu ra cho thông tin, bởi lý thuyết này đã chỉ ra rằng: trong xã hội tồn tại rất nhiều thông tin và đầu mối thông tin, hoạt động sản xuất và đƣa tin của các cơ quan truyền thông cũng không thể "có tin là đƣa", mà phải là một quá trình lựa chọn, sàng lọc. Những thông tin đƣợc đƣa qua "cổng" và chuyển cho công chúng theo ý muốn của "ngƣời gác cổng" - chính là các biên tập viên và Ban biên tập chƣơng trình. Tuy nhiên, nói về cách thức sản xuất chƣơng trình thì nhóm tài liệu này chỉ đề cập đến hoạt động sản xuất của một vài thể loại tác phẩm cụ thể, hoặc chỉ là một khâu trong toàn bộ hoạt động sản xuất chƣơng trình truyền hình nói chung chứ chƣa đi sâu hơn vào chƣơng trình thời sự. - Nhóm tài liệu thực tiễn gồm những Luận án, Luận văn nghiên cứu về chƣơng trình thời sự truyền hình, tổ chức sản xuất chƣơng trình 8
- thời sự truyền hình nhƣ: Luận văn thạc sĩ Chương trình thời sự của đài truyền hình địa phương trong bối cảnh cạnh tranh thông tin (khảo sát Đài PT-TH Hà Nội, Đài PT-TH Hải Phòng, Đài PT-TH Lạng Sơn) của Nguyễn Thùy Liên [31] đã tiến hành phân tích bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay cũng nhƣ thời cơ, thách thức đặt ra cho chƣơng trình thời sự của các Đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng. Trên cơ sở lý luận, luận văn đã tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm các chƣơng trình thời sự của mỗi Đài truyền hình địa phƣơng, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp chung và giải pháp riêng dành cho từng Đài truyền hình địa phƣơng nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình thời sự. Luận văn thạc sĩ Bản tin thời sự truyền hình địa phương (khảo sát trên Đài PT-TH Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình từ tháng 10/2014 đến 4/2015) của Nguyễn Thị Thúy Hằng [22] đã phân tích những ƣu điểm, hạn chế của chƣơng trình thời sự truyền hình ở một số đài địa phƣơng, tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến nội dung, chất lƣợng các chƣơng trình thời sự truyền hình địa phƣơng, qua đó đề ra những nhóm giải pháp để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình thời sự nhƣ: tổ chức, lập kế hoạch sản xuất chƣơng trình, nâng cao chất lƣợng nội dung, tác phẩm, đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tăng cƣờng các thiết bị khoa học kỹ thuật, phối hợp trao đổi thông tin, tăng cƣờng công tác quảng bá, xây dựng website để công chúng mọi nơi có thể truy cập, bên cạnh đó là đổi mới các quy trình sản xuất, kỹ năng thực hiện tác phẩm truyền hình. Luận văn Thạc sĩ Chất lượng chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương khu vực Đông Bắc (khảo sát Đài PT-TH Bắc Ninh và Đài PT-TH Lạng Sơn từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015) của Phạm Văn Hà [17] đã khảo sát, đánh giá về chất lƣợng 9
- chƣơng trình thời sự của một số đài địa phƣơng trong khu vực, qua đó chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ảnh hƣởng đến chất lƣợng chƣơng trình thời sự địa phƣơng, từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản, sát thực nhằm cải tiến, trong đó nhấn mạnh việc thống nhất mô hình cùng cơ chế quản lý, sự đầu tƣ ứng dụng công nghệ mới một cách đồng bộ nhằm góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của những ngƣời làm thời sự ở các Đài PT-TH địa phƣơng. Luận văn thạc sĩ Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế trên Đài PT&TH Vĩnh Long hiện nay của Lƣơng Trọng Thu [44] đã phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình thời sự quốc tế cùng những yêu cầu khách quan của khán giả, của nhiệm vụ thông tin quốc tế trong tình hình mới, từ đó đƣa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình thời sự quốc tế của Đài PT&TH Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ Phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh Truyền hình VOVTV nhìn từ góc độ truyền thông đa phương tiện của Trƣơng Thị Lê Na [29] đi sâu vào phân tích cách thức, quy trình sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV thông qua các góc độ đa phƣơng tiện, qua đó nêu lên những thành công, đặc biệt là đa dạng hóa nội dung chƣơng trình, cũng nhƣ những mặt còn hạn chế, bất cập về kỹ năng, trình độ của đội ngũ nhân lực của kênh; hệ thống máy móc còn thiếu, chƣa đồng bộ... Qua đó, tác giả nêu ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng Chƣơng trình Thời sự VOVTV, trong đó giải pháp trọng tâm là nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ PV, BTV, KTV... của kênh; có quy chế chặt chẽ, rõ ràng trong liên kết sản xuất nội dung giữa các đơn vị của Đài. Tuy nhiên, ở luận văn này cũng chƣa đƣa ra đƣợc những tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả của phƣơng thức sản xuất cũng nhƣ hệ thống lại 10
- những yếu tố cấu thành phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự. Luận văn Thạc sĩ Xây dựng quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí cho Đài Phát thanh – Truyền hình Cần Thơ hiện nay của Lê Băng Thạch [42], qua khảo sát quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí của Đài Phát thanh và Truyền hình Thành phố Cần Thơ, luận văn đã nêu ra những ƣu điểm và các vấn đề còn hạn chế, đánh giá một cách khách quan về các quy trình sản xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả, xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí của Đài Phát thanh và Truyền hình Thành phố Cần Thơ tại thời điểm khảo sát. Luận văn Thạc sĩ Tổ chức chương trình trong điều kiện tự chủ về tài chính ở Đài Phát thanh – Truyền hình Kiên Giang (2007 – 2010) của Trần Thị Thu Thủy [45] đã dẫn ra những kinh nghiệm và giải pháp cơ bản nhằm tổ chức chƣơng trình, nâng cao hiệu quả truyền thông và tăng nguồn thu trong điều kiện tự chủ tài chính của Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang. Các công trình nghiên cứu này đã gợi mở cho tác giả cách tiếp cận và giải quyết những vấn đề về lý luận cũng nhƣ thực tiễn trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, luận văn chỉ kế thừa một số khía cạnh của các công trình nghiên cứu chứ không lặp lại, bởi khi nói về phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thì có rất nhiều mô hình, mỗi mô hình lại có những dạng thức khác nhau, tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng, khả năng tài chính, chất lƣợng nguồn nhân lực và chiến lƣợc phát triển của mỗi cơ quan. Hơn nữa, điều kiện sản xuất chƣơng trình cũng nhƣ đối tƣợng khán giả của các Đài truyền hình địa phƣơng ở mỗi khu vực cũng có sự khác nhau, trong khi đó, 5 năm trở lại đây không có nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự của các Đài truyền hình địa phƣơng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực Bắc Sông Hậu nói riêng để có thể đánh giá về năng lực sản xuất, trình độ tiếp 11
- cận với xu hƣớng truyền hình hiện đại của các Đài truyền hình địa phƣơng. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu về phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp ở các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phƣơng khu vực Bắc Sông Hậu vẫn là đề tài mang tính cấp thiết. - Bên cạnh đó, nhóm tài liệu từ các Hội thảo, diễn đàn đƣợc tổ chức trong thời gian thực hiện luận văn cũng giúp tác giả có thêm căn cứ thực tiễn cho các vấn đề đặt ra trong luận văn này. Có thể kể đến: Diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề “Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu” do báo Nhà báo và Công luận tổ chức sáng 11/6/2020 tại Hà Nội. Tại diễn đàn đã nêu lên vấn đề kết hợp nguồn nhân lực độc đáo với làn sóng công nghệ mới. Cùng với củng cố, đổi mới về nội dung thì việc đầu tƣ ứng dụng công nghệ tiên tiến cho báo chí là cơ sở để các kênh báo chí truyền thống có thể cạnh tranh với các phƣơng tiện truyền thông mới. Diễn đàn "Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo chí" do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Quảng Ninh ngày 22/7/2020 với sự tham dự của hàng trăm cơ quan báo chí, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, báo chí, truyền thông... Tại diễn đàn, nhiều diễn giả có các tham luận chuyên sâu bàn về những thách thức, cơ hội, xu hƣớng và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực báo chí, truyền thông cũng nhƣ các giải pháp, mô hình mới góp phần tăng nguồn thu cho các cơ quan báo chí. Đáng chú ý tại diễn đàn, Thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo đã phát biểu: hiện nay các cơ quan báo chí đang đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣ sự sụt giảm nguồn thu từ quảng cáo, thói quen đọc, xem, nghe của bạn đọc thay đổi, phƣơng thức làm báo truyền thống không còn thu hút độc giả nhƣ trƣớc đây cùng với sự áp đảo của truyền thông xã hội, các giải pháp, hạ tầng phân phối nội 12
- dung và quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới đang ngày càng ƣu việt và lấn át báo chí truyền thống…Vì vậy, báo chí phải có công nghệ, có giải pháp, có sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, các nhà mạng viễn thông và quan trọng nhất là có sự đồng thuận, liên kết của các cơ quan báo chí nhằm tạo ra sức mạnh, giúp cho các cơ quan báo chí tồn tại và phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của báo chí khu vực và thế giới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát, nghiên cứu, so sánh phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp của các Đài truyền hình khu vực Bắc Sông Hậu hiện nay, luận văn nhằm đƣa ra các đánh giá dựa trên cơ sở lý luận và xu hƣớng phát triển của truyền thông hiện đại, giúp các Đài truyền hình địa phƣơng trong khu vực có căn cứ lựa chọn phƣơng thức sản xuất chƣơng trình phù hợp, đồng thời đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong mô hình sản xuất cũng nhƣ đề xuất phƣơng thức sản xuất mới đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn có 3 nhiệm vụ chính: - Xây dựng khung lý thuyết về phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp và tiêu chí đánh giá hiệu quả của phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp ở các Đài truyền hình địa phƣơng. - Khảo sát phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp đã và đang đƣợc thực hiện ở một số Đài địa phƣơng trong khu vực Bắc Sông Hậu có chỉ số khán giả tốt tính từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020 và là những đơn vị đi đầu trong khu vực về khả năng nắm bắt xu hƣớng làm 13
- báo mới. So sánh để chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế trong cách thức sản xuất chƣơng trình thời sự ở mỗi Đài cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. - Đánh giá, đặt ra những vấn đề cần thảo luận xoay quanh phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp ở các Đài truyền hình địa phƣơng khu vực Bắc Sông Hậu hiện nay. Đề xuất những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp phù hợp với điều kiện thực tế ở Đài truyền hình địa phƣơng khu vực Bắc sông Hậu. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là phƣơng thức sản xuất chƣơng trình Thời sự tổng hợp của các Đài truyền hình địa phƣơng khu vực Bắc sông Hậu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp của Đài PT- TH Vĩnh Long và phƣơng thức sản xuất chƣơng trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH Đồng Tháp. Cụ thể là khảo sát, so sánh và đánh giá hiệu quả của phƣơng thức sản xuất thông qua các chƣơng trình: Người đưa tin 24G sáng - trưa - chiều của Đài PT-TH Vĩnh Long và chƣơng trình Khởi động ngày mới, Nhịp sống 24G trưa - tối của Đài PT-TH Đồng Tháp. Thời gian khảo sát và thu thập số liệu về các chƣơng trình này tính từ 1/6/2019 đến 1/6/2020. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: 14
- - Việc nghiên cứu đề tài luận văn này dựa trên Cơ sở lý luận báo chí, lý luận báo chí truyền hình, xã hội học báo chí, công chúng báo chí, phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học, đạo đức báo chí…đây là những cơ sở lý luận quan trọng, cơ bản. - Quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về phát huy vai trò của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong việc thông tin và định hƣớng dƣ luận trong giai đoạn hiện nay. - Cơ sở pháp lý cho số hóa truyền hình mặt đất tại Việt Nam, căn cứ vào Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về "Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng, phát thanh, truyền hình đến năm 2020". - "Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025" đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt vào ngày 3/4/2019. Trong đó định hƣớng: Hệ thống phát thanh, truyền hình đổi mới theo hƣớng tập trung sản xuất chƣơng trình, bảo đảm thời lƣợng phát sóng chƣơng trình sản xuất trong nƣớc của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phƣơng đạt tỷ lệ tối thiểu 70% tổng thời lƣợng phát sóng trong 01 ngày của từng kênh chƣơng trình... Đến năm 2020, các đài phát thanh, truyền hình tự bảo đảm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên. Nhà nƣớc có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chƣơng trình phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu và có cơ chế phù hợp để từng bƣớc hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung trong nƣớc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: 15
- - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm mục đích có đƣợc những nền tảng lý thuyết, số liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó so sánh, đối chiếu vào hoạt động thực tiễn. - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích: đƣợc sử dụng để tiếp cận các chƣơng trình thời sự của các Đài truyền hình địa phƣơng nhằm thống kê, hệ thống số liệu trong thời gian thực hiện khảo sát, phục vụ việc đánh giá, phân tích. - Phương pháp so sánh: so sánh cách thức sản xuất chƣơng trình thời sự của các Đài truyền hình để thấy đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm của từng nơi, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế. - Phương pháp phỏng vấn sâu: luận văn đã thực hiện 4 cuộc phỏng vấn sâu những ngƣời làm công tác quản lý, những ngƣời có kinh nghiệm tổ chức sản xuất chƣơng trình thời sự truyền hình gồm: Phó Giám đốc phụ trách khối Thời sự - Chuyên mục của Đài PT-TH Vĩnh Long; Trƣởng phòng Kỹ thuật Thể hiện – chịu trách nhiệm về hình ảnh thể hiện các chƣơng trình tự sản xuất của Đài PT-TH Vĩnh Long; Phó Trƣởng phòng Sản xuất Chƣơng trình và Phó Trƣởng phòng Biên tập chƣơng trình – chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất các bản tin thời sự trong ngày của Đài PT-TH Đồng Tháp nhằm đánh giá về cách thức sản xuất bản tin thời sự truyền hình của Đài địa phƣơng, những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất chƣơng trình, mức độ đầu tƣ công nghệ và cơ chế đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. - Phương pháp phỏng vấn nhóm: thực hiện 01 cuộc thảo luận giữa Ban biên tập và nhóm biên tập viên của phòng Thời sự, Đài PT-TH Vĩnh Long trực tiếp tham gia sản xuất bản tin thời sự tổng hợp của Đài để nêu 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 104 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
127 p | 107 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 58 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 54 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Sự vận động và phát triển của thể loại tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại
112 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 47 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn