intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Phương thức sản xuất Chương trình Thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thông đa phương tiện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm khảo sát thực trạng sản xuất chương trình Thời sự của kênh VOVTV dưới góc độ đa phương tiện; đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế của chương trình nhìn từ góc độ đa phương tiện, từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chung của chương trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Phương thức sản xuất Chương trình Thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thông đa phương tiện

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- TRƢƠNG THỊ LÊ NA PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ Ở KÊNH TRUYỀN HÌNH VOVTV NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- TRƢƠNG THỊ LÊ NA PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ Ở KÊNH TRUYỀN HÌNH VOVTV NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRƢƠNG THỊ KIÊN Hà Nội - 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trƣơng Thị Kiên - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: “Phương thức sản xuất Chương trình Thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thông đa phương tiện”. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, Ban Biên tập mà đặc biệt là Nhóm sản xuất Chƣơng trình Thời sự kênh VOVTV - Đài Tiếng nói Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Trƣơng Thị Lê Na
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Phương thức sản xuất Chương trình Thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ đa phương tiện” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và dẫn chứng trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Tác giả luận văn Trƣơng Thị Lê Na
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DƢỚI GÓC ĐỘ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN ....................................................................................... 8 1.1. Về một số khái niệm, quan niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 8 1.1.1. Đa phương tiện ................................................................................. 8 1.1.2. Truyền thông đa phương tiện ......................................................... 10 1.1.3. Hội tụ truyền thông ........................................................................ 12 1.1.4. Cơ quan báo chí đa phương tiện và Tập đoàn truyền thông ......... 14 1.2. Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình dƣới góc độ đa phƣơng tiện ................................................................................................. 16 1.2.1. Quan niệm về phương thức sản xuất chương trình truyền hình .... 16 1.2.2. Quan niệm về phương thức sản xuất chương trình truyền hình dưới góc độ truyền thông đa phương tiện ........................................................ 18 1.2.3. Thế mạnh của chương trình truyền hình được sản xuất dưới góc độ truyền thông đa phương tiện .................................................................... 20 1.2.4. Một số yêu cầu để tổ chức sản xuất thành công chương trình truyền hình dưới góc độ truyền thông đa phương tiện ........................................ 23 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRÊN KÊNH VOVTV DƢỚI GÓC ĐỘ ĐA PHƢƠNG TIỆN ................ 28 2.1. Tổng quan về Chƣơng trình Thời sự kênh VOVTV - Đài Tiếng nói Việt Nam ..................................................................................................... 28 2.1.1. Đôi nét về kênh VOVTV ................................................................. 28 2.1.2. Về Chương trình Thời sự VOVTV .................................................. 30
  6. 2.2. Tính đa phƣơng tiện trong phƣơng thức sản xuất Chƣơng trình Thời sự của kênh VOVTV ........................................................................ 38 2.2.1. Đa phương tiện trong khai thác chất liệu nội dung cho VOVTV... 38 2.2.2. Cách thức biên tập tin, bài phục vụ sản xuất Chương trình Thời sự của kênh VOVTV ...................................................................................... 39 2.2.3. Đa phương tiện trong ứng dụng các hình thức chuyển tải thông tin khác nhau ................................................................................................. 44 2.2.4. Nội dung thông tin của Chương trình Thời sự VOVTV ................. 46 2.2.5. Đa phương tiện trong truyền phát chương trình của kênh VOVTV .................................................................................................................. 46 2.2.6. Đa phương tiện thể hiện ở khả năng tương tác với công chúng .... 48 2.2.7. Đội ngũ nhân sự tác nghiệp đa phương tiện .................................. 49 2.3. Đánh giá chung về thành công, hạn chế trong phƣơng thức sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV dƣới góc độ truyền thông đa phƣơng tiện ................................................................................................. 51 2.3.1. Thành công ..................................................................................... 51 2.3.2. Hạn chế........................................................................................... 54 2.4. Nguyên nhân thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra ........... 59 2.4.1. Nguyên nhân thành công ................................................................ 59 2.4.2. Nguyên nhân hạn chế ..................................................................... 63 Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRÊN KÊNH VOVTV NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN ................................................... 68 3.1. Cơ sở đề xuất ....................................................................................... 68 3.1.1. Truyền thông đa phương tiện là xu thế tất yếu tại các cơ quan báo chí ............................................................................................................. 68
  7. 3.1.2. Nhu cầu tiếp nhận sản phẩm truyền thông nói chung, truyền hình nói riêng theo phương thức đa phương tiện của công chúng hiện đại .... 69 3.1.3. Sự quan tâm của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam tới sản xuất chương trình truyền hình theo phương thức đa phương tiện ................... 69 3.2. Một số đề xuất ..................................................................................... 70 3.2.1. Thường xuyên có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sản xuất chương trình đa phương tiện .................................................................... 70 3.2.2. Đổi mới quy trình sản xuất gắn chặt với phương thức đa phương tiện ............................................................................................................ 74 3.2.3. Kiện toàn kỹ thuật phục vụ sản xuất chương trình ........................ 77 3.2.4.Tăng đầu tư tài chính để sản xuất các chương trình truyền hình đa phương tiện ............................................................................................... 78 3.2.5. Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất giữa các bộ phận trong Đài Tiếng nói Việt Nam và kênh VOVTV ........................................................ 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa ANTV Truyền hình Công an nhân dân BTV Biên tập viên PTSX Phƣơng thức sản xuất PV Phóng viên TCSX Tổ chức sản xuất TCSXC Tổ chức sản xuất chung TNVN Tiếng nói Việt Nam VOV Đài Tiếng nói Việt Nam VTC Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC VTV Đài Truyền hình Việt Nam TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1a. Khâu 1: Biên tập và dựng tin, bài.................................................. 32 Hình 2.1b. Khâu 2: Duyệt Vỏ kịch bản........................................................... 34 Hình 2.2. Giao diện Cổng thông tin điện tử VOV - Trung tâm tin................. 38 Hình 2.3. Giao diện trực tuyến của kênh VOVTV trên website Vov.vn ........ 47 Hình 2.4. Khán giả có thể tải ứng dụng xem miễn phí các chƣơng trình của kênh VOVTV qua điện thoại di động, máy tính bảng... ................................. 48 Hình 2.5. Cấu trúc mô hình VOV trực tuyến giai đoạn 2011 – 2016 ............. 61 Hình 3.1. Quy trình sản xuất Chƣơng trình Thời sự theo đề xuất .................. 75
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời của Internet đã tạo đƣợc bƣớc đột phá mang tính cách mạng trong truyền tải và thể hiện thông tin những năm đầu của thế kỷ 21. Chính sự phát triển cùa web 2.0 cùng những kỹ thuật truyền thông hiện đại đã tạo nền tảng vững chắc cho sự ra đời của một phƣơng thức truyền thông mới: truyền thông đa phƣơng tiện. Ngày nay, trên thế giới, việc một cơ quan báo chí sở hữu nhiều loại hình báo chí khác nhau đã không còn xa lạ. Công chúng trong thời đại truyền thông đa phƣơng tiện đƣợc hƣởng thụ rất nhiều lợi ích mà xu thế này đem lại. Không chỉ đƣợc đọc thông tin trên báo in, họ còn có thể theo dõi thông tin đó qua phát thanh, truyền hình, thậm chí đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và liên tục qua báo mạng điện tử. Hơn thế, ở cấp độ sản phẩm truyền thông đa phƣơng tiện, chẳng hạn, trên các tờ báo mạng đa phƣơng tiện, các chƣơng trình truyền hình đa phƣơng tiện…, công chúng đƣợc tiếp cận thông tin phong phú, đa dạng và vô cùng tiện lợi không chỉ qua văn bản text, qua tranh ảnh, đồ họa, mà còn qua âm thanh, video clip. Không đứng ngoài xu thế này, ngành truyền thông Việt Nam nói chung và nền báo chí nƣớc ta nói riêng đang từng bƣớc có những chuyển biến lớn để tận dụng đƣợc những lợi thế mà truyền thông đa phƣơng tiện mang lại. Một số tòa soạn đã và đang áp dụng mô hình này trong hoạt động nhƣ Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân v.v... Trong đó, Đài Tiếng nói Việt Nam với lợi thế là Đài Phát thanh Quốc gia có mạng lƣới thƣờng trú và cộng tác viên đông đảo cả trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc cũng đang tận dụng tiềm năng sẵn có để phát huy thế mạnh của truyền thông đa phƣơng tiện. Đối với kênh truyền hình VOVTV của Đài Tiếng nói Việt Nam, ngay từ khi ra đời cách đây 5 năm (7/9/2008), kênh đã tận dụng đƣợc lợi thế sẵn có
  11. 2 của Đài Phát thanh Quốc gia để đƣa tin trên cả lĩnh vực truyền hình lẫn phát thanh, báo mạng; một số bài bình luận sắc sảo còn đƣợc đăng tải trên báo in. Mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn đan xen nhƣ hầu hết các cơ quan báo chí, các kênh chƣơng trình khác trong thời kỳ bão hòa truyền hình, khủng hoảng kinh tế, nhƣng VOVTV, trong đó có Chƣơng trình Thời sự VOVTV đã từng bƣớc khẳng định đƣợc vị trí của mình và có đƣợc một lƣợng khán giả ổn định. Các chƣơng trình Thời sự VOVTV- với khả năng sản xuất chƣơng trình dƣới góc độ đa phƣơng tiện, đã cung cấp cho công chúng nhiều thông tin hơn, tiếp cận đƣợc một lƣợng khán giả đông đảo hơn- không chỉ là khán giả xem ti vi, mà còn là khán giả - độc giả của Thời sự VOVTV trên tờ báo mạng điện tử VOV.vn, khán giả- công chúng sử dụng điện thoại di động… Hình thức chuyển tải thông tin của Thời sự VOVTV cũng sinh động hơn. Đến với Thời sự VOVTV đƣợc sản xuất dƣới góc độ đa phƣơng tiện, công chúng có thể trải nghiệm cảm giác hƣởng thụ thông tin bằng nhiều giác quan- thị giác, thính giác, xúc giác. Thƣơng hiệu, uy tín của Thời sự VOVTV cũng đƣợc tăng lên đáng kể… Tuy nhiên, trong hoạt động của mình, kênh VOVTV nói chung, Chƣơng trình Thời sự VOVTV nói riêng còn có một số hạn chế nhƣ: chất lƣợng nhân lực còn chƣa cao; cơ cấu tổ chức còn bất cập; khâu tổ chức sản xuất các chƣơng trình còn chƣa nhất quán, dẫn đến chồng chéo và lãng phí tiềm năng về thông tin của một Đài Phát thanh cấp Trung ƣơng. Trong khi đó, ở nƣớc ta, truyền thông đa phƣơng tiện lại là một xu hƣớng khá mới mẻ, do đó việc áp dụng phƣơng thức sản xuất chƣơng trình dựa trên sự liên kết nội dung giữa các loại hình báo chí khác nhau trong chƣơng trình Thời sự VOVTV, Đài TNVN không tránh khỏi những lúng túng, bất cập. Chính vì vậy, làm sao để hạn chế bất cập, phát huy mạnh mẽ những tiềm năng sẵn có của Đài TNVN, làm cho chƣơng trình truyền hình VOVTV ngày càng phát triển là yêu cầu có
  12. 3 tính thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Vì lý do này, chúng tôi triển khai thực hiện Luận văn nghiên cứu về Phương thức sản xuất chương trình thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thông đa phương tiện (khảo sát chƣơng trình Thời sự hàng ngày từ tháng 6/2013 đến tháng 06/2014). 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến vấn đề truyền thông đa phương tiện, đến nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, đã có một số cuốn sách cũng nhƣ bài viết của các nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực báo chí - truyền thông. Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu mà chúng tôi tiếp cận đƣợc: - Cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường)” của PGS. TS. Nguyễn Văn Dững (Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, H. 2011). Trong cuốn này, cùng với việc cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn báo chí Việt Nam, tác giả dành một vài trang để nhận định về truyền thông đa phƣơng tiện. Theo tác giả, truyền thông đa phƣơng tiện chính là thế mạnh nổi trội của báo điện tử - loại hình báo chí tuy “sinh sau đẻ muộn” nhƣng sở hữu khả năng tích hợp các loại hình báo chí khác nhƣ một trong những đặc tính ƣu việt nhất. - Bài viết của GS. TS. Tạ Ngọc Tấn: “Phát triển báo chí trước những yêu cầu mới của đất nước” (Tạp chí Cộng sản, số 15/2005). Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới báo chí, bắt kịp xu thế phát triển của truyền thông hiện đại trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là sự “chuyển mình” của các cơ quan báo chí nhằm thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu của công chúng. - Luận văn Thạc sĩ “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” (2010) của tác giả Phạm Thị Hồng chỉ ra cách thức sản xuất tin tức đa phƣơng tiện trong một tòa soạn báo mạng điện tử mà cụ thể là Vietnam.vn và VnExpress.net; những ƣu, nhƣợc điểm của các tin đa
  13. 4 phƣơng tiện hiện nay cũng nhƣ các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nội dung và kỹ thuật của các tin Multimedia. - “Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của Tòa soạn Báo in trong cơ quan báo chí đa loại hình” (2012) của tác giả Nguyễn Quý Hoài cung cấp một số mô hình cơ quan báo in nằm trong cơ quan báo chí đa loại hình trên thế giới và tại Việt Nam; những hiệu quả và hạn chế mà các mô hình cơ quan này gặp phải, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của tòa soạn báo in trong cơ quan báo chí đa loại hình tại Việt Nam. - “Mô hình tổ chức tòa soạn đa loại hình của báo An ninh thủ đô – Thực trạng và vấn đề đặt ra” (2012) của tác giả Lý Hoàng Tú Anh nghiên cứu mô hình tòa soạn đa loại hình của báo An ninh Thủ đô, chỉ ra khả năng, ƣu điểm của sự phối hợp giữa các loại hình trong tòa soạn, sự hội tụ các loại hình trong từng tác phẩm của phóng viên, cũng nhƣ những trở ngại trong quá trình phát triển của tòa soạn; đồng thời đƣa ra đề xuất nhằm khắc phục những trở ngại đó, góp phần xây dựng một mô hình cơ quan báo chí đa loại hình theo kịp sự phát triển của xu thế báo chí hiện đại. - Luận văn “Xây dựng mô hình tòa soạn đa phương tiện của báo Kinh tế và Đô thị” của tác giả Phùng Thị Hồng Hạnh (2013) đề cập đến vấn đề diện mạo của báo in và báo điện tử trong bối cảnh hiện nay với việc phân tích, đánh giá những ƣu, nhƣợc điểm của từng loại hình, trong đó có báo Kinh tế và Đô thị; từ đó nêu lên những cơ sở để báo Kinh tế & Đô thị phát triển lên mô hình tòa soạn đa phƣơng tiện; đồng thời nêu lên những khuyến nghị, giải pháp để xây dựng mô hình tòa soạn đa phƣơng tiện phù hợp với tình hình thực tế của tờ báo này. Gần đây, vào tháng 6/2013, Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức một Hội thảo khoa học với chủ đề “Sự vận động, phát triển của Báo chí, Truyền thông trong thời kỳ
  14. 5 Hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện”. Hội thảo đã thu hút nhiều bài viết có liên quan đến vấn đề truyền thông đa phƣơng tiện, hội tụ truyền thông, nhƣ: “Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện nay” (TS. Trƣơng Thị Kiên – Phó Tổng biên tập tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền); “Xu thế báo chí đa phương tiện thời truyền thông hội tụ” (TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang, Phó trƣởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền); “Mấy suy nghĩ về việc ứng dụng đa phương tiện đối với những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông hiện nay” (TS. Nguyễn Đức Hạnh, Phó Viện trƣởng Viện nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền); “Truyền thông đa phương tiện – Xu thế tất yếu toàn cầu” (TS. Đỗ Thị Hằng, Viện nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) v.v… Hội thảo thực sự mang lại những kiến thức, kinh nghiệm quý báu về cả lý thuyết lẫn hoạt động thực tiễn liên quan đến xu thế truyền thông đa phƣơng tiện, cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này. Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí khoa học hoặc trên báo chí. Tuy nhiên, những bài viết này chỉ mới dừng ở mức đánh giá chung, sơ lƣợc, chƣa tập trung nghiên cứu đầy đủ những nét đặc trƣng của báo chí trong xu thế truyền thông đa phƣơng tiện. Một số tài liệu bằng tiếng Anh cũng có đề cập đến xu thế này, nhƣng do bất đồng ngôn ngữ, chúng tôi cũng gặp khó khăn khi cố gắng tiếp cận các tài liệu này. Đáng chú ý, cho đến nay, chƣa có tài liệu nào nghiên cứu về truyền thông đa phƣơng tiện tại Đài Tiếng nói Việt Nam, đặc biệt, chƣa có bất kỳ công trình nào tiếp cận nghiên cứu về chƣơng trình Thời sự VOVTV dƣới góc độ truyền thông đa phƣơng tiện. Vì vậy, đề tài “Phương thức sản xuất Chương trình Thời sự ở kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thông đa phương
  15. 6 tiện” là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đó. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm khảo sát thực trạng sản xuất chƣơng trình Thời sự của kênh VOVTV dƣới góc độ đa phƣơng tiện; đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế của chƣơng trình nhìn từ góc độ đa phƣơng tiện, từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chung của chƣơng trình. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, Luận văn triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông đa phƣơng tiện nói chung, phƣơng thức sản xuất chƣơng trình truyền hình dƣới góc độ đa phƣơng tiện nói riêng. - Khảo sát thực trạng sản xuất chƣơng trình Thời sự VOVTV tại Đài Tiếng nói Việt Nam dƣới góc độ đa phƣơng tiện nhằm nhận diện các góc độ đa phƣơng tiện trong sản xuất chƣơng trình, từ đó, đánh giá chung về những thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế của chƣơng trình. - Bƣớc đầu đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, bất cập trong phƣơng thức sản xuất chƣơng trình Thời sự VOVTV dƣới góc độ truyền thông đa phƣơng tiện nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chƣơng trình. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là Phương thức sản xuất chương trình Thời sự trên kênh VOVTV - Đài Tiếng nói Việt Nam dưới góc độ truyền thông đa phương tiện.
  16. 7 - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chƣơng trình Thời sự hàng ngày, khung giờ 6h-6h30; 11h30-12h; 18h-18h45 trên Kênh VOVTV; thời gian từ tháng 06/2013 đến tháng 06/2014. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau: • Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, sách báo, văn bản... để chắt lọc các kiến thức lý thuyết có liên quan tới đề tài. • Phương pháp phỏng vấn: gặp gỡ và trao đổi, phỏng vấn sâu một số nhà báo tại Đài Tiếng nói Việt Nam để tìm hiểu cách thức mà họ áp dụng trong sản xuất Chƣơng trình Thời sự trên kênh VOVTV dƣới góc độ đa phƣơng tiện. • Phương pháp khảo sát hoạt động sản xuất chương trình trên thực tế: khảo sát thực tế sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV ở các góc độ quy trình sản xuất, nhân lực, kỹ thuật sản xuất chƣơng trình v.v, làm cơ sở để đánh giá, nhận xét về thành công, hạn chế của chƣơng trình. • Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên các dữ liệu có đƣợc từ khảo sát thực tiễn, tác giả phân tích, đánh giá những mặt đƣợc, chƣa đƣợc của việc sản xuất Chƣơng trình Thời sự VOVTV dƣới góc độ đa phƣơng tiện, từ đó, tổng hợp thành các luận điểm nhằm làm sáng rõ mục đích nghiêm cứu đề tài. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về sản xuất chƣơng trình truyền hình dƣới góc độ truyền thông đa phƣơng tiện - Chƣơng 2: Thực trạng sản xuất chƣơng trình thời sự trên kênh VOVTV dƣới góc độ truyền thông đa phƣơng tiện - Chƣơng 3: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả sản xuất chƣơng trình Thời sự trên kênh VOVTV nhìn từ góc độ truyền thông đa phƣơng tiện
  17. 8 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DƢỚI GÓC ĐỘ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN 1.1. Về một số khái niệm, quan niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Đa phương tiện “Phƣơng tiện” đƣợc hiểu là “những cách thức, công cụ, con đường để thực hiện một công việc cụ thể nào đó” [29, tr. 403]. Với truyền thông nói chung và báo chí nói riêng, phƣơng tiện chính là những cách thức, công cụ, con đƣờng để truyền thông điệp (nội dung thông tin) đến với công chúng. “Đa phƣơng tiện” là thuật ngữ xuất phát từ cụm từ “Multimedia” trong tiếng Anh, xuất hiện khoảng vào giữa thế kỷ 20 – khi internet còn chƣa ra đời. Theo đó, “Media” là phƣơng tiện, “Multi” là nhiều; “Multimedia” là sản phẩm đƣợc tạo ra để “chạy” trên nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau, hay nói cách khác, là sản phẩm đƣợc truyền tải bởi nhiều phƣơng tiện khác nhau. Lần đầu tiên, cụm từ “đa phƣơng tiện” xuất hiện là vào năm 1965, đƣợc sử dụng để miêu tả một buổi trình diễn đặc biệt mang tên “Exploding Plastic Inevitable” (tạm dịch: “Sự kết hợp hoàn hảo mang tính đột phá từ những điều quen thuộc). Đây là buổi biểu diễn đầu tiên có sự kết hợp của nhạc rock, chiếu bóng, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật. Sau đó, cụm từ này dần đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa khác nhau. Cách đây gần 20 năm, Viện Xã hội Ngôn ngữ Đức “Gesellschaft für deutsche Sprache” đã quyết định công nhận ý nghĩa của từ “đa phƣơng tiện” bằng cách trao cho nó danh hiệu “Từ của năm” vào năm 1995 và khẳng định: “Đa phương tiện đã trở thành một từ trung tâm trong các phương tiện truyền thông thế giới mới” [44, tr8].
  18. 9 Khái niệm “đa phƣơng tiện” đƣợc rất nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu cũng nhƣ các bài báo, bài thảo luận... Tùy vào lĩnh vực, khái niệm “đa phƣơng tiện” đƣợc định nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn, trong lĩnh vực điện tử công nghệ, “multimedia” hay “đa phƣơng tiện” là sự kết hợp giữa phƣơng tiện truyền thông (media) và các dạng nội dung (contents) khác nhau bao gồm tổ hợp văn bản (text), âm thanh (audio), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (video), đồ hình – đồ họa (graphic), và những nội dung mang tính tƣơng tác (interactive programs) vào trong cùng một thiết bị công nghệ nhƣ điện thoại di động, máy vi tính, máy ảnh, máy nghe nhạc… Trong cuốn “Multimedia Technologies”, tác giả Ashok Banerji cho rằng: “Khi được sử dụng như một danh từ: Đa phương tiện đề cập đến công nghệ và các thiết bị, phương tiện truyền thông. Đó là việc sử dụng kết hợp các hình thức khác nhau của các phương tiện truyền thông âm thanh và hình ảnh như: văn bản, đồ họa, hoạt hình, âm thanh và video; khi sử dụng như một tính từ: Đa phương tiện mô tả sự trình bày liên quan đến việc sử dụng nhiều phương tiện truyền thông cùng một lúc”. [41, tr45] Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, PGS. TS. Đỗ Trung Tuấn – Giảng viên Khoa Toán Cơ Tin học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đƣa ra định nghĩa: “Đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm từ kỹ thuật đó”.[38, tr.28]. Trong khi đó, lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí, thuật ngữ “đa phƣơng tiện” lại đƣợc dùng thiên về cách hiểu là phƣơng thức truyền tải thông tin trên các thiết bị khác nhau, với các dạng thức ngôn ngữ khác nhau phù hợp cho mỗi loại thiết bị. Tóm lại, mỗi lĩnh vực, thuật ngữ đa phương tiện có cách hiểu tƣơng đối khác nhau tùy vào mục đích, đối tƣợng sản xuất, phƣơng tiện kỹ thuật, nội
  19. 10 dung thông tin, đối tƣợng tiếp nhận. Tuy nhiên, một cách chung nhất, có thể hiểu: Đa phương tiện là sự kết hợp của nhiều loại phương tiện thiết bị kỹ thuật và nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để chuyển hóa, truyền tải thông tin đến công chúng. 1.1.2. Truyền thông đa phương tiện - Truyền thông: Trong tiếng Anh, từ “communication” có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông... Truyền thông là hoạt động gắn liền với sự phát triển của con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Nhờ truyền thông, giao tiếp mà con ngƣời tự nhiên phát triển thành con ngƣời xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các phƣơng thức truyền thông của loài ngƣời cũng phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại. Ngày nay, con ngƣời đã biết sử dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến để truyền thông nhƣ: truyền hình cáp, vệ tinh địa tĩnh, Internet... Các phƣơng tiện truyền thông trở thành một nhu cầu của đời sống, một công cụ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, một phƣơng tiện hữu hiệu để tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau của con ngƣời, một nhịp cầu nối liền các dân tộc trên hành tinh chúng ta. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về truyền thông. Ở góc độ báo chí tuyên truyền, nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra quan niệm về truyền thông. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của PGS. TS. Lƣơng Khắc Hiếu khi cho rằng: Truyền thông là quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cá nhân hay các nhóm người nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và thay đổi hành vi của con người. [18, tr.5] - Truyền thông đa phương tiện Theo Từ điển bách khoa Wikipedia, “Truyền thông đa phương tiện là việc dùng một số phương tiện khác nhau như văn bản, âm thanh, đồ họa, video và
  20. 11 khả năng tương tác để chuyển tải thông tin. Đa phương tiện theo nghĩa rộng là việc tổ hợp các phương tiện khác nhau để tạo nên một cách mô tả nhiều mặt ý tưởng, khái niệm hay tư tưởng. Đa phương tiện đơn giản có nghĩa là có khả năng liên lạc, giao tiếp theo nhiều hơn một cách thức. Như vậy, đa phương tiện thật ra là liên lạc, giao tiếp theo vài cách thức khác nhau”. [4] Trong cuốn “Multimedia Journalism – A practical guide” (Báo chí đa phƣơng tiện – Hƣớng dẫn thực hành), tác giả Andy Bull cho rằng: “Báo chí đa phương tiện là sự phát triển của Báo mạng điện tử khi các tác phẩm báo chí trên Báo mạng điện tử được tích hợp đa phương tiện nhiều hơn”. Trong bài viết “What is Multimedia Journalism” (Thế nào là nhà báo đa phƣơng tiện”), tác giả Mark Deuze, giảng viên báo chí thuộc trƣờng Đại học Amsterdam (Hà Lan) cho rằng: “Báo chí đa phương tiện đơn giản là hình thức báo chí dựa vào các loại phương tiện truyền thông như văn bản, hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video, chương trình tương tác để truyền tải thông tin đến độc giả một cách đa dạng, sống động và chân thực”. [42, tr.37] PGS. TS. Nguyễn Văn Dững – Trƣởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí & Tuyên truyền nhận định: “Đa phương tiện chính là khả năng kết hợp các tài liệu văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video, hình động và tài liệu in ấn có thể được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm “thay đổi” sự chú ý và truyền đạt một cách có hiệu quả thông điệp của bạn (…) Đa phương tiện cho phép kết hợp các loại hình truyền thông trong việc chuyển tải thông điệp nhằm gây chú ý, hấp dẫn và thuyết phục công chúng”. [8, tr.26] Qua một số ý kiến trên, chúng tôi cho rằng: Truyền thông đa phương tiện là hình thức truyền thông sử dụng đồng thời nhiều phương thức truyền tải thông tin như văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), âm thanh (audio), video và các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2