intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Sự vận động và phát triển của thể loại tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này sẽ góp phần vào việc tập trung khái quát và hệ thống hoá một cách tương đối đầy đủ các vấn đề lý luận chung về tiểu phẩm. Trên cơ sở đó, luận văn cũng sẽ đi tìm và “giải mã” những bí ẩn của thể loại, cũng như chỉ ra những vấn đề lý luận mới về Biến thể của tiểu. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Sự vận động và phát triển của thể loại tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG --------***--------- TRẦN NGỌC HÀ SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU PHẨM TRONG BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC MÃ SỐ: 60 32 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THÀNH HƯNG HÀ NỘI: 2008
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5 7. Cấu trúc của luận văn 6 PHẦN NỘI DUNG 7 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỂU PHẨM VÀ BIẾN THỂ 7 CỦA NÓ I. Quá trình hình thành và phát triển của tiểu phẩm báo chí 7 1.1 Sự xuất hiện của tiểu phẩm với tư cách là một thể loại trên báo 7 chí 1.2 Vị trí của tiểu phẩm trong hoạt động báo chí hiện đại 9 II. Khái niệm 10 2.1 Các quan niệm khác nhau về tiểu phẩm 10 2.2 Khái niệm về tiểu phẩm và tiểu phẩm báo chí 11 2.3 Những đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm 15 III. Biến thể của tiểu phẩm 17 3.1 Quan niệm về biến thể của tiểu phẩm 17 3.2 Sự xuất hiện của tiểu phẩm biến thể trên báo chí Việt Nam hiện 18 đại Chƣơng II: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU 20 PHẨM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX QUA PHONG CÁCH CỦA HAI TÁC GIẢ NGUYỄN AÍ QUỐC VÀ NGÔ TẤT TỐ I. Đôi nét về diện mạo báo chí và tình hình sử dụng tiểu phẩm trên 20 báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX II.Phong cách tiểu phẩm Hồ Chí Minh 26 2.1 Về sự nghiệp báo chí cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh 26
  3. 2.2 Những nét độc đáo trong phong cách tiểu phẩm Hồ Chí Minh 27 2.2.1 Vận dụng sáng tạo các thủ pháp của sáng tác văn học vào tiểu 31 phẩm 2.2.2 Độc đáo trong sử dụng ngôn từ 33 2.2.3 Độc đáo trong cách rút tít cho tiểu phẩm 35 III.Tiểu phẩm báo chí Ngô Tất Tố 38 3.1 Sơ lược tiểu sử tác giả Ngô Tất Tố 38 3.2 Ngô Tất Tố nghề văn và nghiệp báo 39 3.3 Nội dung tiểu phẩm báo chí Ngô Tất Tố 41 3.4 Những đặc trưng và sự sáng tạo trong tiểu phẩm Ngô Tất Tố 43 3.4.1 Sử dụng có hiệu quả bút pháp trào phúng, châm biếm 43 3.4.2 Sự độc đáo về việc sử dụng giai thoại, điển tích trong tiểu 44 phẩm 3.4.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong tiểu phẩm Ngô Tất Tố 46 Chƣơng III: BIẾN THỂ CỦA TIỂU PHẨM TRÊN BÁO CHÍ 50 VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI I. Diện mạo báo chí Việt Nam đương đại 50 II Biến thể của tiểu phẩm và hiệu quả của nó trong quá trình tạo lập 52 và định hướng dư luận xã hội 2.1 Thử tìm một khái niệm 52 2.2 Tình hình sử dụng biến thể tiểu phẩm trên báo in hiện đại 53 2.3 Sự đa dạng về đề tài, nội dung phản ánh của biến thể tiểu phẩm 55 2.4 Hiệu quả truyền thông của tiểu phẩm biến thể 56 III. Một số tác giả tiêu biểu về phong cách sử dụng tiểu phẩm biến 59 thể 3.1. Nhà báo Hữu Thọ 59 3.2 Biến thể trong tiểu phẩm của Ba Thợ Tiện 63 3.3 Lý Sinh Sự và sự tiếp nối chuyên mục “Nói hay đừng” trên báo 70 Lao động 3.4 Độc đáo tiểu phẩm biến thể của Bút Bi trên báo Tuổi trẻ 75 IV. Đặc điểm về phong cách, cấu trúc và kết cấu của tiểu phẩm 85 biến thể 4.1 Chủ đề, đề tài của tiểu phẩm biến thể 86 4.2 Phong cách ngôn ngữ của tiểu phẩm biến thể 88 4.3 Đặc điểm về kết cấu, dung luợng và vị trí tiểu phẩm biến thể 91 trên mặt báo V. Định danh tiểu phẩm biến thể 97
  4. 5.1 Tiểu phẩm chính luận-thời đàm 97 5.2 Tiểu phẩm đối thoại giả tưởng và phỏng vấn giả tưởng 98 5.3 Tiểu phẩm ngụ ngôn 99 5.4 Tiểu phẩm tiếu lâm 100 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài. Báo chí Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các phương diện, từ kỹ thuật làm báo, công nghệ làm báo, công tác đào tạo báo chí lẫn khoa học và lý luận về báo chí. Sự đa dạng của bức tranh báo chí có sự đa dạng của các loại hình báo chí cũng như tính phong phú của các thể loại báo chí. Báo chí hiện đại không đóng khung trong các dạng thức thể loại đã từng phôi thai xuất hiện và định hình trong lịch sử. Thực tiễn nghề báo cho thấy xuất hiện ngày càng nhiều thể loại mới hoặc những thể loại cũ được cách tân tạo nên những biến thể mới mà khoa học báo chí chưa thực sự khảo sát và tổng kết hết. Tiểu phẩm báo chí là một trong những dạng thức hết sức thú vị và đặc biệt đó. Tiểu phẩm báo chí đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử báo chí thế giới lẫn báo chí Việt Nam. Nhiều cây bút đã thành danh và gắn tên tuổi của mình với thể loại vừa có tính trào lộng, vừa có tính chiến đấu này. Một mặt đặc trưng với lối viết giàu chất văn trên cái nền của sự kiện và thông tin mang tính báo chí đã làm cho tiểu phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ và có một chỗ đứng xứng đáng qua tất cả các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử báo chí. Tất nhiên hoàn cảnh xã hội thay đổi, thông tin báo chí theo đó cũng thay đổi. Sự vận động, đổi mới của tiểu phẩm cho phù hợp với tâm lý bạn đọc đang là một xu thế tất yếu. Trên báo in, đa phần các báo lớn, nhỏ, kể cả báo địa phương đều xuất hiện tiểu phẩm với tư cách là một bài viết trội có thế mạnh. Tiểu phẩm trên báo chí ngày nay tiết kiệm thời gian cho bạn đọc nên kết cấu vô cùng ngắn gọn, linh động và không kém phần sâu sắc. Tuy tiểu phẩm xuất hiện đã lâu trên báo chí nhưng hệ thống lý luận về nó vẫn chưa thực sự phong phú, có tính hệ thống và đầy đủ. Đặc biệt những biến thể của nó trên báo chí Việt Nam hiện đại thì càng không thấy đề cập đến từ góc độ lý luận, với những đặc trưng, đặc điểm trên phương diện cấu trúc tác 1
  6. phẩm, đồng thời cũng chưa thấy có những nghiên cứu về hiệu quả báo chí, hiệu quả thông tin trên phương diện nội dung. Chính vì vậy, luận văn này sẽ góp phần nghiên cứu thêm tiểu phẩm và biến thể của nó để góp thêm một góc nhìn lý luận và thực tiễn đầy đủ và toàn diện hơn về tiểu phẩm và những biến thể của nó. Trong lĩnh vực báo chí học xuất phát từ sự thiếu vắng, mỏng manh của lý luận thể loại, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này với chút hy vọng góp phần hoàn thiện hơn lý luận về tiểu phẩm báo chí cả trong lịch đại và đồng đại. Chính vì những đòi hỏi từ thực tiễn nghiên cứu về tiểu phẩm và các biến thể của nó trong sự vận động đi lên, xuất hiện nhiều điểm mới mẻ như vậy nên mặc dầu biết sẽ gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, chúng tôi vẫn cố gắng lý giải xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện tại có thể nói chưa có một công trình nghiên cứu nào dày dặn hoặc có những giáo trình, cuốn sách nào về lý luận cũng như thực tiễn riêng về thể loại tiểu phẩm cũng như sự vận động của nó để dẫn đến sự ra đời của các biến thể trên báo chí Việt Nam hiện đại. Nếu như các thể loại khác như tin tức, phóng sự, phỏng vấn, điều tra…đã có nhiều công trình nghiên cứu, các giáo trình và cả sách công cụ, kỹ năng thì tiểu phẩm báo chí và các biến thể của nó có thể nói chưa có một công trình hoàn chỉnh nào. Nghiên cứu về tiểu phẩm trong lịch sử báo chí, đa phần các tác giả đi sâu vào nghiên cứu phong cách tiểu phẩm của các nhà báo cụ thể. Chẳng hạn như phong cách tiểu phẩm Hồ Chí Minh, phong cách tiểu phẩm Ngô Tất Tố, Hữu Thọ, Lý Sinh Sự...Tiêu biểu như TS Phạm Thành Hưng với: “Ảnh hưởng qua lại giữa văn học và báo chí qua tiểu phẩm của Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố”; thạc sỹ Đỗ Chỉnh với tiểu luận: “Vài suy nghĩ về tiểu phẩm trên báo chí của Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố”; Luận văn thạc sỹ của Trần Xuân Thân với: “Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý 2
  7. Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo”. Khóa luận cử nhân của Phan Giang Liên với : “Tìm hiểu thể loại tiểu phẩm trong di sản báo chí của Hồ Chủ Tịch”… Những nghiên cứu chung về tiểu phẩm báo chí có tiểu luận của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn với : “Tiểu phẩm báo chí (từ khái quát đến tác giả tiêu biểu- Hồ Chí Minh) PGS. TS Dương Xuân Sơn có một chương về tiểu phẩm trong giáo trình “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật”.Trong một số giáo trình của Phân viện báo chí tuyên truyền phần thể loại cũng có đề cập đến tiểu phẩm báo chí… Như vậy, việc nghiên cứu tiểu phẩm báo chí đã có những nền móng nhất định, song để nghiên cứu và gọi tên biến thể của tiểu phẩm thì chưa thấy đề cập nhiều.Các tài liệu nói về biến thể của tiểu phẩm báo chí hiện đại đặt trong sự vận động và phát triển của nó cho tới nay vẫn chưa có được một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh. Thừa hưởng những kết quả nghiên cứu quan trọng nói trên, chúng tôi xem đây như là những nền móng vô cùng quan trọng để tiếp tục nghiên cứu thêm, làm sâu sắc và phong phú hơn kho tang lý luận về thể loại tiểu phẩm cũng như các biến thể của nó trong khoa học về báo chí nói chung trong đề tài luận văn thạc sỹ khoa học báo chí “Sự vận động và phát triển của thể loại tiiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. Như đã trình bày, tiểu phẩm báo chí trong sự vận động và phát triển của nó rất cần một sự nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn cho đến lý luận một cách đầy đủ để bổ sung vào hệ thống lý luận về thể loại trong báo chí học. Vì lẽ đó, mục đích và nhiệm vụ của Luận văn này sẽ góp phần vào việc tập trung khái quát và hệ thống hoá một cách tương đối đầy đủ các vấn đề lý luận chung về tiểu phẩm. Trên cơ sở đó, luận văn cũng sẽ đi tìm và “giải mã” những bí ẩn của thể loại, cũng như chỉ ra những vấn đề lý luận mới về Biến thể của tiểu 3
  8. phẩm trên báo chí Việt Nam hiện đại. Từ kết quả của sự tập hợp và phân tích thực tiễn thể loại,chúng tôi cố gắng chỉ ra những đặc trưng, kết cấu cũng như ý nghĩa nội dung của biến thể tiểu phẩm để vận dụng nó trong đời sống báo chí đương đại. Không chỉ trên phương diện lý luận, luận văn cũng sẽ tiếp cận trên cả những kỹ năng, phương pháp sáng tạo của tiểu phẩm và biến thể của nó với mong muốn không chỉ trang bị kiến thức lý luận mà cả kỹ năng cho tất cả những ai quan tâm đến thể loại báo chí sinh động mà hấp dẫn này. Cùng với ý tưởng đó, trên cơ sở nhận diện những đặc trưng cơ bản và những nét mới của tiểu phẩm trên báo chí Việt Nam hiện đại, mục tiêu của luận văn còn là sử thử nghiệm chính danh hóa các loại tiểu phẩm, phân loại và “đặt tên” cho biến thể tiểu phẩm. Dẫu biết đây là một công việc khó khăn và chắc chắn sẽ còn nhiều bàn cãi, song luận văn đã đặt ra một nhiệm vụ như vậy. Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết trong tầm nhận thức và kiến thức của một học viên cao học và trong khuôn khổ cho phép của một luận văn thạc sỹ khoa học báo chí. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu. Lịch sử báo chí Việt Nam đã để lại nhiều cây bút tiểu phẩm tên tuổi, nhưng trong phạm vi và như tên gọi của luận văn là “Sự vận động và phát triển của tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại” thì sẽ là một “sân chơi” quá rộng mà tác giả luận văn không thể nào khái quát và kham nổi. Vậy nhưng để thấy được sự vận động của nó luận văn phải đặt tiểu phẩm trong dòng chảy chung từ khi báo chí Việt Nam ra đời. Nói cách khác sẽ quy chiếu vấn đề nghiên cứu trong cả cách nhìn lịch đại lẫn đồng đại. Cũng do phạm vi rộng lớn như vậy nên luận văn lựa chọn khảo sát phong cách của các tác giả tiêu biểu trong quá khứ, mà cụ thể là hai tên tuổi không thể không nhắc đến là Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố. Từ sự khảo sát này để dẫn đến sự so sánh diện mạo tiểu phẩm báo chí một thời để thấy sự “vận động” và thay đổi những phong cách tiểu phẩm của một số cây bút hiện tại như Hữu Thọ, Ba Thợ Tiện, Lý Sinh Sự, Bút Bi 4
  9. trên các tờ báo xuất hiện nhiều thể loại này như Lao Động, Nhân dân, Tuổi trẻ, Thể thao Văn hóa, Pháp luật Việt Nam… Như vậy Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chủ yếu tập trung vào hai giai đoạn. Một là trên diện mạo báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX trên cơ sở khảo sát các tác giả tiêu biểu, cụ thể, luận văn sẽ tập trung vào các nhà báo Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố. Giai đoạn thứ hai, luận văn khảo sát về những biến thể của tiểu phẩm trên báo chí hiện đại, cũng tập trung vào một số tác giả tiêu biểu như Hữu Thọ, Ba Thợ Tiện, Lý Sinh Sự, Bút Bi... Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là tiểu phẩm báo chí và các biến thể của nó, thông qua khảo sát các tác phẩm của các nhà báo kể trên để nhận diện đặc trưng rồi chỉ ra các biến thể của tiểu phẩm báo chí là gì. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Đề tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng và cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Báo chí cách mạng và nhiệm vụ của báo chí cách mạng. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các tác phẩm báo chí và các tác giả liên quan đến phạm vi, đối tượng và đề tài nghiên cứu qua việc hệ thống hóa tài liệu và các tác phẩm báo chí. - Nghiên cứu văn bản, cụ thể là tiếp cận văn bản tiểu phẩm của các tác giả liên quan trong hoàn cảnh xã hội xuất hiện tiểu phẩm - Lấy mẫu và số liệu để khảo sát tần suất xuất hiện của tiểu phẩm cũng như có những nghiên cứu nhỏ bằng phương pháp điều tra xã hội học về tâm lý, thái độ từ thực tiễn công chúng trong việc tiếp nhận thể loại tiểu phẩm và các biến thể của tiểu phẩm báo chí. - Dựa trên nền tảng lý luận, các sách vở, giáo trình có đề cập đến vấn đề mà luận văn quan tâm nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn. 5
  10. Về ý nghĩa lý luận, luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm và hệ thống hoá lại những kiến thức về thể loại tiểu phẩm báo chí. Đặc biệt sẽ bổ sung những thông tin lý luận ít nhiều mới mẻ về các biến thể của nó vào hệ thống lý luận tiểu phẩm nói chung. Cùng với mục tiêu đó luận văn triển khai theo hướng khẳng định lại vai trò, vị trí và hiệu qủa thông tin của tiểu phẩm báo chí và những biến thể của nó mang lại trong hoạt động báo chí hiện nay. Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu góp phần để các bạn sinh viên, học viên cao học và những ai quan tâm đến tiểu phẩm và các biến thể của tiểu phẩm tìm hiểu để phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và hoạt động chuyên môn của mình. Mặt khác, luận văn cũng sẽ gọi tên, chỉ ra đặc điểm, cách viết, cấu trúc...của các biến thể tiểu phẩm để những người làm báo có thể vận dụng nó vào trong hoạt động chuyên môn cho nghề báo. 7. Cấu trúc của luận văn. Luận văn được cấu trúc như sau + Phần mở đầu + Phần nội dung: Bao gồm 3 chương Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tiểu phẩm và những biến thể của nó Chƣơng 2: Sự hình thành và phát triển của tiểu phẩm nửa đầu thế kỷ XX qua phong cách hai tác giả: Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố. Chƣơng3: Biến thể của tiểu phẩm trên báo chí Việt Nam đương đại. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục. 6
  11. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỂU PHẨM VÀ BIẾN THỂ CỦA NÓ I. Quá trình hình thành và phát triển của tiểu phẩm báo chí. Sự xuất hiện của tiểu phẩm với tƣ cách là một thể loại trên báo chí. Khá nhiều các tài liệu đều cho rằng tiểu phẩm báo chí xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII. Và như vậy nó đã xuất hiện được hơn 200 năm có lẻ. Nhiều nhà nghiên cứu báo chí cho rằng: Tiểu phẩm xuất hiện trong cuộc cách mạng tư sản Pháp lần thứ nhất cuối thế kỷ 18. Báo chí Pháp gọi thể loại này là Feuilleton. Ban đầu đa phần các nhà văn dùng dạng thức này như một thứ vũ khí có tính chiến đấu cao để đả kích và công phá vào mặt trận tư tưởng của những thế lực thù địch. Một số tài liệu báo chí Xô Viết lại cho rằng tiểu phẩm ra đời vào những năm 60- 70 của thế kỷ XVIII với sự xuất hiện của các bài viết có tính châm biếm của Nôvicốp và Giécxen trên báo chí Nga. Quan điểm này thì cho rằng ở Pháp tiểu phẩm xuất hiện muộn hơn, nghĩa là đến đầu thế kỷ XIX mới xuất hiện gắn với các bài viết của Cha đạo Julien Geoffroy Các bài báo dạng này đều gắn với tên tuổi các nhà văn, nhà báo nổi tiếng và đều nhằm theo mục tiêu chung là phê phán hiện thực xã hội thối nát đương thời. Các cây bút tiểu phẩm nổi tiếng được nhắc đến nhiều trong lịch sử báo chí là Tuốc-ghi-nhê-ép; Sê-đrin; Ghéc- xen; Goóc- ky; Đéc-mu- lanh; Brít-sot; An-na-tôn Frăng; Lỗ Tấn…Nhiều nhà hoạt động cách mạng và là những lãnh tụ của giai cấp công nhân thế giới cũng đã sử dụng tiểu phẩm như một thứ vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh với những thế lực, giai cấp thống trị phản động. Dẫn chứng là C.Mác đã từng ra báo và đã từng bị cấm hoạt động báo chí, thậm chí còn bị giai cấp tư sản đàn áp hoạt động báo chí của mình. Lịch sử còn ghi lại sự kiện trước phiên tòa bồi thẩm ngày 7 tháng 2 năm 1848 xử những người chịu trách nhiệm chính ở tờ báo Neue Rheinnische Zeitung (Báo Ranh 7
  12. Mới) thì từ hàng ghế bị cáo, C.Mác đã nói rằng: “Báo chí phải chống lại một hiến binh nhất định, một viên công tố nhất định”. Và trong suốt thời gian tồn tại của tờ Ranh Mới. C. Mác và F.Ăng ghen đã viết rất nhiều tiểu phẩm phê phán và đả kích sâu cay vào kẻ thù của cách mạng. Còn ở Việt Nam, do các điều kiện lịch sử xã hội chi phối nên báo chí ra đời khá muộn. Những tờ báo đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam là Gia Định Báo cũng mãi đến ngày 15 tháng 4 năm 1865 mới ra đời. Cũng chính vì vậy mà tiều phẩm báo chí cũng xuất hiện khá muộn màng so với lịch sử của thể loại này trong báo chí thế giới. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy các dạng thức bài viết mang tính trào phúng, ban đầu chỉ mang tính “hài” đơn thuần, về sau phát triển thành dạng thức tiểu phẩm và xuất hiện trên báo vào những năm đầu của thế kỷ XX. Các tờ báo thời kỳ này như Đông Dương tạp chí, Đông Tây, Duy Tân, Phong hóa, Vịt đực…Nhưng tiểu phẩm chỉ thực sự xuất hiện rầm rộ và trở thành một thể loại mạnh trên báo chí Việt Nam với đầy đủ các đặc trưng cơ bản nhất và mặt thể loại của nó là thời kỳ Mặt trận dân chủ giai đoạn 1936- 1939. Đây là giai đoạn mà báo chí cách mạng có điều kiện phát triển mạnh nên theo đó cũng là một mảnh đất tốt cho tiểu phẩm phát triển và phát huy lợi thế tuyên truyền của mình.Cũng từ đây những cây bút tiểu phẩm xuất hiện và để lại nhiều dấu ấn sáng tạo mà đặc biệt là tên tuổi của Ngô Tất Tố dưới rất nhiều các bút danh khác nhau. Một tên tuổi hay một hiện tượng tiểu phẩm khác xuất hiện ở nước ngoài đầu những năm 20 chính là Nguyễn Ái Quốc với rất nhiều tiểu phẩm đăng tải trên những tờ báo bằng tiếng Pháp như Le Paria (Người cùng khổ) do chính Nguyễn Ái Quốc sáng lập hay L’Humanité (Nhân đạo). Sau giai đoạn 1936- 1939, tiểu phẩm báo chí tiếp tục phát triển cùng sự phát triển của báo chí cách mạng. Trên mặt báo, những người viết tiểu phẩm 8
  13. ngày càng nhiều và những tên tuổi gắn với thể loại này ngày càng dài thêm như Xích Điểu, Lê Kim, Lã Vọng, Thợ Rèn…. Cho đến báo chí hiện đại ngày nay, hầu hết trên các mặt báo tiểu phẩm vẫn xuất hiện như một thể loại mạnh. Từ báo chí giải trí đến chính trị xã hội, báo giới, ngành…đều thấy xuất hiện dày đặc thể loại này với những biến thể hết sức đa dạng. Điều này cho thấy Tiểu phẩm trên báo chí nước ta có sự phát triển liên tục, không đứt đoạn. Trong dòng chảy của lịch sử báo chí, cả báo chí không cách mạng và báo chí cách mạng đều sử dụng tiểu phẩm như một món ăn tinh thần không thể thiếu của mình. Vị trí của tiểu phẩm trong hoạt động báo chí hiện đại. Chúng ta biết rằng tiểu phẩm xuất hiện trên báo chí cũng có những cơ sở xã hội của nó. Mà một trong những nhân tố có tính tâm lý xã hội xuất phát từ văn hóa và truyền thống Việt, đó là bản lĩnh đấu tranh và tinh thần lạc quan trong lối sống của con người Việt Nam được hun đúc qua đấu tranh dân tộc và đấu tranh xã hội. Một mặt truyền thống tiếu lâm trong văn nghệ dân gian với quan niệm thẩm mỹ: Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh, văn học là vũ khí đấu tranh nên tiểu phẩm luôn phát huy được lợi thế sắc bén của nó trong mọi gian đoạn phát triển của báo chí Việt Nam hiện đại như đã trình bày. Mặt khác, khi xã hội có những bất công, ngang trái, có những mâu thuẫn giai cấp rõ nét, đặc biệt là trong xã hội phong kiến thuộc Pháp nửa sau thế kỉ XIX thì thứ vũ khí sắc bén có tên gọi là tiểu phẩm để đả kích sâu cay vào tư tưởng của chủ nghĩa thực dân nửa phong kiến lẫn bè lũ xâm lược Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ cho đến thời bình, tiểu phẩm cũng luôn phát huy được sức mạnh đấu tranh của mình. Vì các lẽ đó mà tiểu phẩm báo chí có một vị trì đặc biệt và ngày càng trở thành một thể loại xung kích với tần số xuất hiện đậm đặc trong các trang báo in. Tiểu phẩm được nghiên cứu và đúc kết lý luận như một đối tượng hấp dẫn 9
  14. và có tính đặc thù cao. Nó được xếp vào nhóm Chính luận nghệ thuật và ngày càng được chú ý nghiên cứu. Tiểu phẩm và các biến thể của nó trong báo chí hiện đại không đơn thuần là những bài báo giải trí gây cười thông thường. Càng ngày tính chính luận của nó càng được khẳng định mạnh mẽ. Cũng vậy mà thay vì những vị trí khiêm nhường của một góc trang Văn hóa- Văn nghệ, tiểu phẩm có sự “dời đô” ngoạn mục lên trang 2 của mặt báo và nhiều tờ báo đã dành hẳn một diện tích trang 1 cho tiểu phẩm và biến thể của nó. Đó là một vị trí xứng đáng, bởi vì nội dung mà tiểu phẩm hướng đến luôn có tính thời sự, tính chiến đấu cao và nhiều lúc còn là một phương tiện truyền phát chính kiến của cơ quan báo chí. Từ lý luận báo chí đến thực tiễn hoạt động báo chí, đã khẳng định tính độc đáo, sự độc lập và nét trội của tiểu phẩm bên cạnh các thể loại báo chí khác. Và tiểu phẩm đang khẳng định vị thế chính luận, chức năng giải trí, và do vậy khẳng định luôn hiệu quả kinh tế của nó, trên thương trường báo chí hiện đại. II. Khái niệm Các quan niệm khác nhau về tiểu phẩm. Có thể nói rằng có rất nhiều các quan niệm khác nhau về tiểu phẩm. Về mặt từ vựng học với nội hàm rộng, thuật ngữ “tiểu phẩm” xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Trong văn học, trong sân khấu, trong điện ảnh…Theo nghĩa này, tiểu phẩm không chỉ là địa hạt của riêng lĩnh vực báo chí. Và như vậy quan niệm rộng rãi và cách dùng phổ thông thì tiểu phẩm là tất cả các sáng tác văn nghệ (văn chương, điện ảnh, sân khấu…) có dung lượng nhỏ, ngắn gọn. Một góc độ khác, các câu chuyện tiếu lâm có tính trào phúng và được sử dụng các hình ảnh, thủ pháp của văn học cũng được gọi là tiểu phẩm. Như vậy, từ góc độ này, tiểu phẩm bị đồng nhất với một thể loại của văn học là tiếu lâm. Trong sự linh động về mặt kết cấu, cả trong văn học lẫn báo chí, có một số thể văn, bài viết ngắn, có sự gần gũi về bút pháp và đặc điểm thẩm mỹ, chằng 10
  15. hạn như tạp văn, tản văn, phiếm luận…Cũng đã có những quan điểm đồng nhất những dạng thức kể trên với tiểu phẩm. Còn từ góc độ báo chí học, khái niệm tiểu phẩm có thể xuất phát tự việc phân tích thuật ngữ từ Hán-Việt “tiểu phẩm” với thuật ngữ tiếng nước ngoài – feuilleton, newspaper satire, /feleton/, để định dạng và nhận biết thể loại này. N»m trong hÖ thèng thuËt ng÷ ghi b»ng ©m H¸n ViÖt, thuËt ng÷ “tiÓu phÈm” ®«i khi g©y ra sù hiÓu nhÇm vÒ néi hµm cña nã, còng t-¬ng tù nh- c¸c thuËt ng÷ “ tiÓu thuyÕt”, “tiÓu” trong “tiÓu thuyÕt” l¹i kh«ng biÓu hiÖn dung l­îng sè trang, ng­îc l¹i “tiÓu “ trong “tiÓu phÈm” l¹i g©y Ên t­îng ngay l¯ nhá bÐ, ng¾n ngñi; Gäi l¯ “t¹p v¨n” nh­ng tiÒn tè “t¹p” ë ®©y kh«ng ®ång nghÜa v¬Ý tÝnh chÊt tÇm th-êng, vôn vÆt vÒ ph-¬ng diÖn ®Ò tµi. Từ những quan niệm này, dựa trên những nét đặc trưng chung nhất của tiểu phẩm trên cả phương diện nội dung, kết cấu, các phương pháp và thủ pháp biểu hiện chúng, ta sẽ đi đến tìm hiểu và ghi nhận một khái niệm khoa học hơn cả về tiểu phẩm.. Khái niệm về tiểu phẩm và tiểu phẩm báo chí. Nh- ®· tr×nh bµy trong phÇn c¸c quan niÖm kh¸c nhau vÒ tiÓu phÈm, mét sù tiÕp cËn b¾t ®Çu tõ tªn gäi lµ sù hÐ lé mét phÇn cña kh¸i niÖm. Trong tiÕng Anh, thÓ lo¹i nµy ®-îc gäi lµ Feuilleton, Newspaper satire. Thùc ra thuËt ng÷ nµy xuÊt ph¸t tõ nguyªn gèc tiÕng Ph¸p: Feuillton cã nghÜa lµ tê giÊy, chiÕc l¸. Do sö dông thuËt ng÷ bºng tõ H¸n ViÖt, “tiÓu phÈm” ®­îc hiÓu mét c¸ch th«ng dông nh- mét t¸c phÈm ng¾n gän, nhá lÎ, cã dung l-îng khiªm tèn, chØ l-u ý tíi “l­îng” chø kh«ng tíi “chÊt” cña t¸c phÈm. Trong lÜnh vùc truyÒn th«ng, ®Æc biÖt lµ b¸o in, tiÓu phÈm lµ thÓ lo¹i cã vÞ thÕ t-¬ng ®èi cæ ®iÓn. Thêi kú ®Çu xuÊt hiÖn, tiÓu phÈm cßn n»m lÉn trong c¸c trang phô tr-¬ng qu¶ng c¸o g¾n kÌm víi néi dung chÝnh cña tê b¸o. Næi tiÕng nhÊt trong sè c¸c trang phô tr-¬ng tiÓu phÈm vµ qu¶ng c¸o nµy lµ phô tr-¬ng cña nhµ v¨n Lessing cho tê b¸o §øc Vossische Zeitung, xuÊt b¶n tõ n¨m 1751 ®Õn n¨m 1751. V× cã néi dung ch©m biÕm, hµi h-íc vÒ nh÷ng chuyÖn sinh ho¹t ®êi sèng, cã chøc n¨ng 11
  16. gi¶i trÝ lµ chñ yÕu, tiÓu phÈm ®-îc phÐp ph¸t triÓn n»m ngoµi sù quan t©m cña bé m¸y kiÓm duyÖt chÝnh thèng. Sù nhËn biÕt v¯ “khai tr­¬ng” thÓ lo¹i chÝnh thøc diÔn ra vµo n¨m 1800, khi chñ bót tê b¸o Ph¸p Journal des DÐbats lµ J. Geoffroy quyÕt ®Þnh di chuyÓn tiÓu phÈm cïng môc qu¶ng c¸o tõ c¸c trang phô tr-¬ng vµo nöa d-íi trang nhÊt cña mçi sè b¸o. Nh÷ng sè b¸o ®Çu tiªn, «ng in c¸c bµi phª b×nh s©n khÊu cña m×nh. Nöa d-íi trang b¸o ®-îc ng¨n víi nöa trªn b»ng mét v¹ch kÎ ngang, mùc ®Ëm, víi môc ®Ých l-u ý ®éc gi¶ r»ng ®©y lµ phÇn ®-îc miÔn kiÓm duyÖt. VÒ mÆt ®å ho¹ kü thuËt, bµi tiÓu phÈm th-êng ®-îc in b»ng kiÓu ch÷ nghiªng vµ ®-îc ®ãng khung. §-îc s¸p nhËp vµo trang b¸o chÝnh thøc, thÓ tiÓu phÈm b¾t ®Çu mét lÞch sö ph¸t triÓn cña nã. NhiÒu ký gi¶ vµ nhµ v¨n næi tiÕng nh- Th. Gautier, Ch. A. Sainte-Beuve (Ph¸p), I.S. Puskin (Nga), H. Heine (§øc), K. Capek (SÐc), ®Òu tham gia viÕt tiÓu phÈm. Mét sè n­íc cßn gäi tiÓu phÈm bºng c¸i tªn n«m na l¯ “b¯i d­íi v¹ch” (podcara – SÐc), tøc l¯ d­íi v¹ch cÊm, hay khu vùc “phi kiÓm duyÖt”. C¸c b¯i tiÓu phÈm cµng ngµy cµng hÊp dÉn ®éc gi¶ vµ ¶nh h-ëng s©u réng tíi ®«ng ®¶o c«ng chóng. §Ò tµi cña tiÓu phÈm më réng dÇn trªn c¸c mÆt cña ®êi sèng v¨n ho¸-x· héi vµ nghÖ thuËt. V× bÞ giíi h¹n vÒ dung l-îng ch÷, tiÓu phÈm ph¸t triÓn theo xu h-íng dån nÐn thÈm mü vµ b¾t ®Çu mét lÞch tr×nh giao thoa lo¹i h×nh. B»ng lèi viÕt nhÑ nhµng, hãm hØnh, ph©n tÝch, b×nh luËn mét c¸ch hµi h-íc, c¸c c©y bót tiÓu phÈm ®· ®-a thÓ lo¹i nµy xÝch l¹i gÇn v¨n häc, tíi møc cã nhµ nghiªn cøu (J. T¸borsk¸) cho r»ng ®©y chØ lµ mét thÓ lo¹i v¨n häc xuÊt hiÖn v¯ ph¸t triÓn n­¬ng nhê trªn “®Êt b¸o”. Tuy vËy, thùc tiÔn vµ sù kh¸i qu¸t lý thuyÕt vÒ tiÓu phÈm kh«ng ph¶i cã sù thèng nhÊt ë tÊt c° mäi n­íc. HiÖn t¹i, ë §øc, kh¸i niÖm “feuilleton” ®­îc dïng ®Ó chØ tÊt c¶ c¸c bµi b¸o ng¾n in trªn c¸c trang phô tr-¬ng, viÕt vÒ v¨n hãa, x· héi, giíi thiÖu vµ phª b×nh v¨n häc nghÖ thuËt, kÓ c¶ nh÷ng bµi b×nh luËn chÝnh trÞ vµ kh«ng tÝnh tíi chÊt hµi h-íc, ch©m biÕm ë ®ã cã hay kh«ng. ë ViÖt Nam, tiÕp nhËn nh÷ng ¶nh h-ëng tinh hoa cña hai nÒn v¨n ho¸ lín lµ Ph¸p vµ Trung Quèc, c¸c nhµ b¸o NguyÔn ¸i Quèc, Ng« TÊt Tè thùc sù lµ 12
  17. nh÷ng c©y bót tiÓu phÈm tiªn phong cña b¸o chÝ ViÖt Nam hiÖn ®¹i. Di s¶n tiÓu phÈm cña hai t¸c gi¶ ngay tõ ®Çu ®· héi ®ñ kh«ng chØ nh÷ng thuéc tÝnh phæ qu¸t cña thÓ lo¹i feuilleton ph-¬ng T©y mµ cßn cã sù bæ sung c¸c ®Æc ®iÓm míi: TÝnh chiÕn ®Êu vµ sù can dù s©u réng vµo ®Þa h¹t chÝnh trÞ. TiÓu phÈm cña b¸o chÝ ®Çu thÕ kû nµy ë ViÖt Nam th-êng xuÊt hiÖn trong c¸c chuyªn môc nh- “Nãi m¯ ch¬i”, “Thêi ®¯m”, “Mua vui còng ®­îc mét v¯i trèng canh”, “Nãi hay ®õng” v.v. Đại từ điển tiếng Việt có đưa ra một định nghĩa ngắn gọn, tiểu phẩm là bài báo ngắn nói về đề tài thời sự có tính chất châm biếm và là một vở kịch ngắn mang tính chất hài hước, châm biếm. Một số giáo trình báo chí cũng đã đưa ra những khái niệm về tiểu phẩm báo chí. Chẳng hạn như trong Giáo trình “Các thể loại báo chí Chính luận nghệ thuật” của PGS.TS Dương Xuân Sơn, trong chương 8- Chương Tiểu phẩm có đưa ra khái niệm: “Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ở nhóm chính luận-nghệ thuật, mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, đả kích hoặc hài hước về một sự kiện, sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hoặc khái quát, qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện, hiện tượng đó”. Trong cuốn Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, tác giả Trịnh Đình Khôi cho rằng: “Tiểu phẩm là một thể loại tác phẩm báo chí ngắn gọn, mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ thể hoặc khái quát, mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm của mình trước những sự việc, hiện tượng đó”. Thực chất hai quan điểm này có những nét tương đồng, khác chăng trong khái niệm được PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra đã xác định tính khu biệt của tiểu phẩm trong địa hạt của nó khi xếp nó vào nhóm Chính luận- nghệ thuật. Còn từ góc độ của người làm báo, nhà báo đồng thời cũng là một cây bút tiểu phẩm, Xích Điểu cho rằng : Tiểu phẩm “Là thể loại vừa cho phép phát triển tính chất điển hình của văn học, vừa mang tính chân thật, khoa học và kịp 13
  18. thời của báo chí, tiểu phẩm vốn mang một tính chiến đấu cao, có khả năng vạch bản chất tàn bạo của kẻ thù một cách trực tiếp, sâu cay và châm biếm làm cho người đọc vừa căm thù, vừa khinh ghét vừa cười vào mũi chúng”. Những khái niệm được nêu trên đã cơ bản đề cập được những nét chính yếu dựa trên những đặc điểm, đặc trưng chung nhất của tiểu phẩm. Tuy nhiên các vấn đề lý luận, các quan niệm khoa học không dừng lại mà nó vận động theo thực tiễn của hoàn cảnh xã hội và thực tiễn của hoạt động báo chí. Cách nhìn lịch đại và cách nhìn đồng đại sẽ có những thay đổi như một tất yếu khách quan khi chính chủ thể, vấn đề nghiên cứu không cố định mà phát triển theo nhu cầu thông tin, cách thông tin trong từng hoàn cảnh lịch sử xã hội. Cũng chính vì lẽ đó và dựa trên những nền tảng lý luận cũng như những cứ liệu phân tích trên, chúng tôi đề xuất một khái niệm như sau về tiểu phẩm báo chí hiện đại: Tiểu phẩm báo chí là những tác phẩm thuộc nhóm chính luận nghệ thuật với kết cấu ngắn gọn và linh động có nội dung phê phán, bằng tư duy lý luận đả kích sâu cay những mặt trái cuộc sống đương đại mang hơi thở thời sự, dưới một thủ pháp uyển chuyển và hình tượng, gần với văn học. Ở đây sở dĩ chúng tôi đưa ra khái niệm này là vì: Tự thân tiểu phẩm báo chí, nhất là qua khảo sát, nghiên cứu trên báo chí hiện đại thì phải khẳng định tiểu phẩm báo chí là một dòng riêng, không thể đồng nhất với tiểu phẩm trong văn học nghệ thuật từ phương diện đề tài, đối tượng, cách thức và phương pháp phản ánh. Theo đó “chất” hay “nội dung” của tiểu phẩm báo chí là những mặt trái của các vấn đề thời sự trong xã hội đương đại. Tính lý luận, lập luận sắc bén của tư duy là yếu tố thuyết phục người đọc, cũng là yếu tố tạo nên bản lĩnh, chính kiến của người viết tiểu phẩm cũng như của cơ quan báo chí. Còn tính châm biếm, tính hài và một số thủ pháp vay mượn của văn học chỉ là cái “vỏ”, là phạm trù “hình thức” của tác phẩm để tăng tính hấp dẫn, sự sáng tạo phù hợp với kết cấu của tác phẩm. Nói tóm lại, tư duy lý luận, tính chính luận 14
  19. trong nội dung thông tin phản ánh của tiểu phẩm báo chí hiện đại vẫn là tính trội. Bởi vì nó có cái vỏ hình thức gần gũi với văn chương nên chúng tôi gọi tiểu phẩm có “thủ pháp uyển chuyển và hình tượng gần với văn học”. Vậy nên việc xếp nó vào nhóm chính luận nghệ thuật là hợp lý, nhưng tính trội về chính luận trong tiểu phẩm báo chí vẫn là yếu tố tiên quyết chứ không phải cái vỏ “nghệ thuật” của tác phẩm tiểu phẩm. Đây cũng là một sự “khắc phục” các khái niệm được nêu ra trước đó, khi cho rằng tiểu phẩm báo chí “mang tính văn học”. Tính văn học có chăng, như chúng tôi trình bày, nó chỉ là cái vỏ hình thức của tác phẩm, vậy nên tiểu phẩm của báo chí hiện đại và những biến thể của nó trong quá trình vận động và phát triển thì tính tư duy lý lẽ sắc bén mang “tính báo chí” mới là đặc điểm số một của nó. 2.3 Những đặc trƣng cơ bản của tiểu phẩm. Hệ thống lý luận nghiên cứu về tiểu phẩm trước đây cũng đã chỉ ra những đặc trưng, đặc điểm cơ bản của tiểu phẩm. Trong luận văn này, qua nghiên cứu, khảo sát tiểu phẩm trên báo chí hiện đại và các biến thể của nó, chúng tôi bổ sung thêm một số đặc trưng và sắp xếp chúng lại theo trình tự tăng dần mức độ quan trọng của các đặc trưng cơ bản của một tiểu phẩm báo chí.  Tiểu phẩm báo chí hiện đại có kết cấu ngắn gọn và linh động: Trong lý luận báo chí về thể loại tiểu phấm đã từng xuất hiện khái niệm “tiểu phẩm dài”, chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc. Một số giáo trình như Giáo trình Các thể loại chính luận nghệ thuật của khoa báo chí Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Độ dài của tiểu phẩm từ 300 đến 1500 chữ. Thực chất trong quá khứ dung lượng dài đến 1500 chữ là có thật nhưng qua khảo sát trên báo chí hiện đại hiện nay, độ chữ của tiểu phẩm rất ít khi vượt quá ngưỡng 700 chữ. Cạnh đó có những tiểu phẩm ngắn gọn, dạng hội thoại, chưa đến 200 chữ. Độ dài trung bình 15
  20. của tiểu phẩm báo chí hiện nay chỉ dao động từ 200 đến 600 chữ. Có thể khẳng định không còn xuất hiện tiểu phẩm báo chí nào có độ dài đến 1500 chữ. Sự linh động của tiểu phẩm thể hiện ở kết cấu văn bản của nó, lúc là những câu chuyện, lúc là những phỏng vấn, lúc là những đối thoại, lúc là dạng ôn cố tri tân, rất biến hóa.  Tiểu phẩm báo chí hiện đại mang tính chính luận với hệ thống tƣ duy lý lẽ sắc sảo đặt dƣới cái vỏ hình thức tác phẩm gần với văn học: Đặc trưng này gắn với việc tiểu phẩm trên báo chí hiện đại thường phản ánh, đề cập và phản biện những vấn đề lớn có tính chính trị xã hội, được dư luận quan tâm. Hệ thống tư duy lý luận có tính đả kích nhưng là đả kích sâu cay, mềm mại và hóm hỉnh bằng cách sử dụng nhiều thủ pháp gần với văn học. Cũng là một vấn đề chính trị xã hội nhưng tư duy lý luận cộng với cách viết lý luận và cứng nhắc thì sẽ trở thành một tác phẩm xã luận, bình luận hay chuyên luận.  Tiểu phẩm báo chí hiện đại quan tâm đến các vấn đề có tính thời sự và rất khắt khe về tính thời gian của sự kiện: Điều này cho thấy thông tin trong tiểu phẩm nóng hổi như tin tức, hay nói chính xác hơn là các sự kiện thời sự đã được chuyển đến độc giả dưới một dạng thức hấp dẫn, trí tuệ hơn và bộc lộ chính kiến của người viết một cách rõ nét. Tiểu phẩm báo chí không viết, không bình luận, không đả kích cái đã cũ, đã lỗi thời, trừ phi cái cũ lại…có tính thời sự. Hay cái cũ được lấy lại để làm nền cho cái mới tương tự. Không ai đi viết tiểu phẩm về một sự kiện, vấn đề không có tính thời sự. Các dạng “ôn cố”, lấy cái cũ để nói cũng là một cái cớ về mặt thủ pháp để nói về những bất cập đương thời.  Cũng nhƣ các dạng nhiều thể loại báo chí khác, tiểu phẩm có tính chiến đấu cao: Báo chí nói chung là vũ khí trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đặc biệt riêng với tiểu phẩm thì đây là thứ vũ khí sắc bén với 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1