Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tác động của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông
lượt xem 22
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích những tác động bao gồm cả tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông trên cơ sở khảo sát mạng xã hội Facebook. Trên cơ sở các kết luận khách quan, tác giả kiến nghị các giải pháp, đề xuất nhằm phát huy những tác động tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại nước ta hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tác động của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------- MA THỊ YẾN TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------- MA THỊ YẾN TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Lợi Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tƣ liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Nếu có điều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2015 Tác giả luận văn Ma Thị Yến
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ báo chí với đề tài Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều phía. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi đã tận tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những ý kiến góp ý chân thành, sâu sắc cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè – những ngƣời luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2015 Tác giả luận văn Ma Thị Yến
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 10 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 11 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 13 7. Kết cấu của luận văn..................................................................................... 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THÔNG ............................................................... 14 1.1.Truyền thông xã hội .............................................................................. 14 1.1.1.Quan điểm về truyền thông xã hội...............................................................14 1.1.2. Đặc điểm của truyền thông xã hội..............................................................15 1.2. Mạng xã hội........................................................................................... 17 1.2.1 Khái niệm .......................................................................................................17 1.2.2. Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội....................................................19 1.2.3. Một số đặc điểm của mạng xã hội ..............................................................21 1.2.4. Các tính năng chính của mạng xã hội........................................................23 1.2.5. Phân loại mạng xã hội .................................................................................23 1.2.6. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về mạng xã hội .................................25 1.3. Một số vấn đề về văn hoá truyền thông.............................................. 26 1.3.1. Khái niệm và cách tiếp cận khi nghiên cứu văn hóa truyền thông .........26 1.3.2. Đặc điểm của văn hóa truyền thông ..........................................................32 1.3.3.Các tiêu chí đánh giá văn hóa truyền thông...............................................34 1.3.4. Sự tác động hai mặt của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông......36 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 43
- CHƢƠNG II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI VĂN HOÁ TRUYỀN THÔNG TẠI VIỆT NAM...... 44 2.1. Giới thiệu chung về mạng xã hội Facebook ....................................... 44 2.1.1 Lịch sử ra đời.................................................................................................44 2.1.2 Hiện trạng tồn tại ..........................................................................................45 2.1.3. Sự phát triển của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam............................46 2.2. Giới thiệu chung về các trang Facebook đƣợc khảo sát ................... 47 2.2.1. Trang Fanpage “Đại tướng Võ Nguyên Giáp” ........................................47 2.2.2. Trang Fanpage “Kenny Sang” ..................................................................47 2.2.3. Trang Fanpage “Beat.vn” ..........................................................................48 2.3. Phân tích sự tác động của Facebook đối với văn hóa truyền thông 48 2.3.1. Tác động tích cực của Facebook đối với văn hóa truyền thông..............49 2.3.2. Tác động tiêu cực của Facebook đối với văn hóa truyền thông..............65 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 87 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VĂN HOÁ TRUYỀN THÔNG ....................... 88 3.1. Xu hƣớng phát triển của mạng xã hội................................................ 88 3.1.1. Thế giới ngày càng phẳng và “trong suốt”...............................................89 3.1.2. Khả năng tối ưu hóa của Facebook ...........................................................89 3.1.3. Sự phát triển của các mạng xã hội nhỏ......................................................90 3.2. Xây dựng văn hóa mạng xã hội trong bối cảnh truyền thông hiện đại..90 3.2.1. Xây dựng các chế tài xử phạt người ứng xử vô văn hóa trên mạng xã hội......91 3.2.2. Xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trên mạng xã hội...........................91 3.3. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông...................................................................... 93 3.3.1. Tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội .......................................93 3.3.2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí .......................................96
- 3.3.3. Nâng cao năng lực văn hóa của những người làm truyền thông ............98 3.3.4. Đầu tư hơn cho giáo dục văn hóa truyền thông ở các cơ sở đào tạo báo chí – truyền thông .................................................................................................100 3.3.5. Nâng cao kỹ năng phân tích, sàng lọc và chia sẻ thông tin của công chúng một cách thông minh và có trách nhiệm .................................................100 Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................... 105 KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 108 PHỤ LỤC 01
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Hình ảnh về mật độ ngƣời dùng Facebook .......................................................... 46 Hình 2.2: Phần cập nhật thông tin mới trên giao diện ngƣời dùng. ..................................... 49 Hình 2.3: Tiện ích giúp ngƣời dùng dễ dàng chia sẻ thông tin trên Facebook, Twitter, Google + trên báo điện tử VnExpress. .................................................................................... 56 Hình ảnh 2.4: Một số bình luận trên trang fanpage “Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp” ........... 61 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đánh giá tốc độ lan truyền thông tin trên mạng xã hội ......................................... 55 Biểu đồ 2.2: Sự lựa chọn trong việc chia sẻ thông tin về hoạt động từ thiện, nhân đạo trên Facebook .................................................................................................................................... 59 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu ngƣời dùng tham gia vào các hoạt động từ thiện trên Facebook...... 60 Biểu đồ 2.4: Tần suất tham gia bình luận các sự kiện tạo dƣ luận xã hội trên Facebook. . 64 Biểu đồ 2.5. Độ chính xác của thông tin trên Facebook ....................................................... 68 Biểu đồ 2.6: Tần suất sử dụng tiếng Việt sai quy chuẩn trên Facebook .............................. 71 Biểu đồ 2.7: Tần suất chia sẻ các thông tin trái thuần phong mỹ tục trên Facebook ......... 77 Biểu đồ 2.8: Đánh giá sự ảnh hƣởng tiêu cực của Facebook đối với tâm lý, tình cảm của giới trẻ ........................................................................................................................................ 84
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền thông là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng của con ngƣời để có thể tồn tại và hoạt động trong bất kì một xã hội nào, đặc biệt là trong xã hội hiện đại với hơn 7 tỷ ngƣời sinh sống nhƣ hiện nay. Cùng với sự tiến bộ của con ngƣời, lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là truyền thông đại chúng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hƣớng toàn cầu. Từ nửa sau thế kỷ XX, những phát minh mới của khoa học, công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin đã tạo nên sự ra đời của nhiều phƣơng tiện truyền thông khác nhau nhƣ giấy in, radio, tivi, điện thoại, internet, telex, fax… Công chúng ngày nay có khả năng trao đổi và tiếp nhận một luồng thông tin khổng lồ mỗi ngày. Quá trình trao đổi và tiếp nhận này có tác động rất lớn tới tri thức, tình cảm và tƣ tƣởng của họ. Trong số những phƣơng tiện truyền thông mới, không thể không kể tới sự xuất hiện của truyền thông xã hội (social media). Trong một thời gian ngắn, loại hình truyền thông này đã phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hƣớng chủ đạo trong làng truyền thông toàn cầu. Dƣới nền tảng của web 2.0, hàng loạt trang mạng xã hội (social network) nhƣ Facebook, Twitter, Instargram, Myspace…đã ra đời với vô vàn tiện ích: Thông tin nhanh, khối lƣợng thông tin phong phú, có nhiều hỗ trợ về giải trí, sự kết nối giữa những cá nhân, các nhóm, các quốc gia…Sự xuất hiện của chúng đã nhanh chóng trở thành một hiện tƣợng xã hội, định hƣớng thói quen, tƣ duy, phong cách sống của con ngƣời trong thời đại mới. Theo thống kê vào đầu năm 2014 của tạp chí Search Engine Journal, có tới 72% số ngƣời sử dụng Internet hiện nay đang hoạt động trên các mạng xã hội, 71% ngƣời dùng truy cập mạng xã hội từ thiết bị di động. Trong đó, tỷ lệ ngƣời sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 18-29 đạt tới 89%, ở độ tuổi 30-49 là 72%. Một số mạng chia sẻ hình ảnh đã có lƣợng ngƣời dùng hoạt động hàng tháng khá lớn nhƣ Instagram là 150 triệu ngƣời, còn Pinterest đạt 20 triệu. Tại Việt Nam, tới tới đầu năm 2014, nƣớc ta đã có tới hơn 36 triệu ngƣời sử dụng Internet; Tỉ lệ ngƣời đăng nhập mạng xã hội trên tổng dân số là 38%; 20 triệu tài khoản đƣợc thiết lập trên 1
- mạng xã hội Facebook (chiếm 22% dân số). Nƣớc ta nằm trong số những nƣớc phát triển mạng xã hội nhanh nhất trên thế giới [14]. Có thể thấy, là một trong số những phƣơng tiện truyền thông đại chúng quan trọng trong thời đại mới, mạng xã hội không chỉ đơn thuần là nơi để truyền đạt thông tin, mà còn có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng, duy trì và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Mạng xã hội vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, vừa là địa chỉ hội tụ, kiểm nghiệm những giá trị văn hóa cũ, sáng tạo và phổ biến những giá trị văn hóa mới. Lịch sử nhân loại đã trải qua ba thời kỳ với nhiều thay đổi lớn lao: Thời kì thứ nhất là truyền thông con ngƣời (1500), thời kì thứ hai là truyền thông thứ cấp và ấn loát (từ 1500-1900) – thời kì truyền thông cá nhân chuyển sang truyền thông đại chúng, thời kì thứ ba (1900 – nay) – truyền thông điện tử, tin học mà trong đó quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. [54]. Sự tiếp nhận và chuyển giao văn hóa này có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến phong cách sống, quá trình sống của con ngƣời. Trong đó, truyền thông đóng góp một vai trò quan trọng. Trong khi đó, sự phát triển siêu tốc của mạng xã hội tại Việt Nam trong một thời gian ngắn đã khiến văn hóa truyền thông nƣớc ta có những thay đổi đáng kể và dần trở nên sâu sắc. Trong khi bản sắc văn hóa Việt đề cao tính cộng đồng thì mạng xã hội lại tuyệt đối hóa sự phát triển của “cái tôi” cá nhân. Công chúng truyền thông Việt Nam thƣờng e dè với việc phát ngôn, nêu ý kiến cá nhân nay lại thể hiện mình một cách mạnh mẽ thông qua các phƣơng tiện truyền thông kỹ thuật số. Việc thế giới ngày càng “phẳng”, ranh giới giữa các nền văn hóa ngày càng mờ nhạt, sự giao lƣu giữa các quốc gia dễ dàng hơn cũng khiến họ thay đổi tƣ duy, quan niệm, phong cách sống. Trong tác phẩm của mình vào năm 2013, nhà nghiên cứu Detta Rahmawan đã chỉ ra mối liên hệ giữa mạng xã hội và văn hóa. Theo đó, ông khẳng định rằng việc ra đời của mạng xã hội đã làm đẩy mạnh sự tự phô bày cái tôi cá nhân (Self- Presentation Online) thông qua các tiện ích trực tuyến. Dù có cố tình hay không, những cƣ dân trực tuyến cũng thể hiện các lớp văn hóa của họ (giới tính, tôn giáo, 2
- trình độ học vấn, sở thích…). Điều này tạo nên một sự tƣơng tác phức hợp trong nhiều lớp văn hóa khác nhau [71]. Mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ vào văn hóa truyền thông đại chúng tại Việt Nam với những tác động tích cực và tiêu cực. Nhờ sự đóng góp tích cực của các thành viên mạng xã hội, đời sống văn hóa của con ngƣời ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn với việc liên tục cập nhật, lan truyền các thông tin mới thông qua hình thức đăng tải thông tin phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, các phong trào mang ý nghĩa nhân văn, hoạt động nhân đạo cũng đƣợc phổ biến rộng rãi. Mạng xã hội còn là nơi tạo ra dƣ luận mạnh mẽ, góp phần lên án cái xấu, cái sai trong nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, mạng xã hội cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề lớn trong hoạt động văn hóa truyền thông. Sự trong sáng của tiếng Việt đang dần bị mai một với việc xuất hiện hàng loạt từ ngữ mới mang tính chất dung tục. Tiếng Việt không dấu, tiếng Việt chệch chuẩn, thay đổi kí tự đƣợc sử dụng ồ ạt. Nhiều nội dung, hình ảnh bạo lực, khiêu dâm xuất hiện khiến các giá trị đạo đức và nhân văn xuống cấp, tƣ tƣởng của giới trẻ bị ảnh hƣởng tiêu cực. Không ít thông tin trên mạng xã hội không có tính trung thực mà phục vụ nhu cầu khẳng định bản thân hoặc mục đích chính trị, kinh tế của các cá nhân, tổ chức trên thế giới ảo. Thông tin trên mạng xã hội đang đƣợc coi nhƣ một nguồn tin “béo bở” cho nhiều phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác. Sự tiếp nhận và phản hồi nhanh chóng và liên tục của công chúng đã tạo ra một lƣợng thông tin khổng lồ mỗi ngày, mỗi giờ, nhƣng cũng khiến đạo đức nhà báo suy giảm nghiêm trọng, khi xuất hiện đông đảo những phóng viên, biên tập viên “bàn giấy”. Những tác động tiêu cực, tích cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại Việt Nam đặt ra yêu cầu cần có công trình nghiên cứu một cách bài bản và có hệ thống về vấn đề này, đánh giá trên những điều kiện thực tiễn tại Việt Nam để chỉ ra những điểm tích cực và tiêu cực, tìm ra nguyên nhân và định hƣớng hƣớng phát triển phù hợp của mạng xã hội tại Việt Nam. 3
- Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mạng xã hội và văn hoá truyền thông là một đề tài hấp dẫn với nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc. Rất nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu và công bố những tài liệu giá trị về lĩnh vực này. 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Sự gắn kết, tác động lẫn nhau giữa văn hoá truyền thông và truyền thông đại chúng, trong đó có mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nƣớc ngoài. Những khái niệm, đánh giá khái quát của các tác giả thông qua sách, công trình nghiên cứu, luận án, bài báo là nguồn dữ liệu quý giá để tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này. Năm 1984, tác giả K.Tuner(1984) đƣa ra một quan niệm khá rõ ràng về sự ràng buộc lẫn nhau của văn hóa và truyền thông. Theo ông, văn hoá đại chúng (mass cuture) và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (mass media) có một mối quan hệ cộng sinh, trong đó thứ này phụ thuộc vào thứ khác trong một sự hợp tác thân mật, sự liên kết chặt chẽ giữa chúng đã tạo thành văn hóa truyền thông (media culture) [77]. Trong cuốn sách Mass Media, Culture Media, hai nhà nghiên cứu J. Wilson và S. L. R. Wilson cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và văn hóa phổ biến. Các tác giả khẳng định, các phƣơng tiện truyền thông đại chúng không chỉ là kênh truyền thông, mà còn là chất xúc tác và sự chuyển đổi của nền văn hóa. Trong mối quan hệ giữa văn hóa và truyền thông, văn hóa là một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lƣu trữ và chế biến thông tin, và sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa và truyền thông là giao tiếp. Ngoài những kiến thức bao hàm và toàn diện về các yếu tố của các phƣơng tiện truyền thông nhƣ lịch sử, đạo đức, điều kiện triết học và pháp lý, hoạt động công nghiệp và xu hƣớng kinh doanh, các tác giả còn 4
- đƣa ra những ví dụ nhằm giải thích, khẳng định tầm quan trọng và ảnh hƣởng của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trong cuộc sống con ngƣời đƣơng đại [74]. Tiếp nối những công trình nghiên cứu giá trị kể trên, năm 2012, Tiến sĩ Jack Lule - giáo sƣ, chủ tịch Khoa Báo chí và Truyền thông Đại học Lehigh (Mỹ) khẳng định trong tác phẩm của mình: “Chúng đang sống, học tập, làm việc và chơi thông qua các phương tiện truyền thông. Tất cả những điều này chính là văn hóa”. Cũng theo Jack Lule, vai trò của Gatekeepers (những ngƣời gác cổng thông tin) là vô cùng quan trọng, họ có khả năng chọn lọc và chia sẻ nguồn thông tin, qua đó định hình tƣ tƣởng, phong cách sống của cộng đồng. Với sự phát triển vƣợt bậc của mạng xã hội, ngƣời gác cổng sẽ không còn chỉ là phóng viên, biên tập viên báo chí, mà rộng hơn, họ còn là những ngƣời có quyền lựa chọn một nội dung nổi bật trên Youtube, đánh dấu xu hƣớng đang “nóng” trên Twitter, hay ngƣời có một lƣợng theo dõi đông đảo trên Facebook [74]. Cuốn sách “Hiệu ứng chuồn chuồn” của các tác giả Jenifer Aeker - Andy Smith - Carlye Adler chỉ ra cách sử dụng mạng xã hội để tạo hiệu quả nhanh chóng và gây ảnh hƣởng mạnh mẽ trong lĩnh vực marketing online cũng nhƣ nhiều lĩnh vực khác. Trong đó, tác giả chỉ ra rằng: Với việc tập trung, thu hút sự chú ý, thu hút sự tham gia và trao quyền hành động, mọi ngƣời đều có thể sử dụng mạng xã hội để cứu sống một con ngƣời hay thay đổi thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nhiều bài báo, tham luận cũng đã ra đời, trong đó đề cập tới những khía cạnh khác nhau về sự tác động của phƣơng tiện truyền thông mới này tới văn hoá truyền thông. Năm 2009, Burgess, J. và Green, J. viết YouTube: video trực tuyến và văn hóa tham gia [66]. Năm 2013, Joshua Fruhlinger viết Trong thế giới hiện đại: Mạng xã hội khiến chúng ta cảm thấy cô đơn [75]; Gwenn Schurgin O'Keeffe, Kathleen Clarke-Pearson (2011) viết Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình [72]. Những bài viết này đều đi sâu phân tích sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội trên khắp thế giới, đồng thời đánh giá sự thay đổi về văn hóa trong cộng đồng ngƣời sử dụng mạng xã hội. 5
- 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và văn hóa truyền thông, thời gian vừa qua, đã có nhiều cuốn sách, tham luận, luận văn đề cập tới vấn đề này. Trong đó, nhiều tác phẩm đã đề cập tới sự tác động của các phƣơng tiện truyền thông mới, trong đó có mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại Việt Nam. Cuốn sách của tác giả Bùi Hoài Sơn (2008) mang tên “Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội ở Việt Nam” do Nxb Khoa học Xã hội đề cập tới sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông mới ở Việt Nam với hai đại diện tiêu biểu là điện thoại di động và Internet. Trong đó, tác giả điểm qua một số phƣơng diện lý thuyết trong việc nghiên cứu phƣơng tiện truyền thông mới ở Việt Nam; phân tích những thay đổi văn hoá - xã hội dƣới ảnh hƣởng của các phƣơng tiện truyền thông mới. Cuốn sách “Văn hoá truyền thông trong thời kì hội nhập” do Nxb Thông Tin và Truyền thông xuất bản năm 2013 đã cung cấp 35 bài tham luận có giá trị tại Hội thảo Khoa học “Văn hoá truyền thông trong thời kỳ hội nhập” trong đó đề cập đến những kết quả nghiên cứu lý luận, đƣa ra gợi ý đề xuất có ý nghĩa thiết thực về hoạt động của những ngƣời làm truyền thông trong thời đại mới. Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của TS. Nguyễn Thành Lợi chỉ ra vai trò của truyền thông xã hội trong kỉ nguyên số, những đặc điểm của truyền thông xã hội, vai trò, ảnh hƣởng của truyền thông xã hội đối với báo chí hiện đại. Nội dung chính của cuốn sách cũng chỉ ra sự thay đổi, phát triển của các lý thuyết truyền thông trong môi trƣờng truyền thông internet. Cuốn sách “Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Khoa Báo chí & Truyền thông, ĐH Quốc Gia Hà Nội ấn hành năm 2014 đã đƣa ra nhiều bài viết giá trị về văn hóa truyền thông đại chúng. Trong đó đề cập tới quan điểm tiếp cận liên ngành, xuyên ngành, đa ngành khi nghiên cứu văn hóa truyền thông; Văn hóa tham gia trên mạng xã hội với hoạt động truyền thông và văn hóa đại chúng; Ngôn ngữ mạng xã hội: “chính thống” hay “không chính thống”... Có thể nói, đây là công trình chỉ ra nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về văn hóa truyền thông, mạng xã hội, giúp tác giả hoàn thành luận văn này. 6
- Bên cạnh đó, cuốn sách chuyên khảo mang tựa đề “Báo chí và mạng xã hội” của tác giả - TS Đỗ Chí Nghĩa (chủ biên) và TS Đinh Thị Thu Hằng ấn hành năm 2014 bởi Nhà xuất bản Lý luận chính trị cũng là tài liệu rất có giá trị. Cuốn sách dày 224 trang, đƣợc chia thành 4 chƣơng, đi lần lƣợt từ những vấn đề chung của mạng xã hội và báo chí đến mối quan hệ hai chiều của hai loại hình truyền thông này. Trong tác phẩm chuyên khảo này, TS Đỗ Chí Nghĩa và TS Đinh Thị Thu Hằng cũng khẳng định rằng, mạng xã hội giúp thông tin báo chí đƣợc quảng bá rộng rãi. Đây là một kênh giao tiếp công cộng tạo liên kết dễ dàng, nhanh chóng mà không bị giới hạn bởi chiều không gian cũng nhƣ thời gian của đời sống thực. Thông qua sự quảng bá của mạng xã hội, thông tin báo chí đến đƣợc với nhiều công chúng hơn, trở nên gần gũi hơn đồng thời, sức tác động cũng sẽ mạnh mẽ. Cuốn sách “Người chơi Facebook khôn ngoan biết rằng…” do NXB Trẻ ấn hành năm 2014 khẳng định sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của Facebook đối với cuộc sống hiện đại. Tập sách đƣa ra cảnh báo về trào lƣu “mạng xã hội”, nơi mà con ngƣời đang dần bị phụ thuộc, đắm chìm, tạo nên những diễn biến tâm lý phức tạp trong đời sống thực. Sách bao gồm nhiều bài viết giá trị nhƣ “5 tác động mạng xã hội gây ra cho ngƣời dùng”, “25 nguyên tắc ứng xử trên mạng xã hội”, “20 điều ngƣời dùng Facebook khôn ngoan nên biết”, “10 cách Facebook thống trị đời sống của chúng ta”, “Hãy cho tôi biết bạn chọn mạng xã hội nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai”. Bên cạnh đó, nhiều luận văn, tham luận trong nƣớc đã đề cập tới tác động của mạng internet với văn hoá, hoạt động giao tiếp. Một số luận văn đã khái quát về sự xuất hiện của mạng xã hội, việc truyền tải thông tin trên mạng xã hội. Tuy vậy, chƣa có công trình nào đề cập trực tiếp tới mối quan hệ giữa mạng xã hội và văn hóa truyền thông. Tham luận “Văn hóa truyền thông và truyền thông có văn hóa” của Giáo sƣ Hà Minh Đức chỉ ra vai trò quan trọng của văn hóa truyền thông thời hiện đại. Tác giả cũng đƣa ra 5 nguyên tắc cơ bản đối với văn hóa truyền thông trong giai đoạn các phƣơng tiện truyền thông mới phát triển một cách mạnh mẽ, ồ ạt nhƣ hiện nay. Bài nghiên cứu “Một số vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kĩ thuật số” của Tiến sĩ Đặng Thị Thu 7
- Hƣơng (2013) hệ thống lại quan điểm của các trƣờng phái nghiên cứu truyền thông nổi bật trong thể kỷ XX, qua đó cho thấy mối quan hệ qua lại giữa truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông. Trong tham luận “Ảnh hưởng của mạng internet tới văn hoá đại chúng”, thạc sĩ Hoàng Thị Thu Hà chỉ ra sự tác động mạnh mẽ của mạng internet với đối với văn hóa của thanh niên, đặc biệt là thanh niên đô thị Việt Nam hiện đại. Theo đó, đối tƣợng này đặc biệt quan tâm tới thông tin về ngƣời nổi tiếng, các loại hình giải trí nhƣ âm nhạc, phim ảnh. Họ cũng sẵn sàng “khoe hàng”, khẳng định cái tôi của mình trên mạng xã hội cũng nhƣ thế giới ảo. Tham luận của TS. Nguyễn Đức Hạnh (2014) mang tên“Để tiếp tục nhận thức về văn hóa truyền thông” xoay quanh vấn đề nhận thức về văn hóa truyền thông, trong đó khẳng định: “Khi nói về văn hóa truyền thông, cái chúng ta cần quan tâm chính là phẩm tính văn hóa của hoạt động truyền thông vừa với tư cách hiện tượng văn hóa vừa với tư cách là một công cụ văn hóa”. Tham luận của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (2014) “Truyền thông văn hóa Việt và văn hóa truyền thông” khẳng định trong quá trình truyền thông, việc truyền thông những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Việt bao giờ cũng đƣợc đặt lên hàng đầu. Tác giả cũng cho rằng: “Nhiệm vụ hàng đầu của nhà báo Việt Nam muốn truyền thông về văn hóa Việt Nam, đương nhiên phải giải mã được bản sắc văn hóa Việt, nếu không sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ truyền thông căn cơ này của nền báo chí truyền thông Việt”. Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Hải Yến (2012) “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 - Thực trạng và giải pháp” đã giải thích lý do mạng xã hội thu hút giới trẻ một cách mạnh mẽ thông qua việc tìm hiểu nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội. Tác giả cũng chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội, đƣa ra kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lí và định hƣớng giới trẻ sử dụng mạng xã hội. Luận văn thạc sĩ của Bùi Thu Hoài (2014) “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, tìm hiểu thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ” đã chỉ ra thực trạng sử 8
- dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ. Tác giả đã phân tích, đánh giá tác động của mạng xã hội đến đối tượng này trong lối sống, việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin, cũng như quan điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền thống. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thụy (2014) “Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay” chỉ ra nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay. Trong đó khẳng định ngôn ngữ mạng đã và đang đƣợc chuyển thể thành ngôn ngữ nói và đƣợc sinh viên sử dụng với mức độ khá cao. Nghiên cứu đã đặt ra một số hệ quả dự báo trong tƣơng lai của việc sử dụng ngôn ngữ mạng, trong đó nổi bật nhất là ảnh hƣởng tới sự trong sáng của tiếng Việt. Trên báo chí, cũng đã có nhiều tác giả bƣớc đầu đề cập tới vấn đề này. Các bài viết này đa phần nhấn mạnh tác động tiêu cực của mạng xã hội tới văn hoá truyền thông đại chúng. Bài báo “Khi mạng xã hội trở thành "nguồn tin" của báo chí!” của tác giả Chi Anh (2014) đăng trên báo Nhân dân chỉ ra các hậu quả tiêu cực từ việc khai thác thông tin bừa bãi, thiếu kiểm soát từ mạng xã hội Facebook, nguyên nhân của thực trạng trên. Trong bài viết “Văn hóa chợ trên Facebook” của tác giả Tiểu Quyên trên báo Ngƣời lao động Online, tác giả đƣa ra nhiều dẫn chứng cho thấy cộng đồng mạng đã tạo nên một thế giới “ảo” khổng lồ phơi bày những “hiện thực đời sống” đáng sợ. Nhiều trang cá nhân cổ súy cho lối sống không lành mạnh, “chào hàng” mua bán dâm trá hình hay hô hào chống đối, phân biệt vùng miền gây ảnh hƣởng không nhỏ tới cuộc sống thực. Bài báo “Ứng xử thiếu văn hóa của giới trẻ trên mạng xã hội” trên báo Dân trí online cũng chỉ ra những tác hại của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook đối với giới trẻ. Thông qua mạng xã hội, họ miệt thị những ngƣời có xuất thân ngoại tỉnh, có thái độ phân biệt đối xử với hoàn cảnh ngƣời khác, dùng lời lẽ dung tục thô thiển xúc phạm lẫn nhau. Bài báo khẳng định, giới trẻ đã xử sự không chín chắn, không trƣởng thành, thiếu chuẩn mực, quy phạm trong vận hành giá trị cuộc sống hàng ngày. 9
- Tuy đã chỉ ra những vấn đề của mạng xã hội, song những tác phẩm này đều có phần mang tính chủ quan, dƣới góc nhìn của nhà báo, không có các số liệu để chứng minh hoặc tiếp cận dƣới góc nhìn của công chúng. Do đó, luận văn này sẽ nghiên cứu tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại Việt Nam dƣới cả hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực với các số liệu, phân tích cụ thể. Kết quả của luận văn sẽ đƣa ra những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, bổ sung những hạn chế của tình hình nghiên cứu đề tài này tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích những tác động bao gồm cả tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông trên cơ sở khảo sát mạng xã hội Facebook. Trên cơ sở các kết luận khách quan, tác giả kiến nghị các giải pháp, đề xuất nhằm phát huy những tác động tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại nƣớc ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về mạng xã hội và văn hoá truyền thông, mối liên hệ giữa mạng xã hội và văn hoá truyền thông. Qua đó hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về mạng xã hội, văn hoá truyền thông và tác động của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông. - Phân tích và khảo sát những tác động của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông tại Việt Nam đƣợc phản ánh qua mạng xã hội Facebook từ năm 2013 đến 2014, cả định lƣợng và định tính. - Phỏng vấn một số nhà báo để tìm hiểu quan điểm của họ về tác động của mạng xã hội tới văn hoá truyền thông. - Chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hoá truyền thông. - Kiến nghị các giải pháp, đề xuất nhằm phát huy những tác động tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông tại nƣớc ta. 10
- 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tác động của mạng xã hội tới văn hoá truyền thông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tập trung vào những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội Facebook đến văn hoá truyền thông Việt Nam tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2014 trên phƣơng diện nội dung và hình thức. Với đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu nhƣ trên, tác giả lựa chọn thời gian khảo sát, nghiên cứu là từ năm 2013 đến 2014. Tác giả lựa chọn ba fanpage có số lƣợng ngƣời theo dõi đông đảo để khảo sát, đó là: - Fanpage Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp - Fanpage Kenny Sang - Fanpage Beat.vn 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận chung Vận dụng những nguyên tắc và phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; các chủ trƣơng, đƣờng lối, các quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về lĩnh vực báo chí và truyền thông. Luận văn cũng sử dụng các lý thuyết về truyền thông, mạng xã hội và văn hóa truyền thông làm cơ sở lý luận. Đó là các lý thuyết “Mũi kim tiêm” (Hypodermic- needle model); “Thiết lập chƣơng trình nghị sự” (Agenda Setting Theory); “Sử dụng và hài lòng” (Uses and gratifications approach). 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin cụ thể sau: 5.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu Thực hiện phỏng vấn sâu bao gồm 5 lãnh đạo, nhà báo trong cơ quan báo chí: + Nhà báo Lê Quốc Minh, tổng biên tập báo điện tử Vietnam Plus. 11
- + Nhà báo Trịnh Bá Dƣơng, Tổng giám đốc kênh truyền hình Life TV. + Nguyễn Công Khanh, Phó ban Xã hội – Báo điện tử Zing News + Nhà báo Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, Biên tập viên phụ trách chuyên mục Văn hóa – Báo điện tử Dân Việt + Nhà báo Phạm Lý, biên tập viên chuyên mục Văn hóa, báo Giao thông vận tải. Để phỏng vấn sâu, tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi tập trung vào việc phân tích, đánh giá một số tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông. Với kết quả thu đƣợc, tác giả tiếp tục sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích để đƣa ra những nhận định khách quan về vấn đề đƣợc đƣa ra. 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Tác giả tiến hành phát 200 bảng hỏi anket cho các thành viên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. - Bảng hỏi đƣợc thiết kế 16 câu, trong đó sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, tập trung vào các tác động cụ thể của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông nhƣ tốc độ, hình thức của thông tin trên mạng xã hội, giá trị nhân văn của các thông tin trên mạng xã hội, cách ứng xử của nhà báo với các thông tin trên mạng xã hội… - Đối tƣợng: Các thành viên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam - Cách thức: Phát ngẫu nhiên, gửi và nhận bảng hỏi qua mạng internet. - Xử lý: Thiết kế và xử lý kết quả bằng chƣơng trình Google Docs. 5.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu - Luận văn tham khảo các công trình khoa học, sách, bài viết, bài báo, các trang thông tin điện tử về các nội dung nhƣ: văn hoá truyền thông, mạng xã hội, tác động của mạng xã hội tới văn hoá truyền thông… - Phân tích các biên bản phỏng vấn sâu. Sử dụng ý kiến của các lãnh đạo, nhà báo trong cơ quan báo chí để củng cố các luận điểm đƣợc đƣa ra trong luận văn. - Phân tích các bảng biểu thu đƣợc từ xử lý bảng hỏi. Thông qua kết quả khảo sát, chứng minh cho những luận điểm, luận cứ về tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 102 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
127 p | 106 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 53 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 58 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 54 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Sự vận động và phát triển của thể loại tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại
112 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 46 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn