intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Thông điệp truyền thông về khoa học và công nghệ cho nông dân trên báo chí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

68
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã đưa ra thực trạng truyền thông KH&CN cho nông dân; nội dung, tần suất và thời lượng, cách thức chuyển tải thông điệp truyền thông KH&CN cho nông dân; những nội dung thông điệp và các thể loại báo chí thường xuyên được sử dụng để chuyển tải thông điệp truyền thông KH&CN cho nông dân trên báo phát thanh và truyền hình qua các kênh khảo sát.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Thông điệp truyền thông về khoa học và công nghệ cho nông dân trên báo chí

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =================== NGUYỄN THỊ HẠNH THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO NÔNG DÂN TRÊN BÁO CHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC Hà Nội – 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =================== NGUYỄN THỊ HẠNH THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO NÔNG DÂN TRÊN BÁO CHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC Mã số: 60320101 Chủ tịch hội đồng: Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền. Toàn bộ các số liệu, trích dẫn đều có nguồn đầy đủ và trung thực. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hạnh
  4. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ Báo chí học với đề tài “Thông điệp truyền thông về khoa học và công nghệ cho nông dân trên báo chí”. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Đặng Thị Thu Hương, các thầy cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông và các thầy, cô giảng dạy các bộ môn đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, dạy bảo và chỉ dẫn cho tôi trong 2 năm học vừa qua cũng như tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu Luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành Luận văn. Tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng cũng như tinh thần làm việc, kinh nghiệm và thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học của cô. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, Bộ KH&CN; lãnh đạo Ban Thời sự tổng hợp, Ban biên tập và các anh/chị phóng viên, biên tập viên phụ trách chương trình “Nông nghiệp và Nông thôn” (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam và Chương trình “Chuyện nhà nông với nông nghiệp” (VTV1), Đài Truyền hình Việt Nam đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên bản thân không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô giáo, các anh chị đồng môn và các bạn để tôi hoàn thiện luận văn này trong tương lai, nếu có cơ hội được nghiên cứu ở cấp cao hơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Hạnh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 9 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 11 4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................................ 12 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................... 16 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 17 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO NÔNG DÂN TRÊN BÁO CHÍ.................................................................................................................. 18 1.1. Một số khái niệm ................................................................................................... 18 1.1.1 Khoa học và công nghệ....................................................................................... 18 1.1.2. Báo chí, truyền thông ......................................................................................... 19 1.1.3. Thông điệp ......................................................................................................... 22 1.1.4. Truyền thông khoa học và công nghệ .............................................................. 26 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về truyền thông khoa học và công nghệ cho nông dân. ................................................................................................. 30 1.2.1. Chính sách về KH&CN hỗ trợ phát triển nông nghiệp .................................. 30 1.2.2. Vai trò của truyền thông KH&CN cho nông dân............................................ 34 1.3. Đặc điểm và thế mạnh của báo chí trong chuyển tải thông điệp KH&CN cho nông dân ........................................................................................................................... 38 1.3.1 Báo in .................................................................................................................... 38 1.3.2. Báo điện tử .......................................................................................................... 39 1.3.3. Phát thanh ............................................................................................................ 40 1.3.4. Truyền hình ......................................................................................................... 42 Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................... 46 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG ĐIỆP VỀ KH&CN CHO NÔNG DÂN TRÊN PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH ...... 47 1
  6. 2.1. Giới thiệu về các chương trình khảo sát: Chương trình “Nông nghiệp và nông thôn” (VOV1) và chương trình “Chuyện nhà nông với nông nghiệp” (VTV1) ............ 47 2.1.1. Chương trình “Nông nghiệp và nông thôn” (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam.47 2.1.2. Chương trình “Chuyện nhà nông với nông nghiệp” (VTV1), Đài Truyền hình Việt Nam ................................................................................................................ 50 2.2. Nội dung và hình thức thể hiện thông điệp về KH&CN được phản ánh trong các chương trình khảo sát ................................................................................................ 52 2.2.1. Nội dung .............................................................................................................. 52 2.2.2. Hình thức thể hiện thông điệp KH&CN cho nông dân trong các chương trình khảo sát ............................................................................................................................. 66 2.2.3. Thể loại báo chí .................................................................................................. 71 2.2.4. Ngôn ngữ thể hiện .............................................................................................. 78 2.2.5. Tính tương tác ..................................................................................................... 84 2.3. Ý kiến các bên liên quan về thông điệp KH&CN cho nông dân trên báo chí ..... 85 2.3.1. Ý kiến của lãnh đạo tổ chức sản xuất và phóng viên phụ trách các chương trình phát thanh và truyền hình được khảo sát .......................................................... 86 2.3.2. Ý kiến nhà quản lý hoạt động truyền thông KH&CN ..................................... 90 2.3.3. Ý kiến của đại diện người nông dân ................................................................. 91 2.4. Ưu điểm và hạn chế về nội dung và hình thức của việc chuyển tải thông điệp truyền thông về KH&CN cho nông dân......................................................................... 92 2.4.1. Nội dung .............................................................................................................. 92 2.4.2. Hình thức chuyển tải thông điệp về KH&CN .................................................. 94 Tiểu kêt Chƣơng 2 ................................................................................................... 97 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG ĐIỆP VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO NÔNG DÂN TRÊN BÁO CHÍ ............................................................................... 99 3.1. Một số vấn đề đặt ra .............................................................................................. 99 3.1.1. Thông điệp về chủ trương, chính sách KH&CN cho nông dân còn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp tiên tiến .................................. 99 2
  7. 3.1.2. Nội dung thông điệp về KH&CN cho nông dân còn chưa thiết thực, hiệu quả, thậm chí còn gây tác dụng ngược ..................................................................... 100 3.1.3. Hình thức thông điệp về KH&CN được chuyển tải còn chưa phong phú, chưa dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng .............................................................................. 104 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển tải thông điệp truyền thông KH&CN cho nông dân ......................................................................................................................... 104 3.2.1. Tăng thời lượng truyền thông về chính sách KH&CN cho người nông dân104 3.2.2. Phối hợp hiệu quả hơn giữa ngành KH&CN và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong truyền thông KH&CN cho nông dân ................................... 105 3.2.3. Nâng cao chất lượng nội dung thông điệp truyền thông KH&CN cho nông dân ................................................................................................................................ 107 3.2.4. Tối ưu hóa hình thức chuyển tải thông điệp về KH&CN cho nông dân ....... 111 3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực truyền thông về KH&CN cho nông dân ................................................................................................................................ 113 3.2.6. Khắc phục rào cản ngôn ngữ, văn hóa trong truyền thông KH&CN cho nông dân....................................................................................................................... 114 Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................. 116 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 121 PHỤ LỤC 3
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CNC Công nghệ cao CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐH KHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn GDP Tổng sản phẩm quốc nội GLOBALGAP Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu KHKT Khoa học kỹ thuật KH&CN Khoa học và Công nghệ Nxb Nhà xuất bản NN&NT Nông nghiệp và Nông thôn PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học STC và công nghệ THVN Đài Truyền hình Việt Nam TNVN Đài Tiếng nói Việt Nam VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam VOV1 Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp, Đài Tiếng nói Việt Nam VTV1 Kênh Thời sự tổng hợp, Đài Truyền hình Việt Nam 4
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Kết cấu của chương trình Nông nghiệp và Nông thôn – VOV1......................... 48 Bảng 2.2. Kết cấu của Chương trình Chuyện nhà nông với nông nghiệp – VTV1 ......... 51 Bảng 2.3: Số lượng, tỷ lệ số phát sóng của chương trình phát thanh và truyền hình có nội dung truyền thông về KH&CN cho nông dân....................................................................... 54 Bảng 2.4: Số lượng các số phát sóng của chương trình Nông nghiệp và Nông thôn – VOV1 có thông điệp về KH&CN.......................................................................................... 55 Bảng 2.5: Số lượng số phát sóng của chương trình Chuyện nhà nông với Nông nghiệp – VTV1 có thông điệp về KH&CN. ......................................................................................... 57 Bảng 2.6: Thời lượng phát sóng thông điệp KH&CN trong chương trình Nông nghiệp và Nông thôn – VOV1 ................................................................................................................. 70 Bảng 2.7: Thời lượng phát sóng thông điệp KH&CN trong chương trình Chuyện nhà nông với nông nghiệp – VTV1.............................................................................................. 71 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 1.2: Các kênh cung cấp thông tin nông nghiệp nông thôn cho cư dân[14] ......... 43 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nội dung thông điệp KH&CN trong chương trình Nông nghiệp và Nông thôn - VOV1.................................................................................................................................. 56 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các nội dung thông điệp về KH&CN trong chương trình Chuyện nhà nông với nông nghiệp – VTV1. ................................................................................................... 58 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ sử dụng thể loại báo chí mang thông điệp truyền thông về KH&CN trong chương trình Nông nghiệp và Nông thôn - VOV1. ................................................................... 72 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 – Mô hình truyền thông của Claude Shannon. ........................................................25 Hình 2.1: Nông dân sử dụng chiếc máy cấy không động cơ của anh Trần Đại Nghĩa. ......77 Hình 2.2: Thông điệp truyền thông KH&CN thông qua đồ họa và số liệu. .........................81 Hình 2.3: Nội dung thông điệp truyền thông KH&CN thể hiện qua title .............................82 Hình 3.1. Hình ảnh kết quả tìm kiếm trên Google với từ khóa “Công nghệ CAS bảo quản vải thiều” đầu tháng 10/2018.................................................................................................. 102 5
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các công nghệ thế hệ mới là hai nhân tố mới đã và sẽ tác động mạnh mẽ tới các quốc gia đang phát triển, đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Cùng với việc xuất hiện các cơ hội phát triển mới, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, KH&CN, thông tin,… sẽ là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã đặt KH&CN, cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, động lực phát triển kinh tế - xã hội, nền tảng và nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ trong Nghị Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và nhiều Nghị quyết khác của Đảng, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020,… Để KH&CN thực hiện tốt sứ mệnh quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt, một trong những yếu tố quan trọng là hoạt động truyền thông KH&CN. Những năm gần đây, truyền thông KH&CN được quan tâm, đầu tư phát triển và có những chuyển biến nhất định, góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về KH&CN đến với nhân dân, phổ biến tri thức, nâng cao dân trí KH&CN. Đồng thời cung cấp thông tin KH&CN phục vụ quản lý nhà nước, nghiên cứu, triển khai, sản xuất và đời sống. Hoạt động này cũng luôn được đề cập, khẳng định trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định hoạt động tuyên truyền, phổ biến KH&CN là một trong 6 giải pháp chủ yếu để phát triển KH&CN Việt Nam. Truyền thông KH&CN đóng vai trò chủ đạo trong việc giới thiệu, phổ biến chỉ đạo, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN. Qua các kênh truyền thông, người dân cũng như các cấp quản lý hiểu rõ hơn vai trò của 6
  11. KH&CN có tính quyết định phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của cả nền kinh tế. Đây cũng là kênh thu thập ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân,… làm cơ sở đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển KH&CN; phát hiện, tuyên truyền rộng rãi, kịp thời những nhân tố điển hình, mô hình hiệu quả, đơn vị có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực KH&CN. Báo chí là cầu nối thông tin, chuyển tải các thông điệp truyền thông về KH&CN đến với người dân, giới thiệu các cơ chế, chính sách mới; kết quả nghiên cứu, mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN hiệu quả; thông tin bảo hộ, chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, đặc sản nông nghiệp;… Thông qua các thông điệp truyền thông, người dân có thêm động lực, có thể học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN, phát triển kinh tế gia đình, làm giàu một cách chính đáng. Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với hơn 70% dân số sống trên địa bàn nông thôn. Nông nghiệp nông thôn giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Do đó, các thông tin KHKT và công nghệ mới phục vụ sản xuất nông nghiệp thực sự cần thiết đối với bà con nông dân trong việc rút ngắn thời gian canh tác, tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng, vật nuôi. Để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp, KH&CN được coi là lĩnh vực có sức mạnh vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ. KH&CN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 100% diện tích điều trồng mới sử dụng giống của Việt Nam, năng suất lúa đứng đầu ASEAN; cá tra, hồ tiêu đứng đầu thế giới; cà phê, cao su đứng thứ 2 thế giới [59, tr.4]. Nhờ tích cực đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, hiệu quả cao, ngày càng có nhiều mặt hàng nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá trị tăng lên rất nhiều và nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu. Hiện nay, một số phương thức chuyển giao tiến bộ KH&CN đến nông dân được áp dụng phổ biến là nhân rộng tra mô hình sản xuất có hiệu quả tại địa phương; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông; xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng KH&CN tiến bộ để phổ biến cho người dân học 7
  12. hỏi, làm theo;... Đây cũng là con đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến đồng ruộng. Những người nông dân đã góp phần lớn vào việc đưa KH&CN thực hiện đúng sứ mệnh, vai trò của mình, chính họ là người trực tiếp áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp, đời sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Câu nói của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Vốn liếng về nông học tự thân của công chúng, cùng với sức mạnh và hiệu quả của các chương trình khuyến nông diễn ra nhiều năm gần đây đã ảnh hưởng quan trọng đến thành tựu nông nghiệp. Điều đó được thể hiện đa dạng, sinh động trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt trên sóng phát thanh (điển hình là chương trình “Nông nghiệp và nông thôn” của hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1), Đài TNVN), và trên sóng truyền hình (như Chương trình “Chuyện nhà nông với nông nghiệp” của kênh Thời sự tổng hợp (VTV1), Đài THVN). Một cách gián tiếp, thông điệp truyền thông về KH&CN, thông tin về các kết quả nghiên cứu KHKT, công nghệ mới được ứng dụng, chuyển giao,… đã góp phần làm nên mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người nông dân. Hoạt động truyền thông KH&CN đóng vai trò quan trọng, góp phần rút ngắn khoảng cách về thông tin, kiến thức nông nghiệp nông thôn giữa các vùng, miền. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, đưa thông tin KH&CN phổ biến rộng rãi tới cộng đồng cư dân nông thôn. Tuy nhiên, việc chuyển tải thông điệp về KH&CN đến người dân cũng còn nhiều hạn chế. Hiện nội dung và hình thức các chuyên trang, chuyên mục, chương trình về KH&CN dành cho nông dân chưa phong phú. Đôi khi có lúc, có nơi chưa chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về KH&CN, hay các mô hình mới, sáng kiến, sáng chế, các kết quả nghiên cứu khoa học,... đến với nông dân. Bà con nông dân có sản phẩm nông nghiệp tốt nhưng chưa tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ từ nhà nước, doanh nghiệp để nâng cao giá trị. Một trong những nguyên nhân đó là hoạt động thông tin, truyền thông KH&CN còn khá mới mẻ tại Việt Nam và chưa phổ biến. Việc tuyên truyền, phổ biến các thông tin, kiến thức KH&CN đến với bà con còn nhiều trở ngại, khó khăn 8
  13. về nhân lực hạn chế, địa bàn rộng khắp, đa số nông dân sản xuất nông nghiệp dựa theo tập quán, thói quen là chính. KH&CN có tính đặc thù nên người làm truyền thông cần am hiểu sâu sắc để có thể mã hóa được thuật ngữ, thông điệp, diễn đạt dễ hiểu, gần gũi. Trong bối cảnh đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng của thông điệp về KH&CN trên báo chí nói chung, đặc biệt trên phát thanh, truyền hình nói riêng. Bởi theo nhiều kết quả điều tra, khảo sát, đây là hai kênh người nông dân dễ dàng tiếp cận nhất, phù hợp với thói quen sinh hoạt, làm việc của đông đảo bà con nông dân. Từ thực tiễn nêu trên, đặt ra một số vấn đề cần làm sáng tỏ, cụ thể: Thông điệp về KH&CN trên báo chí nói chung và trên báo phát thanh, truyền hình nói riêng đã tác động thế nào tới tư tưởng, nhận thức, thái độ, tri thức, thói quen làm nông nghiệp của người nông dân. Thông điệp truyền thông về KH&CN trên báo chí có cần đổi mới về nội dung và hình thức để phù hợp với đối tượng người nông dân hay không? Nhà nước có sứ mệnh gì trong hoạt động truyền thông KH&CN cho nông dân? Các cơ quan thông tấn, báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí được khảo sát có đi đúng trọng tâm Chính phủ đặt ra hay không? Cần có những giải pháp nào để tăng cường và nâng cao năng lực, hiệu quả truyền thông về KH&CN cho nông dân trên báo chí? Thực tế hiện nay tại Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu bài bản, chuyên sâu về truyền thông KH&CN cũng như thông điệp truyền thông KH&CN cho nông dân. Phân tích thông điệp báo chí là một hướng nghiên cứu rất được coi trọng. Hoạt động này khá phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, số lượng các nghiên cứu về thông điệp còn rất hạn chế. Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Thông điệp truyền thông về khoa học và công nghệ cho nông dân trên báo chí” trong khuôn khổ ngành Báo chí học làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn này. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở kết quả khảo sát hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ cho nông dân trên hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) - Đài TNVN, kênh Thời sự tổng hợp (VTV1) – Đài THVN, Luận văn hướng đến mục đích: 9
  14. Bổ sung thông tin về thực trạng chất lượng thông điệp về KH&CN cho nông dân trên báo chí nói chung và báo phát thanh, truyền hình nói riêng. Nghiên cứu, phân tích nội dung, hình thức thể hiện thông điệp về KH&CN cho nông dân và những ưu điểm, hạn chế nhằm vận dụng ngôn ngữ, chuyển tải thông điệp hiệu quả hơn. Đưa ra giải pháp, kiến nghị với ban biên tập các chương trình phát thanh, truyền hình, cơ quan quản lý và nghiên cứu về KH&CN (trong đó có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN - STC, Bộ Khoa học và Công nghệ - nơi tác giả đang công tác), các chuyên gia, nhà khoa học để nâng cao chất lượng, hiệu quả nội dung thông điệp, hình thức thể hiện. Từ đó, cung cấp những luận cứ bước đầu cho việc xây dựng lý luận về truyền thông KH&CN cho nông dân trên báo chí ở nước ta. Bên cạnh đó, đề tài hướng đến mục tiêu đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng của thông điệp truyền thông về KH&CN đối với nông dân. Thông qua hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN, người dân cũng như các cấp quản lý thấy rõ vai trò của KH&CN. Đồng thời góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các đối tượng công chúng, đặc biệt là nông dân; làm giàu kiến thức cho người dân, khích lệ việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất, đẩy mạnh thành phong trào, tăng giá trị lao động, hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế gia đình; tạo được sự đồng thuận, tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng KH&CN vào sản xuất, đời sống ở vùng nông thôn. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu đã đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các văn bản về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN, vai trò, nhiệm vụ của truyền thông KH&CN. - Phân tích nội dung và hình thức chuyển tải thông điệp truyền thông về KH&CN cho nông dân trong chương trình “Nông nghiệp và nông thôn” phát trên hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1), Đài TNVN và chương trình “Chuyện nhà nông với nông nghiệp” phát trên kênh Thời sự tổng hợp (VTV1) của Đài THVN. - Phỏng vấn sâu các nhà báo và lãnh đạo phụ trách tại các cơ quan báo chí được chọn để quan sát thông điệp; phỏng vấn nhà quản lý trong lĩnh vực truyền thông KH&CN. 10
  15. - Trong quá trình khảo sát, có kết hợp với phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm ra những ưu điểm, hạn chế của từng loại hình, đề ra các giải pháp khắc phục. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị với các đài phát thanh, truyền hình, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức truyền thông KH&CN để nâng cao chất lượng chương trình, vận dụng ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh và chuyển tải thông điệp về KH&CN hiệu quả, phù hợp với người nông dân trên phát thanh, truyền hình. 3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng Luận văn phân tích nội dung và hình thức thông điệp về truyền thông KH&CN cho nông dân trong: - 52 số của chương trình “Nông nghiệp và nông thôn” phát trên hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1), Đài TNVN, khung giờ 5h35’ đến 5h45’ các ngày trong tuần và phát lại vào 14h45’ đến 14h55’ cùng ngày (từ ngày 01/5/2018 đến ngày 19/6/2018). - 82 số của chương trình “Chuyện nhà nông với nông nghiệp” phát trên kênh Thời sự tổng hợp (VTV1), Đài THVN, khung giờ 17h20’ thứ sáu, phát lại vào 2 khung giờ 00h15’ và 05h10’ thứ 7 hàng tuần (từ ngày 05/01/2017 đến ngày 24/8/2018). 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp, nghiên cứu hệ thống các văn bản chỉ đạo của Đảng, văn bản pháp lý của Nhà nước và Chính phủ, tập hợp các công trình nghiên cứu và tài liệu đánh giá, báo cáo tổng kết liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích nội dung: Thống kê, mã hóa và phân tích nội dung của các tin, bài về KH&CN cho nông dân trong các chương trình khảo sát. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phương pháp này thông qua thu thập các phỏng vấn sâu của Lãnh đạo STC – Bộ KH&CN; Lãnh đạo Ban biên tập chương trình “Nông nghiệp và nông thôn” (VOV1), và chương trình “Chuyện nhà nông với nông nghiệp” (VTV1); Phóng viên, biên tập viên của 2 chương trình khảo sát. 11
  16. 4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu về truyền thông KH&CN không nhiều, đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên biệt liên quan đến thông điệp truyền thông về KH&CN cho nông dân. Có chăng chỉ thấp thoáng, lồng ghép trong một số công trình nghiên cứu có liên quan như một số công trình điển hình dưới đây: - Bách khoa toàn thư về truyền thông khoa học và công nghệ: “Encyclopedia of Science and Technology Communication”, gồm 2 tập do Tiến sĩ Susanna Hornig Priest (Washington, Hoa Kỳ) chủ biên, xuất bản năm 2010. Sách tổng hợp các nghiên cứu chuyên sâu về truyền thông KH&CN, cung cấp toàn diện các thông tin liên quan đến lĩnh vực KH&CN phục vụ quá trình tác nghiệp, sản xuất thông tin KH&CN; - Cuốn “Science Communication between News and Public Relation” của Martin. Bauer và Massimiano Bucchi – hai giáo sư tại trường Kinh tế London, xuất bản năm 2007. Martin W. Bauer và Massimiano Bucchi là các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về sự tương tác giữa KH&CN với truyền thông, thái độ của công chúng với KH&CN; - Cuốn “Handbook of Public Communication of Science and Technology” (Sổ tay truyền thông cộng đồng về KH&CN) của hai tác giả Massimiano Bucchi và Brian Trench. Cuốn sách tập hợp 17 bài viết học thuật về các xu hướng nghiên cứu trong truyền thông KH&CN của các học giả, chuyên gia, nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới. Sách cung cấp cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển, ảnh hưởng của truyền thông cộng đồng về KH&CN, nhấn mạnh sự thay đổi do truyền thông KH&CN tạo ra; - Cuốn “Communication Science in Social Cotexts” (Truyền thông khoa học trong bối cảnh xã hội) của các tác giả: Cheng, D., Claessens, M., Gascoigne, N.R.J., Metcalfe, J., Schiele, B., Shi, S., xuất bản năm 2008, tập hợp các bài viết nghiên cứu của 31 học giả, chuyên gia hàng đầu thế giới. Nội dung gồm 18 chương, phản ánh sự đa dạng của truyền thông khoa học, các phương pháp lý thuyết và thực tiễn, đánh giá các mô hình hiện nay và chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực này; 12
  17. - Cuốn “Science Communication in the World” (Truyền thông khoa học thế giới) của các tác giả: Schiele, Bernard, Classens, Michel, Shi, Shunke. Nội dung đề cập đến sự phát triển của truyền thông khoa học ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi và Tây Ban Nha. Các tài liệu về truyền thông KH&CN ở nước ngoài tương đối đa dạng, tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến thông điệp truyền thông về KH&CN cho nông dân. 4.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Trong 10 năm trở lại đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông KH&CN. Đã có nhiều chương trình, chuyên trang KH&CN ra đời với sự hợp tác của Bộ và các cơ quan thông tấn, báo chí như trên Đài THVN (VTV1, VTV2), Đài TNVN, Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân, Đại biểu Nhân dân, Tiền phong,… Các chương trình, chuyên trang KH&CN đã có sức lan tỏa lớn, tác động đáng kể đến việc phát triển KH&CN. Tuy nhiên, hiện còn ít các đề tài nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ báo chí truyền thông về KH&CN, đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu thông điệp truyền thông về KH&CN cho nông dân. Có thể kể đến một số nghiên cứu của STC – Bộ KH&CN như: Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư “Hợp tác nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực truyền thông khoa học và công nghệ Việt Nam” do STC chủ trì trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư với Australia, thực hiện từ tháng 3/2014 – tháng 1/2016. Nghiên cứu đã đưa ra tương đối đầy đủ về lý luận khoa học, truyền thông KH&CN, thực trạng hoạt động truyền thông KH&CN tại Việt Nam, kinh nghiệm truyền thông KH&CN của một số quốc gia, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển tại Việt Nam. Ngành KH&CN đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề về truyền thông KH&CN, nổi bật là Tuần lễ truyền thông KH&CN năm 2013, trong đó có Hội thảo khoa học “ áo chí với truyền thông KH&CN” với nhiều bài viết, tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông như: “Vai trò của công tác truyền thông với hoạt động khoa học và công nghệ và một số định hướng truyền 13
  18. thông khoa học và công nghệ” của TSKH. Nghiêm Vũ Khải (Thứ trưởng Bộ KH&CN) nhấn mạnh vai trò của KH&CN cũng như truyền thông KH&CN, định hướng hoạt động thời gian tới. Tham luận “Vai trò của KH&CN và thực trạng truyền thông về KH&CN hiện nay” do Nguyên Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận Trần Đức Chính đưa ra những đánh giá về thực trạng nhân lực, hoạt động tác nghiệp của nhà báo KH&CN. Cùng với đó, còn một số báo cáo đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông KH&CN như: “Nâng cao chất lượng truyền thông phát triển khoa học và công nghệ” của PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền); “Chương trình khoa học và công nghệ trên Đài Tiếng nói Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm xây dựng chương trình phát thanh về đề tài khoa học” của Nhà báo Nguyễn Mỹ Hà (Đài TNVN); tham luận về “Vai trò của Quỹ vì sự phát triển của khoa học và sáng tạo Hàn Quốc trong hoạt động truyền thông KH&CN” của PGG.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) chia sẻ những kinh nghiệm truyền thông về KH&CN của Hàn Quốc. Theo đó, truyền thông KH&CN phải được tổ chức mọi nơi, mọi lúc, tác động từ bên trong tổ chức xã hội nhỏ bé nhất là gia đình, đến cộng đồng và quốc gia. Trong hoạt động đào tạo, cũng có một số nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “Thông tin Khoa học Công nghệ trên sóng VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam” năm 2013 của tác giả Nguyễn Thu Quyên bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Quyên về “Truyền thông về khoa học công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam”, năm 2014, bảo vệ tại trường Đại học KHH&NV, đã cơ bản khái quát được những thông tin KH&CN trên truyền hình, chưa tập trung vào thông tin dành cho đối tượng cụ thể nào; Đề tài “Hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp khoa học và công nghệ” năm 2015, của tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh, Đại học KHXH&NV, đề cập đến hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp KH&CN. Riêng với đối tượng là nông dân, có Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học của tác giả Bùi Thị Hồng Vân, trường Đại học KHXH&VN về “Vấn đề chỉ dẫn – Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam”, năm 14
  19. 2011. Luận văn phân tích tình hình, cách thức chỉ dẫn – tư vấn về KHKT nông nghiệp cho đối tượng là nông dân trên báo chí hiện nay chứ chưa đề cập hay phân tích nội dung, hình thức chuyển tải thông điệp về KH&CN cho nông dân. Hay các tài liệu hội thảo, sách và các nghiên cứu liên quan như: + Đặng Kim Sơn (2009), “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, NXB. Chính trị quốc gia. + Phạm Hoàng Ngân, Nguyễn Kha Thoa, Phạm Quang Diệu, Hoàng Sơn và đồng nghiệp (2013), “Truyền thông Nông nghiệp Nông thôn Nông dân”, NXB Nông nghiệp. + Đặng Kim Sơn (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam – Hôm nay và mai sau”, NXB. Chính trị quốc gia. Về nghiên cứu thông điệp, có luận văn thạc sĩ ngành Báo chí học của tác giả Phạm Thị Là với đề tài “Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa”, năm 2016, bảo vệ tại trường Đại học KHXH&NV. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng các bài viết mang thông điệp về doanh nhân với các nội dung: Thông điệp về doanh nhân nắm bắt cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro, sáng tạo - đổi mới, đạt thành quả bền vững trong kinh doanh. Bài nghiên cứu của PGS.TS Mai Quỳnh Nam trên Tạp chí Xã hội học, số 2, năm 2002, “Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in”, là một phần kết quả nghiên cứu phân tích quốc tế về Hình ảnh trẻ em trên báo chí do Trung tâm truyền thông ASIAN (AMIC) phối hợp với Viện Xã hội học thực hiện năm 1999. Nghiên cứu này quan sát các thông điệp về trẻ em được thông báo trong tháng 10 năm 1999 trên 10 tờ báo in, 2 đài truyền hình. Tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu: nội dung thông điệp, vị trí, thể loại, chuyên mục, cách đưa tin trên truyền hình và báo in. Các nghiên cứu nói trên đã khái quát được khung lý thuyết cũng như đưa ra những luận cứ khoa học cho hoạt động truyền thông KH&CN, một số nghiên cứu về thông điệp truyền thông đã đưa ra những cơ sở lý luận chung về nghiên cứu thông điệp. Đây là cơ sở lý thuyết rất quan trọng để làm khung lý thuyết cho luận văn thông điệp truyền thông về KH&CN cho nông dân trên báo chí mà tác giả đưa ra. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy truyền thông KH&CN là vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhưng chưa có một nghiên cứu hay công bố cụ thể nào về truyền thông 15
  20. KH&CN cho nông dân hiện nay, đặc biệt là thông điệp về KH&CN cho nông dân. Trong khi đó như chúng ta đã biết, 70% công chúng Việt Nam sống ở khu vực nông thôn. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân nông thôn nên việc cập nhật các thông tin KH&CN và ứng dụng vào đời sống, sản xuất nông nghiệp rất quan trọng. Một trong những yếu tố đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp là tăng cường ứng dụng các tiến bộ KH&CN để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, phần đông nông dân mặc dù trình độ nhận thức đã được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức thấp nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng KH&CN, chưa tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao. Nghiên cứu “Thông điệp truyền thông về khoa học và công nghệ cho nông dân trên báo chí” sẽ góp phần cụ thể hóa bức tranh chung về truyền thông KH&CN cũng như việc sử dụng ngôn ngữ, hình thức chuyển tải, nội dung thông điệp cho nông dân trên báo chí. Đồng thời đưa ra được những ưu điểm, hạn chế của từng thể loại báo chí; tìm giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả hơn nữa hoạt động truyền thông KH&CN cho nông dân trên báo chí hiện nay nhờ tận dụng thế mạnh của từng loại hình. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Về lý luận khoa học Luận văn góp phần bổ khuyết nhất định cho các khoảng trống lý thuyết về truyền thông KH&CN nói chung và thông điệp truyền thông về KH&CN cho nông dân nói riêng. Đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về truyền thông KH&CN trong đó đối tượng công chúng là nông dân. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề, bài giảng, giáo trình cho công tác đào tạo đội ngũ những người làm báo nói chung, báo phát thanh, truyền hình nói riêng và đơn vị làm nhiệm vụ truyền thông về KH&CN của Bộ KH&CN. 5.2. Giá trị thực tiễn của đề tài Nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn cảnh về vị trí, vai trò của hoạt động chuyển tải thông điệp về KH&CN cho nông dân trong việc nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; tăng cường ứng dụng tiến bộ KH&CN. Đồng thời, đưa 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2