intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài phân tích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin trên báo điện tử khi thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin cũng như tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn trên báo chí

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THU HƢỜNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRÊN BÁO CHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THU HƢỜNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRÊN BÁO CHÍ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS. TS Dương Xuân Sơn Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng được chính tác giả thu thập, phân tích và tổng hợp. Phần tài liệu tham khảo được dẫn nguồn đầy đủ và chính xác. Các kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2020 Tác giả luận văn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn (CVQH) trên báo chí”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, gia đình, bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Xuân Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cũng như định hướng về phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong chuyên ngành Báo chí học, các thầy cô trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Cảm ơn bạn bè, và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tác giả
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................11 6. Ý nghĩa luận văn ...................................................................................................13 7. Kết cấu của luân văn .............................................................................................14 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ LẠM DỤNG CVQH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ...............................................................................15 1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .....................................................15 1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề lạm dụng CVQH.......................27 1.3 Tình hình thông tin chung về vấn đề lạm dụng CVQH .................................30 1.3.1 Thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên thế giới .........................................30 1.3.2 Thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH ở Việt Nam ...........................................31 1.4 Vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH...........38 1.4.1 Báo chí góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị ....38 1.4.2 Góp phần nâng cao trách nhiệm CBCC trong thực thi công vụ ......................39 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................42 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LẠM DỤNG CVQH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY .........................................................................................................43 2.1 Vài nét về 3 tờ báo đƣợc khảo sát ....................................................................43 2.1.1 Dantri.com .......................................................................................................43 2.1.2 Vnexpress.net ...................................................................................................44 2.1.3 Tuoitre.vn .........................................................................................................45 2.2 Thực trạng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử .............46 2.2.1 Nội dung thông tin ............................................................................................46 2.2.2 Hình thức thông tin ..........................................................................................71 1
  6. 2.2.2.1 Khảo sát tần suất, khối lượng, mức độ thông tin.......................................71 2.2.2.2 Cách thức chuyển tải thông tin ..................................................................76 Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................104 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ LẠM DỤNG CVQH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ..........................................................................................106 3.1 Đánh giá chung .................................................................................................106 3.1.1 Thành công của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH ........106 3.1.2 Hạn chế của ba tờ báo trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH .......109 3.2 Nguyên nhân của thành công và hạn chế ......................................................114 3.2.1 Nguyên nhân của thành công .........................................................................114 3.3 Giải pháp thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử ..............117 3.3.1 Giải pháp vĩ mô ..............................................................................................117 3.3.2 Giải pháp đối với nội dung và hình thức thông tin ........................................119 3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo, phóng viên .......123 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................126 KẾT LUẬN ............................................................................................................127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................129 2
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CVQH: Chức vụ, quyền hạn PCTN: Phòng chống tham nhũng CQNN: Cơ quan Nhà nước QH: Quốc hội TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao CBCC: Cán bộ, công chức Dân trí: Báo Dantri.vn TTO: Báo Tuoitre.vn VNE: Báo VnExpress.net HĐND: Hội đồng nhân dân 3
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Biểu đồ 2.1: Khảo sát tuần suất đưa tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên 3 tờ báo: VnE, Dân trí, Tuổi trẻ. ĐVT: Bài viết ......................................................................72 Biểu đồ 2.2: So sánh lượng nội dung thông tin theo lĩnh vực giữa ba báo VnE, Dân trí, tuổi trẻ trong thời gian từ 2016 -2019. ĐVT: Bài viết ........................................73 Biểu đồ 2.3: Số lượng bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH theo lĩnh vực và theo năm .....74 Biểu đồ 2.4: Số bài đưa tin về vấn đề lạm dụng CVQH theo cấp đơn vị hành chính (2016-2019) ...............................................................................................................76 Bảng 2.5: Số lượng thể loại được sử dụng để thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH ........80 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ phản hồi của độc giả về vấn đề lạm dụng CVQH trên ba báo.......103 4
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà triết học khai sáng Montesquieue đã từng khuyến cáo: “Bất kỳ ai có quyền lực đều có xu hướng lạm dụng quyền lực”. Trên thực tế, tình trạng lạm dụng quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào cho dù thể chế chính trị có khác nhau. Dù không giống nhau về mức độ, nhưng không có quốc gia nào không có những vụ án hay đại án mà người có CVQH tự “nới lỏng” thêm cho mình những quyền lực vượt ngoài phạm vi cho phép để đạt được mục đích cá nhân. Chính vì vậy, kiểm soát quyền lực, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi, xa rời chuẩn mực của cán bộ, công chức là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm và có thiết chế quy định. Trong công trình nghiên cứu và cuốn sách “Quyền lực chính trị và kiểm soát dân chủ ở Anh”, nhà nghiên cứu - học giả Stuart Weir và David Beetham rút ra kết luận: “Trong hệ thống chính trị ở Vương quốc Anh, kiểm soát quyền lực, phòng, chống lạm quyền là phương thức tốt để đảm bảo chuẩn mực của nền dân chủ xã hội”. [35]. Mới đây, ngày 16/7/2019, Hàn Quốc đã thi hành Luật cấm lạm dụng CVQH nơi công sở. Cụ thể, đạo luật này cấm những người có CVQH lạm dụng quyền lực của mình gây tổn hại đến tâm thần, sức khỏe hoặc bầu không khí làm việc. Thậm chí trên trang web của Bộ lao động Hàn Quốc còn dành riêng một chuyên mục để người dân có thể bằng nhiều cách gọi điện, gửi email hoặc viết ý kiến trực tiếp tố cáo những cá nhân có hành vi lạm dụng CVQH. Có thể nói, lực lượng lãnh đạo và chính quyền các nước đều xác định cuộc chiến chống lại tình trạng lạm quyền là cuộc đấu tranh lâu dài, có ý nghĩa chiến lược và cần phải thắng lợi từng bước. Ở Việt Nam, từ năm 1947, chỉ hai năm sau khi nước ta giành được chính quyền, với tư duy khoa học và tầm nhìn chiến lược cùng với sự nhạy bén về chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên lượng, cảnh báo nguy cơ dễ mắc phải “căn bệnh” lạm quyền của những người cán bộ chủ trì nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Người viết trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”: “Khi có quyền lực trong tay thì 5
  10. chuyện lạm dụng quyền lực rất dễ xảy ra dù trước đó anh ta có là người có nhiều thành tích, năng lực”. [31]. Nhận thức sâu sắc về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII đã chỉ rõ: “Lạm dụng CVQH là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống rất nghiêm trọng của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, đấu tranh loại bỏ nó là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.” [33] Từ đó có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và chú trọng đến việc kiểm soát quyền lực bao gồm từ việc trao quyền, thực thi quyền lực và kiểm soát mà trước hết tập trung xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát việc trao thực thi quyền lực và phòng, chống có hiệu quả việc tha hóa quyền lực. Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) nói chung và công tác đấu tranh chống tình trạng lạm dụng CVQH nói riêng đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động, đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, trên thực tế tình trạng lạm dụng quyền lực vẫn chưa được khắc phục và đẩy lùi một cách hiệu quả. Đầu năm 2018, ông Phan Văn Vĩnh – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an bị khởi tố, nguyên nhân là do người đứng đầu một cơ quan phòng chống tội phạm này đã “lạm dụng quyền lực”, “bảo kê”, tiếp tay cho tội phạm lộng hành trong chính lĩnh vực mình quản lý. Hay như trong vụ bà nữ trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh Ủy Đắk Lắk mà dư luận vô cùng bất bình gần đây, bà này đã dùng bằng tốt nghiệp cấp 3 của chị gái ruột để leo lên vị trí rất cao trong hệ thống chính trị địa phương. Rõ ràng đã có dấu hiệu lạm dụng quyền lực trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Và đáng buồn là tình trạng này dường như không phải là đơn lẻ mà đã trở thành vấn nạn. Ở rất nhiều địa phương, công tác cán bộ được thực hiện không đúng quy định, không công khai, minh bạch, công tâm, khách quan; một số nơi, một số trường hợp thi, tuyển dụng công chức, viên chức chỉ mang tính hình thức. Tình trạng “tiền tệ”, “hậu duệ”, “quan hệ”, “môn đệ” trở thành thông lệ phổ biến và mặc nhiên tồn tại gây bức xúc dư luận. 6
  11. Đứng trước tình hình đó, ngày 23-9-2019, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định này là phương thức, giải pháp để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng Đảng. Ngay lập tức thu hút được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Điều này khẳng định Quy định được ban hành là rất cần thiết và kịp thời trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, trước thềm Đại hội XIII, Đảng và Nhà nước đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độ nghiêm túc và quyết liệt trong chống lộng quyền, lạm quyền, thao túng công tác cán bộ. Theo đó, trong cuộc họp tiểu ban Nhân sự đại hội XIII của Đảng diễn ra vào ngày 19/03/2020 vừa qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Việc khắc phục những hạn chế, yếu kém của công tác cán bộ là việc làm cấp thiết; công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị…”[40]. Có thể nói vấn đề đấu tranh phòng chống lạm quyền đã và đang là mục tiêu chung của cả hệ thống chính trị, là vấn đề bức thiết được đặt ra trong tình hình hiện nay. Với tư cách là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước (QLNN) từ bên ngoài, báo chí có vai trò rất quan trọng. Báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đã tận dụng rất tốt thế mạnh phản ánh thông tin “đúng, trúng, nhanh” đến đông đảo độc giả. Báo chí thông tin đến người dân quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phát hiện, đấu tranh với những hành vi lạm dụng chức quyền. Trên báo chí, chúng ta đã được thấy những biểu hiện lạm dụng CVQH trong thi hành công vụ diễn ra trên nhiều lĩnh vực, với những thủ đoạn rất tinh vi. Tuy nhiên, trên thực tế việc đưa thông tin về vấn đề lạm dụng chức quyền vẫn còn tồn tại những bất cập, chưa tương xứng, bên “nặng” bên “nhẹ”. Tại lễ trao giải Báo chí với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng diễn ra ngày 16/08/2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “Báo chí rất cần chú trọng thêm đến việc phát 7
  12. hiện những sơ hở về thể chế pháp luật, cơ chế chính sách có thể tạo môi trường cho tiêu cực, lạm dụng chức quyền. Bên cạnh việc thông tin về các vụ án, vụ việc lớn, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, báo chí cũng cần tích cực phản ánh về những biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, cửa quyền, “tham nhũng vặt” xảy ra, gây không ít phiền hà, bức xúc đối với đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.” Xuất phát từ mong muốn làm rõ những thông tin liên quan đến vấn đề lạm dụng CVQH qua phương tiện truyền thông đại chúng là báo chí, mà cụ thể là báo điện tử. Từ đó, đề ra một số giải pháp giúp tăng cường chất lượng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH cho báo điện tử, tác giả luận văn xin lựa chọn đề tài “Thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo chí”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở phạm vi rộng, vấn đề lạm dụng CVQH luôn được gắn với quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, gắn với đời sống chính trị - xã hội nói chung. Còn ở phạm vi hẹp hơn, theo tổ chức Minh bạch Quốc Tế “lạm dụng CVQH” chính là 1 trong 7 dạng thức của tham nhũng (ngoài ra còn có: Hối lộ, Gian lận và dối trá, Chiếm đoạt, Tham nhũng có hệ thống, Tham nhũng có móc ngoặc, Tống tiền). Theo Luật phòng chống tham nhũng Việt Nam có hiệu lực năm 2018, hành vi “lạm dụng CVQH” nằm trong 12 hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có CVQH trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Rõ ràng, “lạm dụng CVQH” là một vấn đề lớn, được thông tin rộng khắp trên báo chí. Đặc biệt báo điện tử với ưu thế vượt trội của mình đã mang đến cơ hội tiếp cận thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH một cách nhanh chóng, sinh động, thu hút được quan tâm của đông đảo người dân và thường tạo ra được những diễn đàn tranh luận sôi nổi, là cầu nối giúp nhân dân được thể hiện tiếng nói của mình trước các cơ quan công quyền. Trong quá trình nghiên cứu đề cạnh tới các khía cạnh khác nhau của đề tài đã có một số nghiên cứu khoa học như sau. Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử” tác giả Phạm Thị Hằng đã làm sáng tỏ những vấn đề về thực trạng thông tin trên báo điện tử hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin trên báo điện tử nói chung trong xu 8
  13. thế hội nhập. Luận văn thạc sĩ: “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội” tác giả Mai Thị Thúy Hường đã khảo sát thực tiễn vai trò của báo chí trong đời sống chính trị, xã hội đồng thời nhấn mạnh vai trò, chức năng giám sát quyền lực và phản biện xã hội của báo chí. Luận án tiến sĩ “Phản biện xã hội trên báo điện tử” tác giả Trần Xuân Thân đã hệ thống những lý luận vào thực tiễn phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam để đánh giá thực trạng chất lượng phản biện; chỉ ra thế mạnh, hạn chế phản biện xã hội trên báo điện tử; qua đó góp phần hình thành cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực chính trị học cũng đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực như: “Giám sát quyền lực Nhà nước: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay” (tác giả TS. Trịnh Thị Xuyến, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008), “Quyền lực nhà nước và quyền công dân” (tác giả Đinh Văn Mậu, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2003); “Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003). Tuy nhiên, các công trình này chỉ để cập đến vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như một trong những thiết chế, một mắt xích của quá trình giám sát quyền lực và phản biện xã hội. Do đó, sự phân tích, các nhận định, đánh giá về vai trò, tác động của báo chí còn sơ sài, chưa toàn diện. Ngoài ra còn có một ông trình nghiên cứu trong lĩnh vực Luật học có đề cập đến vấn đề tham nhũng nói chung. Luận án tiến sĩ:“Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” tác giả Hồ Sỹ Sơn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các tội phạm về tham nhũng; thực trạng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về tham nhũng. Cuốn sách “Corruption and misuse of public office” (Tham nhũng và vi phạm của cơ quan công quyền) của các tác giả Colin Nicholls QC, Timothy Daniel, Alan Bacarese, and John Hatchard do Nhà xuất bản Oxford University Press xuất bản năm 2011. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu về thực tiễn tham nhũng và các quy định pháp luật liên quan đến tham nhũng cũng như các hành vi lạm quyền của cơ quan công quyền vốn đang ngày càng gia tăng về tính phức tạp của hành vi lạm dụng quyền lực công trong thi hành công vụ như đưa và nhận hối lộ, xung đột lợi ích, lạm quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn… Bên cạnh việc phân tích 9
  14. một cách chi tiết và cụ thể khía cạnh pháp lý của tham nhũng, các tác giả của cuốn sách cũng đi sâu phân tích những bước tiến vượt bậc trong khoa học pháp lý liên quan đến quy định về hành vi tham nhũng, hình phạt được quy định trong pháp luật của nhiều nước, chẳng hạn như trong Luật Tham nhũng năm 2010 của Vương quốc Anh; Luật về hành vi tham nhũng ở nước ngoài của Mỹ; Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng. Tuy nhiên, những đề tài trên là những đề tài mặc dù có chung hướng đi nhưng lại hoàn toàn khác biệt về đối tượng nghiên cứu, cách thức xử lý trong quá trình nghiên cứu luận văn thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH. Những nghiên cứu chỉ đề cập đến vai trò, chức năng của báo chí đối với đời sống chính trị - xã hội nói chung. Hoặc đề cập đến vai trò của báo chí, thực trạng đưa tin của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng trên bình diện bao quát rộng. Do đó, tác giả đã tiến hành đi sâu tìm hiểu, phân tích và làm rõ thực trạng đưa tin về vấn đề lạm dụng CVQH của báo điện tử tính từ năm 2016 (năm ban hành Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII hay còn gọi là Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ) đến nay để có góc nhìn toàn diện và sát thực hơn. Qua đó đánh giá thực trạng hình thức cũng như nội dung truyền tải về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử đã đạt được những thành công nào và mặt hạn chế là gì? Trên cơ sở này, tác giả luận văn sẽ chỉ ra những nguyên nhân, bài học để qua đó đề ra những giải pháp giúp nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thông tin trên báo điện tử Việt Nam về vấn đề lạm dụng CVQH, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo chí về vấn đề này. Để đạt được những mục đích trên, luận văn tiến hành thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất, khái quát hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về báo điện tử, chức năng thông tin trên báo điện tử; làm rõ những khái niệm, quan điểm, lý thuyết 10
  15. về người có CVQH và hành vi lạm dụng CVQH; nêu những thông tin cơ bản về 3 tờ báo mạng được khảo sát: Thứ hai, đánh giá chất lượng nội dung, hình thức bài viết về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện từ năm 2016 đến hết tháng 11 năm 2019 dựa trên 3 tờ báo điện tử khảo sát. Từ đó tiến hành phân tích những thành công, hạn chế của việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử ở Việt Nam. Thứ ba, phân tích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin trên báo điện tử khi thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin cũng như tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng báo điện tử. Qua đó, góp phần tích cực vào nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng nói chung và cuộc đấu tranh chống căn bệnh lạm dụng quyền lực nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Phạm vi tiếp cận: Nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ báo chí, cụ thể là báo điện tử với những hiệu quả truyền thông về vấn đề lạm dụng CVQH, những hạn chế và đề xuất giải pháp. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ tháng 1 năm 2016 đến hết tháng 11 năm 2019. Phạm vi không gian: Vấn đề lạm dụng CVQH rõ ràng là một đề tài rất quan trọng, nóng hổi được phản ánh rộng khắp trên báo chí hiện nay. Cả báo in, báo phát thanh, truyền hình và báo điện tử đều đã tích cực phản ánh vấn nạn này đồng thời phần nào tạo dựng được những chuyển biến trong nhận thức và hành động nhằm đấu tranh phòng chống lạm dụng chức vụ, quyền hạn của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên. Đối với báo in, dù có lợi thế về độ tin cậy và chiều sâu của thông tin để giúp công chúng chủ động đọc, nghiền ngẫm, và có thể dùng thông tin trên báo như một cơ sở để phản biện những vấn đề liên quan đến chính sách đã 11
  16. được công bố nhưng hạn chế của báo in là phát hành thường chậm, phạm vi hẹp hơn phát thanh, truyền hình... Đồng thời, giới hạn về diện tích, tính định kỳ nên báo in khó truyền tải nhanh mà đầy đủ, đa dạng nội dung thông tin thời sự và tiếp nhận công bố phản hồi cũng đa dạng của độc giả. Tính minh hoạ bằng hình ảnh động, âm thanh không tồn tại trên báo in nên tính khô cứng, sự “nhiều chữ” trong tác phẩm phản biện trên báo in không dễ kích thích độc giả chú ý. Đối với phát thanh thì thông tin nhanh, nhiều người dễ dàng nghe thấy. Song, do đặc trưng “thông tin tuyến tính”, chỉ cần một thời điểm không tập trung chú ý đã không thể hiểu đúng hoặc hiểu không đầy đủ về nội dung thông điệp nên khả năng kêu gọi sự tham gia phản hồi, đóng góp ý kiến của độc giả không cao. Còn đối với truyền hình, nhờ truyền tải thông tin bằng cả hình ảnh và âm thanh nên dễ thuyết phục, tăng khả năng tiếp cận thông tin, dễ lôi kéo công chúng chú ý theo dõi. Tuy nhiên, truyền hình cũng bị hạn chế bởi cơ cấu chương trình, thời điểm phát sóng… nên có thể công chúng vẫn bị rơi rụng cơ hội tiếp cận thông tin. Đặc biệt, việc tham gia vào quá trình làm báo truyền hình của công chúng bị hạn chế do tính phức tạp của sản xuất tác phẩm truyền hình. Báo điện tử với thế mạnh thông tin nhanh, mật độ thông tin dày dặn, tính liên kết thông tin cao, báo điện tử đã tỏ rõ ưu thế của mình trong cuộc đua thông tin về vấn đề lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, ngay sau khi có những phát hiện trên mạng xã hội, báo điện tử đã ngay lập tức vào cuộc, bám lấy những mảng đề tài quan trọng, nóng hổi, đưa tin rộng khắp tới người đọc. Trong khi đó, do phải trải qua nhiều công đoạn xuất bản hơn, báo in thường thông tin tới bạn đoc chậm hơn, và cũng do hạn chế về mặt dung lượng các trang mà các bài báo về vấn đề lạm dụng chức vụ quyền hạn trên báo in không đa dạng, khối lượng mỏng hơn so với báo điện tử. Chính vì những lý do trên, tác giả luận văn xin được chọn phạm vi nghiên cứu của đề tài này là báo điện tử. Cụ thể, tác giả sẽ tiến hành bao quát qua ba tờ báo điện tử: VnExpress.net, Dantri.com, và Tuoitre.vn. Đây là ba tờ báo uy tín, đã khẳng định được vị trí của mình trong làng báo điện tử Việt Nam với thế mạnh cập nhật thông tin nhanh nhạy, phong phú, đa dạng. Hơn nữa đây cũng là những tờ báo có sức chiến đấu, có đối tượng độc giả trung thành, đa dạng về lứa tuổi. 12
  17. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp luận: Luận văn dựa vào quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cựu nói chung và lạm dụng CVQH nói riêng. Đồng thời, dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. * Phương pháp cụ thể: Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn còn sử dụng trong một tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, thống kê...., trong đó: Các phương pháp lịch sử cụ thể: Tác giả sử dụng các thao tác phân tích, quy nạp, hệ thống hóa, so sánh được là chủ yếu để nghiên cứu các vấn đề tại Chƣơng 1 nhằm hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về lạm dụng CVQH, phân biệt các tội phạm về lạm dụng CVQH với một số tội phạm khác, khái quát hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề lạm dụng CVQH theo tiến trình thời gian. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để làm rõ nội hàm các khái niệm và các vấn đề liên quan về lạm dụng CVQH, làm rõ các nội dung, phương thức cũng như thực trạng báo chí tham gia thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH. Phương pháp mô hình hóa: Tác giả tiến hành xây dựng, tái hiện lại hệ thống thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH theo hình thức khái quát hóa nhất tuy nhiên vẫn thể hiện được đầy đủ bản chất, đặc điểm nổi bật nhất của đối tượng nghiên cứu là thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH. Phương pháp phân tích, hệ thống: Được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề tại chương 2 nhằm đánh giá thực trạng thông tin vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử, qua đó rút ra những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3 của luận văn. Phương pháp Logic: sử dụng chủ yếu tại chương 3 để làm rõ những quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm tiêu chí nâng cao chất lượng thông tin báo chí về vấn đề lạm dụng CVQH. 13
  18. 6. Ý nghĩa luận văn Ý nghĩa lý luận: Đây là một trong những đề tài nghiên cứu mới ở cấp độ luận văn thạc sỹ thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử Việt Nam. Luận văn có những nghiên cứu tổng thể về hoạt động thông tin của báo điện tử về thực trạng lạm dụng CVQH, về thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác đấu tranh ngăn ngừa các biểu hiện lạm dụng CVQH từ năm 2016 đến nay, từ đó rút ra một số vấn đề lý luận cơ bản trong hoạt động thông tin về vấn đề này. Ví dụ: Lý luận về kiểm soát, giám sát quyền lực, lý thuyết thông tin, chuẩn hóa các khái niệm… Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là sự tổng kết, nghiên cứu bước đầu về việc truyền tải thông tin của báo điện tử về vấn đề lạm dụng CVQH ở Việt Nam, mức độ quan tâm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về vấn đề này. Qua đó đề ra một số giải pháp cơ bản giúp tăng cường chất lượng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH cho báo điện tử. Vấn đề nghiên cứu này nếu được giải quyết cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà báo cũng như cơ quan quản lý của báo điện tử có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn trong việc thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH ở Việt Nam. Luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và những ai quan tâm về vấn đề này. 7. Kết cấu của luân văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử Chương 2: Thực trạng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên ba tờ báo điện tử được khảo sát Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề lạm dụng CVQH trên báo điện tử ở Việt Nam 14
  19. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ LẠM DỤNG CVQH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài  Lạm dụng Lạm dụng là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, chữ lạm thuộc bộ thủy (liên quan tới nước), nghĩa gốc là “nước tràn ngập”, sau phái sinh nghĩa “quá mức” (như trong lạm thu, lạm quyền, lạm phát); chữ dụng có nghĩa là “dùng”. Do đó lạm dụng có thể hiểu là “dùng quá mức”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa lạm dụng là “dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn”. [23, tr.538]. Ví dụ: “Lạm phát ngân sách” tức là sự phát hành hoặc chi tiêu tiền bạc cho việc đầu tư công vượt quá mức quy định, hay vượt quá mức QH đã cho phép, gây ra nợ công và làm đồng tiền mất giá, “Lạm thu”: thu thuế quá mức quy định để lấy làm của riêng… Tóm lại, lạm dụng có thể được giải thích là dùng, sử dụng vượt quá mức, quá giới hạn quy định hoặc cho phép.  Lạm quyền Theo Từ điển tiếng Việt (do Viện Ngôn ngữ biên soạn, Nxb Đà Nẵng, 2006), lạm quyền là “làm những việc vượt quá quyền hạn của mình”. Dưới góc độ quyền lực chính trị, lạm quyền là hành vi của cán bộ công chức (CBCC) trong thực hiện quyền lực chính trị theo những cách sai trái nhằm phục vụ lợi ích cho cá nhân họ hoặc nhóm lợi ích không đúng với các quy định trong hệ thống pháp luật của quốc gia, có thể gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; nếu không gây thiệt hại về mặt vật chất thì cũng đem lại tác động xấu về mặt đạo đức, tinh thần cho xã hội. CBCC chỉ có thể lạm quyền khi được giao cho một quyền hạn nhất định tùy thuộc vào chức vụ và vị trí làm việc. Không chỉ CBCC có chức vụ mới có thể lạm quyền, bất cứ CBCC nào thực thi công vụ có liên quan đến phục vụ công dân đều có thể lạm quyền, khi lái nghĩa vụ thực hiện thành quyền ban phát để vụ lợi. Lợi ở 15
  20. đây không chỉ là tiền, mà còn là quyền sai khiến người khác không phù hợp với quy định của pháp luật cũng như danh tiếng trong xã hội.  Chức vụ Thuật ngữ chức vụ được sử dụng phổ biến trong đời sống thường nhật, trong khoa học pháp lý, khoa học hành chính và cả trong một số văn bản pháp luật, nhưng tới nay cũng chưa có khái niệm nào rõ ràng mà chỉ được sử dụng một cách ước lệ. Theo Đại từ điển tiếng Việt (NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998), chức vụ nhà nước được hiểu là “đơn vị mang tính tổ chức - cơ cấu của cơ quan Nhà nước (CQNN) được thiết lập trên cơ sở văn bản pháp luật của CQNN có thẩm quyền, xác định vị trí phục vụ và vai trò lao động xã hội của người lao động, quyền và nghĩa vụ cũng như yêu cầu đối với chuyên môn của họ. Các chức vụ gắn với nhau bởi quan hệ phân công lao động hợp thành các bộ phận cơ cấu còn tổng thể của chúng hợp thành CQNN”. Có thể thấy, với cách định nghĩa này thì mọi cán bộ, công chức làm việc trong CQNN đều giữ một chức vụ nhất định. Chức vụ nhà nước là đơn vị nhỏ nhất cấu thành CQNN, hoặc bộ phận cấu thành cơ quan hành chính nhà nước, tùy thuộc vào tính chất, địa vị pháp lý của CQNN. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan, tổ chức Nhà nước rất đa dạng về loại hình, chức năng nên chức vụ nhà nước cũng rất đa dạng: Chức vụ trong cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp và trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; quyết định những vấn đề quan trọng để thi hành án trên cả nước hoặc trong địa phương, giám sát hoạt động các CQNN. Ở Việt Nam, Quốc hội (QH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Thông qua lá phiếu tín nhiệm, nhân dân ủy thác quyền lực của mình cho QH. Thay mặt nhân dân QH quy định, thực hiện và bảo đảm thực 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2