Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo
lượt xem 14
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, đánh giá kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Trong luận văn này, tác giả tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của báo in. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN HỒNG HẠNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN HỒNG HẠNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Bá Dung Hà Nội - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Bá Dung. Những số liệu trong luận văn là trung thực. Kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hồng Hạnh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy trong thời gian tôi học tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Bá Dung đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo, nhà báo, phóng viên của Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Quân đội nhân dân và các cơ quan báo chí khác, cùng người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hồng Hạnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................. 8 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO – TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT................................ 10 1.1. Khái niệm ................................................................................................ 10 1.1.1. Thông tin và thông tin kinh tế ............................................................... 10 1.1.2. Thu thập thông tin kinh tế ..................................................................... 11 1.1.3. Xử lý thông tin kinh tế ........................................................................... 12 1.1.4. Kỹ năng ................................................................................................. 13 1.2. Đặc trƣng loại hình báo in ..................................................................... 15 1.3. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế của nhà báo ................................ 17 1.3.1. Kỹ năng giao tiếp .................................................................................. 17 1.3.2. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản .................................................... 20 1.3.3. Kỹ năng quan sát ................................................................................... 23 1.3.4. Kỹ năng phỏng vấn................................................................................ 28 1.4. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế của nhà báo ...................................... 31 1.4.1. Tập hợp, hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực ................ 31 1.4.2. Phân tích và kiểm tra độ chính xác của thông tin, tính hợp lý của tài liệu, số liệu ...................................................................................................... 32 1.4.3. Thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự ......................................................................................................... 34 1.4.4. Chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngôn ngữ báo chí ......... 38 1.5. Mối quan hệ giữa hai kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế ... 39
- Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 41 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO........................................................................... 42 2.1. Khái quát về hai tờ báo khảo sát .......................................................... 42 2.1.1. Báo Đầu tư ............................................................................................ 42 2.1.2. Thời báo Kinh tế Việt Nam.................................................................... 43 2.2. Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo .................... 44 2.2.1. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế ........................................................ 44 2.2.2. Kỹ năng xử lý thông tin kinh tế ............................................................. 66 2.3. Đánh giá chung về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo ........................................................................................................... 86 2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 86 2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 89 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 93 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO ...................................................................................... 94 3.1. Một số giải pháp ..................................................................................... 94 3.1.1. Nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí .......... 94 3.1.2. Nâng cao kiến thức chuyên ngành kinh tế .......................................... 100 3.1.3. Nâng cao trách nhiệm xã hội của người làm báo ............................... 106 3.1.4. Minh bạch hoá thông tin ..................................................................... 110 3.2. Một số kiến nghị ................................................................................... 116 3.2.1. Đối với cơ quan báo chí ...................................................................... 116 3.2.2. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam ........................................................... 121 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 123 KẾT LUẬN .................................................................................................. 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 128 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 134
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mức độ sử dụng kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập thông tin kinh tế............................................................................................... 53 Bảng 2.2: Về thông tin mà nhà báo quan tâm khi nghiên cứu văn bản .......... 55 Bảng 2.3: Mức độ sử dụng kỹ năng quan sát để thu thập thông tin kinh tế ... 59 Bảng 2.4: Về mức độ sử dụng kỹ năng kiểm tra độ chính xác của thông tin, tính hợp lý của tài liệu, số liệu ........................................................................ 70 Bảng 2.5: Về phương pháp chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngôn ngữ báo chí (người trả lời chọn nhiều đáp án) ................................................ 83
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế ......45 Biều đồ 2.2: Những yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với nguồn tin nhằm thu thập thông tin kinh tế .................................................................51 Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng kỹ năng phỏng vấn để thu thập thông tin kinh tế ...61 Biểu đồ 2.4: Những yếu tố cần thiết để thu thập thông tin kinh tế thành công nhà báo trong phỏng vấn (người trả lời chọn nhiều đáp án) ...........................................64 Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng kỹ năng tập hợp, hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực ............................................................................................................67 Biểu đồ 2.6: Về tin, bài được nhà báo phân tích, kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thông tin..................................................................................................................71 Biểu đồ 2.7: Phương pháp kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thông tin kinh tế (ông/bà có thể chọn nhiều đáp án) ..............................................................................72 Biểu đồ 2.8: Mức độ sử dụng kỹ năng tính tỷ lệ, tính xác suất, sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự ......................................................................................................76 Biểu đồ 2.9: Trường hợp nhà báo sử dụng kỹ năng tính tỷ lệ, tính xác suất, ngôn ngữ thông tin phi văn tự trong xử lý thông tin kinh tế (người trả lời chọn nhiều đáp án) ...........................................................................................................................77 Biểu đồ 2.10: Mức độ sử dụng kỹ năng chuyển thuật ngữ chuyên ngành kinh tế sang ngôn ngữ báo chí .................................................................................................82 Biểu đồ 3.1: Các giải pháp để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (người trả lời chọn nhiều đáp án) ........................................................112
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Nxb Nhà xuất bản ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức QĐND Quân đội nhân dân TBKTSG Thời báo Kinh tế Sài Gòn TBKTVN Thời báo Kinh tế Việt Nam TPP Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, hoạt động kinh tế thực sự là động lực quan trọng của bất kỳ nền kinh tế với quy mô và thể chế nào. Vấn đề thông tin kinh tế cần phải được lan toả và kiểm chứng thông qua nhiều hoạt động khác nhau, trong đó, kênh báo chí luôn được đánh giá là một kênh truyền thông khách quan, kịp thời và có sức mạnh thực sự, góp phần minh bạch hơn những vấn đề khác nhau trong hoạt động kinh tế của các chủ thể và khách thể liên quan. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, thông tin kinh tế luôn xuất hiện dày đặc và thường xuyên trên các trang nhật báo, các kênh truyền hình và đài phát thanh. Công chúng luôn có nhu cầu lớn về thông tin kinh tế bởi nó có tầm quan trọng trong đời sống. Và các cơ quan báo chí cũng tìm mọi cách để thỏa mãn công chúng. Tuy nhiên, nhà báo nào và cơ quan báo chí nào thường xuyên có được tin kinh tế sốt dẻo đúng nhu cầu của công chúng? Để có được thông tin kinh tế đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của công chúng đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng về thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Thế nhưng, không phải nhà báo nào cũng có được kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế thành thục. Bởi lẽ đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo có tính cấp thiết và có nhiều ý nghĩa không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn. Việt Nam gia nhập WTO (năm 2006), tiếp đó là ký kết các hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Nga... Đặc biệt là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), bên cạnh thách thức đã mở ra cơ hội để nền kinh tế nước nhà cất cánh. Nước ta đang ngày càng hòa nhập sâu vào kinh tế thế giới. Trong đó, thông tin về kinh tế không chỉ là nhu cầu cần thiết cho giới lãnh đạo tham khảo đưa ra quyết sách phù hợp, mà đã trở thành nhu cầu không thể thiếu với các doanh nghiệp và doanh nhân nước nhà. Và tầng lớp công chúng 1
- khác cũng đang nhận được sự quan tâm lớn. Do đó, thông tin kinh tế đang có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập hiện nay. Nhà báo kinh tế không chỉ cần biết rõ các thông tin cơ bản của tình hình kinh tế nói chung, mà họ còn phải dự báo được các sự kiện kinh tế như một kịch bản sắp xảy ra theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, có biện pháp tiếp cận khai thác thông tin hợp lý. Đồng thời có năng lực tiếp cận với những nhân vật quan trọng trong lĩnh vực mà mình phụ trách, để viết được những bài báo hay, súc tích, chính xác, hấp dẫn bạn đọc có thể cạnh tranh với những nhà báo khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít những nhà báo kinh tế dù đã làm việc lâu năm nhưng do tinh thần trách nhiệm chưa cao, không thường xuyên trau dồi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, hoặc không đam mê nghề nghiệp, thờ ơ không bám sát theo dòng sự kiện của ngành mình theo dõi và phụ trách, dẫn đến hệ lụy: Không bao quát được và hiểu vấn đề mà mình viết, năng lực phân tích, bình luận vấn đề còn yếu, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho cả xã hội và cho chính bản thân nhà báo. Do vậy, nghiên cứu về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế đối với nhà báo là một việc làm cần thiết. Nhất là với hoàn cảnh hiện nay, khi báo chí ngày càng phải thể hiện vai trò thông tin và định hướng của mình trong xã hội hiện đại. Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về công tác thu thập và khai thác thông tin kinh tế đối với nhà báo, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế đang tồn tại hiện nay, học viên đã quyết định chọn đề tài “Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo” làm đề tài luận văn cao học của mình. Để thực hiện luận văn này, tác giả cũng gặp không ít khó khăn. Bản thân tác giả luận văn đang làm việc tại Trung tâm Tư liệu, Đài Truyền hình Việt Nam nên kiến thức và thực tế làm việc không có nhiều liên quan đến kỹ năng của nhà báo. Tuy nhiên, tác giả nghiêm túc, cầu thị với mong muốn mang lại kết quả tốt nhất. 2
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về các kỹ năng cần thiết đối với nhà báo như: Cuốn “Nhà báo - Bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp” (Nxb Lao động, 1998) do Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, dựa theo tác phẩm “Nhà báo và Thông tin” của tác giả Vootsxkobonhicop và Iyview, trình bày một cách tỉ mỉ và sinh động các kinh nghiệm xử lý thông tin, xử lý văn bản của phóng viên, nhà báo và biên tập viên. Cuốn “Mười bí quyết kỹ năng nghề báo” (Nxb Lao động, 2002) của Eric Fikhtelius, đưa ra 10 lời khuyên về các vấn đề lý luận báo chí, kỹ năng làm báo, những yêu cầu đối với người làm báo, kỹ thuật ghi chép, phỏng vấn, dàn dựng. Cuốn “Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hãng thông tấn AP” (Nxb Thông tấn, 2007) của Frank Bass, ngoài việc chỉ ra cách tìm kiếm thông tin nhanh và hiệu quả nhất, còn hướng dẫn các nhà báo cách tạo, sắp xếp và lưu cơ sở dữ liệu của mình với sự hỗ trợ của một vài phần mềm trên máy tính. Cuốn “Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo” (Nxb Thông tấn, 2007) của Sally Adams và Wynford Hicks, đưa ra những lời khuyên về cách xử lý với từng đối tượng được phỏng vấn, những mách nước về các phương pháp ghi chép và ghi âm… Cuốn “Nhà báo hiện đại” (Nxb Trẻ, 2009). Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên của giáo trình nổi tiếng News Reporting and Writing của ban biên soạn The Missouri Group thuộc Khoa báo chí Đại học Missouri, đề cập đầy đủ những kỹ năng làm báo hiện đại trên thế giới, giúp người cầm bút trong nước cùng sánh vai với sự trui rèn của các đồng nghiệp khắp năm châu. Ở Việt Nam, lĩnh vực này cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học: 3
- Cuốn “Công việc của người viết báo” (Nxb Giáo dục, 1997) của nhà báo Hữu Thọ, trình bày chi tiết những kĩ năng, những vấn đề cơ bản nhất để công việc của người viết báo nói chung và đặc biệt là công việc của một phóng viên diễn ra được suôn sẻ, mang lại hiệu quả cao nhất cho từng sản phẩm báo chí. Cuốn “Kỹ năng cho người làm báo” (Nxb Thông tấn, 2014) cung cấp những thông tin cơ bản, những kinh nghiệm cần thiết để có được một bài báo thu hút độc giả, biến những nguyên liệu sự kiện thành những “món ăn” thông tin thỏa mãn nhu cầu của độc giả đang ngày càng trở nên khó tính và khắt khe hơn. Cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (Nxb Chính trị - Hành chính, 2010) của TS. Lê Thị Nhã, giới thiệu những kỹ năng cơ bản về phương pháp thu thập thông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Cuốn “Ngôn ngữ báo chí” (Nxb Thông tấn, 2012) của PGS. TS. Vũ Quang Hào, với cách viết ngắn gọn, súc tích, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tế, tác giả cho bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Cuốn “Viết tin, bài đăng báo” (Nxb Trẻ, 2014) của nhà báo Ngọc Trân, đúc kết các nguyên tắc, kỹ năng để giúp những người muốn viết báo có thể tác nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Cuốn "Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại" (Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014) của nhà báo, TS. Nguyễn Thành Lợi, giới thiệu những nét khái quát nhất về những vấn đề mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông. 4
- Ở phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, một số học viên cao học và sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Báo chí – Truyền thông trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã có một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp về những đề tài liên quan đến hoạt động sáng tạo của nhà báo như: Luận văn thạc sĩ của Káp Thành Long (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay” trình bày công việc của một phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý thông tin về đề tài pháp luật; các cơ sở pháp lý ràng buộc và có ảnh hưởng đến công việc của phóng viên. Luận văn thạc sĩ của Sầm Vũ Thăng (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) “Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử” nghiên cứu thực tiễn thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử qua việc khảo sát trường hợp Vietnamnet và VTCnews. Luận văn thạc sĩ của Ngô Bá Thành (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) “Thông tin kinh tế trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC” phân tích được thực trạng thông tin kinh tế trên sóng Truyền hình kỹ thuật số VTC; Rút ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt động thông tin kinh tế trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC; Từ đó đề xuất một mô hình Kênh thông tin kinh tế ưu việt hơn so với thực tại, nhằm nâng cao hiệu quả truyền tải thông tin kinh tế trên sóng của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Tuấn (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) “Việc tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay” tìm hiểu, đánh giá thực trạng vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực tài chính của đội ngũ nhà báo trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, phát hiện những vấn đề đang được đặt ra, thảo 5
- luận, kiến nghị và đưa ra giải pháp nhằm giúp nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực tài chính đạt được hiệu quả tốt nhất. Khoá luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Lan Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007), “Hoạt động xử lý thông tin của biên tập viên tại các toà soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” tìm hiểu về hoạt động xử lý thông tin của các biên tập viên tại các toà soạn báo mạng điện tử tại Việt Nam thông qua quá trình khảo sát ba tờ báo mạng điện tử điển hình: Vietnamnet, VnExpress và Hà Nội mới điện tử. Từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý thông tin của biên tập viên tại các tờ báo mạng điện tử. Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Tâm (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2008) “Khai thác, xử lý tin trong chương trình Thời sự Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng” khảo sát về hoạt động khai thác và xử lý tin của đội ngũ phóng viên, biên tập viên của đài. Rút ra những thành công và hạn chế về nghiệp vụ khai thác, xử lý tin. Từ đó, đóng góp một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng khai thác, xử lý tin và nâng cao chất lượng tin trong chương trình Thời sự. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đã có những đóng góp đáng kể đối với hoạt động tác nghiệp của nhà báo. Song qua khảo sát, chưa có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành đối với nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế, nên đề tài nghiên cứu sẽ không có sự lặp lại với những công trình nghiên cứu khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, đánh giá kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Trong luận văn này, tác giả tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của báo in. Từ những mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể như sau: 6
- Làm rõ một số thuật ngữ, khái niệm cũng như những vấn đề có tính phương pháp luận có liên quan đến đề tài. Đánh giá thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo qua các báo khảo sát. Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin đối với nhà báo kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Để bao quát hết những gì mà tên đề tài đặt ra cần đề cập đến những vấn đề như xác định nguồn thu thập, phương pháp thu thập, yêu cầu trong thu thập và xử lý, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong luận văn này, tác giả luận văn chỉ tập trung vào kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo, còn những vấn đề khác đã được nhắc đến ở trên sẽ được nghiên cứu trong một công trình ở tầm cao hơn. Theo đó, tác giả luận văn tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thu thập và xử lý thông tin của nhà báo kinh tế. Từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát trong phạm vi các nhà báo và các bài báo chuyên ngành kinh tế ở Thời báo Kinh tế Việt Nam và Báo Đầu tư. Đây là hai tờ báo chuyên về kinh tế hàng đầu và có uy tin ở nước ta hiện nay. Ngoài ra tác giả cũng khảo sát, tham khảo một số cơ quan báo chí khác như Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Quân đội nhân dân, Kinh tế đô thị, Tuổi trẻ… Về thời gian khảo sát từ tháng 03/2015 đến tháng 03/2016. Đây là khoảng thời gian mà kinh tế nước ta có nhiều sự kiện nổi bật. Đặc biệt là Việt Nam ký các Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Nga… và Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 nhà báo chuyên viết về kinh tế bao gồm Thời báo Kinh tế Việt Nam, 7
- Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Quân đội nhân dân để tìm hiểu cách thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành của nhà báo. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 294 nhà báo kinh tế tại các cơ quan báo chí thuộc các loại hình khác nhau để làm rõ hơn vấn đề. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản, quan sát trên các tác phẩm báo chí (để tìm hiểu cách thu thập và xử lý thông tin, đánh giá độ xác thực của thông tin). Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn phỏng vấn 10 nhà báo chuyên viết về kinh tế của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Báo Quân đội nhân dân. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket với các nhà báo chuyên viết về kinh tế. Kết quả: Tổng số 350 phiếu phát ra, thu về được 294 phiếu hợp lệ. Để xử lý kết quả thu được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences). SPSS được sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê xã hội. Đây là phần mềm chuyên dụng và phổ biến để phân tích các kết quả điều tra trong mọi lĩnh vực, từ xã hội, giáo dục, kinh tế, sản xuất kinh doanh... Phương pháp thống kê - phân tích – tổng hợp. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Luận văn khẳng định tầm quan trọng và hệ thống hóa lý thuyết về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin chuyên ngành đối với nhà báo. Từ đó, bổ sung vào lý luận báo chí. Về mặt thực tiễn: Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế của kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo, luận 8
- văn cung cấp tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học, góp phần giúp nhà báo có thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Đới với các cơ quan báo chí, luận văn có ý nghĩa trong việc tham khảo các giải pháp để nâng cao trình độ thu thập và xử lý thông tin kinh tế của các nhà báo. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo - Tiếp cận từ lý thuyết. Chương 2: Thực trạng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. 9
- CHƢƠNG 1 KỸ NĂNG THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO – TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm 1.1.1. Thông tin và thông tin kinh tế Theo cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” (tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên NXB Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 1999) thì thông tin được hiểu rằng: “Truyền tin, đưa tin, báo cho nhau biết tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh”. [44, tr. 16] Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ chữ Latinh là informetio, gốc của từ tiếng Anh là information. Hai ông Philipppe và Serge Proulx trong cuốn sách “Bùng nổ thông tin” giải thích rằng: khái niệm này có liên quan đến đặc trưng Rooma, biểu hiện sự mong muốn giảng dạy, truyền đạt. Trong lý luận báo chí, khái niệm “thông tin” cũng đang tồn tại hai cách hiểu. Một là, tri thức tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Hai là sự loan báo cho mọi người biết. Trong hoạt động báo chí, khi tìm hiểu về khái niệm thông tin cần đặt nó trong mối liên hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả, tức là ảnh hưởng trực tiếp của thông tin đến công chúng, hướng dẫn nhận thức và giáo dục đạo đức cho họ để họ hành động đúng đắn. Vì vậy, có thể đồng tình với định nghĩa: “Thông tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn thiện và phát triển hệ thống”. [40; tr. 59] Trong các thông tin được đăng tải trên báo chí, có một mảng rất quan trọng, đó là thông tin kinh tế. Đầu tiên, cần hiểu kinh tế là gì? Đó là “tổng thể nói chung các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho con người và xã hội”. [35, tr. 693] Nó liên quan đến các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế 10
- đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Thông tin kinh tế là những thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh tế như đã nói ở trên. Thông tin bắt nguồn từ nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các vùng, các quốc gia. Nó phản ánh tình trạng và kinh doanh hiện thời của tổ chức kinh tế, tới tình trạng sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì tất cả các thông tin này sẽ liên quan tới tổ chức, quản lý, điều hành ra quyết định của một doanh nghiệp. Qua đó có thể đánh giá nhịp sống và quy mô phát triển của doanh nghiệp, triển vọng và nguy cơ tiềm ẩn của doanh nghiệp. 1.1.2. Thu thập thông tin kinh tế Thu thập là hoạt động có chủ đích của con người nhằm “tìm kiếm, góp nhặt và tập hợp lại” một vật, vấn đề nào đó [35, tr. 1258]. Thu thập thông tin là quá trình tìm kiếm, góp nhặt và tập hợp thông tin theo những tiêu chí cụ thể, xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhất định. Trong báo chí, thu thập thông tin là một hoạt động nhằm tìm kiếm, thu gom các sự kiện, thông tin từ nhiều nguồn phát sinh khác nhau để xây dựng, hình thành nên tác phẩm báo chí. Thu thập thông tin kinh tế là nhiệm vụ của các nhà báo kinh tế. Họ đi tìm kiếm, thu thập các sự kiện, thông tin có liên quan đến lĩnh vực kinh tế từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng nên tác phẩm báo chí. Thu thập thông tin là hoạt động có tính mục đích. Quá trình thu thập thông tin phải giải đáp cụ thể các câu hỏi: Thông tin này thu thập để làm gì, phục vụ cho công việc gì, liên quan đến những khía cạnh nào của vấn đề? Thu thập thông tin có tính đa dạng về phương pháp, cách thức. Tùy theo yêu cầu về thông tin, nguồn lực mà có thể áp dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin cho phù hợp. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 105 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 58 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016-2017
95 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí đại phương
126 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 54 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Quản trị bình luận của độc giả về vấn đề môi trường
99 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 47 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí biên phòng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới
161 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn