intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

23
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu việc truyền thông về CQĐT của hai cơ quan báo chí: Báo Ấp Bắc và Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang trên các khía cạnh về phương thức truyền thông, nội dung và hình thức thể hiện, kênh truyền thông và tương tác của công chúng. Mơi các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ ANH THƢ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRÊN BÁO CHÍ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Vĩnh Long - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ ANH THƢ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRÊN BÁO CHÍ TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Chủ tịch Hội đồng chấm Ngƣời hƣớng dẫn khoa học luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS. Vũ Quang Hào PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Vĩnh Long - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này được nghiên cứu và triển khai từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2020, do tác giả Trần Thị Anh Thư (học viên lớp Cao học báo chí QH - 2018 - X, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), hiện đang công tác tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang thực hiện. Tôi xin cam đoan luận văn “Truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang” (khảo sát Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang, Báo Ấp Bắc từ năm 2016-2019) là công trình khoa học của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này độc lập và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây./. Tác giả luận văn Trần Thị Anh Thƣ
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền đã tận tình và nhiệt tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể cán bộ, giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và triển khai luận văn. Tôi trân trọng cảm ơn các nhà báo, phóng viên hiện đang công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang, Báo Ấp Bắc, các nhà quản lý trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của tỉnh Tiền Giang, các kỹ sư, chuyên viên công nghệ thông tin, phụ trách lĩnh vực phát triển chính quyền điện tử đã tư vấn và cung cấp thông tin, tư liệu liên quan đến đề tài luận văn. Mặc dù đã cố gắng, song do trình độ và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi chân thành mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn này có thể hoàn chỉnh hơn và đó cũng là kinh nghiệm để tôi có thể triển khai những công trình nghiên cứu sau này. Xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 11 7. Kết cấu......................................................................................................... 11 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRÊN BÁO CHÍ TỈNH TIỀN GIANG....... 12 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm truyền thông ...................................................................... 12 1.1.2. Khái niệm về chính quyền điện tử ...................................................... 13 1.2. Truyền thông về chính quyền điện tử ..................................................... 19 1.2.1. Khái niệm truyền thông về chính quyền điện tử ................................ 19 1.2.2. Vai trò và nội dung của báo chí đối với hoạt động truyền thông về chính quyền điện tử ......................................................................................... 20 1.3. Phương thức truyền thông về chính quyền điện tử ................................. 25 1.4. Vận dụng mô hình truyền thông về chính quyền điện tử........................ 26 1.4.1. Mô hình truyền thông của Claude Shannon ....................................... 26 1.4.2. Kênh truyền thông về chính quyền điện tử ........................................ 28 1.4.3. Tiêu chí đánh giá truyền thông ........................................................... 28 1.5. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng chính quyền điện tử .............................................................................................................. 31 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRÊN BÁO CHÍ TỈNH TIỀN GIANG ..................................... 35 2.1. Giới thiệu chung về báo chí tỉnh Tiền Giang .......................................... 35 2.1.1. Báo Ấp Bắc ......................................................................................... 35
  6. 2.1.2. Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang .......................................... 36 2.2. Khảo sát báo chí Tiền Giang truyền thông về chính quyền điện tử ............. 37 2.2.1. Nội dung truyền thông về chính truyền điện tử.................................. 37 2.2.2. Hình thức truyền thông về chính quyền điện tử ................................. 49 2.3. Ý kiến của nhóm công chúng về truyền thông chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang ................................................................................... 57 2.4. Đánh giá chung mặt thành công và hạn chế của báo chí Tiền Giang trong truyền thông về chính quyền điện tử ............................................................... 60 2.4.1. Thành công và nguyên nhân ............................................................... 60 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................... 67 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRÊN BÁO CHÍ TỈNH TIỀN GIANG.73 3.1. Những nhiệm vụ đặt ra trong việc xây dựng chính quyền điện tử hướng đến phát triển chính quyền số.......................................................................... 73 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang ................................................................................... 75 3.3. Một số đề xuất và khuyến nghị về truyền thông chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang ................................................................................... 83 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 87 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC…………………………………………………………………...98
  7. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin TT&TT : Thông tin và truyền thông DVC : Dịch vụ công DVCTT : Dịch vụ công trực tuyến CPĐT : Chính phủ điện tử CQĐT : Chính quyền điện tử PTTH : Phát thanh - Truyền hình
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục hình 1.1 Các dịch vụ của chính phủ điện tử. 1.2 Mô hình truyền thông của C. Shannon. 2.1 Hình hiệu Chuyên mục truyền hình. 2.2 Bảng xếp hạng Vietnam ICT Index 2019 so với các năm trước. Danh mục bảng 2.1 Số lượng tin, bài viết truyền thông nâng cao nhận thức về CQĐT 2.2 Số lượng bài ghi nhận, phản ánh và đánh giá việc ứng dụng CNTT, cung ứng DVC trực tuyến 2.3 Số lượng tin, bài hướng dẫn 2.4 Mức độ quan tâm của công chúng đối với truyền thông CQĐT. 2.5 Đánh giá lợi ích cụ thể từ truyền thông CQĐT đối với công chúng Danh mục biểu 2.1 Tỉ lệ % các nhóm nội dung truyền thông về chính quyền điện tử 2.2 Tiêu chí đối với tác phẩm trên Đài PTTH Tiền Giang 2.3 Tiêu chí đối với tác phẩm trên Báo Ấp Bắc 2.4 Vai trò của báo chí Tiền Giang trong truyền thông về CQĐT 2.5 Đánh giá sự cần thiết của truyền thông về CQĐT trên báo chí 2.6 Đánh giá hiệu quả cụ thể từ truyền thông Chính quyền điện tử 2.7 Xếp hạng ICT Index 2016-2019 tỉnh Tiền Giang. 2.8 Tương tác của công chúng sau khi xem thông tin về CQĐT 2.9 Phản hồi của công chúng đối với truyền thông về CQĐT
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy ứng dụng CNTT, cung ứng dịch vụ công (DVC) - nền tảng xây dựng chính phủ điện tử. Công nghệ thông tin được coi là công cụ hữu hiệu, là động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Đáp ứng xu thế phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 36a/NQ- CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và cung ứng DVC, xây dựng CPĐT giai đoạn 2015 - 2017. Sau khi kết thúc giai đoạn, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025. Với mục tiêu: Đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo quan trọng trong phát triển CPĐT; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, xác định ứng dụng CNTT là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính. Cũng tại Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ đã thẳng thắn nhìn nhận một trong các nguyên nhân chủ yếu khiến việc triển khai, xây dựng CPĐT còn chậm, chưa đồng bộ tại các địa phương, đó là chưa chú trọng công tác truyền thông trong xây dựng phát triển chính phủ điện tử. 5
  10. Tại tỉnh Tiền Giang, Kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 1.0 đã được duyệt vào ngày 14/2/2017. Việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, cung ứng DVCTT trên tất cả các lĩnh vực đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Để triển khai CQĐT kịp thời, đúng định hướng, nâng cao hiệu quả, chất lượng các DVCTT, triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tại tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thì việc truyền thông đến người dân, doanh nghiệp hoặc các cơ quan tương tác với dịch vụ được cung cấp bởi cơ quan nhà nước rất cần thiết. Kể từ năm 2016, báo chí tỉnh Tiền Giang đã quan tâm đến truyền thông về ứng dụng CNTT, cung cấp DVCTT trên các lĩnh vực - nền tảng xây dựng và phát triển chính quyền điện tử. Báo Ấp Bắc và Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang là hai cơ quan báo chí chủ lực để truyền thông về CQĐT đến công chúng của tỉnh Tiền Giang, bởi nội dung này được chính quyền xác định là nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Điều đáng nói hiện nay, tỉnh Tiền Giang chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào liên quan đến hoạt động truyền thông về CQĐT trên báo chí địa phương. Việc đi sâu nghiên cứu truyền thông về chính quyền điện tử sẽ góp phần trực tiếp giúp các cơ quan báo chí đánh giá toàn diện quá trình truyền thông trong thời gian qua; đồng thời việc truyền thông có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của người dân về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả góp phần tìm hiểu phương thức truyền thông, đánh giá thực trạng của báo chí Tiền Giang trong việc truyền thông về CQĐT; đồng thời rút ra giải pháp, đề xuất, khuyến nghị báo chí tỉnh Tiền Giang tiếp tục truyền thông về chính quyền điện tử như thế nào. Truyền 6
  11. thông về chính quyền điện tử là nền tảng để báo chí tỉnh Tiền Giang hướng đến tiếp tục truyền thông về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số toàn diện. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong 5 năm trở lại đây, từ khi Chính phủ có chủ trương xây dựng CPĐT tại Việt Nam cùng với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính, triển khai một cửa điện tử, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy quá trình cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Bộ TT&TT đã phối hợp với các cơ quan báo chí nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông về chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Cụ thể, Tạp chí Toàn cảnh tập trung vào lĩnh vực CNTT, ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp các dịch vụ công. Tuy nhiên, Tạp chí Toàn cảnh hiện đã dừng xuất bản, chuyển thành các bản tin trực thuộc Bộ TT&TT. Ngoài ra còn có chuyên mục truyền thông trên báo điện tử Infonet, Vietnamnet, Cổng Thông tin điện tử của Bộ TT&TT cập nhật thông tin mới về chủ trương, chính sách phát triển ứng dụng CNTT, cung ứng dịch vụ công, những phát minh, sáng kiến về CNTT phục vụ đời sống. Song song đó, các địa phương đều có trang thông tin điện tử, một số tỉnh, thành xuất bản đặc san, bản tin hoặc tờ thông tin chuyên ngành. Các ấn phẩm đã góp phần tạo chuyển biến lớn trong nhận thức của cán bộ công chức nhà nước về chủ trương phát triển CPĐT, CQĐT từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, các hình thức tuyên truyền này chỉ tương tác đến đối tượng công tác trong ngành, chưa tiếp cận rộng rãi đến người dân. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy có một số nghiên cứu về truyền thông khoa học công nghệ hay nghiên cứu về cổng thông tin điện tử dưới góc độ ngành công nghệ thông tin. Có thể kể đến một số đề tài như: 7
  12. Luận văn thạc sĩ báo chí của tác giả Nguyễn Thu Quyên với đề tài “Thông tin khoa học công nghệ trên sóng VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam” (2013) do TS. Trần Bảo Khánh hướng dẫn [28], bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cơ bản khái quát được những thông tin khoa học và công nghệ trên truyền hình, song đề tài tập trung chính vào chương trình “Nhà sáng chế” nhằm tôn vinh những phát minh của con người. Luận văn thạc sĩ báo chí với chủ đề “Truyền thông về khoa học công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền hướng dẫn [24]. Tác giả Trần Thị Quyên đã nghiên cứu quy trình tổ chức sản xuất, nội dung, hình thức, hiệu quả của hoạt động truyền thông về khoa học công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam qua khảo sát chương trình “Công nghệ - đời sống” trên VTV1 và “Bảy ngày công nghệ” trên VTV2 năm 2014. Tác giả Trần Thị Dung với Luận văn thạc sĩ “Truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh miền Đông Nam bộ” (năm 2015) dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền [10]. Tác giả nhấn mạnh vai trò của cổng thông tin điện tử là một kênh truyền thông khoa học công nghệ hiệu quả qua khảo sát ở cả hai mặt: nội dung, chất lượng của thông tin và dịch vụ đang được cung cấp và nhu cầu của công chúng đối với thông tin trên cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố. Luận văn của tác giả Mai Thị Thanh Hà với đề tài “Tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của nhà báo Việt Nam hiện nay” (năm 2016) [17]. Tác giả tìm hiểu, đánh giá thực trạng các loại thông tin khoa học công nghệ được nhà báo tiếp cận và thể hiện trong nội dung các tác phẩm báo chí đã đăng tải, mức độ hài lòng trong quá trình tiếp cận các nguồn thông tin về lĩnh vực khoa học công nghệ của nhà báo. Có thể thấy rằng các nghiên cứu trên có vai trò quan trọng, giúp tác giả có thêm kiến thức nền về truyền thông một vấn đề trên nền tảng công nghệ 8
  13. cũng như kiến thức về ứng dụng CNTT, cung cấp DVC; từ đó tác giả có định hướng nghiên cứu đề tài “Truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn nghiên cứu việc truyền thông về CQĐT của hai cơ quan báo chí: Báo Ấp Bắc và Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang trên các khía cạnh về phương thức truyền thông, nội dung và hình thức thể hiện, kênh truyền thông và tương tác của công chúng. Đồng thời, thông qua kinh nghiệm được đúc kết từ truyền thông về chính quyền điện tử, tiếp tục vận dụng để truyền thông về chính quyền số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. - Khảo sát thực tiễn hoạt động truyền thông; đánh giá thành công và hạn chế của hai cơ quan báo chí ở các khía cạnh như: Phương thức truyền thông, nội dung và hình thức thể hiện, kênh truyền thông và tương tác của công chúng khi truyền thông chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang. - Đề xuất giải pháp, khuyến nghị để báo chí tỉnh Tiền Giang tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm truyền thông về chính quyền điện tử của tỉnh trong những năm tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu hoạt động truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang. 9
  14. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, khảo sát tin, bài đăng trên báo Ấp Bắc (báo in) và Đài PTTH Tiền Giang. Thời gian khảo sát từ năm 2016 đến năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về báo chí, truyền thông; bám sát quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng chính phủ điện tử (đối với trung ương) và chính quyền điện tử (đối với cấp tỉnh); quan điểm chỉ đạo của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước về việc ứng dụng CNTT, cung ứng DVCTT phục vụ dân doanh - nền tảng xây dựng và phát triển chính quyền điện tử. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chọn lọc và tập hợp các tài liệu, sách, giáo trình, các bài viết đăng, phát trên báo chí của tỉnh, các bài tham luận nghiên cứu liên quan, nghị định, nghị quyết, các văn bản liên quan do Đảng và Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. - Phương pháp phân tích nội dung: Tổng hợp, phân tích các tin, bài trên báo Ấp Bắc và Đài Truyền hình Tiền Giang; đánh giá ưu điểm, hạn chế trong cách truyền thông. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn ba nhóm đối tượng, gồm: Lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên tác nghiệp nhằm tìm hiểu nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học: Lập và phát 200 phiếu khảo sát cho người dân địa phương, cán bộ công chức cấp tỉnh và huyện nhằm tìm hiểu sự quan tâm, mức độ hài lòng của họ liên quan đến đề tài. 10
  15. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận về truyền thông về CQĐT trên báo chí địa phương; góp phần truyền thông sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển CQĐT trong hoạt động cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có giá trị tham khảo đối với người làm báo ở địa phương khi tham gia thông tin về chính quyền điện tử; các nhà lãnh đạo, quản lý, các tỉnh lân cận có quan tâm đến truyền thông về chính quyền điện tử. 7. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được kết cấu thành 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang. Chương 2: Thực trạng truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang. 11
  16. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRÊN BÁO CHÍ TỈNH TIỀN GIANG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm truyền thông Truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan trực tiếp đến mọi cá thể xã hội. Do đó, có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau, tùy theo góc nhìn đối với truyền thông. Trong quyển “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, tập thể tác giả biên soạn cho rằng: Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức [25, tr 13]. Ở định nghĩa này có hai khía cạnh cần lưu ý: Thứ nhất, truyền thông là một quá trình, có nghĩa nó không phải là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian ngắn, mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời gian. Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết thúc sau khi chuyển tải nội dung cần thiết, mà còn tiếp diễn sau đó. Thứ hai, truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông. Và cuối cùng, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không mỗi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa. Sách “Cơ sở lý luận báo chí”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2018, PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho rằng: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau để gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau nhằm 12
  17. thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm hay của cộng đồng xã hội nói chung, đảm bảo sự phát triển bền vững [3, tr 20]. Như vậy, trong luận văn này, khái niệm “truyền thông” để chỉ việc thông tin, phổ biến chính sách, thực trạng phát triển, những tiện ích của chính quyền điện tử đến với công chúng (công chúng ở đây là cán bộ công chức, người dân, tổ chức, doanh nghiệp). 1.1.2. Khái niệm về chính quyền điện tử 1.1.2.1. Chính quyền Chính quyền là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà nước. Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Theo Luật Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015, tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, gồm: - Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này. - Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. 13
  18. - Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn. Như vậy, chính quyền được hiểu là bộ máy điều hành, quản lý công việc của Nhà nước ở các cấp. Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà nước nhằm phục vụ các hoạt động công vụ, giúp người dân thực hiện giao dịch hành chính nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm,… thì hoạt động của chính quyền cải thiện, nâng chất. 1.1.2.2. Chính quyền điện tử Trước khi định nghĩa chính quyền điện tử, chúng ta cần thống nhất về mặt nghĩa giữa hai khái niệm chính phủ điện tử và chính quyền điện tử. Chính phủ điện tử hay chính quyền điện tử dịch sang tiếng Anh là Electronic Government (viết tắt E-gov hay E-government). Ở Việt Nam, thuật ngữ chính phủ điện tử hay chính chính quyền điện tử đều được định nghĩa như nhau chỉ khác nhau ở cấp bậc. Thuật ngữ chính phủ điện tử đề cập đến các bộ, ngành trung ương; còn thuật ngữ chính quyền điện tử được sử dụng ở cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), cấp huyện, thành, thị (trực thuộc tỉnh, thành phố) và cấp xã, phường, thị trấn (trực thuộc huyện, thành, thị). Vì vậy, chủ đề luận văn “Truyền thông về chính quyền điện tử trên báo chí tỉnh Tiền Giang” được hiểu là các hoạt động của chính phủ điện tử ở cấp tỉnh, do đó được gọi là chính quyền điện tử. Cho đến nay, đã có rất nhiều các tổ chức quốc tế đưa ra định nghĩa về chính phủ điện tử, có thể kể đến một số định nghĩa bởi các tổ chức quốc tế mà đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: Theo Ngân hàng thế giới (World Bank): “Chính phủ điện tử là việc các cơ quan Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin - truyền thông để thực hiện quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức 14
  19. xã hội. Nhờ đó giao dịch của các cơ quan Chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí”. Định nghĩa của Liên hiệp quốc: “Chính phủ điện tử được định nghĩa là việc sử dụng Internet và mạng toàn cầu (world-wide-web) để cung cấp thông tin và các dịch vụ của chính phủ tới công dân”. Định nghĩa của tổ chức Đối thoại doanh nghiệp toàn cầu về thương mại điện tử: “Chính phủ điện tử đề cập đến một trạng thái trong đó các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp (bao gồm cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) số hóa các hoạt động bên trong và bên ngoài của họ và sử dụng các hệ thống được nối mạng hiệu quả để có được chất lượng tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ công”. Định nghĩa của Gartner: Chính phủ điện tử là “sự tối ưu hóa liên tục của việc cung cấp dịch vụ, sự tham gia bầu cử và quản lý bằng cách thay đổi các quan hệ bên trong và bên ngoài thông qua công nghệ, Internet và các phương tiện mới”. Định nghĩa của Nhóm nghiên cứu về chính phủ điện tử trong một thế giới phát triển: “Chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy chính phủ một cách hiệu lực và hiệu quả, hỗ trợ truy cập tới các dịch vụ của chính phủ, cho phép truy cập nhiều hơn vào thông tin và làm cho chính phủ có trách nhiệm với công dân. Chính phủ điện tử có thể bao gồm việc cung cấp các dịch vụ qua Internet, điện thoại, các trung tâm cộng đồng, các thiết bị không dây hoặc các hệ thống liên lạc khác”. Các định nghĩa về CPĐT trên đều mang nội dung chính là ứng dụng CNTT và truyền thông vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Theo Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu: “Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền 15
  20. thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn”. Chính phủ điện tử theo mô hình cấp tỉnh hoặc thành phố gọi là Chính quyền điện tử. Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể hiểu một cách đơn giản: Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước. Có thể hiểu cách ngắn gọn, CPĐT là chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông. Tham gia CPĐT gồm 3 chủ thể: Người dân, Chính phủ (cán bộ, công chức, viên chức) và doanh nghiệp. Các mối quan hệ tương tác giữa 3 chủ thể gồm: Quan hệ Chính phủ với người dân (G2C): Chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ cho người dân. Quan hệ Chính phủ với doanh nghiệp (G2B): Chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ cho doanh nghiệp. Quan hệ các cơ quan Chính phủ với nhau (G2G): Cung cấp thông tin và các dịch vụ liên quan giữa các cơ quan Chính phủ với nhau. Tại Việt Nam, bổ sung quan hệ giữa cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức (G2E). Hình 1.1: Các dịch vụ của chính phủ điện tử. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0