Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên 3 chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐẶNG THÚY LAN TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTC10 - NETVIET LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐẶNG THÚY LAN TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTC10 - NETVIET Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60320101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Trƣơng Thị Kiên Hà Nội – 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và là kết quả lao động của chính tác giả luận văn, dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Thị Kiên. Các số liệu điều tra, khảo sát cũng như kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, tháng 02 năm 2016 Tác giả luận văn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng khoa học, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trương Thị Kiên – người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Và xin cảm ơn các phóng viên, biên tập viên tại Kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NETVIET, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm và khảo sát tài liệu. Mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý để luận văn hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 02 năm 2016 Tác giả luận văn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài ....................................................................7 7. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................8 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI ...................................................................................................9 1.1. Về một số thuật ngữ đƣợc sử dụng ...................................................................9 1.1.1. Hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt ....................................................9 1.1.2. Người Việt Nam ở nước ngoài, kênh truyền hình đối ngoại ...........................14 1.1.3. Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt ........................15 1.2. Nhu cầu tiếp nhận thông tin về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Việt của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài .........................................................................17 1.2.1. Đặc điểm của người Việt Nam ở nước ngoài ..................................................17 1.2.2. Nhu cầu thông tin của người Việt Nam ở nước ngoài ....................................19 1.3. Yêu cầu truyền thông về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên truyền hình đối ngoại ..................................20 1.3.1. Căn cứ đề xuất yêu cầu ...................................................................................20 1.3.2. Một số yêu cầu trong truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại..........................25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA VIỆT TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTC10 – NETVIET ..................................................................................33
- 2.1. Giới thiệu chung về các chƣơng trình khảo sát trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet ...........................................................................................33 2.1.1. Giới thiệu về kênh truyền hình đối ngoại VTC10 –NetViet ............................33 2.1.2. Về chương trình “Góc cuộc sống”, “Văn hóa dân tộc” và “Phim tài liệu” ...........35 2.2. Thành công trong truyền thông về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hoá Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet ...................................................................................................................36 2.2.1. Thành công về mặt nội dung truyền thông ......................................................36 2.2.2. Thành công về hình thức truyền thông ............................................................49 2.3. Hạn chế trong truyền thông về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet ......................................................................................................................58 2.3.1. Hạn chế về nội dung ........................................................................................58 2.3.2. Hạn chế về hình thức.......................................................................................61 2.4. Nguyên nhân thành công, hạn chế trong truyền thông về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet ...............................................................63 2.4.1. Nguyên nhân thành công .................................................................................63 2.4.2. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................................65 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI .............................................................................68 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................68 3.1.1 Tâm lý tiếp nhận các chương trình truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt của người Việt Nam ở nước ngoài ...........................................68 3.1.2. Sự cạnh tranh của các chương trình truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt ...................................................................................................68
- 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng truyền thông về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa Việt cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại ..........................................................................................................69 3.2.1. Tăng cường yếu tố hấp dẫn và phong phú trong nội dung thông tin ..............69 3.2.2. Mở rộng phạm vi phản ánh .............................................................................70 3.2.3. Tiếp tục đa dạng hóa về chủ đề, đề tài............................................................71 3.2.4. Chú trọng hơn về sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh ...........................72 3.2.5. Khai thác tối đa lợi thế của người dẫn chương trình .....................................73 3.3. Một số đề xuất đối với cơ quan báo chí ..........................................................73 3.3.1. Đối với cơ quan lãnh đạo báo chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC ................73 3.3.2. Đối với kênh VTC10 – NetViet ........................................................................77 3.3.3. Đối với phóng viên, biên tập viên ...................................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BTV: Biên tập viên 2. CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 3. KTV: Kỹ thuật viên 4. NVNONN: Người Việt Nam ở nước ngoài 5. QP: Quay phim 6. THKTS: Truyền hình Kỹ thuật số 7. UBNNVNVNONN: Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài 8. VN: Việt Nam
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.2.2.1: Bảng khảo sát số lượng thể loại sử dụng trong 3 chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc, Phim tài liệu. ...............................................................50 Bảng 2.2.2.3: Bố cục chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu ...................................................................................................................................55
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo ước tính, hiện nay có khoảng hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở hơn 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Đó là một con số không nhỏ. Nguyện vọng chung của đại đa số người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là ổn định cuộc sống, hòa nhập và thành đạt trong xã hội, cùng nhân dân trong nước tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng NVNONN; thường xuyên đề ra chủ trương, chính sách tích cực nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới cũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm. Chỉ thị số 26 – CT/Tw ngày 10/09/2008 của Ban bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới cũng đã nhấn mạnh: “Các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tăng cường giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước có đông người Việt Nam định cư”. Nhận biết được nhu cầu thông tin về đất nước, con người, cập nhật văn hóa nguồn cội của NVNONN là vô cùng lớn; đồng thời xác định rõ tầm quan trọng của văn hóa Việt trong việc đoàn kết cộng đồng NVNONN cũng như phát huy vai trò cầu nối, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài của kiều bào; nhiều chương trình phát thanh, truyền hình, trang mạng điện tử hay những tạp chí về văn hóa đối ngoại đã ra đời và được kiều bào đón nhận như Kênh truyền hình đối ngoại VTV4, VTC10 – NetViet, Hệ phát thanh đối ngoại VOV5, Tạp chí Quê hương,.. Là một trong những kênh thông tin riêng dành cho NVNONN, các chương trình phát sóng trên kênh truyền hình VTC10 – NetViet đã làm khá tốt chức năng
- đáp ứng nhu cầu thông tin của kiều bào; đồng thời tôn vinh nền văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam tới với thế giới, mà đặc biệt là cộng đồng NVNONN. Chương trình Góc cuộc sống phát sóng vào 19h15 tối Chủ nhật hàng tuần, thời lượng 15 phút/ 1 số được ra đời vào năm 2009 nhằm mục đích giới thiệu những giá trị truyền thống mang tính bản sắc văn hóa của Việt Nam. Trong khi đó, chương trình Văn hóa dân tộc phát sóng vào 21h00 tối thứ Ba hàng tuần, có thời lượng 30 phút/ 1 số, ra đời vào năm 2010 nhằm mục đích tăng cường tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống lịch sử, niềm tự hào dân tộc và nâng cao nhận thức giữ gìn, tôn vinh văn hóa Việt. Chương trình Phim tài liệu phát sóng vào 22h00 tối thứ Ba và thứ Năm hàng tuần, có thời lượng 30 phút/ 1 số, ra đời vào năm 2008 nhằm mục đích đưa lại cái nhìn toàn cảnh cho kiều bào xa quê cũng như khán giả nước ngoài những đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục Việt Nam; đồng thời đề cập đến những chính sách phát triển và hợp tác kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập. Các chương trình đã phản ánh được nhiều nội dung khác nhau về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; phần nào khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc đối với mỗi khán giả. Từ đó giúp nâng cao ý thức của người dân Việt Nam nói chung, NVNONN nói riêng trong việc giữ gìn và phát huy tiềm năng du lịch và văn hóa quốc gia. Cũng qua các chương trình này mà bạn bè quốc tế cũng hiểu sâu sắc hơn về Việt Nam thông qua các phong tục tập quán, lễ hội, thắng cảnh và bản sắc văn hóa của các vùng miền trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh những thành công đạt được, các chương trình trên vẫn có những hạn chế trong việc truyền thông như nội dung thông tin chưa được phong phú; phạm vi phản ánh khá hẹp; hình ảnh của đất nước, con người, văn hóa Việt Nam chưa được quảng bá tương xứng với tầm vóc, vị thế của đất nước ta hiện nay sau những năm đổi mới. Để nâng cao hơn nữa chất lượng của VTC10 – NetViet nói chung và ba chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc, Phim tài liệu nói riêng trong việc truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới cộng đồng NVNONN, tác giả đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh
- truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet” nhằm làm sáng tỏ hơn nữa thực trạng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam cho NVNONN; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng truyền thông về chủ đề này trên 3 chương trình nói riêng và trên kênh truyền hình VTC10 – NetViet nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo khảo sát còn giới hạn của tác giả, cho đến nay, tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài :“Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 - NetViet”chưa từng xuất hiện. Tuy nhiên, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn, bài nghiên cứu về công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu này theo các nhóm đề tài cụ thể như sau: - Nhóm nghiên cứu về công tác đôí ngoại, chính sách đối ngoại, chủ yếu tập trung nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của người Việt Nam ở nước ngoài. Những công trình tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này có thể kể đến: “Người Việt Nam ở ngước ngoài” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1997; “Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có Việt kiều” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn – NXB Chính trị quốc gia, năm 2005; “Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Phạm Minh Sơn và TS. Nguyễn Thị Quế, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2009; “50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1959 – 2009)” của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN), Bộ Ngoại giao xuất bản; Luận văn “Kênh VTV4, báo trực tuyến và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài”(2011) của tác giả Lý Thị Hải Yến đã nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về nhu cầu tiếp nhận công chúng NVNONN (cụ thể ở Hàn Quốc, Nga, Mỹ), chỉ ra sự quan tâm của công chúng với các vấn đề trong nước để truyền tải, đồng thời luận văn cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông tới đối tượng NVNONN.
- - Nhóm nghiên cứu về đường lối, chủ trương, chính sách cuả Đảng và Nhà nước về công tác đối với NVNONN, đã có một số đề tài, đề án như: Đề tài cấp bộ về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới giai đoạn từ nay đến 2020 vì sự nghiệp phát triển đất nước năm 2007 của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Cuốn sách “Báo chí và ngoại giao” do TS. Dương Văn Quảng biên soạn – NXB Thế giới (2002); Bài viết của Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về NVNONN Nguyễn Thanh Sơn về “Kết quả 6 năm triển khai Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN” đã đánh giá những kết quả đạt được trên cả ba lĩnh vực: thông tin tuyên truyền, xây dựng chính sách và vận động cộng đồng. Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã nhấn mạnh về vai trò quảng bá văn hóa Việt Nam và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNONN là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin hiện nay. - Nhóm nghiên cứu về Ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh quốc gia, gồm có một số công trình nghiên cứu: Luận văn “Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4” năm 2012 của tác giả Lê Thanh Thủy ( Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); Khóa luận tốt nghiệp Ngoại giao văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới năm 2009 của tác giả Tạ Thanh Thủy (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). - Nhóm nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại; thông tin đối ngoại thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể kể đến: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (Ban Tuyên giáo Trung Ương, 2007), “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới; Công trình nghiên cứu của Dương Văn Quảng (2009) về “Vai trò của Báo chí trong công tác thông tin đối ngoại”; Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Hương (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2011) về “Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài, thực trạng và giải pháp”;…. Tuy nhiên, về đề tài truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho đối tượng là NVNONN thật sự chưa có nhiều đề tài đi sâu về vấn đề này. Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
- truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt trên kênh truyền hình đối ngoại là một đề tài khó và khá mới mẻ. Tác giả thấy rằng, hiện nay, các kênh truyền hình đối ngoại vẫn chưa thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng một cách tổng quát, có hệ thống về công tác truyền thông; cũng như chưa đi sâu phân tích ưu, nhược điểm và căn nguyên của nó, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên 3 chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu. Bên cạnh đó, Luận văn mong muốn chỉ ra những yếu tố quyết định chất lượng chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu, nội dung truyền thông, hình thức truyền thông, những ưu – nhược điểm, nguyên nhân thành công – hạn chế; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả truyền thông về nội dung này trên 3 chương trình nói riêng, các chương trình truyền hình đối ngoại nói chung cũng như đưa ra một vài phát hiện mới để phục vụ cho công tác truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới cộng đồng NVNONN của Kênh VTC10 – NetViet. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số thuật ngữ: thông tin, đối ngoại, người Việt Nam ở nước ngoài; truyền thông, hình ảnh đất nước, hình ảnh con người, hình ảnh văn hóa; truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt; … - Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và chất lượng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN của 3 chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 - NetViet, rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế.
- - Khảo sát hoạt động nghề nghiệp của những người tham gia vào quy trình sản xuất 3 chương trình trên; tổng kết, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN trên 3 chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu nói riêng, trên Kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NETVIET nói chung. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam trên kênh truyền hình VTC10 – NetViet, ở các khía cạnh nội dung, hình thức truyền thông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu, khảo sát của đề tài được giới hạn trong ba chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu, phát sóng trên kênh VTC10 – NetViet, thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 1/2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Trong quá trình thực hiện, Luận văn sẽ vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: + Phương pháp đọc, phân tích tài liệu: Đọc, tìm hiểu và phân tích tài liệu có liên quan đến NVNONN; nghiên cứu văn kiện, nghị quyết chính sách của Đảng và nhà nước trong việc thông tin về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng tới NVNONN; đọc và nghiên cứu tài liệu về kênh VTC10 – NetViet; đọc và tham khảo kịch bản của 3 chương trình khảo sát để tìm hiểu về nội dung, hình thức và phương thức thực hiện chương trình. + Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng chủ đề, đề tài phản ánh nội dung truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN được sử dụng trong chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu nhằm căn cứ vào đó, rút ra những nhận xét, đánh giá về chất lượng nội dung, hình thức truyền thông. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những yếu tố về mặt nội dung, hình thức truyền thông được sử dụng trong chương trình Góc cuộc sống, Văn
- hóa dân tộc và Phim tài liệu, từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ cho các luận điểm được triển khai trong luận văn. + Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 15 phóng viên, biên tập viên trực tiếp sản xuất và biên tập chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc, và Phim tài liệu trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet để hiểu rõ cách thức họ đang áp dụng để truyền thông có chất lượng về nội dung được nghiên cứu trong đề tài. + Các phương pháp khác: Khảo sát qua mạng dạng survey online, thư điện tử, gửi 200 phiếu câu hỏi đến tận tay khán giả là kiều bào, thu về 130 phiếu; … được sử dụng đối với công chúng NVNONN nhằm thu thập những ý kiến nhận xét, đánh giá, đề xuất, kiến nghị của đối tượng tiếp nhận, bổ sung luận điểm cần thiết cho việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu được áp dụng trong luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về công tác thông tin đối ngoại; kế thừa những quan điểm lý luận về sản xuất chương trình truyền hình, tác giả hy vọng luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn tầm quan trọng trong việc truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam cho NVNONN trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đặt ra những yêu cầu cần thiết về nội dung, hình thức truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam trên các chương trình truyền hình đối ngoại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nếu được thực hiện thành công, đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc hoạch định những chính sách thông tin đối ngoại; cung cấp dữ liệu thực tế; tạo cơ sở cho các nhà lãnh đạo Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, các phóng viên, biên tập viên trực tiếp sản xuất chương trình xem xét để điều chỉnh, nâng cao chất lượng ba chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu nói riêng; các chương trình truyền hình đối ngoại của VTC10 - NetViet nói chung. Ngoài ra, luận văn còn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp và sinh viên báo chí tại các cơ sở đào tạo báo chí.
- 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia làm ba chương như sau: - Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại - Chương 2: Thực trạng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 - NetViet - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại
- CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƢỚC, CON NGƢỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI 1.1. Về một số thuật ngữ đƣợc sử dụng 1.1.1. Hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt 1.1.1.1. Hình ảnh đất nước Việt Nam Mỗi một dân tộc có một cách hiểu riêng về đất nước của mình và cách yêu nước của mỗi dân tộc một khác. Trong cuốn Đại cương về văn hóa Việt Nam của TS Phạm Thái Việt (chủ biên) có đề cập đến cách hiểu “đất nước” trong quan niệm của người Việt Nam: “Ý niệm về nước, đất nước, lãnh thổ, về dân tộc và về chủ quyền của người Việt đã ra đời từ rất sớm, và thường xuyên được hun đúc trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm. Những yếu tố đó đã hình thành nên một truyền thống văn hóa nhà nước và dân tộc riêng có của Việt Nam” [33, tr.95]. Cũng trong cuốn sách trên, tác giả nhận xét rằng: “Ở Việt Nam, các vùng đất khác nhau được cai quản bởi các phìa tạo, và không theo chế độ cha truyền con nối. Khi có giặc ngoại xâm, các phìa tạo tập hợp lại với nhau để cùng chống giặc.Sau khi đánh đuổi quân thù ra ngoài bờ cõi, ai lại về nhà nấy. Thế nên ông vua của Việt Nam chỉ là một vị thủ lĩnh mang tính chất danh nghĩa, không có quyền cai trị đất đai ngoài vùng của mình. Bởi vậy, đất nước không phải của vua hay của bất cứ dòng họ nào mà là của chính người dân” [33, tr.97]. Trong thời hiện đại, để được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế với những hình ảnh tích cực, một điều mà quốc gia nào cũng quan tâm là tạo dựng và quảng bá xúc tiến, giới thiệu hình ảnh đất nước ra nước ngoài. Đây là một nỗ lực định vị điểm đến cho quốc gia. Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh quốc gia được các nước cân nhắc kỹ lưỡng và đầu tư triển khai với sự hỗ trợ của công nghệ truyền thông tiên tiến nhất.
- Đối với Việt Nam, một hình ảnh đất nước yêu chuộng hòa bình và vô cùng xinh đẹp đang được thế giới nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) nói riêng biết đến một cách rộng rãi hơn chính nhờ những hoạt động truyền thông đầy mới mẻ, sáng tạo, ý nghĩa trên truyền hình. Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam được biết đến như một điểm đến hấp dẫn với hình ảnh đất nước tuyệt đẹp qua phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, nhiều di sản thiên nhiên và văn hoá đặc sắc, người dân thân thiện hiếu khách, ẩm thực phong phú đa dạng... Những nỗ lực định vị điểm đến của du lịch Việt Nam đựơc thể hiện thông qua các “Chương trình hành động du lịch” cấp quốc gia với những khẩu hiệu rõ ràng, những năm đầu thế kỷ XXI là “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới”; sau đó khẩu hiệu đã được cụ thể hơn nhằm làm khác biệt sản phẩm du lịch Việt Nam với các nước khác trong khu vực và trên thế giới “Việt Nam - điểm đến thân thiện và an toàn”, đây cũng là cách làm nổi bật thế mạnh du lịch của đất nước Việt Nam; và khẩu hiệu hiện nay là “Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn”. Gần đây nhất, chương trình kích cầu tiêu dùng của ngành du lịch nhằm thu hút khách trong thời kỳ khủng hoảng tài chính là “Việt Nam chào đón bạn” đã góp phần chuyển tải một thông điệp cuốn hút đối với du khách nước ngoài. Trong lĩnh vực ẩm thực, hình ảnh đất nước Việt Nam được bạn bè trên thế giới biết đến và đặc biệt yêu thích qua những món ăn ngon, những loại hoa quả đặc trưng cho từng vùng miền. Trong lĩnh vực kinh tế, hình ảnh đất nước Việt Nam được thế giới biết đến là một nền kinh tế đang ngày một phát triển. Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong công tác đối ngoại đã góp phần làm cho các nước trên thế giới biết đến Việt Nam như một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, chính trị ổn định, với lực lượng lao động trẻ, thông minh sáng tạo. Như vậy, theo tác giả hiểu, hình ảnh đất nước Việt Nam là những hình ảnh liên tưởng của mọi người về Việt Nam qua các lĩnh vực như chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, du lịch, bản sắc văn hoá và tính cách con người Việt Nam. Đặc biệt, hình ảnh đất nước theo đúng nghĩa là quốc gia tích cực sẽ làm cho bạn bè thêm yêu Việt Nam - và chính đó là một lá chắn vững chắc bảo vệ Tổ quốc.
- 1.1.1.2. Hình ảnh con người Việt Nam Trong bài viết “Văn hóa và an ninh con người” của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, được in trong cuốn Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn – Chuyên đề Văn hoá học, Tp.HCM - Nxb Đại học Quốc gia, 2013; tác giả cho rằng: “Con người là trung tâm của mối quan hệ bộ ba: tự nhiên - xã hội - văn hóa. Con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người liên kết với nhau tạo thành xã hội. Con người và xã hội sáng tạo ra văn hóa. Văn hóa gắn liền với con người. Nét đặc trưng phân biệt con người với giới tự nhiên nói chung và các loài động vật khác nói riêng chính là ở chỗ nó là một động vật có văn hóa”. Trong quá khứ, hình ảnh con người Việt Nam là hình ảnh anh hùng bất khuất trong thời chiến tranh.Trong thời kỳ hội nhập, hình ảnh con người Việt Nam là hình ảnh người Việt Nam hiện đại, năng động, giàu sức trẻ và trí tuệ. Những tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên nét đặc trưng của con người ViệtNam. Như vậy, hình ảnh con người Việt Nam, hiểu một cách tương đối là hình ảnh về con người Việt Nam cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động; các danh nhân văn hóa – lịch sử; các nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu; hay được thể hiện qua những tấm gương dựng nước và giữ nước, những tấm gương lao động thời kỳ đổi mới, những gương mặt trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. 1.1.1.3. Hình ảnh văn hóa Việt Nam Trong các tác phẩm kinh điển, chỉ có vài lần Mác và Ăng-ghen trực tiếp nhắc đến thuật ngữ văn hóa. Cũng dễ hiểu bởi ở thời các ông, văn hóa học chưa xuất hiện, còn khái niệm văn hóa thì vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi văn minh và thuật ngữ culture đôi khi vẫn được hiểu là trồng trọt, gieo trồng. Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về dân tộc học, nói chung được hình thành từ tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng một số năng lực và thói quen khác mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội. Đến đây, cần dừng lại để xác định rõ nội hàm của khái niệm “văn hóa”. Định nghĩa văn hóa thì có rất nhiều, song tựu trung lại thì văn hóa có hai nghĩa chính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 112 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 56 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 52 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 51 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Thông tin trên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận (Thực trạng và giải pháp phát triển)
121 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Xu hướng phát triển của tiểu phẩm báo chí hiện nay
138 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)
15 p | 45 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn