Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long
lượt xem 13
download
Trên cơ sở khung lý thuyết liên quan, luận văn sẽ khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng việc sử dụng hệ thống truyền thanh cấp huyện này một cách có hiệu quả để truyền thông về ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp đến gần với thính giả; góp phần nâng cao nhận thức và định hướng hành động đúng cho người dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN ÁI XUÂN TRUYỀN THÔNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÁC ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN Ở VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Vĩnh Long - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN ÁI XUÂN TRUYỀN THÔNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÁC ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN Ở VĨNH LONG Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01 – (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS.TS Đinh Văn Hƣờng PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái Vĩnh Long - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu là trung thực, khách quan và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tƣ liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài. Tác giả luận văn Trần Ái Xuân
- LỜI CÁM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dẫn nhiệt tình của các Thầy, Cô Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi vô cùng biết ơn và xin đƣợc gửi lời cám ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo. Đặc biệt, tôi xin đƣợc ngỏ lời tri ân sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái – ngƣời đã tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn nhƣ hôm nay. Trong quá trình làm việc cùng nhau, tôi học hỏi đƣợc nhiều điều tốt đẹp từ Cô. Một lần nữa, xin đƣợc gửi đến Cô lòng kính trọng và biết ơn chân thành nhất. Ngoài ra, cũng xin đƣợc dành lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những ngƣời đã luôn đồng hành cùng tôi, ủng hộ, động viên tinh thần, hỗ trợ tìm tƣ liệu trong quá trình viết luận văn để tôi có thể thuận lợi hoàn thành chƣơng trình đào tạo sau đại học của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp trân quý từ phía Hội đồng khoa học, quý Thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình đƣợc tốt hơn. Xin chân thành cám ơn! Vĩnh Long, tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Trần Ái Xuân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 9 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 11 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 14 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 15 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN BÁO CHÍ ................................................................................................................. 16 1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.................................................... 16 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất nông nghiệp ...................................................................................... 23 1.3. Vai trò của báo chí trong tuyên truyền về ô nhiễm môi trƣờng................... 27 1.4. Cơ sở lý luận về văn hóa và mối quan hệ truyền thông giữa vùng văn hóa Nam Bộ và báo chí địa phƣơng ............................................................................... 30 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 33 Chƣơng 2: KHẢO SÁT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN 3 ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN Ở VĨNH LONG.................................................................................................. 34 2.1. Giới thiệu về 3 đài trong diện khảo sát.......................................................... 34 2.2. Nội dung phản ánh trên các đài truyền thanh về thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp............................................................................... 39 2.3. Các hình thức chuyển tải thông tin ................................................................ 46 2.4. Đánh giá thành công và hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế của các đài ........................................................................................................................ 64 1
- Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 76 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN TRONG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VĨNH LONG....... 77 3.1. Những vấn đề đặt ra ....................................................................................... 77 3.2. Nhóm giải pháp tích cực định hƣớng truyền thông trong thời gian tới....... 78 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107 2
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GS.TS Giáo sƣ – Tiến sĩ PGS.TS Phó giáo sƣ – Tiến sĩ PT-TH Phát thanh – Truyền hình UBND Uỷ ban nhân dân TNVN Tiếng nói Việt Nam THVN Truyền hình Việt Nam ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long THVL Truyền hình Vĩnh Long BVTV Bảo vệ thực vật NXB Nhà xuất bản 3
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH 1. Bảng biểu: Bảng 2.1 Lƣợng rác thải thuốc bảo vệ thực vật đƣợc thu gom trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2015-2019 Bảng 2.2 Tổng hợp số lƣợng chƣơng trình và thời lƣợng phát sóng từ năm 2015-2019 của ba đài khảo sát Bảng 2.3 Kết quả khảo sát công chúng nghe truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp Bảng 2.4 Kết quả khảo sát nội dung truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp Bảng 2.5 Kết quả khảo sát mức độ tác động của nội dung truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp đến thính giả Bảng 2.6 Kết quả khảo sát ý kiến đề xuất của công chúng Bảng 2.7 Kết quả khảo sát mức độ nghe đài phát thanh của công chúng 2. Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Lƣợng rác thải thuốc bảo vệ thực vật đƣợc thu gom trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2015-2019 Biểu đồ 2.2 Những nội dung đƣợc tuyên truyền thƣờng xuyên trên sóng phát thanh huyện Biểu đồ 2.3 Số lƣợng tin, bài, chuyên mục truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp ở 3 đài khảo sát Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ tin, bài có âm thanh và không có âm thanh Biểu đồ 3.1 Những lĩnh vực thông tin mà thính giả quan tâm 3. Hình ảnh Hình 2.1 Nông dân vứt vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng Hình 3.1 Vĩnh Long xây dựng các hố chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật 4
- Hình 3.2 và 3.3 Liên kết với công ty Insee thu gom và xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định Hình 3.4 Mô hình “Cùng nông dân bảo vệ môi trƣờng” do Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long thực hiện Hình 3.5 Mô hình trồng rau trong nhà lƣới 5
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ô nhiễm môi trƣờng đã và đang là vấn đề bức xúc quan trọng luôn đƣợc các cấp, các ngành ở nƣớc ta đặc biệt quan tâm và tìm giải pháp khắc phục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở một quốc gia nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng do phát triển công nghiệp, tác nhân phóng xạ, khói bụi, phƣơng tiện giao thông, chất thải, rác thải sinh hoạt,… Ngoài những nguyên nhân trên còn có một tác nhân “thầm lặng” đƣợc ngành chuyên môn đánh giá là dù không tác động tức thì đến môi trƣờng nhƣng về lâu về dài mức độ nghiêm trọng của nó đối với môi trƣờng tự nhiên là không hề nhỏ - Đó chính là sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên – Môi trƣờng, hàng năm, cả nƣớc phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại – trong đó, có hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng trong quá trình canh tác và sản xuất nông nghiệp. So với tổng lƣợng rác thải hàng năm thì số lƣợng rác thải do sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ không nhiều. Tuy nhiên, chúng ta hãy thử nghĩ, cứ mỗi năm hơn 100.000 tấn mà kéo dài từ năm này qua năm nọ và không có giải pháp khắc phục triệt để thì hậu quả của nó đối với môi trƣờng là vô cùng lớn. Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nƣớc ta, với trên 70% dân số cả nƣớc là nông dân, hàng năm đóng góp khoảng 24% GDP và 30% giá trị xuất khẩu của cả nƣớc. Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng trƣởng tƣơng đối ổn định khoảng 4,5% năm đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, giúp xoá đói, giảm nghèo, cải thiện mức sống cho ngƣời dân và cải 6
- thiện đáng kể cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc là vấn đề môi trƣờng bị ô nhiễm nặng đã gây bức xúc xã hội và ngày càng đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và môi trƣờng nông thôn ở nƣớc ta. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đã và đang mở ra cho nền nông nghiệp nƣớc ta rất nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức. Nếu nhƣ trƣớc đây, ngƣời nông dân Việt Nam sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo phƣơng thức tiểu nông, với hình ảnh cốt lõi:“con trâu đi trƣớc, cái cày theo sau”,…. Thì ngày nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng yêu cầu là một trong những nƣớc xuất khẩu gạo, nông sản lớn của thế giới; đòi hỏi ngƣời nông dân Việt Nam phải thay đổi thói quen, tập quán canh tác độc canh cây lúa thành xen canh, luân canh, chuyên canh, thâm canh sản xuất nhiều loại cây trồng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm nông sản của quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Để các sản phẩm nông nghiệp đạt năng suất, chất lƣợng, sản lƣợng cao thì không thể nào sản xuất chỉ dựa vào các yếu tố tự nhiên nhƣ trƣớc nữa, mà thay vào đó cần phải có sự tác động và sử dụng các chất hóa học nhƣ: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay thậm chí là thuốc kích thích tăng trƣởng, tăng trọng,… Các chất hóa học nếu dùng với liều lƣợng vừa phải và đúng thời điểm trong quá trình sản xuất thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhƣ: giúp tăng năng suất, chất lƣợng, sản lƣợng cây trồng; làm to cây, đẹp quả, màu sắc bắt mắt, tăng trọng lƣợng,…, nâng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ ngƣời nông dân vì muốn thu đƣợc lợi nhuận kinh tế cao nên đã muốn rút ngắn thời gian sinh trƣởng và phát triển của cây, muốn cây mau ra hoa đậu trái, muốn cây cho năng suất cao hơn bình thƣờng,…, đã không ngần ngại sử dụng 7
- quá liều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trƣởng, phân bón hóa học hơn cho cây. Điều đó dẫn đến một lƣợng lớn thuốc bảo vệ thực vật tồn dƣ ngấm vào trong đất, bị thải ra ao, hồ, sông, rạch hoặc bốc hơi vào không khí gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí. Hơn thế nữa, không ít ngƣời nông dân sau khi sử dụng thuốc hóa học xong thì vứt thẳng vỏ chai chứa thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu xuống sông, rạch thay vì bỏ vào hố chứa rác. Mỗi ngày một ít sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng do sản xuất nông nghiệp gây ra. Vĩnh Long là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 80% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Thực hiện Đề án 03 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững, giai đoạn 2014 – 2020”, ngoài cây lúa, tỉnh Vĩnh Long đang từng bƣớc quy hoạch vùng trồng và sản xuất nhiều loại nông sản chủ lực khác, tạo sự phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu sang nƣớc ngoài. Nhiều vùng chuyên canh những loại cây đặc sản đã đƣợc quy hoạch nhƣ: khoai lang (huyện Bình Tân), chôm chôm (huyện Long Hồ), cam sành (huyện Tam Bình), bƣởi (thị xã Bình Minh),… Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, là thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp gây ra đang ngày càng gia tăng ở mức đáng báo động tại các vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long. Hàng ngày, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo in, tạp chí, truyền hình, phát thanh, báo điện tử…, ngƣời dân đƣợc thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở địa phƣơng mình. Từ đó, hiểu rõ hơn về tác hại, mức độ nguy hiểm của ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp để thay đổi thói quen, nhận thức của bản thân và cộng đồng trong việc chung 8
- tay bảo vệ môi trƣờng, cũng nhƣ bảo vệ an toàn sức khỏe của chính mình. Một trong những loại hình báo chí phù hợp và có tác động mạnh mẽ đến ngƣời dân vùng nông thôn chính là hệ thống Đài truyền thanh huyện, xã. Không cần tốn nhiều chi phí, những thông tin trên chiếc loa phát thanh của hệ thống đài truyền thanh cấp huyện sẽ đƣợc truyền đến tai ngƣời dân nông thôn tận xóm, ấp. Hay chỉ cần một chiếc radio nhỏ bỏ túi hoặc chiếc điện thoại có chức năng nghe đài thì ngƣời nông dân có thể vừa làm đồng vừa nghe phát thanh, không tốn nhiều thời gian, không bị tác động bởi không gian địa lý xa xôi hẻo lánh, vô cùng tiện lợi. Với những đặc trƣng trên, đài truyền thanh cấp huyện đã và đang phát huy đƣợc lợi thế của mình trong việc truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp đến với ngƣời dân vùng nông thôn. Vì những lẽ trên, tác giả chọn đề tài: “Truyền thông về ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long” làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài nghiên cứu “Truyền thông về ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long” là một vấn đề có tính cấp bách và rất có ý nghĩa đối với báo chí địa phƣơng – nhất là báo phát thanh. Song ở nƣớc ta hiện nay những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này còn chƣa đƣợc đề cập thƣờng xuyên. Tác giả chỉ tìm đƣợc một vài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực phát thanh nhƣ: “Nghề báo nói” của tác giả Nguyễn Đình Lƣơng, do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin in và phát hành năm 1993. Giáo trình “Báo chí phát thanh” do các tác giả của Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Đài Tiếng nói Việt Nam biên soạn 9
- (Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002). Giáo trình này tập trung nghiên cứu các lý thuyết , đặc điểm, vai trò liên quan đến báo chí phát thanh. Chuyên luận “Lý luận báo Phát thanh” của tác giả Đức Dũng, do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in và phát hành năm 2003, bao gồm 9 chƣơng, trong đó đề cập đến các vấn đề đặc trƣng loại hình và các thể loại báo phát thanh. Tài liệu “Phát thanh - Truyền thanh nông thôn” do Ban Địa phƣơng, Đài Tiếng nói Việt Nam dịch và lƣu hành nội bộ, tái bản năm 2005. Tài liệu này đã trình bày rõ các chuyên mục phát thanh, truyền thanh, các chƣơng trình thời sự tại các vùng nông thôn trên cả nƣớc, đồng thời cũng đƣa ra các chính sách, quy định của nhà nƣớc về các chính sách đất đai, trồng cây,…, để ngƣời dân nắm rõ. Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: “Mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ - thực trạng và giải pháp phát triển (dựa trên tư liệu khảo sát ở Vĩnh Long và An Giang)” của tác giả Nguyễn Thị Phƣớc thực hiện năm 2010 tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: “Hoàn thiện mô hình tổ chức họat động mạng lưới truyền thanh cơ sở các huyện ven biển tỉnh Bến Tre”, của Nguyễn Thanh Lâm, bảo vệ năm 2014, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: “Đổi mới phương thức hoạt động các đài truyền thanh cấp huyện ở Cần Thơ hiện nay” của tác giả Đặng Ngọc Nhẫn bảo vệ năm 2015 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: “Hệ thống Đài Phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin” của tác giả Trần Thị Quỳnh An, bảo vệ năm 2017, tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). 10
- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: “Vai trò của Đài truyền thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành Hà Nội (khảo sát các Đài Phát thanh Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, 2016 – 2017)”, của tác giả Đặng Đình Sáng, bảo vệ năm 2019, tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu vừa nêu trên đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động, những ƣu điểm, hạn chế của hệ thống phát thanh, truyền thanh cơ sở. Thông qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động, trọng tâm là chất lƣợng nội dung, hình thức thể hiện và đổi mới mô hình, phƣơng thức hoạt động phù hợp trong điều kiện thực tế và tình hình phát triển phát thanh hiện nay. Tuy nhiên, tác giả lại chƣa tìm đƣợc nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Do đó, với đề tài luận văn này, tác giả sẽ đi sâu, khảo sát và tập trung nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp ở các địa phƣơng trong tỉnh Vĩnh Long (khảo sát huyện Bình Tân, Long Hồ và Tam Bình). Đồng thời, làm rõ vai trò truyền thông của hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện ở từng địa phƣơng. Từ đó, nêu ra giải pháp thực hiện tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở khung lý thuyết liên quan, luận văn sẽ khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng việc sử dụng hệ thống truyền thanh cấp huyện này một cách có hiệu quả để truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông 11
- nghiệp đến gần với thính giả; góp phần nâng cao nhận thức và định hƣớng hành động đúng cho ngƣời dân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích, tác giả xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Làm rõ khái niệm về truyền thông, truyền thanh, phát thanh, các cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu về truyền thông ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long. - Khảo sát, phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề “Truyền thông về ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Luận văn khảo sát tại 3 đài truyền thanh huyện Bình Tân, Long Hồ và Tam Bình – mà tác giả cho là những đài huyện tiêu biểu của ba huyện thuần nông ở tỉnh Vĩnh Long. - Thời gian khảo sát: 5 năm (2015 – 2019) - Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong lĩnh vực trồng trọt. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: 12
- - Phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng phiếu trƣng cầu ý kiến công chúng và có bảng tổng hợp kết quả điều tra ý kiến, phát phiếu khảo sát, thu thập các dữ liệu, ý kiến đánh giá của của công chúng. - Phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu tài liệu Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các đài truyền thanh huyện ở tỉnh Vĩnh Long nhƣ: Bình Tân, Long Hồ và Tam Bình. Trong đó có các dữ liệu về quá trình hình thành và phát triển của các Đài và thực trạng vấn đề truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp tại các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long hiện nay. - Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp Đƣợc sử dụng để sắp xếp, tổng hợp dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc một cách khoa học nhất, biến dữ liệu sơ cấp thành dữ liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng vấn đề truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp tại các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long. - Phƣơng pháp phân tích Đƣợc sử dụng để phân tích và đánh giá những thành công cũng nhƣ những tồn tại liên quan đến thông tin về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp tại các Đài truyền thanh huyện ở tỉnh Vĩnh Long, nhằm đề ra các giải pháp hoàn thiện. - Phƣơng pháp Phỏng vấn sâu Tác giả xây dựng bộ câu hỏi để phỏng vấn lãnh đạo các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long, phỏng vấn đại diện cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và nông dân sản xuất giỏi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ công tác truyền thông ở từng địa phƣơng đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. 13
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ hơn vấn đề “Truyền thông về ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp trên các đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long”, làm cơ sở để giúp đánh giá, phân tích thực trạng ô nhiễm môi trƣờng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long để hiệu quả truyền thông đạt kết quả tốt hơn. Từ đó, giúp ngành chuyên môn và các địa phƣơng nhìn rõ đƣợc thực tế, tìm giải pháp khắc phục để có hƣớng điều chỉnh, lựa chọn nội dung, hình thức truyền tải thông tin hợp lý để nâng cao hiệu quả truyền thông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có giá trị tham khảo về thực tiễn thông qua những số liệu chứng minh, thống kê cụ thể, xác thực về thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ hoạt động truyền thông của các đài truyền thanh huyện ở tỉnh Vĩnh Long về vấn đề trên. - Về mặt chuyên môn: Luận văn này sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ làm phát thanh của các đài truyền thanh cấp huyện hiểu đúng, hiểu đủ về công tác truyền thông trong lĩnh vực môi trƣờng – mà cụ thể hơn là thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp. - Về mặt xã hội: tác động nâng cao nhận thức, ý thức của ngƣời dân đối với môi trƣờng. Từ đó, góp phần chuyển biến tích cực, thay đổi hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng. - Về mặt kinh tế: một khi công tác truyền thông mang lại hiệu quả tích cực sẽ góp phần hạn chế đƣợc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp. Nhƣ vậy, các địa phƣơng sẽ không phải tiêu hao một khoản tiền trong ngân sách nhà nƣớc để sử dụng cho việc khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trƣờng hoặc triển khai các phƣơng án phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. 14
- Những nghiên cứu trong luận văn có thể làm cơ sở giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, các phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo Đài và ngƣời dân hiểu sâu sắc hơn về thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng mình. Từ đó, có chủ trƣơng, cơ chế chính sách, giải pháp phù hợp trong việc tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân chung tay bảo vệ môi trƣờng sống ngày càng trong lành và thân thiện hơn. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng . Cụ thể: - Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về truyền thông về ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp trên báo chí. - Chƣơng 2: Khảo sát vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp trên 3 đài truyền thanh huyện ở Vĩnh Long. - Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng đài truyền thanh huyện trong truyền thông về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long. 15
- Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN BÁO CHÍ 1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.1.1. Truyền thông Truyền thông theo tiếng Anh là “Communication”, nghĩa là sự truyền đạt thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc. Thuật ngữ “truyền thông” có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Communis” với nghĩa là “làm cho phổ biến, công cộng”. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đƣờng, phƣơng tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội. Nhờ truyền thông, giao tiếp con ngƣời tự nhiên trở thành con ngƣời xã hội. Hiện nay, tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu, các học giả đã đƣa rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Tác giả Dƣơng Xuân Sơn cho rằng: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” [29, tr.9]. Ở định nghĩa này, tác giả lƣu ý đến hai khía cạnh: Thứ nhất, truyền thông là một quá trình - có nghĩa nó không phải là một việc làm nhất thời, mà là quá trình mang tính liên tục. Đây là quá trình trao đổi hoặc chia sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể và không chỉ có một bên cho và một bên nhận mà cả hai bên đều cho và nhận. Thứ hai, truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông. Cuối cùng, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không mỗi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa. Còn theo tác giả Tạ Ngọc Tấn: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm ngƣời trong xã hội nhằm đạt đƣợc sự hiểu biết lẫn 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 122 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 112 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 57 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 57 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016-2017
95 p | 66 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí đại phương
126 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 50 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Quản trị bình luận của độc giả về vấn đề môi trường
99 p | 35 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 49 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí biên phòng tuyên truyền về sự nghiệp bảo vệ biên giới
161 p | 30 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn