intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

116
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------- HOÀNG MINH HẠNH VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội, 2015 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------------- HOÀNG MINH HẠNH VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60320101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. Đinh Văn Hƣờng Hà Nội, 2015 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS,TS. Đinh Văn Hƣờng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và những thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Hoàng Minh Hạnh 3
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn “Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay”, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các thầy cô bộ môn Báo chí học – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin trân trọng cảm ơn BGH Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng tập thể thầy cô giáo bộ môn Báo chí học đã hết sức tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn của mình. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn PGS,TS. Đinh Văn Hƣờng, ngƣời đã luôn tận tình chia sẻ những hiểu biết, kiến thức và kinh nghiệm để giúp tôi định hƣớng đƣợc đƣờng đi, thực hiện luận văn một cách tốt nhất. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất hy vọng nhận đƣợc những ý kiến góp ý từ thầy cô, bạn bè, những phóng viên, nhà báo, những nhà nghiên cứu hoặc ngƣời quan tâm đến vấn đề này để có thể hoàn thiện và phát triển đề tài ở cấp độ cao hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Hoàng Minh Hạnh 4
  5. DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN Trang Hình 2.1: Biểu đồ sử dụng cụm từ “cán chết” và “tử vong” 55 Hình 2.2. Biểu đồ đưa tin về bà Tưng 57 Hình 2.3. Giao diện chuyên trang Tấm Gương báo Tiền phong 59 Hình 2.4. Giao diện trang chủ báo Thanh Niên 60 Hình 2.5. Ảnh chụp giao diện kết quả tìm kiếm google về lá thư gửi 66 bố nơi đảo xa 5
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TÊN BÁO TÊN MIỀN VnExpress VnExpress.net Vietnamnet Vietnamnet.vn Dân trí Dantri.com.vn Tuổi Trẻ Tuoitre.vn Thanh Niên www.thanhnien.com.vn Pháp luật TP.HCM phapluattp.vn Lao động Laodong.com.vn Ngƣời lao động Nld.com.vn Kiến thức Kienthuc.net.vn Zing News.zing.vn Báo Đất Việt Baodatviet.vn Gia đình Việt Nam www.giadinhvn.vn Ngôi sao Ngoisao.net VTC Vtc.vn Năng lƣợng mới petrotimes.vn VOV vov.vn An Ninh Thủ Đô anninhthudo.vn Giáo dục giaoduc.net.vn Dân Việt Danviet.vn Đời sống pháp luật www.doisongphapluat.com Công an nhân dân cand.com.vn Infonet Infonet.vn Thế giới vi tính www.pcworld.com.vn Phụ nữ Việt Nam http://www.phunuvietnam.com.vn/ Kinh doanh & Pháp luật kinhdoanhnet.vn Sức khỏe Đời sống suckhoedoisong.vn Gia đình Việt Nam www.giadinhvn.vn Phụ nữ Today phunutoday.vn 6
  7. MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 9 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 11 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 15 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 15 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: .............................................. 16 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: .................................................... 16 7. Cấu trúc của luận văn: ............................................................................... 17 Chƣơng 1: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ .......................................................... 18 1.1. Quan niệm về đạo đức nhà báo ............................................................... 18 1.2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật .................................................. 28 1.3. Những yêu cầu về đạo đức nhà báo ở Việt Nam .................................... 33 1.4. Về Báo mạng điện tử............................................................................... 40 1.5. Những vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên Báo mạng điện tử......................................................................................................................41 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 54 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY ............................................... 56 2.1 Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay ..................................................................................... 56 7
  8. 2.2. Nguyên nhân hiện tƣợng vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay ............................................................................................... 85 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 97 Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC CỦA NHÀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ. ......................................................................................... 98 3.1.Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về báo chí ...................................... 98 3.2.Nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí. ............................ 105 3.3.Nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên/ biên tập viên ............................. 107 3.4.Nâng cao văn hóa tiếp nhận và tham gia cho công chúng ...................... 118 KẾT LUẬN .................................................................................................. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 124 8
  9. MỞ ĐẦU 1. L do chọn ề tài Nghề nghiệp nào cũng cần có những quy định, những chuẩn mực riêng trong hoạt động của mình và nghề làm báo cũng không phải là một ngoại lệ. Thật khó hình dung nổi nếu nhƣ đời sống xã hội, nhất là một xã hội văn minh, lại thiếu đi hoạt động của phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tính từ khi tờ báo đầu tiên ra đời (năm 1690), trong bốn thế kỷ tồn tại, báo chí đã trở thành phƣơng tiện, đồng thời trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đƣợc của con ngƣời. Nói cách khác, báo chí đã tự xác định cho mình những chức năng to lớn phục vụ con ngƣời và phục vụ cho sự tồn tại, phát triển xã hội loài ngƣời. Ngƣợc lại, con ngƣời càng phát triển, xã hội càng phát triển, càng đòi hỏi nhiều hơn và tạo ra những khả năng mới, kỳ diệu cho việc thu nhận, chuyển tải và tái hiện thông tin - tức là cho hoạt động báo chí. Hoạt động báo chí thuộc về hoạt động chính trị - xã hội liên quan mật thiết đến tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời. Ở đó, dù khách quan đến mức nào, ngƣời làm báo cũng bộc lộ cách nhìn, thái độ, phƣơng pháp tiếp cận và sự bình giá của mình đối với những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Và bằng tầm ảnh hƣởng rộng lớn của mình, có thể hiểu rằng báo chí góp phần định hƣớng cho sự hình thành tƣ tƣởng của mỗi ngƣời và sự thống nhất cao trên phạm vi toàn xã hội. Tìm hiểu, nghiên cứu về đạo đức nhà báo không chỉ cần thiết cho những ngƣời làm báo chí, truyền thông mà ngay cả đối với những ngƣời tiếp nhận thông tin điều này cũng vô cùng cần thiết bởi trong xu hƣớng phát triển của báo chí hiện đại, ranh giới giữa nhà báo và công chúng tiếp nhận đang ngày càng đƣợc rút ngắn, xóa nhòa. Trong những thập kỷ gần đây, bƣớc nhảy vọt của kỹ thuật truyền thông là một trong những hiện tƣợng gây tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, 9
  10. làm thay đổi bản chất xã hội cũng nhƣ đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hóa và thói quen của con ngƣời. Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử - loại hình báo chí mới mẻ với những đặc điểm không một loại hình báo chí nào cạnh tranh đƣợc nhƣ khả năng đa phƣơng tiện (multimedia), tính tƣơng tác cao, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, tính thời sự và phi định kì khiến cho thông tin trên báo mạng điện tử là thông tin sống động nhất, nóng nhất, tƣơi mới nhất vì có thể cập nhật từng giờ, từng phút, thậm chí từng giây. Nhƣng đi kèm với những tiện ích đó, vấn đề đạo đức báo chí trong môi trƣờng truyền thông kỹ thuật số lại càng trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay. Những khối lƣợng thông tin lớn đƣợc chuyển tải tin tức từng giây, từng phút trên các trang báo mạng, trang thông tin điện tử khiến con ngƣời không còn đủ khả năng kiểm soát thông tin. Hiện tƣợng vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn và trở thành nỗi lo của nhiều ngƣời có trách nhiệm và dƣ luận xã hội. Trong một vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện của Mạng xã hội đã đẩy các trang báo điện tử ở Việt Nam vào một cuộc đua khốc liệt trong việc truyền tải thông tin. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có khả năng truy cập Internet và một trang cá nhân trên mạng xã hội, bất cứ công dân nào cũng có thể trở thành ngƣời đƣa tin. Đối với hoạt động báo chí, sự xuất hiện của Mạng xã hội giống nhƣ con dao hai lƣỡi, và trong cuộc đua khốc liệt để truyền tải thông tin ấy, đã không ít ngƣời làm báo phạm phải sai lầm khi lạm dụng mạng xã hội mà đánh mất đi lƣơng tâm nghề nghiệp của ngƣời cầm bút. Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu vào sự sa sút về mặt chất lƣợng của báo mạng điện tử hiện nay, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm đạo đức nghề nghiệp 10
  11. của các nhà báo, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế và giảm thiểu tối đa hiện tƣợng này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan ến ề tài 2.1. Trên thế giới Báo chí xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 17. Trải qua quá trình phát triển vài trăm năm, vấn đề đạo đức, nghề nghiệp của nhà báo luôn đƣợc quan tâm. Đã có rất nhiều cuốn sác đề cập hoặc nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống và bài bản. Tiêu biểu phải kể đến những cuốn nhƣ: + The Elements of Journalism (Những yếu tố của nghề báo) của tác giả Bill Kovach & Tom Rosenstiel. Với lời đề tựa: “Điều mà những ngƣời làm báo nên biết và công chúng nên đòi hỏi”, hai tác giả, bằng ngòi bút sắc sảo phân tích nền báo chí Mỹ: điểm mạnh và điểm yếu. Các tác giả cũng dành nhiều trang để nêu những nguyên tắc căn bản của nghề báo trong đó nguyên tắc tôn trọng sự thật đƣợc đặt lên hàng đầu. + The Principles of Multimedia Journalism (Những nguyên tắc của báo chí đa phƣơng tiện). Tác giả Richard Hernandez và Jeremy Rue đều là những nhà báo giàu kinh nghiệm. Hai tác giả đã hệ thống hóa, phân loại các đặc tính của tác phẩm báo chí trên nền tảng kĩ thuật số. Bằng cách đó, các tác giả đã tạo cơ hội cho các sinh viên báo chí và các chuyên gia một cách để hiểu về tầm quan trọng trong việc dàn dựng câu chuyện trong một kỷ nguyên hội tụ. + Gatekeeping in Transition (Kiểm duyệt báo chí). Tác giả: Tim P.Vos, Francois Heinderyckx. Báo chí đang thay đổi từng ngày: từ cách sản xuất, loại hình, phƣơng tiện lẫn các kênh chuyển tải. Với những thực tế thay đổi đó, việc kiểm duyệt báo chí có thay đổi gì không? Cuốn sách trả lời câu hỏi đó. 11
  12. + Ethics for Digital Journalists (Đạo đức cho Nhà báo kỹ thuật số). Tác giả Lawrie Zion, David Craig. Sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử đã dẫn đến những sự phức tạp trong đạo đức nghề nghiệp của báo chí. Trong khi những nguyên tắc đạo đức truyền thống không thay đổi nhiều thì việc áp dụng nó lên một nền tảng điện tử lại đầy khó khăn và thách thức. Trong cuốn Ethics for Digital Journalists, hai tác giả đã phỏng vấn những nhà báo kinh nghiệm và các học giả nghiên cứu về báo chí nhằm đƣa ra những cách thực hành tích cực nhất cho báo chí kỹ thuật số. + Journalism Ethics: Arguments and Cases for the 21st Century (Đạo đức báo chí: Lý luận và Dẫn chứng cho thế kỷ 21 ). Tác giả: Roger Patching, Martin Hirst. Cuốn sách đề cập cả lý thuyết và thực hành của đạo đức báo chí. + Explorations in Global Media Ethics (Khám phá đạo đức truyền thông thế giới). Tác giả: Muhammad Ayish, Shakuntala Rao. Cuốn sách đƣợc xuất bản trong series Nghiên cứu về báo chí. + Principles of American Journalism: An Introduction (Những nguyên tắc của Báo chí Mỹ: Phần giới thiệu). Tác giả: Stephanie Craft và Charles N.Davis. Đây là cuốn sách giới thiệu cho các sinh viên báo chí giá trị cốt lõi của báo chí và vai trò quan trọng của nó trong xã hội dân chủ. + The New Ethics of Journalism: A Guide for the 21 st Century (Những quy tắc đạo đức mới cho báo chí: Một sự chỉ đƣờng cho thế kỷ 21). Tác giả: Kelly McBride và Tom Rosenstiel. Tác phẩm bao gồm các chƣơng thể hiện quyền, trách nghiệm của các nhà báo (vd: giá trị, văn hóa đƣa tin), những bối cảnh liên quan (chủ sở hữu, độc giả, kinh tế học, công dân) và những điểm áp lực (sự chính xác, xung đột lợi ích, thành kiến, đƣa tin về những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng). 12
  13. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của các học giả ngƣời Nga đƣợc dịch ra tiếng Việt phải kể đến: “Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo” (G.V.Ladutina), “Cơ sở lý luận của báo chí” tập 2 (E.P.Prôkhôrốp), “Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo” (G.V.Lazutina), “Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn” (V.V.Vôrôsilốp), “Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và nghịch lý” (X.A.Mikhailốp), “Giao tiếp trên truyền hình trước ống kính và sau ống kính camera” (X.A.Muratốp), “Báo chí điều tra” (A.A.Chertƣchơnƣi), “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” (Helena Thorfinn) 2.2. Ở Việt Nam Vấn đề đạo đức báo chí từ lâu đã đƣợc nhiều học giả quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam. Có thể kể đến một số cuốn sách tiêu biểu nhƣ: “Nghề báo nghiệp văn” – tác giả Phan Quang, nhà xuất bản Thông tấn năm 2005, “Cẩm nang đạo đức báo chí” – tác giả GS, TS Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS Đinh Thị Thúy Hằng, 2009, “Đạo đức về nghề nghiệp của nhà báo” – tác giả Nguyễn Thị Trƣờng Giang, nhà xuất bản Chính trị - Hành chính năm 2011 , “Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí xuất bản”, Nhiều tác giả, NXB Thông tin và Truyền thông, 2012, Một số văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về Hoạt động Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, NXB Thông tin và Truyền thông, 2012, “Đạo đức Nghề Báo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – tác giả: PGS. TS Hoàng Đình Cúc, NXB Chính trị Quốc gia, “100 quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” – tác giả: TS.Nguyễn Thị Trƣờng Giang, NXB Chính trị Quốc gia, 2014. Tuy nhiên ở các đầu sách này, vấn đề đạo đức nhà báo đƣợc khái quát là một trong những yêu cầu trong hoạt động nghề nghiệp của ngƣời làm báo. 13
  14. Ngoài ra, một số Hội thảo khoa học trong nƣớc cũng có bàn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nhƣ: + Hội thảo "Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số" do Khoa Báo chí và Truyền thông (Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN) phối hợp với Viện KAS (CHLB Đức) tổ chức ngày 10/06/2015. Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. + Hội thảo "90 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Truyền thống, bản lĩnh và trách nhiệm" do Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 18/6/2015 tại Hà Nội. + Hội thảo “Đạo đức báo chí trong khai thác và xử lý nguồn tin” do Hội Nhà báo Khánh Hòa tổ chức ngày 26/09/2014. + Hội thảo “Đạo đức nghề báo trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Viện KAS (Konrad Adenauer Stiftung) tổ chức ngày 17/3/2014. Kế thừa những cơ sở lý luận nền tảng, cập nhật thêm những kiến thức mới về truyền thông hội tụ, về mạng xã hội, luận văn này tập trung đi sâu vào một khía cạnh rõ ràng, nhất quán, trong một phạm vi nhất định, đó là Vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay – dựa trên việc khảo sát phản ứng của một số báo mạng điện tử trong năm 2013 và 2014 trƣớc một số hiện tƣợng truyền thông nổi cộm. 14
  15. 3. M c tiêu, nhiệm v nghiên cứu 3.1 M c tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của ngƣời làm báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. 3.2 Nhiệm v nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của những ngƣời làm báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. - Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam nói chung, và đội ngũ làm báo mạng điện tử nói riêng. 4. Đối tƣ ng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣ ng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát phản ứng của một số báo mạng có số lƣợng độc giả lớn ở Việt Nam hiện nay với các vấn đề nổi bật trong giới truyền thông trong năm 2013 và 2014. 15
  16. 5. Cơ sở l luận và phƣơng pháp nghiên cứu: 5.1 Cơ sở l luận Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác–Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về công tác tƣ tƣởng và báo chí; lý luận báo chí về vai trò, chức năng và nguyên tắc hoạt động của báo chí; chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp báo chí và sự tác động qua lại giữa đạo đức và các hình thái ý thức xã hội khác. 5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu c thể  Phƣơng pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích nội dung các tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử (bao gồm cả những bài viết, hình ảnh, những video clip hoặc những đoạn âm thanh) và những câu trả lời thu đƣợc qua phỏng vấn sâu.  Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Đƣợc sử dụng dùng để phỏng vấn một số phóng viên, biên tập viên, nhà quản lý báo chí, nghiên cứu báo chí, công chúng nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân về thực trạng đạo đức nghề nghiệp của nhà báo hiện nay cũng nhƣ nhận thức của họ về vấn đề này. 6. Ý nghĩa l luận và thực tiễn của ề tài: 6.1. Ý nghĩa l luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đổi mới và làm phong phú thêm lý luận báo chí, truyền thông hiện đại và thực tiễn của báo mạng điện tử hiện đại và vấn đề vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. 16
  17. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là một trong những cơ sở để các tổ chức, cá nhân sau đây tham khảo và vận dụng: - Các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí; - Các tòa soạn báo chí; - Các cơ sở đào tạo báo chí; - Các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí - Những ai quan tâm lĩnh vực này - Cho chính tác giả luận văn 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chƣơng, 14 tiết, 116 trang. Nội dung của luận văn đƣợc trình bày theo thứ tự các chƣơng sau đây: Chƣơng 1: Quan niệm về đạo đức nhà báo và lý luận chung về báo mạng điện tử. Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, kiến nghị để khắc phục vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên báo mạng điện tử. 17
  18. Chƣơng 1: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1. Quan niệm về ạo ức nhà báo 1.1.1 Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề nghiệp” Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “Đạo đức”. Theo định nghĩa của sách giáo khoa Giáo dục công dân bậc Trung học phổ thông, “Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội, mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và của xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có những quan niệm về đạo đức khác nhau”. Và cần phân biệt rất rõ khái niệm “đạo đức” và “pháp luật”. Dù cùng có mục đích để điều chỉnh hành vi của con ngƣời, nhƣng đạo đức đƣợc thực hiện dựa trên sự tự giác của con ngƣời với các chuẩn mực do xã hội đề ra, còn pháp luật đƣợc thực thi một cách bắt buộc, theo những quy tắc, quy định bằng văn bản chính thống do nhà nƣớc đề ra. Tham khảo trên Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, “ “Đạo đức” là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.”. Đứng trên khía cạnh khác, “Đạo đức” là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con ngƣời, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ 18
  19. cá nhân –xã hội. Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngƣời với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Theo giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, các tác giả Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang thì: "Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác (...) Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc" – [19, tr. 252] Đạo đức nghề nghiệp: là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện để là tên gọi khoa học về cách sử dụng nghề nghiệp của con ngƣời (Déon: bổn phận cần phải làm, logos: học thuyết - Déontologic đƣợc nhà triết học Anh Bentam sử dụng có ý nghĩa là nghĩa vụ luận, đạo đức nghề nghiệp). Đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó; Là tổng hợp của các quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của 1 lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của nó trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể với xã hội,... 19
  20. Tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lƣợng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp. Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội đều có nét chung, nhƣng đạo đức trong lĩnh vực nghề nghiệp có những đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Ví dụ nhƣ: Thầy thuốc phải có lòng trắc ẩn Thầy giáo phải là ngƣời mô phạm Nhà báo phải trung thực Nhà chính trị phải có lòng nhân hậu đặc biệt với nhân dân.... 1.1.2 Đạo đức nhà báo Nghề báo tuy không có một bộ luật đạo đức nghề nghiệp riêng nhƣng cũng có các văn bản bao gồm các quy tắc đạo đức hành nghề cho báo giới và đƣợc các hội đoàn báo chí thông qua. “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp”. Các quy tắc này áp dụng trong nhiệm vụ của nhà báo (nghĩa vụ thông tin, tôn trọng độc giả, lợi ích xã hội, quyền đƣợc biết) và quy định tính chính đáng cũng nhƣ tính đáng tin cậy của nhiệm vụ báo chí (độc lập với các quyền lực chính trị hoặc kinh tế, tôn trọng đời tƣ, bảo vệ nguồn cung cấp thông tin v.v...). Tóm lại, có thể nói quy tắc đạo đức hành nghề báo chí bao gồm toàn bộ các tiêu chuẩn nghề nghiệp giám sát lƣơng tâm nghề nghiệp của một thông tin viên (nhà báo). Các tiêu chuẩn này dựa trên 2 nguyên tắc căn bản: trách nhiệm xã hội và sự thật thông tin. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2