Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Sử dụng đa phương tiện trong việc truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử
lượt xem 10
download
Trên cơ sở khảo sát ba trang báo điện tử Vneconomy, Tuổi Trẻ Online, và VietnamPlus trong thời gian 6 tháng, luận văn sẽ chỉ ra thực tế sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử; đánh giá về vai trò và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất của việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Sử dụng đa phương tiện trong việc truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN XUÂN MIÊN SỬ DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRONG VIỆC TRUYỀN TẢI THÔNG TIN KINH TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ (Khảo sát các trang báo vneconomy.vn, tuoitre.vn, vietnamplus.vn từ tháng 06/2014 đến tháng 12/2014) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Chuyên ngành: Báo chí học HÀ NỘI, 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN XUÂN MIÊN SỬ DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRONG VIỆC TRUYỀN TẢI THÔNG TIN KINH TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ (khảo sát trên các trang báo vneconomy.vn, tuoitre.vn, vietnamplus.vn từ tháng 06/2014 đến tháng 12/2014) Chuyên ngành: Báo chí học Mã số : 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang. Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn tòan trung thực và khách quan, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Xuân Miên
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Với sự chỉ dẫn, góp ý rất tận tình, cùng những lời nhắc nhở, động viên của cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo của ba tờ báo điện tử là VietnamPlus, Vneconomy, Tuổi Trẻ Online cùng với những phóng viên kinh tế đang làm việc tại một số báo điện tử ở Việt Nam đã hỗ trợ thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp để giúp tôi có được kết quả nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Xuân Miên
- DANH MỤC VIẾT TẮT GS Giáo sư PGS, TS Phó giáo sư, Tiến sĩ ĐH Đại học NXB Nhà xuất bản PT - TH Phát thanh – Truyền hình TBKTVN Thời báo Kinh tế Việt Nam
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU, ẢNH Trang Bảng 2.1 Bảng thống kê so sánh các yếu tố đa phương tiện trên 3 báo điện tử 63 Biểu 2.1 Biểu đồ so sánh các yếu tố đa phương tiện trên Vneconomy, Tuổi Trẻ 61 Online và VietnamPlus Biểu đồ so sánh tỷ lệ sử dụng đa phương tiện trên 3 trang báo điện tử 2.2 64 Ảnh 2.1 Giao diện của báo điện tử Vneconomy 32 2.2 Alexa.com xếp hạng báo Tuổi Trẻ Online 34 2.3 Nhiều tin trên Tuổi Trẻ Online chỉ sử dụng text để truyền tải thông 39 tin Tin, bài trên VietnamPlus không sử dụng sapo 2.4 40 Ảnh trên Vneconomy thường có chất lượng tốt 2.5 41 Một số tin, bài trên VietnamPlus chỉ sử dụng text để truyền tải thông 2.6 tin 45 Biểu đồ về biến động của thị trường chứng kháng ngày 31/12 2.7 VietnamPlus có chủ trương sử dụng đồ họa để truyền tải thông tin 47 2.8 48 0.1.1.1. VietnamPlus có nội dung tin, bài ngắn gọn khi xuất hiện yếu 2.9 tố đồ họa 50 Một bài viết trên Tuổi Trẻ dài gần 2000 chữ, được audio hóa Việc sử dụng video trên Tuổi Trẻ Online chưa thực sự được quan tâm 2.10 đúng mức 51 2.11 Đồ họa trên VietnamPlus thường chỉ kết hợp với text 54 2.12 79
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................2 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN TẢI THÔNG TIN KINH TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ....................................11 1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 11 1.2. Nội dung và đặc điểm của thông tin kinh tế trên báo điện tử .......................... 15 1.3. Những yếu tố cơ bản của đa phương tiện: ....................................................... 21 1.4. Vai trò của việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. ..................................................................................................................... 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN TẢI THÔNG TIN KINH TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..............31 2.1. Giới thiệu về các tờ báo trong diện khảo sát .................................................... 31 2.2. Khảo sát việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử Vneconomy, Tuổi Trẻ Online, VietnamPlus ...................................................... 37 2.3. Những đánh giá về hiệu quả việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử ............................................................................................ 64 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN TẢI THÔNG TIN KINH TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ....73 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế báo điện tử .................................................................................... 73 3.2. Giải pháp trong việc sử dụng sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử .................................................................................................... 77 KẾT LUẬN ...............................................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................89 PHỤ LỤC...................................................................................................................................94 1
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Báo điện tử ra đời vào những năm 90 của thế kỷ XX. Chicago Tribune là phiên bản điện tử đầu tiên trên thế giới, ra đời vào tháng 5/1992. Rất nhanh chóng sau đó, nhiều cơ quan báo chí, hãng thông tấn trên thế giới cho ra đời phiên bản điện tử, số lượng các trang báo điện tử tăng lên. Cơn sốt vàng của thời thông tin trực tuyến thực sự bắt đầu. Ở Việt Nam, trang báo điện tử đầu tiên là tạp chí Quê Hương (ra mắt ngày 31/12/1997). Ngay sau đó, nhiều cơ quan báo chí khác đã cho ra mắt các phiên bản điện tử. Sự ra đời của báo điện tử ở Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng lớn trong lĩnh vực truyền thông nước nhà. So với những loại hình báo chí truyền thông như: Báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử có nhiều ưu thế vượt trội. Với những đặc trưng như: tính đa phương tiện, tính thời sự phi định kỳ, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin, khả năng tương tác cao, báo điện tử đã khắc phục những hạn chế của các loại hình báo chí truyền thống để bước lên trở thành loại hình báo chí ưu việt trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt, với ưu điểm tính đa phương tiện, báo điện tử là sự tích hợp các phương thức truyền tải thông tin của các loại hình báo chí truyền thống, giúp hấp dẫn độc giả hơn cũng đồng thời nâng cao hơn hiệu quả tiếp nhận thông tin của độc giả. Nói đến tầm quan trọng của thông tin kinh tế trên báo chí, quay ngược trở lại lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam chúng ta có thể thấy rất rõ điều này. Trong gần 90 năm phát triển của báo chí Việt Nam, cho đến trước năm 1986 hầu hết các tờ báo ở Việt Nam đưa tin chính trị, xã hội phục vụ cho mục đích đấu tranh với quyền lợi của người dân, phục vụ chủ yếu cho các mục tiêu về chính trị của dân tộc. Thời kỳ thực dân phong kiến có rất ít tờ báo chuyên về dạy cách làm kinh tế như Nông Cổ Mím Đàm… Còn dòng báo chủ lưu là 2
- đấu tranh chính trị với sự ra đời của tờ Thanh Niên, sau này là các tờ báo như Cứu Quốc, Độc Lập… Thời kỳ chống Pháp, Mỹ, thông tin kinh tế vẫn chưa có điều kiện để phát triển. Bước sang thời kỳ đổi mới, thông tin kinh tế đã được coi trọng hơn trước với sự ra đời của nhiều tờ báo kinh tế như: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đầu tư, Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Không chỉ có những tờ báo chuyên về lĩnh vực kinh tế, thông tin kinh tế trên báo chí còn được xuất hiện trên những tờ báo lớn như một lĩnh vực không thể thiếu. Báo điện tử ra đời và nhanh chóng phát triển, các tờ báo chuyên về kinh tế cũng nhanh chóng có những phiên bản điện tử, báo điện tử để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng về lĩnh vực quan trọng này. Có nhiều trang báo điện tử chuyên về kinh tế như: baodautu.vn (Báo Đầu tư), baocongthuong.com.vn (Báo Công thương), vneconomy.vn (Thời báo Kinh tế Việt Nam), thesaigontimes.vn (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) vv… Nhiều trang báo điện tử cũng ra đời những chuyên trang về kinh tế hoặc liên quan đến kinh tế thị trường như báo vietnamnet.vn với chuyên trang kinh tế, báo dantri.com.vn với chuyên trang kinh doanh, báo tuoitre.vn với chuyên trang kinh tế. Có thể nói, những thông tin về lĩnh vực kinh tế là những thông tin vô cùng quan trọng, bất cứ một thông tin liên quan đến kinh tế đều có tác động rất lớn đến độc giả, đến sự biến động của kinh tế, tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội và cả đối với báo chí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng thông tin kinh tế trên báo chí hiện nay, cụ thể là đối với báo điện tử vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có thể dùng hai từ “khô khan” để gọi tên chính xác những thông tin kinh tế trên báo chí. Sự thật là độc giả thích đọc những bài báo với những tiêu đề giật gân câu khách hơn là những thông tin kinh tế với những con số, những bài chỉ có hoàn toàn là chữ, số liệu. Số liệu làm nên cái hồn của bản tin kinh tế, đồng thời cũng làm nó khô khan, nhàm chán 3
- Vì vậy, việc thực hiện những tin, bài về lĩnh vực kinh tế để mang lại hiệu quả là một câu hỏi khó đối với phóng viên. Một trong những giải pháp đó là sử dụng tính đa phương tiện để truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. Như đã nói, tính đa phương tiện là một trong những đặc trưng rất quan trọng của báo điện tử, đó là sự tích hợp những phương thức truyền tải thông tin của các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình), bao gồm: văn bản, hình ảnh, đồ họa, audio, video và các chương trình tương tác. Nhờ ưu điểm này mà những thông tin đăng tải trên báo điện tử hấp dẫn độc giả hơn, giúp độc giả tiếp nhận thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn. Đối với những thông tin kinh tế cũng vậy, việc sử dụng tính đa phương tiện để truyền tải thông tin là vô cùng cần thiết nhưng dường như các trang báo điện tử (cả chuyên về lĩnh vực kinh tế hay không chuyên về lĩnh vực kinh tế) vẫn chưa thực sự vận dụng tối đa hiệu quả. Các thông tin kinh tế vốn khô khan chỉ được đăng tải bằng những dòng chữ dài và tẻ nhạt, ảnh được sử dụng khá ít, các hình ảnh đồ họa thường chỉ được các tờ báo chuyên về lĩnh vực kinh tế sử dụng, video và audio thì dường như rất ít được sử dụng. Tuy nhiên, trong việc sử dụng đa phương tiện để truyền tải thông tin báo chí nói chung và thông tin kinh tế nói riêng còn nhiều hạn chế, các tòa soạn báo, cơ quan báo chí chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Lãnh đạo của các tòa soạn chưa nhận thức hết vai trò của việc sử dụng đa phương tiện để truyền tải thông tin, các phóng viên và biên tập viên trong quá trình sáng tạo tác phẩm cũng chưa khai thác hết hiệu quả của các yếu tố đa phương tiện. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng yếu tố đa phương tiện truyền tải thông tin báo chí nói chung và thông tin kinh tế nói riêng, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Sử dụng đa phương tiện trong việc truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 4
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Báo điện tử xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, trải qua gần 20 năm, báo điện tử đã có những bước phát triển rất lớn, có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của báo chí nói riêng, và đời sống xã hội nói chung. Trong thời gian qua, đã có một số cuốn sách, đề tài nghiên cứu, luận văn thạc sĩ về báo điện tử. Trước hết là những cuốn sách nêu ra được một số vấn đề cơ bản báo điện tử: khái niệm, đặc trưng của báo điện tử, cách viết cho báo điện tử, công chúng báo điện tử... Có thể kể tên những cuốn sách như: “Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử” (2014, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội) do Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên; “Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử” (2014, NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội) do Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên; “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” (2014, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật) do Nguyễn Trí Nhiệm và Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên;“Các thủ thuật làm báo điện tử” do Vũ Kim Hải, Đinh Thuận biên soạn. Ngoài ra, trong cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” (2011, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội) do Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên còn đề cập khá chi tiết, cụ thể đến đặc trưng quan trọng của báo điện tử, đó là tính đa phương phương tiện trên báo điện tử. Có thể nói, đây là tài liệu cơ sở rất quan trọng, được tác giả luận văn này sử dụng phục vụ cho qúa trình nghiên cứu. Ngoài những cuốn sách kể trên, còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của báo điện tử như: đề tài “Báo chí trực tuyến ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của Phan Văn Tú, ĐHKHXH&NV, năm 2006); đề tài “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên các báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh, truyền hình” (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học của Phạm Thị 5
- Mai, ĐHKHXH&NV, năm 2006). Tuy nhiên, những nghiên cứu đã được thực hiện từ khá lâu, một số vấn đề được trình bày trong những nghiên cứu này đã có những thay đổi, cần cập nhật. Những khía cạnh, vấn đề cụ thể của báo điện tử đã được đề cập đến trong nhiều luận văn thạc sĩ báo chí học khác như: “Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử” (Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Báo chí học của Trần Quang Huy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2006);“Vấn đề sử dụng ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Báo chí học của Lê Minh Yến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2011); “Đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Báo chí học của Đào thu Trang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2013); “Vấn đề viết Sapo cho báo điện tử Việt Nam” (Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Báo chí học, của Nguyễn Thị Bích Ngọc, ĐHKHXH&NV, năm 2013). Một số luận văn thạc sĩ khác như: “Đặc thù của thông tin về thị trường chứng khoán trên báo in hiện nay” (Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Báo chí học của Nguyễn Thu Trang, ĐHKHXH&NV, năm 2009); “Thời báo Kinh tế Việt Nam trong hoạt động kinh doanh báo chí thời kỳ hội nhập quốc tế” (Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Báo chí học của Đặng Đình Nam, ĐHKHXH&NV, năm 2008) có đề cập đến thông tin kinh tế trên báo chí ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Báo chí học của Nguyễn Thị Kim Dung (ĐHKHXH&NV, năm 2009) với đề tài “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện thể hiện tác phẩm báo chí”, đã đưa ra cái nhìn tổng quan, đánh giá vai trò của việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí. Bên cạnh đó, công trình này còn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện vào tác phẩm báo điện tử hiện nay. 6
- Mặc dù, có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu, luận văn thạc sĩ đi sâu vào nghiên cứu về báo điện tử nhưng vẫn chưa có tài liệu, giáo trình và công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp, cụ thể đến vấn đề Sử dụng đa phương tiện trong việc truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. Vì vậy, đề tài mà tác giả luận văn chọn là một đề tài hoàn toàn mới. Với phạm vi và đối tượng nghiên cứu, đề tài tôi lựa chọn hoàn toàn phù hợp với một đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát ba trang báo điện tử Vneconomy, Tuổi Trẻ Online, và VietnamPlus trong thời gian 6 tháng, luận văn sẽ chỉ ra thực tế sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử; đánh giá về vai trò và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất của việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận liên quan đến đề tài như: một số khái niệm về báo điện tử, đa phương tiện trên báo điện tử, thông tin kinh tế; nội dung và đặc điểm của thông tin kinh tế trên báo điện tử; các yếu tố cơ bản của đa phương tiện, đồng thời phân tích rõ những vai trò của việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế. - Khảo sát thực trạng sử dụng yếu tố đa phương tiện để truyền tải thông tin kinh tế trên 3 báo điện tử Vneconomy, Tuổi Trẻ Online và VietnamPlus. Từ đó, đưa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế. 7
- - Thông qua kết quả khảo sát thực tế, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp dành cho tòa soạn báo điện tử nhằm nâng cao chất lượng của việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là sử dụng đa phương tiện trong việc truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả luận văn tiến hành khảo sát 3 tờ báo điện tử, đó là: Vneconomy, Tuổi Trẻ Online và VietnamPlus. Lý do tác giả luận văn chọn 3 trang báo này là vì: Vneconomy là một tờ báo điện tử chuyên về lĩnh vực kinh tế, còn Tuổi Trẻ Online là phiên bản điện tử của báo in Tuổi Trẻ (TPHCM), VietnamPlus (một trong những tờ báo điện tử thuộc TTXVN là tờ báo có thế mạnh trong việc sử dụng đồ họa đề thông tin. Cả hai trang báo điện tử Tuổi Trẻ Online và VietnamPlus đều có chuyên trang kinh tế. Như vậy, quá trình khảo sát sẽ chỉ ra được sự khác nhau trong cách thức đưa tin và nội dung thông tin, mục đích thông tin của những trang báo điện tử này. Tác giả nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát các trang báo này, trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014. Thời gian khảo sát là 6 tháng không phải là thời gian nhiều, nhưng vì số lượng tin trên ba tờ báo điện tử liên tục được cập nhật cũng giúp cho người thực hiện luận văn này có cái nhìn toàn diện về thực tế sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên: 8
- - Nền tảng lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí, truyền thông. - Lý luận báo chí, lý luận truyền thông. 5.2. Phương pháp cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích thông tin từ nguồn tài liệu sẵn có (bao gồm các cuốn sách, tài liệu tham khảo; sử dụng các nguồn tài liệu do tòa soạn báo cung cấp. Vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo sát được. - Phương pháp phân tích nội dung: Trong phương pháp phân tích nội dung, tác giả nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực tế số lượng tin, bài sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên tác phẩm của 3 tờ báo điện tử Vneconomy, Tuổi Trẻ Online, VietnamPlus. Dựa vào kết quả thu được qua việc khảo sát, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá, tổng kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những luận cứ, luận điểm giúp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo tòa soạn, phóng viên kinh tế của một số báo điện tử về thực tế sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. Đề tài còn góp phần đưa ra những giải pháp, cách thức cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: 9
- Về mặt thực tiễn, luận văn đem đến cái nhìn sơ lược về thực trạng sử dụng đa phương tiện để truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. Qua đó, giúp cho những người làm báo điện tử, đặc biệt là những phóng viên, biên tập viên làm ở lĩnh vực kinh tế thấy được những ưu điểm và hạn chế trong việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện để thông tin về kinh tế trên báo điện tử. Luận văn cũng đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng các tác phẩm báo chí đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. Ngoài ra, luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành báo điện tử; phóng viên, biên tập viên báo điện tử và những người quan tâm tới lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung chính của luận văn, bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về việc sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử Chương 2: Thực trạng sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng đa phương tiện truyền tải thông tin kinh tế trên báo điện tử. 10
- 2 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN TẢI THÔNG TIN KINH TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 2.1. Khái niệm 2.1.1. Báo điện tử Báo điện tử ra đời trên thế giới vào năm 1992. Tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới là tờ Chicago Tribune. Báo điện tử là loại hình báo chí mới, với những ưu thế vượt trội, có thể cung cấp thông tin rộng khắp, nhanh chóng, tức thời và cập nhật thông tin liên tục. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cho báo điện tử thấp nhưng lại mang lại hiệu quả thông tin rất cao nên sau khi ra đời, nó đã phát triển rất nhanh chóng. Có nhiều điều kiện dẫn tới sự ra đời của báo điện tử trên thế giới: Khoa học kỹ thuật là điều kiện tác động trực tiếp nhất đến sự ra đời của báo điện tử: - Sự ra đời của chiếc máy tính điện tử đầu tiên (năm 1946), do hai kỹ sư người Mỹ là Presper Eckert và John Mauchly nghiên cứu và chế tạo ra. - Tuy nhiên, điều kiện quan trọng, tiên quyết nhất dẫn tới sự ra đời của báo điện tử là sự ra đời của mạng Internet (tiền thân của Internet là mạng ARPANET, do Cơ quan Quản lý dự án Nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ nghiên cứu vào 7/1969). Thuật ngữ “Internet” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1974. Lúc đó, mạng Internet vẫn được gọi là ARPA. - Sự ra đời của Word Wide Web: Năm 1990, cùng với Robert Cailliau, Tim Berners Lee (người Anh) đã đưa ra dự án thiết kế hệ thống thông tin toàn cầu Word Wide Web (gọi tắt là web hay www) dựa trên nền tảng siêu văn bản. Có thể nói: Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo điện tử. Bên cạnh đó, cũng do nhu cầu trao đổi chia sẻ thông tin ngày càng cao, công chúng không chỉ còn thỏa mãn với những 11
- thông tin được cung cấp bị động, một chiều và trong một phạm vi nhỏ hẹp, họ muốn tiếp cận thông tin trên toàn thế giới, chủ động hơn. Với những cơ quan báo chí, tập đoàn báo chí cũng có tham vọng lớn hơn, họ muốn mở rộng phạm vi phát hành cũng như đối tượng độc giả trên toàn thế giới. Việt Nam thiết lập mạng Internet vào ngày 19/11/1997. Sự phát triển của Internet ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử ở Việt Nam. Ngày 31/12/1997, ra đời tờ báo điện tử đầu tiên - Tạp chí Quê Hương, với tên miền: http://quehuongonline.vn. Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay có nhiều cách gọi khác nhau để chỉ loại hình báo chí được đăng tải trên mạng internet. Việc sử dụng các thuật ngữ để định danh loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua internet vẫn chưa thống nhất và còn có nhiều tranh cãi. Trên thế giới, loại hình báo chí này có nhiều cách gọi khác nhau như; “online newspaper” (báo chí trên mạng/trực tuyến), “e-journal” (electronic journal – báo chí điện tử), “e- zine” (electronic magazine – tạp chí điện tử). Còn ở Việt Nam, thuật ngữ “báo điện tử” được sử dụng phổ biến (chẳng hạn như “Nhân Dân điện tử”, “Lao động điện tử”). Ngoài ra, còn có nhiều cách gọi loại hình báo chí này bằng những tên gọi khác như: “báo mạng điện tử”, “báo trực tuyến”, “báo mạng”, “báo internet”. Nhưng tất cả những các gọi này đều dùng để chỉ loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang website và phát hành trên mạng internet. Theo Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999) ghi rõ: "Báo điện tử" là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet). Cách hiểu này dẫn tới sự ra đời của các “Ban điện tử” đối với nhiều cơ quan báo chí: các tờ báo in, phát thanh và truyền hình. Và cũng xuất phát từ cách gọi này mà văn bản pháp 12
- lý của Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy phép cho các tờ báo ở Việt Nam là “giấy phép hoạt động báo điện tử”. Trong luận văn này, khái niệm báo điện tử được dẫn theo khái niệm của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang: “Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang website và phát hành trên mạng Internet. [13,53 ]. 2.1.2. Đa phương tiện trên báo điện tử Theo TS. Đỗ Trung Tuấn (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông): “Đa phương tiện có nghĩa rộng là tổ hợp của văn bản, hình, hoạt hình, âm thanh và video. Các loại hình đa phương tiện có tương tác với nhau. Ba loại đa phương tiện tương tác thông dụng là: thể hiện tuần tự, theo các nhánh chương trình hóa; siêu đa phương tiện. Như vậy, đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng, đồng thời và sử dụng nhiều dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm tạo từ kỹ thuật đó”. Còn theo tác giả Nguyễn Văn Dững thì đa phương tiện là việc sử dụng nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện để tạo nên một sản phẩm báo chí [10,180]. Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang thì Đa phương tiện trên báo điện tử là việc sử dụng nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện một sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phương tiện truyền tải thông tin sau: văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ hoạ (graphic), âm thanh (audio), video và các chương trình tương tác (interactive program) [13,106]. Theo những ý kiến, nhận định trên, tác giả nghiên cứu này xin được đưa ra ý kiến thống nhất về tính đa phương tiện trên báo điện tử: Đa phương tiện trên báo điện tử là việc tích hợp nhiều phương tiện truyền tải thông tin của các loại hình báo chí truyền thống trên một sản phẩm báo chí. 13
- 2.1.3. Thông tin kinh tế Thông tin là một khái niệm đã có từ lâu đời, là một khái niệm rất rộng. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau và giới hạn khái niệm đó lại phục vụ mục đích nghiên cứu. Từ điển tiếng Việt (năm 2008, NXB Đà Nẵng), thông tin có nghĩa là: sự truyền đạt, phản ánh tri thức dưới các hình thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó. Còn theo tác giả Phạm Thành Hưng, trong cuốn Thuật ngữ báo chí Truyền thông: thông tin (tiếng anh là information), từ nguyên gốc Latinh: information = khái niệm, hình ảnh, sự lý giải, bài học; informare = sự tạo hình thức phản ánh [20,184]. Theo cuốn sách này: thông tin là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan, được biểu hiện bằng các hệ thống ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh vv… Thông tin đồng nghĩa với các hình thái tri thức mới mẻ, có giá trị phát triển sự hiểu biết của con người. TS. Lê Duy Hòa trong bài viết: “Khái niệm “thông tin” từ cách tiếp cận bản thể luận và nhận thức luận” - đăng trên Tạp chí Triết học, số 01 (107), tháng 2/1999 lại đưa ra khái niệm hết sức ngắn gọn: "Thông tin chính là những cái mới khác với những điều đã biết". Còn trong cuốn Cơ sở lý luận Báo chí Truyền thông (của các tác giả Dương Xuân Sơn – Đinh Văn Hường – Trần Quang), thông tin được định nghĩa như sau: “Thông tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến những hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn thiện và sự phát triển hệ thống” [32,59]. Theo từ điển tiếng Việt Việt (năm 2008, NXB Đà Nẵng), kinh tế là tổng thể nói chung các hoạt động sản xuất, và tái sản xuất của cải vật chất cho con người và xã hội. Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 105 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016-2017
95 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 58 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 54 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 48 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Thông tin trên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận (Thực trạng và giải pháp phát triển)
121 p | 34 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)
15 p | 44 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn