intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học các hợp chất steroid từ cây lá đắng (Vernonia amygdalina)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây lá đắng (Vernonia amygdalina), còn được gọi với các tên khác như khổ diệp thụ hay cúc ban cưu, là loại cây thường được sử dụng theo kinh nghiệm để chữa một số bệnh như cao huyết áp, táo bón, viêm dạ dày, viêm gan… Tại Việt Nam, V. amygdalina đã được một số bệnh nhân bệnh đái tháo đường sử dụng và cũng đạt được một số kết quả nhất định. Đề tài sẽ nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học các hợp chất steroid từ cây lá đắng (Vernonia amygdalina).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học các hợp chất steroid từ cây lá đắng (Vernonia amygdalina)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------- Lê Thị Liên NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT STEROID TỪ CÂY LÁ ĐẮNG (Vernonia amygdalina) LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Hà Nội, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------- Lê Thị Liên NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT STEROID TỪ CÂY LÁ ĐẮNG (Veronia amygdalina) Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 8440114 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG LÊ TUẤN ANH Hà Nội, năm 2020
  3. Lời cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lê Thị Liên
  4. Lời cảm ơn Luận văn tốt nghiệp cao học này được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, dìu dắt và giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể phòng Ứng dụng và Triển khai Công nghệ - Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung, đặc biệt là TS. Lê Cảnh Việt Cường, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành được luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Việt Cường, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu phát triển cây dược liệu Vernonia amygdalina Delile (cây lá đắng) tại tỉnh Thừa Thiên Huế và định hướng ứng dụng” đã hỗ trợ tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo của Học viện Khoa học và Công nghệ đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho tôi trong những năm tháng qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, những người đã luôn động viên, chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua./. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Liên
  5. Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Viết tắt Tiếng Anh Diễn giải 1 H-NMR Proton nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân resonance spectroscopy proton 13 C-NMR Carbon-13 nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân resonance spectroscopy cacbon 13 ABTS 2,2'-Azino-bis (axit 3- ethylbenzthiazoline-6- sulfonic) A-549 Human lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi ở người line A2780 Human ovarian carcinoma Tế bào ung thư biểu mô cell line buồng trứng ở người Bel-7402 Human endocervical Tế bào ung thư biểu mô adenocarcinoma cell line tuyến nội tiết ở người CC Column chromatography Sắc ký cột DPPH 2,2-diphenyl-1- picrylhydrazyl DEPT Distortionless enhancement Phổ DEPT by polarisation transfer ED50 Median effective dose Liều lượng ảnh hưởng đến 50% đối tượng thử nghiệm G6Pase Glucose 6-phosphatase HL-60 Human promyelocytic Tế bào ung thư máu cấp ở
  6. leukemia cell line người HeLa HeLa cell Tế bào ung thư cổ tử cung HepG2 Hepatocellilar carcinoma Tế bào ung thư biểu mô gan cell line HMBC Heteronuclear multiple Phổ tương tác dị hạt nhân bond coherence qua nhiều tương tác HSQC Heteronuclear single Phổ tương tác dị hạt nhân quantum coherence qua 1 liên kết IC50 Inhibitory concentration at Nồng độ ức chế 50% đối 50% tượng thử nghiệm MIC Minimum inhibitory Nồng độ ức chế tối thiểu concentration L-1210 l-1210 cell line Tế bào ung thư bạch cầu NCI-661 Large cell lung carcinoma Tế bào ung thư biểu mô tế cell line bào phổi lớn OD Optical density Mật độ quang học TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng HR-ESI-MS High resolution Phổ khối lượng phân giải electronspray ionization cao phun mù điện tử mass spectrum KB Human epidemoid Tế bào ung thư biểu mô carcinoma cell line người L-NMMA N-methylarginine
  7. T-47D Breast cancer cell line Tế bào ung thư vú GM-CSF Granulocyte-macrophage Yếu tố kích thích đại thực colony stimulating factor bào bạch cầu SMMC-7721 Human papillomavirus- Tế bào ung thư biểu mô related endocervical tuyến nội tiết liên quan đến adenocarcinoma cell line papillomavirus ở người DLD-1 Colorectal adenocarcinoma Tế bào ung thư biểu mô cell line tuyến HSC4 Human oral squamous Tế bào ung thư vòm họng ở carcinoma cell line người
  8. Danh mục các bảng Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA1 và hợp chất tham khảo ......... 30 Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA2 và hợp chất tham khảo ......... 33 Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2) ......................................................................................................................... 40 Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA4 và hợp chất tham khảo ......... 43 Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA5 và hợp chất tham khảo ......... 45 Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất VA6 và hợp chất tham khảo ......... 48 Bảng 3.11. Các hợp chất phân lập được từ loài lá đắng ................................ 49 Bảng 3.12. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và enzyme α- glucosidase của các hợp chất ......................................................................... 51 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α- glucosidase theo nồng độ của các hợp chất phân lập được ........................... 51 * Acarbose được dùng làm chất đối chứng dương. ........................................ 52
  9. Danh mục các hình vẽ Hình 1.1. Hình ảnh của một số loài thuộc chi Vernonia. ................................. 5 “Nguồn: Thư viện điện tử Wikipedia ” ............................................................. 5 Hình 2.1. Cây lá đắng (V. amygdalina) .......................................................... 22 Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. amygdalina ....................... 26 Hình 3.1. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA1 ......................................................................................................................... 29 Hình 3.2. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA2 ......................................................................................................................... 32 Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất VA3 và hợp chất tham khảo (VA2) ......................................................................................................................... 34 Hình 3.4. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VA3 ................................................ 35 Hình 3.5. Phổ 1H-NMR của hợp chất VA3 ..................................................... 35 Hình 3.6. Phổ 13C-NMR của hợp chất VA3 .................................................... 36 Hình 3.7. Phổ HSQC của hợp chất VA3......................................................... 37 Hình 3.9. Phổ HMBC của hợp chất VA3 ........................................................ 38 Hình 3.10. Phổ NOESY của hợp chất VA3 ..................................................... 39 Hình 3.11. HPLC của VA3 sau khi được acid hóa ......................................... 42 Hình 3.12. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA4.................................................................................................................. 42 Hình 3.13. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA5.................................................................................................................. 44 Hình 3.14. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VA6.................................................................................................................. 47 Phổ 1H-NMR của hợp chất VA1 ..................................................................... 64 Phổ 13C-NMR của hợp chất VA1 .................................................................... 64 Phổ HMBC của hợp chất VA1 ........................................................................ 65 Phổ HSQC của hợp chất VA1 ......................................................................... 65
  10. Phổ 1H-NMR của hợp chất VA2 ..................................................................... 67 Phổ 13C-NMR của hợp chất VA2 .................................................................... 67 Phổ HSQC của hợp chất VA2 ......................................................................... 68 Phổ HMBC của hợp chất VA2 ........................................................................ 68 Phổ 13C-NMR của hợp chất VA4 .................................................................... 70 Phổ HMBC của hợp chất VA4 ........................................................................ 71 Phổ 1H-NMR của hợp chất VA5 ..................................................................... 73 Phổ 13C-NMR của hợp chất VA5 .................................................................... 73 Phổ HSQC của hợp chất VA5 ......................................................................... 74 Phổ HMBC của hợp chất VA5 ........................................................................ 74 Phổ 1H-NMR của hợp chất VA6 ..................................................................... 76 Phổ 13C-NMR của hợp chất VA6 .................................................................... 76 Phổ HSQC của hợp chất VA6 ......................................................................... 77 Phổ HMBC của hợp chất VA6 ........................................................................ 77
  11. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................... 10 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chi Vernonia ............................................. 5 1.1.1. Phân loại chi Vernonia ở Việt Nam ................................................. 5 1.1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Vernonia ............................................................................................... 5 1.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây lá đắng (Vernonia amygdalina) .............................................................................. 17 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22 2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất ................................................. 22 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất ...................... 23 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α- glucosidase .................................................................................................. 24 2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase 24 2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-amylase ...... 25 2.3. Phân lập các chất ................................................................................................ 25 2.3.1. Phân lập các hợp chất từ mẫu dược liệu ........................................... 25 2.3.2. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ các hợp chất ...................................... 26 2.3.2.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11- tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α- stigmastane .............................................................................................. 26 2.3.2.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B ................................................ 27 2.3.2.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới) ............................ 27 2.3.2.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1 ............................................... 27 2.3.2.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2 ............................................... 27 2.3.2.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11- tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone ............. 27
  12. 2 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 29 3.1. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được ........................... 29 3.1.1. Hợp chất VA1: (22R,23S,24R,28S)-28-methoxy-7,8,9,11- tetradehydro-3β-16α,21,24-tetrahydroxy-21,23:22,28-diepoxy-5α- stigmastane .................................................................................................. 29 3.1.2. Hợp chất VA2: vernoniacum B ........................................................ 32 3.1.3. Hợp chất VA3: vernoamyoside E (chất mới) .................................... 34 3.1.4. Hợp chất VA4: vernonioside B1 ....................................................... 42 3.1.5. Hợp chất VA5: vernonioside B2 ....................................................... 44 3.1.6. Hợp chất VA6: (23S,24R,28S)-3β,22α-dihydroxy-7,8,9,11- tetradehydro-24,28-epoxy-5α-stigmastane-21,23-carbolactone ................. 47 CTPT: 50 M: 470 50 3.2. Hoạt tính sinh học của các chất phân lập được........................................... 50 3.2.1. Sàng lọc hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase của các hợp chất phân lập được từ cây lá đắng........................................... 50 3.2.2. Đánh giá hoạt tính ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase theo nồng độ của các hợp chất phân lập được ............................................ 51 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 53 4.1. Kết luận................................................................................................................. 53 4.1.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học ................................................ 53 4.1.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học .................................................... 53 4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 53 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56
  13. 3 MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật. Điều này có thể thấy rõ qua sự đa dạng về số lượng và các chủng loại loài thực vật khác nhau. Theo thống kê mới nhất của Viện Dược liệu, nước ta có hơn 5.000 loài thực vật có thể sử dụng làm thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn trong việc nghiên cứu phát triển các thuốc mới phục vụ cho việc chữa nhiều bệnh mà con người đang phải đối mặt như tim mạch, ung thư, tiểu đường, gout, alzheimer, … Do đó, hướng nghiên cứu, sàng lọc các loại thảo dược có công dụng chữa bệnh nhằm tìm kiếm các hợp chất tự nhiên mới có hoạt tính sinh học cao đã và đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận giai đoạn cuối, mù lòa… Đái tháo đường được xem là một trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và làm giảm tuổi thọ trung bình của con người từ 5 đến 10 năm. Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017, cứ trung bình 7 giây lại có một người chết do các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường và cứ 30 giây lại có một bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bàn chân bị cắt cụt chi [1]. Hiện nay, số lượng bệnh nhân đái tháo đường vẫn đang gia tiếp tục tăng nhanh trên toàn thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường đang rất được các nhà khoa học quan tâm. Cây lá đắng (Vernonia amygdalina), còn được gọi với các tên khác như khổ diệp thụ hay cúc ban cưu, là loại cây thường được sử dụng theo kinh nghiệm để chữa một số bệnh như cao huyết áp, táo bón, viêm dạ dày, viêm gan… Tại Việt Nam, V. amygdalina đã được một số bệnh nhân bệnh đái tháo đường sử dụng và cũng đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng lá cây này để điều trị bệnh đái tháo đường chủ yếu dựa theo kinh nghiệm truyền miệng, chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành để
  14. 4 đánh giá toàn diện thành phần hóa học cũng như hoạt tính ức chế enzyme α- amylase và α-glucosidase của V. amygdalina sinh trưởng tại Việt Nam. Từ những cơ sở trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính sinh học các hợp chất steroid từ cây lá đắng (Vernonia amygdalina)”.
  15. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI Vernonia 1.1.1. Phân loại chi Vernonia ở Việt Nam Chi Vernonia Schreb. (họ Asteraceae) có khoảng 1.000 loài. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ. Theo từ điển cây thuốc Việt Nam, có 15 loài thuộc chi Vernonia có thể sử dụng làm thuốc bao gồm: bạch đầu sát trùng (V. anthelmintica), bạch đầu nhám (V. aspera), bông bạc (V. arborea), bạch đầu ông (V. cinerea), dây chè (V. cumingiana), dây dọi tên (V. elliptica), bạch đầu rau (V. esculenta), bạch đầu to (V. macrachaenia), cúc lá cà (V. solanifolia), bạch đầu Spire (V. spirei), bạch đầu lông (V. parishii), bạch đầu nhỏ (V. paluta), bạch đầu lá liễu (V. saligna), bạch đầu bao gai (V. squarrosa), bạch đầu lá lớn (V. volkameriaefolia). Các loài Vernonia thường được dùng để chữa trị các bệnh như: giun sán, viêm gan, đau dạ dày, sốt, ho, mụn nhọt, rắn cắn, viêm phế quản, bỏng lửa, sốt rét...[2] V. elliptica V. anthelmintica V. cinerea Hình 1.1. Hình ảnh của một số loài thuộc chi Vernonia. “Nguồn: Thư viện điện tử Wikipedia ” 1.1.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Vernonia Hiện nay, các loài thuộc chi Vernonia đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, các công trình công bố về các loài thuộc chi Vernonia ở Việt Nam còn rất ít, vì vậy chưa có được đầy đủ cơ
  16. 6 sở khoa học để định hướng khai thác và phát triển nguồn dược liệu tiềm năng này. Trong số 15 loài thuộc chi Vernonia được sử dụng để làm thuốc ở Việt Nam, V. anthelmintica là 1 trong 3 loài được công bố nhiều nhất. Các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của loài V. anthelmintica chủ yếu là các steroid và sesquiterpenoid. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài V. anthelmintica được bắt đầu từ năm 1968, Frost và cộng sự thông báo đã phân lập được 2 steroid từ hạt loài V. anthelmintica là 7,24(28)-stigmatadien-3β-ol (1), 7,24(28)-stigmatadien-3β-ol acetate (2) và 1 hợp chất steroid đã biết khác là avenasterol (3) [3]. Trong các nghiên cứu tiếp theo về loài này, 7 steroid mới được thông báo phân lập từ hạt gồm 8,14,(Z)- 24(28)-stigmastatrienol (4), stigmasterol (5), 5-stigmasten-3β-ol (6), 7,22- stigmastadienol (7), 3-oxo-7,(Z)-24(28)-stigmastadiene (8), 5-α-stigmasta- 8(14),15,24(28)-triene -3β-ol (9), 4α-methylvernosterol (10) [4-7]. Bên cạnh đó, các hợp chất flavonoid, 2ʹ,3,4,4ʹ-tetrahydroxychancone (11), 4ʹ,5,6,7- tetrahydrohyflavone (12) và 3ʹ,4ʹ,7-trihydroxydihydroflanoe (13) cũng được phân lập từ hạt của V. anthelmintica [8]. Kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học cho thấy dịch chiết ethanol từ hạt loài này có tác dụng hạ đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy với liều thử 0,5 g/kg, mức giảm đường huyết tối đa đạt 82% sau 6 giờ [9]. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư máu cấp HL-60 của 2 sesquiterpenoid, vernodalidimer A-B (14-15) phân lập từ V. anthelmintica cũng đã được Liu và cộng sự thông báo với giá trị IC50 lần lượt là 0,72 và 0,47 μM [10].
  17. 7 Năm 2012, Hua và cộng sự đã phân lập được 6 steroid từ phần trên mặt đất của V. anthelmintica sinh trưởng ở Pakistan gồm vernoanthelsterone A (16), 24ξ-hydroperoxy-24-vinyllathosterol (17), (24R)-stigmast-7,22(E)-dien- 3β-ol (18), (22E,24R)-24-methyl-5α-cholesta-7,22-diene-3β,5,6β-triol (19), (22E,24S)-5α,8α-epidioxy-24-methyl-cholesta-6,22-dien-3β-ol (20), và (22E,24S)-5α,8α-epidioxy-24-methyl-cholesta-6,9(11),22-trien-3β-ol (21) [11]. Kết quả đánh giá tác dụng đối kháng vi sinh vật kiểm định của các steroid phân lập được cho thấy 4 hợp chất 16-19 có hoạt tính đối kháng với
  18. 8 các chủng Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis và Escherichia coli với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ 7,25 đến 250 μg/mL [11]. Trong một nghiên cứu sau đó, Hua và cộng sự tiếp tục thông báo phân lập được 11 steroid gồm vernoanthelcin A–I (22–30) và ernoantheloside A-B (31-32) [12].
  19. 9 Năm 2014, Zhang và cộng sự đã thông báo 4 sesquiterpene lactone thuộc khung guaianolide và elemanolide, (1R,4R,5S,6R,7R,8S)-8,15- dihydroxyguaia-10(14),11(13)-dien-12,6-olide (33), (1R,4R,5S,6R,7R,8S,11S)-8,15-dihydroxyguaia-10(14)-en-6,12-olide (34), (4S,5R,6R,7R,8S,10R,11S)-11,13-dihydrovernolepin (35), (5R,6R,7R,8S,10R,11S)-melitensin (36) có hoạt tính gây độc tế bào ung thư đối với các dòng tế bào ung thư máu cấp HL-60 và ung thư biểu mô tuyến nội tiết SMMC-7721 với giá trị IC50 từ 24,54 - 28,00 μg/mL. Tuy nhiên, hoạt tính gây độc của các hợp chất này thấp hơn so với đối chứng dương (mitomycin) với giá trị IC50 lần lượt là 0,56 và 1,85 μg/mL [13]. Ba hợp chất elemanolide dimer mới, vernodalidimer C-E (37-39) được phân lập từ hạt V. anthelmintica cũng có tác dụng gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thư vú T-47D với giá trị IC50 lần lượt là 5,58, 0,95 và 12,75 μM (đối chứng dương doxorubicin có giá trị IC50 là 25,50 μM). Tuy nhiên, cả 3 hợp chất 37-39 đều không thể hiện hoạt tính gây độc đối với các dòng tế bào ung thư phổi A-549 và ung thư tuyến tiền liệt PC-3 với IC50 > 80 μM [14]. Ito và cộng sự (2016) đã phân lập được 5 sesquiterpene lactone gồm vernonilide A và B (40-41), vernomelitensin (42), vernodalin (43) và vernolepin (44) từ hạt V. anthelmintica. Kết quả đánh giá hoạt tính cho thấy tất cả 5 hợp chất phân lập được đều có hoạt tính gây độc đối với các dòng tế bào ung thư A-549, Hela và MDA-MB231 với giá IC50 từ 0,25 đến 21,6 μM [15]. Gần đây, Turak và cộng sự cũng thông báo phân lập được 5 hợp chất sesquiterpene, vernodalidimer F-H (45-47), vernonilide C (48), vernonilide A (40) từ hạt của V. anthelmintica thu ở Trung Quốc. Các hợp chất này đều thể hiện hoạt tính gây độc đối với 4 dòng tế bào ung thư ở người, bao gồm ung thư ruột kết HCT-15, ung thư tuyến tiền liệt PC-3, ung thư phổi A-549 và ung thư cổ tử cung Hela với giá trị IC50 từ 5,3 đến 56,1 μM [16]. Ngoài ra, dịch chiết từ loài V. anthelmintica cũng được thông báo có các hoạt tính khác như kháng vi sinh vật, ức chế tế bào ung thư, kháng viêm, chống oxi hóa, bảo vệ gan [17-20].
  20. 10 Loài Vernonia cinerea cũng được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm. Năm 1981, Gunasingh và cộng sự đã phân lập được 4 flavonoid từ hoa loài dược liệu này, gồm luteolin (49), luteolin-7-O-glucoside (50), isoorientin (51) và chrysoeriol (52) [21]. Các hợp chất thứ cấp thuộc lớp chất steroid, triterpenoid và acid béo cũng phân lập được từ loài V. cinerea như stigmast-5,17(20)-dien-3β-ol (53), 26-methylheptacosanoic acid (54) [22], 24- hydroxytaraxer-14-ene (55) [23], 3β-acetoxyurs-19-ene (56) [24], lupeol
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2