Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
lượt xem 10
download
Luận văn Thạc sĩ Hóa học "Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS" trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát các điều kiện tách chiết, làm sạch, điều kiện phân tích trên thiết bị GC-MS tối ưu để phân tích PAHs trong mẫu không khí; Tính toán được hệ số thu mẫu cho từng chất PAHs trong điều kiện khí tượng của Việt Nam; Phân tích đánh giá sự phân bố nồng độ PAHs theo độ cao tại khu vực tòa nhà The Pride - Hà Đông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
- BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM VÀ ĐÀO TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vũ Thị Vui PHÂN TÍCH NỒNG ĐỘ HYDROCARBON ĐA VÒNG THƠM (PAHs) TRONG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI THEO ĐỘ CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỤ ĐỘNG, SỬ DỤNG THIẾT BỊ GC-MS LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC Hà Nội - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Vũ Thị Vui PHÂN TÍCH NỒNG ĐỘ HYDROCARBON ĐA VÒNG THƠM (PAHs) TRONG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI THEO ĐỘ CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỤ ĐỘNG, SỬ DỤNG THIẾT BỊ GC-MS Chuyên ngành : Hóa Phân tích Mã số : 8440118 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Hướng dẫn: TS. Phan Quang Thăng Hà Nội - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu trong luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dựa trên những tài liệu, số liệu do chính tôi tự tìm hiểu và nghiên cứu. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực và khách quan nhất. Đồng thời, kết quả này chưa từng xuất hiện trong bất cứ một nghiên cứu nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, 11/2021 Tác giả Vũ Thị Vui
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Quang Thăng và các cán bộ thuộc Phòng Phân tích chất lượng môi trường/Viện Công nghệ môi trường/Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ phát triển khoa học công nghệ Quốc gia (Nafosted) đã tài trợ cho nghiên cứu này (mã số đề tài 104.04-2020.20). Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo cùng các thầy, cô giáo trong Học viện Khoa học và Công nghệ đã đào tạo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi trân trọng và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian qua để hoàn thiện luận văn này. Hà Nội, 11/2021 Tác giả Vũ Thị Vui
- iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh hoặc tên khoa học viết tắt Sắc ký khí – quang khối Gas chromatography – Mass GC/MS phổ spectrometry High Performance Liquid HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao Chromatography HSTH Hiếu suất thu hồi Liên minh Quốc tế về Hóa International Union of Pure and IUPAC học cơ bản và Hóa học ứng Applied Chemistry dụng Tổ chức Quốc tế về Nghiên IARC cứu Ung thư Phương pháp chiết lỏng LLE Liquid – Liquid extraction lỏng Phương pháp chiết pha SPE Solid - Phase Extraction rắn Hydrocarbon đa vòng PAHs Polycyclic Aromatic Hydrocarbons thơm PBDEs Polybrom Diphenyl Ete Polybrominated diphenyl ethers Phương pháp phân tích PCA Principal components analysis thành phần chính PUF Bọt Polyurethan Polyurethane foam Hợp chất hữu cơ đa vòng PCBs Polychlorinated biphenyls thơm có chứa Clo Hợp chất hữu cơ khó phân POPs Persistant Organic Pollutants hủy
- iv Chữ Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh hoặc tên khoa học viết tắt QA Đảm bảo chất lượng Quality Assurance QC Kiểm soát chất lượng Quality Control QCVN Quy chuẩn Việt Nam National Technical Reguilation R% Độ thu hồi Recovery RSD Độ lệch chuẩn tương đối Relative standard deviation SD Độ lệch chuẩn Standard Deviation TLC Sắc ký lớp mỏng Thin layer chromatography TEF Hệ số độc tương đương Equivalent toxicity factor ECR Nguy cơ ung thư vượt mức Excessive cancer risk
- v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Công thức cấu tạo của một số PAHs điển hình .............................. 4 Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo của thiết bị GC/MS................................................... 21 Hình 2.1. Hệ thu mẫu thụ động tại tòa nhà Pride - Hà Đông (a) cùng đĩa PUF trước và sau 1 tháng treo mẫu (b) ................................................................... 31 Hình 2.2. Chương trình nhiệt độ lò cột quá trình chạy mẫu ........................... 32 Hình 3.1. Hệ số thu mẫu cho từng cấu tử PAHs ............................................. 37 Hình 3.2. Hiệu suất thu hồi của dung môi tách chiết ...................................... 38 Hình 3.3. Hiệu suất thu hồi mẫu sau khi làm sạch .......................................... 40 Hình 3.4. Thành phần % theo nồng độ từng PAH trong không khí ............... 41 Hình 3.5. Nồng độ PAHs theo nhóm nhân vòng thơm ................................... 42 Hình 3.6. Nồng độ PAHs trong không khí theo độ......................................... 43 Hình 3.7. Thành phần các chất PAHs (ng/m3) trong mẫu không khí ............. 44 Hình 3.8. Tỷ lệ đồng phân BaA/(BaA + Chr) và Flt/(Flt + Pyr) khu vực nghiên cứu với các ngưỡng tương ứng nguồn gốc phát thải ........................... 45 Hình 3.9. Kết quả phân tích thành phần chính PCA ....................................... 46 Hình 3.10. Nồng độ BaPeq phân bố theo tầng ................................................. 48 Hình 3.11. Chỉ số nguy cơ ung thư vượt mức (ECR) phân bố theo tầng ....... 48
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số tính chất vật lý của PAHs điển hình ................................... 6 Bảng 1.2. Khả năng gây ung thư, đột biến gen và hệ số độc tương đương của một số PAHs.................................................................................................... 25 Bảng 2.1. Thông số chất chuẩn gốc ................................................................ 28 Bảng 2.2. Thông tin về chất chuẩn đồng hành Z-014J ................................... 30 Bảng 3.1. Các thông số hóa lý của PAHs cho tính toán hệ số thu mẫu .......... 35
- vii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC HYDROCACBON ĐA VÒNG THƠM ......................3 1.1.1. Tổng quan về PAHs ..................................................................................3 1.1.2. Tính chất hóa lý của PAHs .......................................................................4 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh PAHs trong môi trường .........................................8 1.1.4. Độc tính và ảnh hưởng của PAHs đến môi trường sống ........................11 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PAHs TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..................12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...........................................................12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................15 1.3. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỤ ĐỘNG VÀ HỆ SỐ LẤY MẪU ...............16 1.3.1. Phương pháp lấy mẫu không khí thụ động .............................................16 1.3.2. Hệ số lấy mẫu ..........................................................................................18 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PAHs TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ............................................................................................................................18 1.4.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC) ..........................................................................18 1.4.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) .........................................................19 1.4.3. Sắc ký khí - khối phổ (GC/MS) ..............................................................20 1.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NGUỒN PHÁT THẢI PAHs ...........................21 1.5.1. Dựa vào phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) .....................22 1.5.2. Phương pháp tỉ lệ đồng phân PAHs ........................................................22 1.6. RỦI RO CỦA CHẤT GÂY Ô NHIỄM TỚI CON NGƯỜI ..............................23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................27 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................27 2.2. THÔNG TIN VỊ TRÍ LẤY MẪU ......................................................................27 2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ...........................................................27
- viii 2.3.1. Thiết bị và dụng cụ..................................................................................27 2.3.2. Hóa chất ..................................................................................................28 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................30 2.4.1. Phương pháp lấy mẫu..............................................................................30 2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu ......................................................31 2.4.3. Phương pháp kiểm soát (QA/QC) ...........................................................32 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................35 3.1. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG TỚI PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, PHÂN TÍCH MẪU ...................................................................................................35 3.1.1. Tính toán hệ số thu mẫu ..........................................................................35 3.1.2. Ảnh hưởng của dung môi tách chiết mẫu ...............................................37 3.1.3. Khảo sát quá trình làm sạch ....................................................................39 3.2. NỒNG ĐỘ PAHs TRONG KHÔNG KHÍ ........................................................40 3.2.1. Nồng độ PAHs trong không khí ..............................................................40 3.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm PAHs trong không khí theo độ cao ..............42 3.3. BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH NGUỒN PHÁT THẢI PAHs ..................................44 3.3.1. Dựa vào tỷ lệ của các PAH .....................................................................44 3.3.2. Phân tích thành phần chính (PCA) ..........................................................46 3.4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHI TÁC ĐỘNG TỚI CON NGƯỜI ......................................................................................................................47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51 PHỤ LỤC .................................................................................................................56
- 1 MỞ ĐẦU Các hydrocacbon đa vòng thơm (Polycyclic Aromatic Hydrocarbons - PAHs) là một nhóm hợp chất có chứa 2 hoặc nhiều vòng benzen, chúng có độc tính và khả năng tích lũy sinh học cao, có mặt khắp nơi trong môi trường (đất, nước, sinh vật, các lớp trầm tích và đặc biệt trong không khí). Phơi nhiễm PAHs còn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều hệ cơ quan và các chức năng miễn dịch, thần kinh, sinh sản và phát triển ở sinh vật [1]. Phần lớn PAHs được hình thành và phát sinh trong các quá trình đốt cháy không hoàn toàn, một phần khác tồn tại trong các sản phẩm dầu mỏ và phát thải vào môi trường thông qua sự cố tràn dầu. Bên cạnh đó, PAHs cũng có thể được hình thành một cách tự nhiên qua các hoạt động của sinh vật (ví dụ như perylene). PAHs còn và được tổng hợp để sử dụng làm thành phần trong quá trình sản xuất thuốc trừ sâu, sắc tố, chất nhuộm, nhựa và dược phẩm [2, 3]. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) đã xếp PAHs vào nhóm những chất ô nhiễm điển hình và tiến hành kiểm soát sự có mặt của PAHs trong các hệ sinh thái dưới nước cũng như trên cạn. Phân tích đánh giá hàm lượng, thành phần PAHs trong không khí ở nước ta vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là trong pha khí, các nghiên cứu PAHs trong không khí chủ yếu được nghiên cứu bằng cách lấy mẫu trực tiếp ở tầm thấp với thời gian ngắn, lượng mẫu lấy ít do thiết bị lấy mẫu còn hạn chế. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa nhanh tạo ra nhiều không gian sống và cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó làm cho chất lượng sống và môi trường không khí càng giảm đi. Mật độ dân cư và phương tiện giao thông tập trung trong một không gian hẹp làm cho vấn đề ô nhiễm không khí tại các đô thị ngày càng được quan tâm ở Việt Nam và trên thế giới. Việc xác định nồng độ PAHs trong không khí phân bố theo cao độ tại các đô thị như thành phố lớn như Hà Nội chưa được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ tính cấp thiết trên, đề tài: ‘‘Phân tích nồng độ hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS’’ đã được lựa chọn với nội dung nghiên cứu chính như sau: - Khảo sát các điều kiện tách chiết, làm sạch, điều kiện phân tích trên thiết bị GC-MS tối ưu để phân tích PAHs trong mẫu không khí.
- 2 - Tính toán được hệ số thu mẫu cho từng chất PAHs trong điều kiện khí tượng của Việt Nam. - Phân tích đánh giá sự phân bố nồng độ PAHs theo độ cao tại khu vực tòa nhà The Pride - Hà Đông. - Bước đầu xác định được nguồn gốc phát thải các PAHs.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC HYDROCACBON ĐA VÒNG THƠM 1.1.1. Tổng quan về PAHs PAHs là những hợp chất hữu cơ ngày càng được quan tâm bởi các nhà khoa học và nhà quản lý vì những mối nguy cơ gây độc cho con người và hệ sinh thái. Phần lớn chúng được sinh ra do các hoạt động của người, nên nếu không có nhận thức đúng đắn và giảm thiểu sự phát thải thì con người phải đối mặt với nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe ngày càng cao, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Chúng rất phổ biến trong các thành phần môi trường, bền và có cấu trúc đa dạng. PAHs có khả năng tích lũy sinh học nên đi vào các chuỗi thức ăn, có thể xâm nhập vào cơ thể con người và động vật qua đường ăn uống và hít thở. PAHs là những hydrocacbon đa vòng thơm được cấu tạo từ 2 hay nhiều nhân benzen nối trực tiếp với nhau, trong phân tử chứa nguyên tố cacbon và hydro. Theo cấu tạo PAHs được chia làm hai nhóm: PAHs phân tử lượng thấp có hai hoặc ba vòng cấu trúc (VD như: naphthalene, acenaphthene, acenaphthylene, fluorene, phenanthrene, và anthracene), PAHs phân tử lượng cao có bốn, năm hoặc sáu vòng trong cấu trúc (VD như: benzo(g,h,i)perylene, fluoranthene, pyrene, benzo(a)anthracene, chrysene, benzo(b) flouranthene, benzo(k)fluoranthene, benzo(a)pyrene, Indeno(1,2,3-c,d)pyrene và dibenzo(a,h)anthracene). Hình 1.1 thể hiện công thức cấu tạo của 16 PAHs điển hình theo EPA của Mỹ. Naphthalene Acenaphthene Acenaphthylene Phenanthrene Anthracene Fluorene
- 4 Benzo(a)anthracene Chrysene Pyrene Fluoanthene Benzo(a)pyrene Benzo(b)fluoranthene Benzo(k)fluoranthene Dibenz(a,h)anthracene Indeno(1,2,3-c,d)pyrene Benzo(g,h,i)perylene Hình 1.1. Công thức cấu tạo của một số PAHs điển hình 1.1.2. Tính chất hóa lý của PAHs Có hàng trăm PAHs riêng rẽ được phát thải vào môi trường không khí trong quá trình cháy không hoàn toàn hoặc nhiệt phân các chất hữu cơ. Khoảng 90% PAHs phát thải do hoạt động của con người là từ hoạt động công nghiệp, giao thông, các thiết bị đun nấu trong gia đình và quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch [4]. Trong số những PAHs phát sinh từ phương tiện giao thông, có nhiều PAHs là các chất gây ung thư, đột biến gen đối với con người theo quy định của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về bệnh ung thư và Cục Bảo vệ Môi
- 5 trường Mỹ [5, 6]. Tùy vào tính chất vật lý và hóa học của từng chất mà PAHs có thể tồn tại trong không khí ở pha khí hoặc hấp phụ trên các hạt bụi. Những PAHs có cấu trúc phân tử ít hơn 4 vòng benzen được tìm thấy nhiều ở pha khí, trong khi đó các PAHs có cấu trúc phân tử nhiều hơn 4 vòng benzen là các chất có khả năng gây ung thư, đột biến gen cao đa số hấp phụ trên các hạt bụi [7]. Đáng chú ý nhất trong nhóm này là benzo(a)pyren (C20H12). US-EPA đã liệt kê 16 chất PAHs trong danh sách các chất ô nhiễm cần được ưu tiên nghiên cứu. Đặc biệt, Benzo[a]pyrene, một hợp chất PAHs với 5 vòng thơm, được Tổ chức Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC) phân loại vào nhóm 1 (chất gây ung thư ở người) và nhiều chất PAHs cũng như dẫn xuất khác của chúng được liệt kê vào nhóm 2A và 2B (chất có khả năng gây ung thư). 1.1.2.1. Tính chất vật lý Các PAHs nguyên chất là chất rắn không màu, màu trắng, hoặc vàng nhạt ở nhiệt độ phòng và có mùi thơm, tuy nhiên mùi thơm khác nhau tùy thuộc từng đoạn mạch của vòng thơm. Tính chất thơm này chịu ảnh hưởng của số và vị trí các vòng thơm mà có cấu tạo giống vòng benzen. Ngoài ra, PAHs có áp suất hơi thấp, giảm dần theo khối lượng phân tử tăng, có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao. Ngoại trừ naphtalen, các PAHs rất ít tan trong nước, độ tan giảm theo khối lượng phân tử tăng, nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ thân dầu vì chúng có tính ưa mỡ cao. Các phân tử PAHs có khả năng hấp thụ quang phổ trong vùng tử ngoại rất lớn ở nhiều dải hấp thụ khác nhau và mỗi vòng chỉ hấp thụ trong một dải bước sóng duy nhất. Đặc điểm này thường được ứng dụng để định tính PAHs. Hầu hết các phân tử PAHs đều có đặc tính phát huỳnh quang và tính bán dẫn. Thông thường PAHs hấp thụ yếu tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng 7-14 μm. Một số tính chất vật lý của các PAHs điển hình được cho trong bảng 1.1.
- 6 Bảng 1.1. Một số tính chất vật lý của PAHs điển hình Độ tan CTPT, Nhiệt Nhiệt độ Viết trong nước TT Tên gọi KLPT Màu độ sôi nóng tắt ở 25oC (g/mol) (oC) chảy (oC) (µg/L) C10H8 1 Naphthalene Naph Trắng 81 217,9 3,17.104 128 C12H8 2 Acenaphthylene Acy Vàng 92-93 280 Không tan 152 C12H10 3 Acenaphthene Ace Trắng 95 279 3,93.103 154 C13H10 4 Fluorene Flu Trắng 115 295 1,98.103 166 C14H10 Không 5 Phenanthrene Phe 100,5 340 1,29.103 178 màu C14H10 Không 6 Anthracene Ant 216,4 342 73 178 màu C16H10 Vàng 7 Fluoranthene Flt 108,8 375 260 202 nhạt C16H10 Không 8 Pyrene Pyr 150,4 393 135 202 màu C18H12 Không 9 Benzo (a)anthracen BaA 160,7 400 14 228 màu C18H12 Không 10 Chrysene Chr 253,8 448 2,0 228 màu
- 7 Độ tan CTPT, Nhiệt Nhiệt độ Viết trong nước TT Tên gọi KLPT Màu độ sôi nóng tắt ở 25oC (g/mol) (oC) o chảy ( C) (µg/L) Benzo(b)fluoranthe C20H12 Không 11 BbF 168,3 481 1,2 ne 252 màu Benzo(k)fluoranthe C20H12 Vàng 12 BkF 215,7 480 0,76 ne 252 nhạt C20H12 Hơi 13 Benzo(a)pyrene BaP 178,1 496 3,8 252 vàng Dibenzo(a,h)anthra C22H14 Không 14 DahA 266,6 524 0,5 (27oC) cene 278 màu Benzo(g,h,i)peryle C22H12 Vàng 15 BghiP 278,3 545 0,26 ne 276 nhạt Indeno(1,2,3c,d)py C22H12 16 IcdP Vàng 163,6 536 62 rene 276 1.1.2.2. Tính chất hóa học Các PAHs tương đối trơ về mặt hoá học do được cấu tạo từ những vòng benzen nên PAHs có tính chất của hydrocacbon thơm. Chúng có thể tham gia phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng oxy hóa. Ngoài ra, chúng bị phân hủy quang học trong không khí, tạo thành nhiều sản phẩm oxi hóa, bao gồm quinon và endopeoxit. Nhiều hợp chất quinon đã được tìm thấy trong bụi khí đô thị và được xem là sản phẩm của quá trình quang phân. PAHs có thể hình thành các dẫn xuất nitơ, sunfinic và axit sunfonic, phản ứng với ozon và gốc hydroxyl trong không khí. Việc tạo thành hợp chất nitro - PAHs là rất nghiêm trọng vì các hợp chất này có thể có hoạt tính sinh học và gây đột biến gen. Một số PAHs được sử dụng để sản xuất thuốc nhuộm, polyme, thuốc bảo vệ thực vật, trong công nghiệp dược phẩm [8, 9].
- 8 Phản ứng oxy hóa bởi oxy không khí với xúc tác bởi ảnh mặt trời xảy ra chậm. Đây là một phản ứng phân hủy quan trọng trong quá trình phân hủy PAHs. Những phản ứng này gây ra bởi oxygen đơn nguyên tử (O), gốc hydroxyl (OH), ozon và những chất tương tự trong môi trường. Hai tác nhân chính trong môi trường không khí đô thị là gốc OH và ozon, ngược lại oxygen đơn nguyên tử trở nên chiếm ưu thế hơn trong tiến trình hóa học phân hủy PAHs trong môi trường nước. Những phản ứng này sinh ra hợp chất oxy hóa phát tán ra khí quyển và hấp thụ trên các hạt bụi. Nhiều hợp chất quinon bao gồm cả BaP-1,6; BaP-3,6; BaP-6; BaP-12 dione đã được tìm thấy trong bụi không khí đô thị và được xem là sản phẩm của quá trình quang phân. Nhiều PAHs biến đổi trong nước do ảnh hưởng của ánh sáng, những oxygen đơn nguyên tử cũng đóng vai trò quan trọng trong những phản ứng này. Sản phẩm của phản ứng ozon hóa trong dung dịch nước cũng có thể được đặc biệt quan tâm do việc sử dụng ozon làm sạch nước thải. Thời gian tiếp xúc ngắn cũng đủ loại bỏ một phần đáng kể PAHs hiện diện trong dung dịch. Do sự tham dự của phản ứng quang hóa, cần thiết phải bảo quản mẫu khỏi ánh sáng, các phản ứng hình thành dẫn xuất với NOx tạo thành Nito - PAHs sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn nhiều. 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh PAHs trong môi trường Quá trình hình thành các hợp chất PAHs trong môi trường có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên PAHs được phát thải từ hai nguồn chính: nguồn tự nhiên và do hoạt động của con người. Sau khi được phát thải vào bầu khí quyển, PAH được tìm thấy trong hai pha riêng biệt, đó là pha khí và pha bụi. 1.1.3.1. Nguồn tự nhiên PAHs có thể được phát thải từ các quá trình tự nhiên như cháy rừng, núi lửa phun trào [5]. Tại nhiều nơi, cháy rừng và núi lửa phun là hai nguồn phát thải chính PAHs vào môi trường. Tại Canada, mỗi năm cháy rừng phát thải khoảng 200 tấn PAHs và núi lửa phun phát thải khoảng 1,2-1,4 tấn benzo(a)pyrene [10]. Trong dầu thô hàm lượng trung bình của PAHs là 2,8% [10]. Những vụ tràn dầu và hoạt động khai thác chế biến dầu mỏ là nguồn chủ yếu phát sinh PAHs trong môi trường nước.
- 9 Quá trính đốt cháy các chất hữu cơ tạo ra PAHs và phát tán vào môi trường qua bụi thải hoặc cặn dư. PAHs còn có thể được hình thành tự nhiên bằng nhiều hình thức: nhiệt phân các chất hữu cơ ở nhiệt độ cao, sự trầm tích các chất hữu cơ ở nhiệt độ và và thấp để hình thành nhiên liệu, và từ quá trình tổng hợp sinh học trực tiếp từ vi khuẩn và thực vật. PAHs có thể được tổng hợp từ sinh vật. Nhiều hợp chất dạng này tương tự như PAHs vì chúng có chứa những nhóm thế oxygene, nitrogene, hoặc lưu huỳnh. 1.1.3.2. Nguồn gốc nhân tạo Các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây phát thải PAHs vào trong không khí. Nguồn này gồm các dạng chính sau: Quá trình sản xuất công nghiệp: phát thải từ quá trình này là không đáng kể. Chỉ một số ít PAHs được sản xuất vì mục đích thương mại bao gồm: naphthalen, acenaphthene, fluorene, anthracene,... Các PAHs này được dùng để sản xuất thuốc nhuộm, chất màu, các chất hoạt động bề mặt và thuộc da, thuốc trừ sâu,... Trong đó, sản phẩm công nghiệp quan trọng nhất là napthalene. Nó được sử dụng trực tiếp làm chất chống gián, nấm, côn trùng, mối mọt trong tủ quần áo. Các sản phẩm PAHs trên có thể được chế biến từ than, nhựa than đá. Naphthalene có thể được phân tách từ quá trình nhiệt phân cặn dầu, olefin... Quá trình sản xuất và sử dụng các sản phẩm của than đá và dầu mỏ: Quá trình hóa lỏng hoặc khí hóa than đá, tinh chế dầu, nhựa than đá, nhựa rải đường từ các loại nhiên liệu hóa thạch có thể sinh ra một lượng lớn PAHs. Quá trình cháy không hoàn toàn bao gồm việc sử dụng nhiên liệu than đá, than tổ ong,...để đun nấu và phục vụ các mục đích của các hộ gia đình; các nguồn công nghiệp và giao thông,... Trong đó, các quá trình công nghiệp bao gồm: sản xuất điện đốt than, dầu, các lò đốt rác thải, sản xuất nhôm, sắt, thép. Nguồn giao thông sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, động cơ diesel cũng đóng góp một phần lớn vào sự phát thải PAHs vào không khí. Lượng PAHs được phát thải vào không khí từ các dạng nguồn này có sự dao động lớn và phụ thuộc vào một số yếu tố như loại nhiên liệu, điều kiện đốt. Quá trình sản xuất nông nghiệp: Sự bay hơi các loại hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp là nguồn chính phát thải PAHs vào môi trường. Ngoài ra còn do quá trình rang sấy nguyên liệu, đốt rơm rạ, thân cây họ đậu…
- 10 Tại Trung Quốc, lượng PAHs phát sinh từ đốt rơm rạ ước tính 110 - 126 tấn/năm và từ đốt thân cây họ đậu phát thải từ 13- 26 tấn/năm [10]. Lượng PAHs phát thải vào không khí từ hoạt động nông nghiệp dao động rất lớn, phụ thuộc vào một số yếu tố như loại nhiên liệu, điều kiện đốt và các biện pháp kiểm soát được ứng dụng. Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), khí thải giao thông, đặc biệt là khói phát sinh từ phương tiện sử dụng động cơ diesel và khói từ bếp lò đốt than trong hộ gia đình là những nguồn đóng góp chính vào nồng độ PAHs ở quốc gia này [10]. Còn ở Mexico, các kết quả khảo sát cho thấy khói thải từ giao thông và từ lò đốt gỗ, đốt rác là các nguồn quan trọng phát sinh PAHs [10]. 1.1.3.3. Phát tán PAHs trong môi trường Hầu hết các PAHs có mặt trong môi trường được hình thành từ các quá trình đốt cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ ở nhiệt độ cao, các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp. Tùy vào tính chất vật lý và hóa học của từng chất mà PAHs có thể tồn tại trong không khí ở pha khí hoặc hấp phụ trên các hạt bụi. Những PAHs có cấu trúc phân tử ít hơn 4 vòng benzen được tìm thấy nhiều ở pha khí, trong khi đó các PAHs có cấu trúc phân tử nhiều hơn 4 vòng benzen là các chất có khả năng gây ung thư, đột biến gen cao đa số hấp phụ trên các hạt bụi [7]. PAHs không tồn tại riêng lẻ trong môi trường không khí mà được hấp phụ trên các hạt bụi lơ lửng có kích thước trung bình lớn hơn 10µm. Trong môi trường nước, PAHs phát tán qua quá trình tổng hợp sinh học, tràn hoặc rò rỉ nhiên liệu, xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp, trong đó tràn dầu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm PAHs trong môi trường nước... PAHs tồn tại rất phổ biến trong môi trường không khí ở hai dạng: hấp thụ trên các hạt bụi lơ lửng và ở dạng khí. Nồng độ PAHs phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, lượng mưa, lượng tuyết rơi, ánh sáng... Ở các vùng đô thị, nồng độ PAHs trong không khí cao hơn những vùng xa xôi hẻo lánh do chúng gần với các khu công nghiệp, mật độ giao thông đông đúc hơn,... Theo nghiên cứu tại Úc, nồng độ PAHs trong không khí vào mùa đông thường cao hơn các mùa khác [11]. Nguyên nhân: lượng than, củi dùng để sưởi ấm được sử dụng nhiều hơn, điều kiện nhiệt độ và giá băng làm giảm khả năng phân tán của chất ô nhiễm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 392 | 96
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển màng bảo quản từ pectin kết hợp cao chiết vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)
206 p | 60 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 38 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của loài Địa hoàng (Rehmannia glutinosa)
116 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Ti/PbO2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác
99 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu Co/FeMOF và ứng dụng làm xúc tác quang hóa xử lý chất màu hữu cơ Rhodamine B
84 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích hóa chất diệt côn trùng trong bụi không khí tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Hiện trạng, nguồn gốc và độc tính đối với sức khỏe con người
67 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LC/MS)
70 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích 11-nor-9-carboxy-THC trong máu trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ kép (LC-MS/MS)
83 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu
101 p | 24 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 41 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp nano sắt từ biến tính dẫn xuất Hematin hòa tan định hướng ứng dụng làm xúc tác giả sinh học
80 p | 17 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS)
79 p | 41 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định đặc trưng hình thái và tính chất điện hóa của lớp sơn giàu kẽm sử dụng pigment bột hợp kim Zn-Al dạng vảy
83 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Khảo sát, đánh giá dư lượng kháng sinh trong nước sông đô thị Hà Nội
83 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bồ đề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.)
75 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Chế tạo điện cực dẻo trong suốt trên đế Polyetylen terephtalat
81 p | 33 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn