intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai (Acacia Mangium x Acacia Auriculifomis) làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu đánh giá được sinh trưởng của dòng Keo lai BV10 trồng thuần loài bằng cây hom trên các điều kiện lập địa khác nhau ở Đăk Lăk và Đăk Nông. Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng dòng Keo lai BV10 làm nguyên liệu giấy ở các lập địa kể trên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai (Acacia Mangium x Acacia Auriculifomis) làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐẶNG VĂN DUNG ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC TRỒNG KEO LAI (ACACIA MANGIUM x ACACIA AURICULI FORMIS) LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY TẠI ĐĂK LĂK VÀ ĐĂK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Tây - 2007
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐẶNG VĂN DUNG ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC TRỒNG KEO LAI (ACACIA MANGIUM x ACACIA AURICULI FORMIS) LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY TẠI ĐĂK LĂK VÀ ĐĂK NÔNG CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: GS – TS NGÔ QUANG ĐÊ Hà Tây - 2007
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, các thầy cô giáo Khoa sau đại học đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt thời gian khoá học. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS. TS. Ngô Quang Đê thầy hướng dẫn khoa học đã giành nhiều thời gian quý báu và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sỹ Hà Thị Mừng, cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Mừng giảng viên Khoa Nông Lâm nghiệp trường Đại học Tây Nguyên đã đóng góp những ý kiến hết sức quý báu và giúp đỡ tôi nhiều mặt trong thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần giấy Tân Mai, Ban Giám đốc Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đăk Lăk, bạn bè đồng nghiệp nơi tôi công tác đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và thực tập tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp xa gần và những người thân gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn. Đăk Lăk, tháng 06 năm 2007 Tác giả
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG TT TÊN BẢNG Trang 3.1 Hiện trạng của khu vực trồng rừng xã Cư K’Roá ………………………29 3.2 Hiện trạng của khu vực trồng rừng xã Đăk Rồ …………………………30 3.3 Hiện trạng của khu vực trồng rừng xã Quảng Khê…………………….. 31 4.1 Hàm lượng mùn tổng số ……………………………………………… .41 4.2 Hàm lượng chất dễ tiêu………………………………………………….42 4.3 Độ chua trao đổi…………………………………………………………44 4.4 Thành phần cơ giới trung bình 03 khu vực……………………………...45 4.5 Chiều cao trung bình của Keo lai 6 năm tuổi (m)……………………….50 4.6 Đường kính D1.3 trung bình của Keo lai 6 năm tuổi (cm)……………….53 4.7 Trữ lượng của Keo lai 6 tuổi của các khu vực nghiên cứu……………...56 4.8 Chất lượng rừng Keo lai ở các khu vực nghiên cứu……………………..60 4.9 Chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ 01 ha rừng từ năm thứ I – VI…………63 4.10 Bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho 01 ha rừng 6 năm ở Cư K’Roá…….66 4.11 Bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho 01 ha rừng 6 năm ở Đăk Rồ………. 67 4.12 Bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho 01 ha rừng 6 năm ở Quảng Khê…... 68 4.13 Tổng thu nhập cho 1 ha rừng (chu kỳ kinh doanh 6 năm)……………...70 4.14 Cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng…………………………….70 4.15 Bảng hiệu quả kinh tế tính cho 1 ha rừng trồng………………………..71 4.16 Số lao động tham gia trồng rừng 1 chu kỳ kinh doanh 6 năm…………73
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH TT TÊN HÌNH Trang 4.1 BIỂU ĐỒ SINH TRƯỞNG CHIỀU CAO Hvn CỦA KEO LAI ……….50 4.2 BIỂU ĐỒ SINH TRƯỞNG ĐƯỜNG KÍNH D1.3 CỦA KEO LAI …….54 4.3 BIỂU ĐỒ TRỮ LƯỢNG KEO LAI 6 NĂM TUỔI ……………………57 4.4 RỪNG KEO LAI 6 NĂM TUỔI XÃ CƯ K’ROÁ ……………………..79 4.5 RỪNG KEO LAI 6 NĂM TUỔI XÃ ĐĂK RỒ…………………………80 4.6 RỪNG KEO LAI 6 NĂM TUỔI XÃ QUẢNG KHÊ…………………...81
  6. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thời gian gần đây, rừng tự nhiên đã bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trước tình hình đó, nhiều địa phương trong nước đã phải đóng cửa rừng tự nhiên và chuyển sang đẩy mạnh kinh doanh rừng trồng. Để góp phần đẩy nhanh tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về gỗ đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân sống gần rừng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, thì việc trồng rừng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao đang là yêu cầu cấp thiết. Đăk Lăk và Đăk Nông là hai tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên. Phát triển lâm nghiệp ở đây không chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái mà còn tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân tộc tại chỗ, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, nâng cao tỷ lệ che phủ của bề mặt. Trong nhiều năm qua, một số đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn Đăk Lăk và Đăk Nông đã chú trọng công tác trồng rừng sản xuất, rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và rừng nguyên liệu giấy nhưng chất lượng giống chưa được cải thiện, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chưa đồng bộ. Vấn đề lựa chọn loài cây trồng chưa phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng, đầu tư thấp dẫn đến năng suất các loại rừng trồng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ cho công nghiệp chế biến nói chung và nguyên liệu cho ngành công nghiệp bột giấy nói riêng. Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đăk Lăk – Công ty cổ phần giấy Tân Mai là đơn vị thuộc tổng Công ty giấy Việt Nam được nhà nước giao nhiệm vụ trồng rừng nguyên liệu giấy, hàng năm cung cấp cho ngành giấy từ 40.000 – 50.000m3 gỗ nguyên liệu làm bột giấy. Tính bình quân mỗi năm Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đăk Lăk phải trồng từ 500 – 600ha rừng [3] trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Vì vậy cần thiết phải trồng các loài cây mọc nhanh
  7. 2 cho năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn mới cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy giấy của Công ty. Keo lai là loài cây mọc nhanh đã được Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai khảo nghiệm và đưa vào trồng thuần loài ở các huyện M’Đrăk – Đăk Lăk, KRông Nô, Đăk Glong – Đăk Nông bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế [7], nhưng chưa đánh giá được tình hình sinh trưởng cũng như chất lượng và hiệu quả kinh tế, xã hội một cách khoa học để làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây mọc nhanh làm nguyên liệu giấy phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Đăk Lăk và Đăk Nông. Để góp phần cải thiện và nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng nguyên liệu, tận dụng diện tích đất trống đồi núi trọc một cách hợp lý, có hiệu quả, nhằm chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ nói chung và nguồn nguyên liệu cho ngành bột giấy nói riêng ở Đăk Lăk và Đăk Nông. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai (Acacia Mangium x Acacia Auriculifomis) làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông”. Do quỹ thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sinh trưởng chiều cao vút ngọn, đường kính ngang ngực D1.3, trữ lượng (M) và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc trồng Keo lai dòng BV10 thuần loài bằng cây hom tại Xã Cư K’Rroá - huyện M’ĐRăk tỉnh Đăk Lăk, xã Quảng Khê - huyện Đăk Glong, xã Đăk Rồ huyện KRông Nô tỉnh Đăk Nông có điều kiện khí hậu, đất đai đại diện cho 03 khu vực. Đề tài sẽ góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học trồng rừng nguyên liệu giấy bằng dòng Keo lai BV10 trồng bằng cây hom và đề xuất một số vùng trồng rừng kinh tế trên địa bàn Đăk Lăk và Đăk Nông. Kết quả của đề tài là
  8. 3 tài liệu tham khảo để xây dựng các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy và những nơi có điều kiện tương tự.
  9. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới Keo lai là tên gọi viết tắt của giống lai tự nhiên giữa hai loài Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống lai này được Messrs Hepbum và Shim phát hiện năm 1972 trong những hàng cây trồng ven đường. Năm 1978 khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia) Pedkey đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Trong tự nhiên Keo lai cũng được phát hiện ở Papu NewGuinea (Turn bull,1986; Grinfin, 1988) dẫn theo Lê Đình Khả (1997)[22]. Nghiên cứu năm 1987 của Rufelds cho thấy tại miền Bắc Sabah – Malaisia, Keo lai xuất hiện ở rừng Keo tai tượng 3 - 4 cây/ha còn Wong thì thấy xuất hiện tỷ lệ 1/500 cây. Năm 1991 Cyrin Pinso và Robert NaSi đã thấy tại khu UluKukut cây lai tự nhiên đời F1 sinh trưởng khá hơn các xuất xứ của Keo tai tượng ở Sabah. Các tác giả này cũng thấy rằng gỗ của Keo lai là trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, có phẩm chất tốt hơn Keo tai tượng. Tại Thái Lan (Kij Kar,1992), Keo lai được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaisia) tại trạm nghiên cứu Jon – Pu của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al,1989). Trong giai đoạn vườn ươm Keo lai hình thành lá giả (Phylod) sớm hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm, dẫn theo Lê Đình Khả (1997)[22]. Keo lai đã được nghiên cứu nhân giống thành công bằng hom (Griffin, 1991). Tuy nhiên, trên thế giới vẫn chưa có những nghiên cứu về tính chất vật lý và cơ học cũng như tính chất bột giấy của Keo lai và chưa có những nghiên cứu chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính để từ đó tạo ra các dòng tốt nhất để đưa vào sản xuất (Lê Đình Khả,1999)[20].
  10. 5 1.2 Trong nước Ở nước ta, Keo lai xuất hiện lác đác một số nơi ở Nam Bộ như Tân Tạo, Trảng Bom, Sông Mây và ở BaVì (Hà Tây), Phú Thọ, Hoà Bình và Tuyên Quang…(Lê Đình Khả,1999) [20]. Những cây lai này đã xuất hiện trong rừng Keo tai tượng với những tỷ lệ khác nhau. Ở các tỉnh Miền Nam là 3 - 4%, còn ở Ba Vì là 4 - 5%. Riêng giống lai tự nhiên tại BaVì được xác định là Acacia Mangium (xuất xứ Daitree thuộc bang Queensland) với Acacia auriculiformis (xuất xứ Darwin thuộc Bang Northern Territoria) của Australia. Keo lai được phát hiện và khảo nghiệm đợt 1 từ năm 1993 – 1995, đến năm 1996 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã phối hợp với các đơn vị khác tiếp tục nghiên cứu về Keo lai. Các nghiên cứu này là chọn lọc thêm các cây trội Keo lai tự nhiên, xây dựng khảo nghiệm các dòng vô tính, tiến hành đánh giá tiềm năng bột giấy của Keo lai cũng như tiến hành khảo nghiệm các dòng Keo lai được lựa chọn ở các vùng sinh thái khác nhau (Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Văn Thảo và các cộng sự,1999; Lê Đình Khả,1999)[22]. Kết quả cho thấy Keo lai có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm, có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Khi cắt cây để tạo chồi thì Keo lai cho rất nhiều chồi (trung bình 289 hom/01gốc). Các hom này có tỷ lệ ra rễ trung bình 47%, trong đó có 11 dòng cho ra rễ từ 57 – 85%. Sai khác giữa các dòng về sinh trưởng là khá rõ. Một số dòng vô tính sinh trưởng rất nhanh nhưng các chỉ tiêu chất lượng không đạt yêu cầu, một số dòng vừa sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt có thể nhân giống nhanh và số lượng nhiều đưa vào sản xuất như các dòng BV5, BV10, BV16, BV29, BV32. Năm 1996 –1997 việc chọn lọc cây trội tại BaVì (Hà Tây) và khu vực Đông Nam Bộ như khu vực Bầu Bàng, Sông Mây, và trường Cao Đẳng Lâm
  11. 6 nghiệp. Ở BaVì điều kiện lập địa khá khắc nghiệt (đất đồi trọc, nghèo dinh dưỡng và mùa đông lạnh). Ở Đông Nam Bộ là đất phù sa cổ sâu, ít bị đá ong hoá, tương đối bằng phẳng, có nắng quanh năm. Vì vậy, Keo lai ở BaVì sinh trưởng chậm hơn ở Đông Nam Bộ song các cây lai được chọn cả hai nơi đều có sinh trưởng vượt trội rõ rệt hơn so với Keo tai tượng, số liệu dưới đây cho thấy những cây Keo lai được lựa chọn có đường kính vượt Keo tai tượng 30,1 – 149,1% (tại BaVì) và 25,3 – 107,7% (tại Đông Nam Bộ), chiều cao vượt Keo tai tượng từ 29,4 – 125,8% (tại Ba Vì) và 12,1 – 81,8% (tại Đông Nam Bộ). Đây cũng là những cây Keo lai có hình dáng thân cây và tán lá đẹp nhất ở mỗi nơi, khảo nghiệm dòng vô tính có thể sẽ chọn được một số dòng tốt nhất để phát triển vào sản xuất (Lê Đình Khả, Nguyễn Văn Thảo, Phạm Văn Tuấn và các cộng sự 1999; Lê Đình Khả, 1999)[20]. Khảo nghiệm một số dòng vô tính mới được chọn năm 1996 ở (Cẩm Quỳ) đã được xây dựng ngay tại nơi chọn lọc cây mẹ. Nguồn Keo lai được lựa chọn là từ các rừng Keo tai tượng được lấy giống từ Đồng Nai, thấy nổi lên một số nét chính các cây trội Keo lai mới được chọn mặc dù có độ vượt ban đầu khá lớn, song qua khảo nghiệm đều thấy sinh trưởng kém hơn các dòng Keo lai cũ là BV5, BV10. Trong 14 dòng được đưa vào khảo nghiệm có 10 dòng vượt các loài Keo có bố mẹ được trồng làm đối chứng. Trong đó có 8 dòng có độ vượt lớn hơn 25% so với các loài cây bố mẹ (Lê Đình Khả và các công sự, 1997-1999). Hệ số biến động về đường kính và chiều cao của Keo lai cũng luôn nhỏ hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm, nghĩa là Keo lai có ưu điểm có đường kính và chiều cao đồng đều hơn Keo tai tượng (Lê Đình Khả và các cộng sự, 1997)[16]. Nghiên cứu tiềm năng bột giấy của Keo lai (Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc,1995;1999, Lê Quang Phúc,1999). Cho thấy gỗ Keo lai có tỷ trọng trung
  12. 7 gian giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng có khối lượng gấp 3 - 4 lần hai loài bố mẹ, ở giai đoạn 4 tuổi tỷ trọng gỗ của Keo lai trung bình khoảng 0,455g/cm3, trong khi đó Keo tai tượng là 0,414g/cm3, Keo lá tràm là 0,469g/cm3. Các dòng Keo lai được lựa chọn có tỷ trọng gỗ và có tính co rút của gỗ khác nhau, trong đó các dòng BV32, BV33 có tỷ trọng cao nhất, dòng BV16 thì gỗ không bị nứt khi phơi khô (Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc, 1999)[18]. Một số dòng Keo lai được lựa chọn có hàm lượng xenlulô cao hơn hai loài bố mẹ và cao hơn Bạch đàn Caman. Độ chịu kéo, độ gấp, và độ trắng giấy của Keo lai cũng cao hơn hai loài bố mẹ, Bồ đề và Mỡ. Nghiên cứu của Lê Đình Khả và các cộng sự năm 1997 [20] cho thấy không nên dùng hạt của Keo lai trồng rừng mới. Cây lai đời F1 có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và đồng nhất tương đối về hình thái. Song khi sinh sản bằng hạt để cho thế hệ thứ lai thứ hai (F2) lại bị phân ly hình thái và bị thoái hoá, vì vậy khi trồng rừng bằng cây con mọc từ hạt của cây lai F1 cây trồng sẽ bị phân hoá về sinh trưởng và hình thái, đồng thời ưu thế lai cũng bị giảm xuống. Chính vì vậy, việc nhân giống bằng hom hoặc nhân giống bằng nuôi cấy mô là phương pháp bảo đảm nhất để giữ ưu thế lai đời F1. Nghiên cứu so sánh tại rừng trồng ở BaVì đã cho thấy lúc 2,5 tuổi Keo lai có chiều cao 4,5m, đường kính ngang ngực trung bình từ 5,21cm, trong khi Keo tai tượng có chiều cao là 2,77m và đường kính là 2,63m (Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Đình Hải, 1993) [25]. Nghiên cứu chọn lọc cây trội, nhân giống và bước đầu khảo nghiệm dòng vô tính Keo lai ở Đông Nam Bộ do Phạm Văn Tuấn, Lưu Bá Thịnh, Phạm Văn Chiến tiến hành năm (1995;1998;1999) [25] cho thấy hom chồi ra rễ cao nhất được giâm hom từ tháng 5 – 7 và xử lý bằng IBA dạng bột nồng độ 0,7% và 1,0% trong đó các cá thể Keo lai khác nhau có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Qua khảo nghiệm cho thấy các dòng Keo lai có sinh trưởng nhanh hơn
  13. 8 Keo lá tràm và Keo tai tượng từ đó chọn được các dòng 3; 5; 6; 12 có sinh trưởng nhanh để nhân giống đại trà cho trồng rừng sản xuất ở Đông Nam Bộ và các địa phương có điều kiện lập địa tương tự. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tân, Trần Hồ Quang, Ngô Thị Minh Duyên, Đoàn Thị Mai (1995)[28][34] về nuôi cấy mô cây Keo lai thấy rằng có thể nhân giống nhanh cây Keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô trong môi trường MS (Murashige and Skoog) với BAP (Benzym Amino Purinine) 2mg/l thì số chồi nhân lên 20 – 21 lần và có thể cho các chồi ra rễ bằng biện pháp giâm hom thông thường trên nền cát sông được phun sương trong nhà kính, nghiên cứu này đã xác định được môi trường thích hợp và tỷ lệ các nguyên tố đa lượng, vi lượng, tỷ lệ các chất kích thích sinh trưởng cũng như môi trường nuôi cấy mô Keo lai. Sau này Lê Đình Khả và cộng sự ở Malaisia thí nghiệm giâm trực tiếp cây mô trên nền cát sông, sau 01 tháng giâm hom cây mô có tỷ lệ ra rễ 90 – 100% và sau 02 tháng giâm hom cây ra rễ vẫn giữ được 80 – 100% (Lê Đình Khả và cộng sự, 2001)[22]. Nghiên cứu nhân giống Keo lai bằng hom tại BaVì cho thấy khả năng cung cấp hom thay đổi theo tuổi cây và theo các tháng trong năm. Số hom cắt được từ cây giống một tuổi là 116 hom/cây, cây giống hai tuổi là 357 hom/cây, cây từ 3 – 4 tuổi từ 511 – 518 hom/cây. Như vậy, cây hai tuổi đã có khả năng cung cấp hom gấp 3 lần cây một tuổi, cây ba tuổi thì khả năng cung cấp hom bắt đầu ổn định, thời gian cắt được nhiều hom nhất là tháng 5 – tháng 10, thực tế đây là thời kỳ ra rễ cao nhất [19]. Các loại hoocmon dùng để giâm hom cho cây gỗ là IAA, IBA. Thí nghiệm giâm hom cho cây giống ba tuổi của Keo lai bằng IAA, IBA dạng bột, được chuẩn bị theo chất nền của trung tâm nghiên cứu giống cây rừng có tên gọi tắt là (TTG) đã được tiến hành tại vườn ươm Chèm (Hà Nội) của trung
  14. 9 tâm nghiên cứu giống cây rừng được tiến hành tháng 8 năm 1998, mỗi công thức 30 hom, lặp lại 03 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy công thức đối chứng (không xử lý hoocmon) có tỷ ra rễ 61,1%, các công thức xử lý TTG2 (tức là IAA) có tỷ lệ ra rễ trung bình từ 70 - 77,8%, các công thức xử lý TTG1 (tức là IBA) có tỷ lệ ra rễ trung bình 72,2 – 88,9%, trong đó công thức xử lý bằng IBA 0,75% dạng bột có tỷ lệ ra rễ trung bình cao nhất (86,7 – 93,3%). Điều này chứng tỏ IAA, IBA có tác dụng kích thích ra rễ đối với hom Keo lai khá rõ rệt và IBA là chất kích thích ra rễ mạnh hơn IAA. Nghiên cứu giống Keo lai và vai trò các biện pháp thâm canh khác trong tăng năng suất rừng trồng của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) cho thấy cải thiện giống và các biện pháp thâm canh đều có vai trò quan trọng trong tăng năng xuất rừng trồng. Muốn tăng năng suất rừng trồng cao, nhất thiết phải áp dụng tổng hợp các biện pháp cải thiện giống và các biện pháp thâm canh khác. Kết hợp giữa giống được cải thiện với các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh mới tạo được năng suất cao trong sản xuất lâm nghiệp. Các giống Keo lai được lựa chọn qua khảo nghiệm có năng suất cao hơn rất nhiều so với các loài bố mẹ. Ví dụ tại Cẩm Quỳ (BaVì – Hà Tây) khi được trồng ở điều kiện thâm canh (có cày đất và bón phân thích hợp) thì ở giai đoạn hai năm tuổi Keo lai có thể tích 19,6dm3/cây. Trong lúc các loài Keo bố mẹ trồng cùng điều kiện lập địa ở công thức quảng canh có thể tích thân cây 4,7dm3/cây. Trong khi các loài bố mẹ trồng cùng điều kiện thâm canh như vậy thì thể tích thân cây chỉ đạt 2,7 – 6,1dm3/cây, còn công thức quảng canh chỉ đạt 0,6 – 1,2dm3/cây (Lê Đình Khả, 1997;1999). Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của Keo lai và hai loài bố mẹ của Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải (1999)[22] cho thấy ở giai đoạn vườn ươm 03 tháng tuổi các dòng Keo lai đã được lựa chọn có số lượng nốt sần từ 39,9 – 80,3 cái/cây, gấp 2,5 – 13 lần các loài bố mẹ. Khối lượng tươi
  15. 10 của các nốt sần ở các dòng keo lai từ 0,39 – 0,47g/cây, trong lúc của các loài bố mẹ là 0,075 – 0,15g/cây, còn khối lượng khô của các nốt sần ở các dòng Keo lai là 0,08 – 0,130g/cây, gấp 5 – 12 lần các loài Keo bố mẹ (0,011 – 0,017g/cây). Một số dòng Keo lai có lượng vi khuẩn cố định nitơ cao hơn các loài bố mẹ, một số khác có tính chất trung gian. Đặc biệt, dưới tán rừng Keo lai 5 tuổi khảo nghiệm tại Đá Chông thuộc trạm thực nghiệm giống BaVì (1999), số lượng vi sinh vật và số lượng vi khuẩn cố định Nitơ tự do trong 01 gram đất cao hơn rõ rệt so với đất dưới tán rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm, 01 gam đất dưới tán rừng Keo lai có thể gấp 5 – 17 lần các loài Keo bố mẹ và cao gấp 97 lần mẫu đất lấy ở nơi đất trống. Vì thế đất dưới tán rừng Keo lai được cải thiện hơn đất dưới tán rừng Keo hai loài bố mẹ cả về hoá tính, lý tính và số lượng vi sinh vật. Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng Keo lai được lựa chọn tại BaVì của Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thiên Hương, (1999)[22] trong các dòng Keo lai được lựa chọn có sự khác nhau về cường độ thoát hơi nước, áp suất thẩm thấu, độ ẩm cây héo và thể hiện tính chịu hạn cao hơn bố mẹ. Trong đó dòng BV32 có sức chịu hạn khá nhất, tiếp theo là các dòng BV5, BV10 và BV16. Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Dao (2003)[9] cho thấy khảo nghiệm tại BaVì (Hà Tây) ở phương thức thâm canh Keo lai 78 tháng tuổi chiều cao vút ngọn trung bình 15m, đường kính trung bình D1.3 14,3cm, thể tích thân cây Keo lai đạt 172,2dm3/cây gấp 1,42 – 1,48 lần Keo tai tượng và gấp 5,6 – 10,5 lần thể tích Keo lá tràm. Khảo nghiệm tại Bình Thanh (Hoà Bình) ở công thức thâm canh 7 tuổi chiều cao trung bình Keo lai là 22,3m, đường kính trung bình D1.3 20,7cm, ở công thức quảng canh Keo lai có chiều cao 22,9m, đường
  16. 11 kính D1.3 là 19,3cm, thể tích thân cây Keo lai đạt 383,1dm3/cây ở công thức thâm canh, còn thể tích thân cây công thức quảng canh là 344,2 dm3/cây. Khảo nghiệm ở Hàm Yên (Tuyên Quang) cho thấy ở công thức thâm canh 7 tuổi Hvn của Keo lai đạt 21,7m, đường kính trung bình 16,9cm, thể tích thân cây 255dm3/ cây, trữ lượng là 320,6m3/ha, lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm 45,8m3/ha/ năm. Khảo nghiệm tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) ở đất đồi lateritic nghèo dinh dưỡng, mùa đông lạnh sau 6 năm tuổi ở công thức thâm canh Hvn trung bình đạt 15,5m, D1.3 trung bình 11,7cm, thể tích thân cây đạt 86,2dm3/cây, trong khi đó thể tích thân cây Keo tai tượng là 16,2 – 31,3dm3/cây. Khảo nghiệm tại Đông Hà (Quảng Trị) cho thấy ở 5,5 tuổi Hvn Keo lai là 16,7m, D1.3 trung bình 17,2cm, thể tích thân cây là 202,2dm3/cây. Khảo nghiệm tại Long Thành (Đồng Nai) ở giai đoạn 5 tuổi Hvn trung bình đạt 21,6m, D1.3 13,6cm, thể tích thân cây là 189,7dm3/cây. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thế năm 2004 [37] thì Keo lai dòng BV10 trồng thuần loài trên đất phát triển trên đá phiến Thạch sét và đất phát triển trên đá Sa thạch ở Lâm trường Hữu Lũng và Lâm trường Phúc Tân thuộc Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc. Kết quả cho thấy tại hai khu vực sinh trưởng chiều cao vút ngọn của dòng Keo lai (BV10) cao hơn Keo tai tượng từ 3,1 – 4,4m, dòng Keo lai (BV10) sinh trưởng trên cùng một loại đất ở hai khu vực thì chiều cao (Hvn) ở Hữu Lũng cao hơn ở Phúc Tân; đường kính D1.3 của dòng Keo lai (BV10) ở Hữu Lũng sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng, tại Hữu Lũng D1.3 của Keo lai (BV10) từ 11,3 – 12,7cm, còn Keo tai tượng từ 10,6 – 12,2cm, ở Phúc Tân sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo lai từ 8,9 – 9,3cm, Keo tai tượng từ 7,6 – 7,7cm. Hệ số biến động chiều cao của Keo lai thấp hơn so với Keo tai tượng.
  17. 12 Tóm lại: Từ năm 1993 đến nay ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm từ các nghiên cứu về hình thái, chọn lọc cây trội nhân giống bằng hom, nuôi cấy mô, khảo nghiệm các dòng vô tính đến những nghiên cứu về tính chất cơ lý, tiềm năng bột giấy… Từ các kết quả nghiên cứu đã chọn được một số dòng như BV10, BV6, BV29 và BV32 ở Ba Vì Hà Tây và một số dòng khác ở Đông Nam Bộ như TB6, TB12. Hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông hiện tại quỹ đất trống, đồi trọc còn nhiều, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, một số đơn vị sản xuất lâm nghiệp ở đây đã trồng Keo lai nhưng diện tích chưa nhiều, đầu tư thấp, năng suất chưa cao. Đặc biệt là chưa có những nghiên cứu đánh giá sinh trưởng chiều cao, đường kính, trữ lượng (M), cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội của Keo lai. Đề tài góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trên.
  18. 13 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Dòng Keo lai (BV10) trồng thuần loại bằng cây con giâm hom trên địa bàn Đăk Lăk và Đăk Nông. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung - Đánh giá được tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông. * Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được sinh trưởng của dòng Keo lai BV10 trồng thuần loài bằng cây hom trên các điều kiện lập địa khác nhau ở Đăk Lăk và Đăk Nông. - Đánh giá được hiệu qủa kinh tế, xã hội của việc trồng dòng Keo lai BV10 làm nguyên liệu giấy ở các lập địa kể trên. 2.3 Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu đặt ra đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung như sau: 2.3.1 Nghiên cứu về đất và kỹ thuật trồng rừng trồng rừng Keo lai BV10 - Nghiên cứu một số đặc điểm lý hoá tính của đất dưới tán rừng Keo lai - Tìm hiểu về kỹ thuật trồng rừng Keo lai dòng BV10 2.3.2 Đánh giá sinh trưởng - Sinh trưởng chiều cao Hvn. - Sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3. - Đánh giá chất lượng rừng trồng: Tốt, trung bình, xấu. - Trữ lượng gỗ Keo lai 6 năm tuổi (M). 2.3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế
  19. 14 - Xác định chi phí đầu tư cho 01 ha rừng trồng (từ phát, dọn thực bì, trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ - phòng chống cháy rừng trong suốt chu kỳ kinh doanh 6 năm). - Xác định thu nhập cho 01 ha rừng trồng (lấy tổng thu nhập khi kết thúc chu kỳ kinh doanh trừ đi các chi phí từ trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ - phòng chống cháy rừng trong suốt chu kỳ kinh doanh kể cả các khoản thuế và lãi vay). 2.3.4 Đánh giá hiệu quả xã hội - Khả năng tạo ra việc làm cho người dân. - Khả năng tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. - Nhận thức và sự chấp nhận của người dân địa phương khi thực hiện dự án trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy. 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp luận tổng quát Sinh trưởng cây rừng nói chung là sự tăng lên về kích thước chiều cao vút ngọn, đường kính ngang ngực, thể tích thân cây… Nói cách khác đó là sinh trưởng của một thực thể sinh học, nó chịu sự tác động của các nhân tố môi trường và các nhân tố nội tại trong bản thân mỗi cá thể và quần thể. Vì vậy, khi nghiên cứu sinh trưởng không thể tách rời ảnh hưởng của các nhân tố đó. Sinh trưởng của cá thể và của quần thể (lâm phần) là hai vấn đề khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng của lâm phần gồm toàn bộ sự tăng lên về khối lượng vật chất được tích luỹ bởi từng cá thể và vật chất bị mất đi từ những bộ phận hay các thể bị đào thải (chết hoặc bị tỉa thưa). Những đại lượng sinh trưởng bình quân như chiều cao vút ngọn, đường kính ngang ngực, thể tích thân cây có vỏ…luôn phụ thuộc vào tuổi và tuân theo những quy luật nhất định. Sự tăng lên của những chỉ tiêu này là kết quả tổng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2