intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn xã giai đoạn 2011-2016; quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020

  1. i ỜI Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tác giả luận văn Vũ Thị Huyền
  2. ii ỜI Ả Ơ Luận văn “Nghiên cứu đề xuất Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020”. Đƣợc hoàn thành tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam theo chƣơng trình đào tạo cao học Lâm nghiệp – khóa 23B, giai đoạn 2015 -2017. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, học viên đã đƣợc Phòng Đào tạo Sau đại học – Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và các cấp chính quyền địa phƣơng tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho các tác giả thu thập tài liệu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới GS.TS. Trần Hữu Viên (ngƣời hƣớng dẫn khoa học) đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ học viên trong thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học – Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ học viên trong thời gian học tập cũng nhƣ thực hiện luận văn. Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn các cấp chính quyền địa phƣơng xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã cung cấp những thông tin, tƣ liệu cần thiết và tạo điều kiện cho học viên thu thập số liệu phục vụ cho luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cam đoan số liệu thu thập và kết quả tính toán là hoàn toàn trung thực và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017 Học viên Vũ Thị Huyền
  3. iii Ụ Ụ Trang Trang phụ bìa L I C M ĐO N .............................................................................................. i L I CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 2 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 2 1.1.1. Khái niệm về nông thôn .......................................................................... 2 1.1.2. Khái niệm nông thôn mới ....................................................................... 2 1.1.3 . Khái quát chung về quy hoạch ............................................................... 3 1.1.4. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới ....................................................... 5 1.1.5. Mô hình phát triển nông thôn mới .......................................................... 6 1.2. Vấn đề quy hoạch NTM ở một số nƣớc trên thế giới: ............................. 10 1.2.1. Kinh nghiệm ở Nhật Bản: Nông nghiệp phát triển tạo đà cho công nghiệp hóa ......................................................................................................................... 10 1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ở Trung quốc ......................... 13 1.2.3. Mô hình “ Làng mới “ ở Hàn Quốc ...................................................... 14 1.3. Vấn đề quy hoạch NTM ở Việt Nam ....................................................... 15 1.3.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.................................... 15 1.3.2. Các văn bản chính sách Nhà nƣớc liên quan đến NTM........................ 19 1.3.3. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc ........ 20 1.3.4. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Sông Lô ...... 22 1.3.5. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Quang Yên. ....... 23 1.4 Thảo luận ................................................................................................... 24
  4. iv Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 25 2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 25 2.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 25 2.1.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 25 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 2.3.1. Điều tra phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. .......... 25 2.3.2. Đánh giá thực trạng nông dân và nông thôn theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM ......................................................................................................................... 25 2.3.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017 -2020 ............................................................. 26 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 26 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu có sẵn ..................................................... 26 2.4.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp ................. 26 2.4.3. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 26 2.4.4. Phƣơng pháp phân tích thị trƣờng và dự báo tiềm năng cho phát triển 26 2.4.5. Phƣơng pháp xây dựng bản đồ.............................................................. 28 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 29 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Quang Yên ................................ 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29 3.1.2 . Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội................................................... 31 3.2. Đánh giá hiện trạng nông thôn xã Quang Yên theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới............................................................................................. 33 3.2.1. Tiêu chí về quy hoạch (1 tiêu chí)......................................................... 34 3.2.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí) ...................................................... 35 3.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí) ................................................ 44 3.2.5. Hệ thống chính trị ( 2 tiêu chí) ............................................................. 47
  5. v 3.2.6. Tổng hợp tình hình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới và mục tiêu xây dựng nông thôn mới. ................................................................................ 49 3.2.7. Đánh giá thuận lợi và khăn trong quá trình thực hiện nông thôn mới tại khu vực nghiên cứu: ........................................................................................ 53 3.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. ....................................................................................................... 54 3.3.1. Dự báo quy mô dân số, lao động và đất đai .......................................... 54 3.3.2. Tiềm năng và định hƣớng phát triển KT – XH của xã ......................... 57 3.3.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.................................................................. 58 3.3.4. Quy hoạch phát triển không gian xã ..................................................... 60 3.3.5. Quy hoạch phát triển sản xuất ............................................................... 72 3.3.6. Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại....................................................................................................... 75 3.3.7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.................................................... 76 3.3.8. Dự báo khả năng thực hiện các tiêu chí sau quy hoạch ........................ 88 3.3.9. Nhu cầu đầu tƣ và hiệu quả của phƣơng án .......................................... 90 3.3.9.2. Hiệu quả của phƣơng án..................................................................... 90 3.3.10. Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch nông thôn mới ......... 92 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ .................................................. 95 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 100
  6. vi D H Ụ Á TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 CN Công nghiệp 3 NTM Nông thôn mới 4 NN Nông nghiệp 5 UBNN Ủy ban nhân dân 6 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 7 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 8 HTX Hợp tác xã 9 BHYT Bảo hiểm y tế 10 VH – TT - DL Văn hóa - thể thao – du lịch 11 SXKD Sản xuất kinh doanh 12 HĐND Hội đồng nhân dân 13 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 14 SXCN Sản xuất công nghiệp 15 MT Môi trƣờng 16 HTKT Hệ thống kỹ thuật 17 TDTT Thể dục thể thao 18 MTTQ Mặt trận tổ quốc 19 QĐ Quyết định 20 CT-TTg Chỉ thị thủ tƣớng chính phủ 21 THCS Trung học cơ sở 22 ĐH Đại học 23 CĐ Cao đẳng 24 TW Trung ƣơng 25 VSMT Vệ sinh môi trƣờng 26 SX Sản xuất 27 DTTN Diện tích tự nhiên 28 KCN Khu công nghiệp 29 THCS Trung học cơ sở 30 THPT Trung học phổ thông
  7. vii D H Ụ Á BẢ G STT Tên bảng Trang 3.1 Hiện trạng phân bố dân cƣ xã Quang Yên 31 3.2 Hiện trạng kinh tế xã Quang Yên năm 2015 32 3.3 Hiện trạng sử dụng đất xã Quang Yên năm 2015 34 3.4 Hệ thống giao thông trục thôn 36 3.5 Hệ thống giao thông nội đồng 39 3.6 Hệ thống đập giữ nƣớc 40 37 Hiện trạng hệ thống trạm biến áp 41 3.8 Hiện trạng nhà văn hóa các xóm 43 3.9 Hiện trạng nghĩa trang, nghĩa địa xã Quang Yên 47 3.10 Dự báo dân số 54 3.11 Hiện trạng và dự báo lao động xã hội 55 3.12 Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 56 3.13 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng trong QHXDNTM 58 3.14 Quy hoạch nhà văn hóa và sân thể thao thôn 62 3.15 Quy hoạch mạng lƣới dân cƣ 64 3.16 Hiện trạng sử dụng đất khu trung tâm 66 3.17 Bảng cơ cấu sử dụng đất khu trung tâm xã 68 3.18 Quy hoạch giao thông trục thôn 76 3.19 Quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng 80 3.20 Quy hoạch hệ thống đập 82 3.21 Quy hoạch trạm biến áp xã 85 3.22 Quy hoạch công trình văn hóa tâm linh xã Quang Yên 88 Bảng đánh giá theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của 3.23 89 xã Quang Yên sau khi thực hiện quy hoạch (đến năm 2020)
  8. 1 ẶT VẤ Ề Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cƣ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nƣớc ta hiện nay vẫn là một nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân cƣ đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nƣớc. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nƣớc công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Quang Yên là một xã miền núi khó khăn của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong thời gian qua cùng với quá trình tăng trƣởng kinh tế - xã hội của toàn huyện, kinh tế - xã hội của xã có những bƣớc phát triển tích cực, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao về vật chất lẫn tinh thần. Do nhu cầu sử dụng đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng mạnh, trong khi phân bố đất đai lại không hợp lý, công tác quy hoạch chƣa phù hợp để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nên sự phát triển của xã còn nhiều bất cập cần giải quyết. Chính vì vậy nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020”.
  9. 2 hƣơng 1 TỔ G QU VẤ Ề GHIÊ ỨU 1.1. ột số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về nông thôn Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn, có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trƣờng, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn. Tuy nhiên, theo quan điểm nhóm chuyên viên Liên hợp quốc đề cập đến khái niệm nông thôn - đô thị để so sánh nông thôn và đô thị với nhau. Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tƣơng đối và luôn biến động theo thời gian, để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cƣ, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cƣ này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trƣờng trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hƣởng của các tổ chức khác” Ngoài ra, khái niệm nông thôn đƣợc thống nhất với quy định tại Theo Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". 1.1.2. Khái niệm nông thôn mới - Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân đƣợc đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. - Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị đƣợc nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
  10. 3 - Theo tác giả TS. Vũ Thị Bình: Nông thôn mới là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao, có quy hoạch, có kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trƣờng sinh thái trong lành, dân trí cao, giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh chính trị đƣợc giữ vững.[8] 1.1.3 . Khái quát chung về quy hoạch - Quy hoạch là một công cụ quản lý nhà nƣớc đƣợc áp dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa, nội hàm của quy hoạch cũng có những thay đổi để phù hợp với thời đại, nhất là với nhu cầu phát triển không gian cả bên trong và bên ngoài của mỗi quốc gia. - Theo Allmendinger và Tewdwr-Jones (2002) và Taylor (1998) quy hoạch đƣợc hình thành từ cách tiếp cận không gian vật thể sau đó lồng ghép các cách tiếp cận kinh tế, xã hội và môi trƣờng trong việc sử dụng không gian. Các quy hoạch vật thể (physical plan), nhƣ: quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị… có tính không gian rất cụ thể. Trong khi đó, các quy hoạch kinh tế vĩ mô, quy hoạch xã hội, hay quy hoạch phát triển thƣờng chứa đựng sự phát triển không gian mang tính trừu tƣợng nhiều hơn [21]. - Theo Viện Chiến lƣợc phát triển (2004), quy hoạch là “việc lựa chọn phƣơng án phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định”. Với định nghĩa này, đối tƣợng của quy hoạch là các hoạt động kinh tế - xã hội. Tƣơng tự, quy hoạch ngành hay quy hoạch lãnh thổ cũng là việc lựa chọn phƣơng án phát triển cơ cấu kinh tế ngành dựa trên nguyên tắc phân công lao động theo ngành/ lãnh thổ và giải quyết đƣợc mối quan hệ liên ngành và liên vùng (Ngô Doãn Vịnh, 2003). Do vậy, dạng quy hoạch này đƣợc áp dụng phổ biến, rộng khắp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, bởi một lẽ đơn giản: mọi hoạt động của con ngƣời đều gắn với không gian[7],[19]. - Vai trò, ý nghĩa và nội dung của quy hoạch luôn gây tranh cãi bởi lẽ đó là sự phân định quyền lực, “đỉnh cao chỉ huy” giữa nhà nƣớc và thị trƣờng. Phạm vi của quy hoạch theo thời gian thƣờng đƣợc mở rộng và nó thƣờng đƣợc gắn với sự biến động của chính trị theo thời gian (Palermo và Ponzini, 2010) và có thể coi đây
  11. 4 là một ngành khoa học quản lý. Còn Glasson và Marshall (2007) lại cho rằng, dù quy hoạch có đƣợc sử dụng nhƣ thế nào trong các thời kỳ phát triển khác nhau, nó đều liên quan trực tiếp đến việc phát triển không gian trong tƣơng lai. Theo nhóm tác giả này, quy hoạch là việc bố trí có mục đích hƣớng đến không gian tƣơng lai của một tập hợp lớn các hoạt động trong/trên một phạm vi đất đai hay nguồn vật chất, nguồn lực có hạn [7]. - Sự suy nghĩ, những ý tƣởng về sự phát triển phải mang tính hợp lý và tính hệ thống, đồng thời phải có khả năng hiện thực; biết suy nghĩ. Cân nhắc xem khả năng nào là tốt nhất, hữu hiệu và bền vững nhất so với những khả năng khác. Nghĩa là sự phát triển đó phải đạt đƣợc cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, có tác dụng lâu dài, đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận là không phá huỷ môi trƣờng. Sự chuyển hoá những tƣ duy, ý tƣởng hiện tại thành hành động tƣơng lai, những tính toán, cân nhắc ấy gọi là quy hoạch. Từ những quan điểm trên đây có thể đƣa ra khái niệm về quy hoạch nhƣ sau: "Quy hoạch là một quá trình lý thuyết về tƣ tƣởng có quan hệ với từng sự vật, sự việc đƣợc hình thành và thể hiện qua một quá trình hành động thực tế. Quá trình này giúp nhà quy hoạch tính toán và đề xuất những hoạt động cụ thể để đạt đƣợc mục tiêu". - Phát triển nông thôn là vấn đề phức tạp và rộng lớn, nó liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Mục đích của phát triển nông thôn là phát triển đời sống con ngƣời với đầy đủ các phạm trù của nó. Phát triển nông thôn toàn diện phải đề cập đến tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng... Sự phát triển của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng nằm trong tổng thể phát triển chung của các vùng và của cả nƣớc. - Vì vậy "Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và môi trƣờng liên quan đến vấn đề phát triển con ngƣời trong các cộng đồng nông thôn theo các tiêu chuẩn của phát triển bền vững". - Quy hoạch phát triển nông thôn đƣợc coi là quy hoạch tổng thể trên vùng không gian sống của mọi sinh vật bao gồm loài ngƣời, động vật, thực vật. Mục tiêu
  12. 5 của quy hoạch là đáp ứng sự tăng trƣởng liên tục mức sống của con ngƣời và phát triển bền vững. Do đó đi đôi với việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội là vấn đề bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ sự đa dạng sinh học, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo tài nguyên để phục vụ cho lợi ích lâu dài của các thế hệ mai sau. 1.1.4. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 1.1.4.1. Xây dựng nông thôn mới - Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao. - Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn, nhằm tạo ra một nông thôn có kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất, văn hóa và tinh thần tốt, có bộ mặt nông thôn hiện đại. - Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. - Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. 1.1.4.2. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Quy hoạch nông thôn mới là việc tổ chức mạng lƣới điểm dân cƣ nông thôn hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn xã hoặc liên xã. - Quy hoạch nông thôn mới bao gồm quy hoạch mạng lƣới điểm dân cƣ nông thôn trên địa bàn xã hoặc liên xã (còn gọi là quy hoạch chung xây dựng xã) và quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn (còn gọi là quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, thôn, làng, xóm,...). - Đứng trên góc độ phân bố lực lƣợng sản xuất, quy hoạch phát triển nông thôn là sự phân bố các nguồn lực tài nguyên, đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự bố trí cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên lãnh thổ nông thôn một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao.
  13. 6 - Đứng trên góc độ kế hoạch hoá, quy hoạch phát triển nông thôn là một khâu trong quy trình kế hoạch hoá nông thôn. Bắt đầu từ chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đến quy hoạch phát triển nông thôn rồi cụ thể hoá bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên địa bàn nông thôn. - Đặc điểm của quy hoạch là quy hoạch thƣờng mang tính định hƣớng về tƣơng lai, vì vậy quy hoạch phải có mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu không thể hình thành do ý nghĩ chủ quan của một số ngƣời làm quy hoạch, cũng không thể hình thành chóng vánh trong ngày một ngày hai mà nó phải trải qua một quá trình tìm tòi, cân nhắc lâu dài từ tổng quát đến chi tiết, từ cục bộ đến toàn diện. Mục tiêu phải có tính khả thi. Nếu quy hoạch không hƣớng về tƣơng lai thì chỉ là một việc làm tốn kém, một bức tranh không có lợi ích. - Quy hoạch phát triển nhằm đạt đƣợc mục tiêu cải thiện đời sống cho phần lớn ngƣời dân nông thôn. Nó gây ít tổn thất hơn so với lợi ích mà nó đem lại. 1.1.5. Mô hình phát triển nông thôn mới 1.1.5.1. Quan điểm của quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, từng vùng và quy hoạch phát triển ngành, gắn liền với định hƣớng phát triển hệ thống đô thị, các vùng kinh tế và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; phải xác định cụ thể định hƣớng phát triển đặc trƣng của từng khu vực nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trƣớc mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới; phù hợp với sự phát triển về kinh tế của địa phƣơng và thu nhập thực tế của ngƣời dân. - Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải có sự tham gia của ngƣời dân, cộng đồng dân cƣ, từ ý tƣởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng. - Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với nguồn vốn đầu tƣ và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng; định hƣớng, giải pháp, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trƣờng điểm dân cƣ, hạn chế tối đa những ảnh hƣởng do thiên tai, ngập lũ, nền đất yếu.
  14. 7 - Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo hiện đại, văn minh nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, miền, từng dân tộc; giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể. 1.1.5.2. Một số đặc trưng cơ bản của mô hình Nông thôn mới - Một là, đối tƣợng của mô hình nông thôn mới là làng – xã. Làng – xã thực sự là một cộng đồng, chịu sự quản lý của Nhà nƣớc, tuy nhiên Nhà nƣớc không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn, mà trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của ngƣời dân thông qua hƣơng ƣớc, lệ làng. - Hai là, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, đô thị hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vƣợng ngay trên mảnh đất mà họ gắn bó lâu đời. Trƣớc hết, tạo mọi điều kiện cho ngƣời dân có thể làm giàu trên chính quê hƣơng của mình. - Ba là, nông dân biết khai thác hợp lý và nuôi dƣỡng các nguồn lực, tăng cƣờng kinh tế cao và bền vững, môi trƣờng tự nhiên đƣợc giữ gìn, khai thác tốt tiềm năng du lịch, khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. - Bốn là, dân chủ nông thôn đƣợc mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn tham gia tích cực trong mọi quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. - Năm là, nông dân, nông thôn có văn hóa, trí tuệ đƣợc nâng lên, sức lao động đƣợc giải phóng, nhân dân tích cực tham gia vào quá trình đổi mới. Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng – xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Các tiêu chí này trở thành mục tiêu, yêu cầu trong hoạch định chính sách về mô hình nông thôn mới ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. 1.1.5.3. Nguyên tắc và yêu cầu của quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Các nội dung, hoạt động của Chƣơng trình xây dựng NTM phải hƣớng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành của Thủ tƣớng Chính phủ [15].
  15. 8 - Xây dựng nông thôn mới theo phƣơng châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là chính, Nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hƣớng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng ngƣời dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. - Kế thừa và lồng ghép chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu, các chƣơng trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn. - Thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cƣờng phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chƣơng trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá. - Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. - Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trƣờng. - Phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng về: + Điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, thủy văn, đất đai, nguồn nƣớc, môi trƣờng, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan. + Kinh tế: hiện trạng và tiềm năng phát triển. + Xã hội: dân số, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng...
  16. 9 - Đảm bảo việc xây dựng mới, cải tạo các điểm dân cƣ nông thôn đạt các yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đảm bảo phát triển bền vững. - Đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trƣờng. Bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hóa ; giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng và an ninh. - Sử dụng hợp lý vốn đầu tƣ, đất đai và tài nguyên. - Toàn diện, tổng hợp và phối hợp hài hòa giữa các lĩnh vực hoạt động đảm bảo tăng trƣởng kinh tế nhanh tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng. 1.1.5.4. Những nội dung chủ yếu về xây dựng mô hình NTM a) Phát triển kinh tế Sản xuất phát triển, nhất là sản xuất hàng hóa là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế của cộng đồng mỗi địa phƣơng. Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển theo động lực chính cho tiến bộ xã hội. Trong nội dung xây dựng NTM thì nội dung phát triển sản xuất hàng hóa từ đó làm tăng thu nhập của ngƣời dân là quan trọng nhất, tuy vậy không phải bất cứ địa phƣơng nào cũng có điều kiện để sản xuất hàng hóa, những địa phƣơng đã phát triển ngành nghề thì đẩy mạnh hơn nữa các ngành nghề để nâng cao sản xuất hàng hóa tạo cơ sở cho phát triển nông thôn và xây dựng NTM, b) Phát triển cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn Đối với việc xây dựng NTM ở địa phƣơng thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu, cở sở hạ tầng không những là nhân tố đảm bảo thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế, mà còn nâng cao đời sống nhân dân. Đối với cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, các công trình chăm sóc y tế, trƣờng học, công trình văn hóa…xếp thứ tự các hạng mục ƣu tiên cần đƣợc phát triển để đáp ứng yêu cầu thiết yếu của đời sống sản xuất. c) Phát triển văn hóa và nâng cao dân trí Việc nâng cao dân trí, phát triển văn hóa sẽ là một trong những động lực để giải phóng sức lao động, kích thích sáng tạo, đẩy mạnh sản xuất cho chính họ và cộng đồng dân cƣ thôn, trong công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và xây dựng
  17. 10 NTM nói riêng. Trong xây dựng NTM, không chỉ tạo ra các nhà văn hóa, các công trình phúc lợi công cộng mà điều cốt yếu là phải xây dựng các phong trào hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển văn hóa có tính thiết thực đƣợc cả công đồng tham gia. Địa phƣơng xây dựng NTM cần phải là địa phƣơng có phong trào văn hóa mới, vì văn hóa mới là tiêu chí cần thiết trong xây dựng con ngƣời mới, phát huy nên dân chủ của nhân dân. d) Phát triển nguồn nhân lực Trong quá trình thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, yêu cầu cấp thiết nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng và khả năng cạnh tranh. Ngƣời nông dân giờ đây đang tự vƣơn lên nắm bắt thị trƣờng, chuyển đổi mục đích, phƣơng pháp canh tác để làm giàu trên mảnh đất của mình. Trong xây dựng NTM, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ cần đƣợc đẩy mạnh thông qua chƣơng trình nông lâm ngƣ nghiệp và ngành nghề. e) Bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên Tăng cƣờng kinh tế cao là điều kiện thiết yếu để phát triển nông thôn song không có nghĩa là phát triển kinh tế với bất cứ giá nào. Trong phát triển kinh tế, việc giữ gìn bảo vệ môi trƣờng là một trong những nội dung quan trọng đó là sự kết hợp hài hòa bảo vệ môi trƣờng với phát triển cảnh quan thiên nhiên ở khu vực nông thôn. Về lâu dài nông thôn phải đúng là nơi cảnh quan và môi trƣờng thực sự lý tƣởng cho cuộc sống. 1.2. Vấn đề quy hoạch T ở một số nƣớc trên thế giới: 1.2.1. Kinh nghiệm ở Nhật Bản: Nông nghiệp phát triển tạo đà cho công nghiệp hóa - Nhƣ mọi quốc gia Âu, Mỹ trƣớc đây, quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản bắt đầu bằng một thời gian dài tăng trƣởng nhanh sản xuất nông nghiệp. Trải qua một thế kỷ phát triển, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại nhƣng đơn vị sản xuất nông nghiệp chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nƣớc. Đặc điểm này rất giống với hoàn cảnh Việt Nam. Những kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển kinh tế nông thôn có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
  18. 11 - Thứ nhất, tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ, giữ lao động lại nông thôn. Trong hoàn cảnh đất chật ngƣời đông, chiến lƣợc phát triển khôn khéo và hiệu quả đã đƣợc Nhật Bản thực hiện thành công để đạt đƣợc mục tiêu khó khăn: đƣa nông nghiệp đi vào phát triển theo chiều sâu từ giai đoạn tăng trƣởng ban đầu (chiến lƣợc này gần gũi với quan điểm “CNH – HĐH nông nghiệp” của chúng ta ngày nay). Từ năm 1878 đến năm 1912 là thời kỳ công nghiệp Nhật Bản tăng trƣởng nhảy vọt nhƣng tổng số lao động nông nghiệp chỉ giảm rất ít từ 15,5 triệu xuống 14,5 triệu ngƣời, công nghiệp tăng trƣởng gần nhƣ chỉ thu hút phần lao động thêm ra do tăng dân số tự nhiên [6]. - Thứ hai là: dƣỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát triển nội lực. Nhật Bản là một ví dụ điển hình cho vai trò quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp đóng góp cho quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nƣớc. Trong suốt nửa thế kỷ, nền kinh tế tăng tốc, nông nghiệp cung cấp đầy đủ lƣơng thực thực phẩm cho nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp thị dân và công nhân công nghiệp có nhu cầu ngày càng tăng, nhờ đó dập tắt nguy cơ lạm phát do thiếu lƣơng thực gây ra (nhƣ đã từng xảy ra ở nhiều nƣớc phải nhập khẩu lƣơng thực); thông qua xuất khẩu nông, lâm sản (chè và lụa là hai mặt hàng xuất khẩu chính), đóng góp nguồn ngoại tệ quan trọng để xuất khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hàng hóa; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng. Sau chiến tranh, nƣớc Nhật bị tàn phá rơi vào tình trạng đói kém, ngoại tệ thiếu hụt, khó nhập khẩu lƣơng thực. Bị dồn vào chân tƣờng, vẫn nhƣ trƣớc, Nhật Bản áp dụng phƣơng châm “dƣỡng dân, để dân tự tích lũy, tự khai thác nội lực tạo phát triển”. tuy còn thiếu lƣơng thực nhƣng chính phủ chấp nhận sức ép của nhu cầu khôi phục công nghiệp và thành phố cần lƣơng thực, kiên trì chính sách giữ giá nông sản cao để khuyến khích nông dân. Giá lƣơng thực cao đã nhanh chóng thúc đẩy nông dân tăng sản lƣợng, mở rộng sản xuất vƣợt qua khủng hoảng [6].
  19. 12 Từ năm 1970, Nhật Bản đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa nông thôn, thu nhập của nhân dân tăng nhanh do chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đƣa sản xuất công nghiệp về nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phi nông nghiệp trong thu nhập cƣ dân nông thôn ngày càng tăng. Năm 1990, phần thu nhập phi nông nghiệp cao hơn 5,6 lần phần thu từ nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp của nông dân tăng gấp 9 lần so với mức năm 1950 chủ yếu nhờ giá nông sản tăng do Chính phủ đã trợ giá. Tính cả thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu nhập của nông dân tính theo đầu ngƣời hay bình quân hộ đều cao hơn thu nhập hộ công nhân đô thị. - Thứ ba là, gắn nông nghiệp với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện thành công CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản là sự liên kết hài hòa giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị. Phát triển kết cấu hạ tầng, (thông tin, giao thông, giáo dục, nghiên cứu) là nhân tố quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tạo nên năng suất đất đai các giai đoạn đầu thời kỳ Duy Tân và tạo điều kiện phát huy tác dụng máy móc, thiết bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp, tạo nên năng suất lao động cao cho nông nghiệp Nhật bản giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Một tác động quan trọng khác của công nghiệp là tạo việc làm cho lao động nông thôn. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ chú trọng phát triển những công nghệ thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Ngay cả đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển, các công nghệ thu hút lao động vẫn đƣợc coi trọng đặc biệt. Một biện pháp khác là phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn. Nhờ kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lƣợng và liên lạc hoàn chỉnh, giá thấp, không chỉ các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu nông nghiệp nhƣ tơ tằm, dệt may mà cả các ngành cơ khí, hóa chất cũng phân bố trên địa bàn nông thôn toàn quốc.
  20. 13 1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ở Trung quốc Hơn 50 năm qua, khoa học và công nghệ (KH&CN) nông nghiệp của Trung Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc mà bao trùm lên có thể thấy là đã giải quyết vấn đề no ấm cho hơn 1 tỷ dân, phát triển mạnh mẽ công nghiệp hƣơng trấn, đƣa hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc đến cuộc sống khá giả. Có đƣợc những thành tựu ấy là do Chính phủ cũng nhƣ các cấp chính quyền địa phƣơng ở Trung Quốc rất coi trọng KH&CN nông nghiệp, thể hiện ở sự đầu tƣ cho nó; có cơ chế khuyến khích mạnh mẽ cán bộ khoa học lao động và sáng tạo, bám sát mặt trận nông nghiệp, nông dân và nông thôn; chú trọng xây dựng hệ thống các tổ chức KH&CN trong nông nghiệp; quan tâm thích đáng tới việc nâng cao ý thức và năng lực KH&CN cho nông dân... Thiết nghĩ những kinh nghiệm đó của họ rất đáng để chúng ta tham khảo và học tập [24]. Trong công tác di truyền chọn tạo giống đã có hàng loạt các kết quả đột phá trong tạo giống lúa thấp cây, cao sản, sử dụng ƣu thế lai... Theo thống kê, từ năm 1949 đến năm 1998, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra đƣợc hơn 5000 tổ hợp các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao... Các loại giống này đã làm cho giống cây trồng đƣợc đổi mới tới 4 - 5 lần, mỗi lần đổi mới, sản lƣợng tăng lên 10-30%. Chỉ riêng việc trồng giống lúa lai đã làm tăng đƣợc 350 triệu tấn lúa gạo. Hàng loạt công nghệ mới đã đƣợc sáng tạo và ứng dụng trong nông nghiệp, làm cho hơn 1/3 diện tích đất canh tác của Trung Quốc đã trồng đƣợc nhiều vụ. Công nghệ trồng trọt đƣợc định lƣợng hóa, mô hình hóa, hệ thống hóa và khu vực hóa, công nghệ tƣới tiết kiệm nƣớc, công nghệ phòng trừ dịch bệnh tổng hợp nhằm hƣớng tới nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững đã và đang đƣợc trình diễn và phổ biến [24]. Trong phát triển nông thôn, nổi bật nhất là sự phát triển của công nghiệp hƣơng trấn - một trong những điều khiến cho cả thế giới phải để tâm. Công nghiệp hƣơng trấn của Trung Quốc bắt đầu đƣợc khởi động từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, đến cuối những năm 80 bƣớc vào giai đoạn tăng trƣởng nhanh, đầu những năm 90 thực hiện điều chỉnh tối ƣu hoá, đến giữa những năm 90 lại có bƣớc tăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0