Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá sự đa dạng về thành phần loài ếch nhái và bò sát tại KBTTN Kim Hỷ; đánh giá đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái và bò sát tại KBTTN Kim Hỷ theo điểm nghiên cứu và dạng sinh cảnh; đánh giá giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái và bò sát ở KBTTN Kim Hỷ dựa vào số lượng loài quý hiếm (bị đe dọa) và đặc hữu; xác định các nhân tố đe dọa đến các loài bò sát, ếch nhái ở KBTTN Kim Hỷ; đề xuất giải pháp bảo tồn bò sát, ếch nhái ở KBTTN Kim Hỷ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn
- i LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành Chương trình đào tạo sau đại học của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sự đồng ý của Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật, người hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn ThS Lưu Quang Vinh, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu thực địa, chỉnh sửa bản thảo luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Đào tạo Sau đại học, khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường Trường Đại học Lâm nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và chỉ dẫn nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng, giúp tôi nâng cao chất lượng luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý và cán bộ công nhân viên KBTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn; lãnh đạo và người dân các xã của Khu BTTN đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân và bạn bè đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí và thiết bị kỹ thuật của tổ chức IDEA WILD. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Xuân Mai, ngày 13 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thị Kim Dung
- ii MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU I MỤC LỤC II DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN IV DANH MỤC CÁC BẢNG V DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ VI ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1.CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN Ở VIỆT NAM 3 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU Ở TỈNH BẮC KẠN VÀ KBTTN KIM HỶ 5 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 7 2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 2.4.1. Công tác chuẩn bị 8 2.4.2. Khảo sát thực địa 8 2.4.3 Phân tích mẫu vật và định loại 11 2.4.4. Đánh giá nhân tố tác động đến khu hệ bò sát và ếch nhái 14 CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 15 3.1.1. Vị trí địa lý 15 3.1.2. Địa hình 15 3.1.3. Địa chất, đất đai 16 3.1.4. Khí hậu thủy văn 16 3.2. HIỆN TRẠNG DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI 17 3.2.1. Dân số, dân tộc 17 3.2.2. Tập quán sinh hoạt, sản xuất 17 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. THÀNH PHẦN LOÀI ẾCH NHÁI VÀ BÒ SÁT Ở KBTTN KIM HỶ 19 4.1.1. Thành phần loài ếch nhái 19 4.1.2. Thành phần loài bò sát 39 4.2. SỰ DA DẠNG VỀ THANH PHẦN LOAI VA DẶC DIỂM PHAN BỐ CỦA CAC LOAI ẾCH NHAI VA BO SAT Ở KBTTN KIM HỶ 58 4.2.1. Sự đa dạng loài 58 4.2.2. Sự tương đồng về đa dạng loài ếch nhái và bò sát giữa các điểm khảo sát 63 4.2.3. Sự khác biệt về thành phần loài ở các sinh cảnh 64 4.3. CÁC LOÀI QUÝ HIẾM VÀ ĐẶC HỮU 65 4.4. SO SÁNH SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT VÀ ẾCH NHÁI CỦA KBTTN KIM HỶ VÀ CÁC KHU BẢO TỒN KHÁC CÓ SINH CẢNH TƯƠNG TỰ Ở VIỆT NAM. 66 4.4.1. So sánh sự tương đồng về thành phần loài ếch nhái của KBTTN Kim Hỷ với các khu bảo tồn khác có sinh cảnh tương tự ở Việt Nam 66
- iii 4.4.2. So sánh sự tương đồng về thành phần loài bò sát của KBTTN Kim Hỷ với các khu bảo tồn khác có sinh cảnh tương tự ở Việt Nam 67 4.5. CÁC NHÂN TỐ ĐE ĐỌA ĐẾN KHU HỆ BÒ SÁT, ẾCH NHÁI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN 69 4.5.1. Các nhân tố đe dọa 69 4.5.2. Kiến nghị đối với công tác bảo tồn 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 1. KẾT LUẬN 72 2. KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- iv DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Ý nghĩa EN Nguy cấp et al. (tài liệu tiếng Anh) Cộng sự cs. (tài liệu tiếng Việt) IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới GPS Máy định vị toàn cầu KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên NĐ32/2006/NĐ-CP Nghị định 32 năm 2006 của Chính phủ SĐVN Sách đỏ Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia VU Sẽ nguy cấp
- v DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 2.1: TỌA ĐỘ CÁC TUYẾN KHẢO SÁT Ở KBTTN KIM HỶ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.9 BẢNG 2.2: CÁC CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CÁC LOÀI BÒ SÁT VÀ ẾCH NHÁI ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.11 Bảng 2.3: Các chỉ số đếm vảy ở bò sát ................................................................... 12 BẢNG 4.1: THÀNH PHẦN LOÀI ẾCH NHÁI Ở KBTTN KIM HỶ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.59 BẢNG 4.2: THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT Ở KBTTN KIM HỶ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.61 BẢNG 4.3: CHỈ SỐ ĐA DẠNG CÁC ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU TRONG KBTTN KIM HỶ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.63 BẢNG 4.4: CHỈ SỐ TƯƠNG ĐỒNG (DICE INDEX) VỀ ĐA DẠNG LOÀI ẾCH NHÁI VÀ BÒ SÁT GIỮA CÁC ĐIỂM NGHIÊM CỨU TRONG KBTTN KIM HỶ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.64 BẢNG 4.5: CHỈ SỐ ĐA DẠNG VỀ ĐA DẠNG LOÀI GIỮA KBTTN, VQG ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.66 BẢNG 4.6: CHỈ SỐ TƯƠNG ĐỒNG (DICE INDEX) VỀ ĐA DẠNG LOÀI ẾCH NHÁI GIỮA CÁC KBTTN, VQG ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.66 BẢNG 4.7: CHỈ SỐ ĐA DẠNG VỀ ĐA DẠNG LOÀI GIỮA CÁC KBTTN VÀ VQGERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.68 BẢNG 4.8: CHỈ SỐ TƯƠNG ĐỒNG (DICE INDEX) VỀ ĐA DẠNG LOÀI BÒ SÁT GIỮA CÁC KBTTN VÀ VQG ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.68
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ HÌNH 2.1: CÁC VẢY ĐẦU Ở BÒ SÁT 13 HÌNH 4.1: SỰ ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ẾCH NHÁI THEO CÁC HỌ 6060 HÌNH 4.2: SỰ ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT THEO CÁC HỌ 63 HÌNH 4.3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ ĐA DẠNG LOÀI TẬP HỢP THEO NHÓM GIỮA CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU TRONG KBT (GIÁ TRỊ GỐC NHÁNH VỚI SỐ LẦN NHẮC LẠI LÀ 1000) 64 HÌNH 4.4: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ ĐA DẠNG LOÀI ẾCH NHÁI TẬP HỢP THEO NHÓM GIỮA CÁC VQG, KBTTN (GIÁ TRỊ GỐC NHÁNH VỚI SỐ LẦN NHẮC LẠI LÀ 1000) 67 HÌNH 4.5: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ ĐA DẠNG LOÀI BÒ SÁT TẬP HỢP THEO NHÓM GIỮA CÁC VQG, KBT (GIÁ TRỊ GỐC NHÁNH VỚI SỐ LẦN NHẮC LẠI LÀ 1000) 68
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu hệ ếch nhái và bò sát của Việt Nam rất đa dạng với khoảng 620 loài đã được ghi nhận (Nguyen et al. 2009; Frost 2014; Uetz & Hošek 2014). Hàng năm vẫn có nhiều loài bò sát, ếch nhái mới được phát hiện với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam. Từ năm 1980 đến 2013 có 3 giống mới và hơn 180 loài mới đã được phát hiện cho khoa học (Nguyen et al. 2009, Ziegler & Nguyen 2010). Tuy nhiên, những nghiên cứu về bò sát và ếch nhái ở vùng núi đá vôi còn khá hạn chế, có một số công trình công bố liên quan đến thành phần loài bò sát và ếch nhái như: VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, Ziegler & Vu (2009) đã ghi nhận tổng số 138 loài với 93 loài bò sát và 45 loài ếch nhái. Luu et al. (2013) đã cập nhật danh lục với tổng cộng 151 loài bò sát và ếch nhái (101 loài bò sát, 50 loài ếch nhái) trong đó ghi nhận mới 13 loài bổ sung cho VQG Phong Nha-Kẻ Bàng và tỉnh Quảng Bình. Nguyen et al. (2011) công bố về thành phần loài bò sát ở VQG Cát Bà ghi nhận 40 loài. Trong những năm gần đây, có hàng loạt loài tắc kè mới được công bố ở sinh cảnh núi đá vôi như: Ngo (2011) công bố loài Cyrtodactylus martini ở Lai Châu; Ngo & Chan (2011) công bố loài mới C. cucphuongensis ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình; Luu et al. (2011) công bố loài C. huongsonensis ở Mỹ Đức, Hà Nội; Nguyen et al. (2013) công bố loài Gekko adleri và loài Hemiphyllodactylus zugi ở Hạ Lang, Cao Bằng. Nguyen et al. (2012) phát hiện loài nhái cây wa-za Gracixalus waza ở vùng núi đá vôi của tỉnh Cao Bằng. Milto et al. (2013) công bố thêm hai loài nhái cây mới ở đảo Cát Bà: Liuixalus calcarius và Philautus catbaensis. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kim Hỷ được thành lập theo quyết định số 1804/QĐ-UB ngày 01 tháng 9 năm 2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Nhiệm vụ chính là bảo tồn sinh cảnh đặc trưng rừng trên núi đá vôi, các hệ động, thực vật và các nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học đồng thời ổn định và nâng cao đời sống trong khu vực bảo tồn. Mặc dù đã được thành lập hơn 10 năm, nhưng hiểu biết về khu hệ động vật ở KBTTN
- 2 này còn rất hạn chế, đặc biệt là nhóm bò sát và ếch nhái. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về bò sát, ếch nhái ở khu vực này. Trên cơ sở thực tế đã đề cập ở trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng và giá trị bảo tồn của các loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn.” Kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp thông tin cập nhật về hiện trạng đa dạng của các loài bò sát và ếch nhái trong khu vực làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở KBTTN Kim Hỷ.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình công bố có liên quan ở Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có địa hình phức tạp tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh ở cả vùng đồng bằng, trung du và vùng núi nên phù hợp cho sự phát triển của động vật nói chung, ếch nhái và bò sát nói riêng [57]. Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), các nghiên cứu về ếch nhái và bò sát ở Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn cụ thể như sau: Trước năm 1954: Tuệ Tĩnh (1623–1713) đã ghi nhận 16 vị thuốc có nguồn gốc từ ếch nhái và bò sát. Sau đó những nghiên cứu về ếch nhái và bò sát hoàn toàn do người nước ngoài thực hiện. Các kết quả nghiên cứu được xuất bản trên nhiều ấn phẩm khác nhau cả trong nước và ngoài nước cho một khu vực hay chung cho cả vùng Đông dương. Nửa đầu thế kỷ XX, ba cuốn chuyên khảo của Bourret gồm Les Serpents de l’Indochine xuất bản năm 1936, Les Tortues de l’Indochine xuất bản năm 1941 và Les Batraciens de l’Indochine xuất bản năm 1942 được coi là tài liệu đầy đủ nhất ở thời điểm đó về thành phần loài ếch nhái và bò sát của vùng Đông dương (Việt Nam, Lào và Campuchia). Tác giả này đã ghi nhận 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa và 171 loài và phân loài ếch nhái ở vùng Đông dương. Trong giai đoạn từ 1900 đến 1954, đã có 75 loài mới được mô tả từ bộ mẫu chuẩn thu ở Việt Nam trong đó nổi bật nhất là hàng loạt công bố của Smith (giai đoạn 1920-1940) và của Bourret (giai đoạn 1930-1940) [8]. Thời kỳ 1954–1974: Tài liệu tổng kết về các kết quả khảo sát ở miền Bắc của Trần Kiên và cs. (1981) đã ghi nhận có 68 loài ếch nhái và 159 loài bò sát [13]. Thời kỳ 1975–1986: Đào Văn Tiến đã thống kê ở Việt Nam có 87 loài ếch nhái, 77 loài Thằn lằn, 165 loài rắn, 32 loài rùa và 2 loài cá sấu [13].
- 4 Nghiên cứu về ếch nhái được đẩy mạnh đặc biệt từ những năm 1990 trở lại đây. Việc thành lập các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên đã đòi hỏi phải tiến hành khảo sát và đánh giá tổng thể về hiện trạng nguồn tài nguyên sinh vật nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch và quản lý. Thời kỳ 1987–2009: Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã ghi nhận ở nước ta có 340 loài gồm 82 loài ếch nhái và 258 loài bò sát [5], đến năm 2005 tổng số loài đã lên tới 458 loài gồm 162 loài ếch nhái và 296 loài bò sát [6], và cuốn danh lục mới xuất bản năm 2009 đã ghi nhận tổng số loài là 545 loài gồm 177 loài ếch nhái và 368 loài bò sát [36]. Theo thống kê chưa chính thức, số lượng loài bò sát và ếch nhái hiện nay khoảng 630 loài gồm 200 loài ếch nhái và khoảng 430 loài bò sát [25,61]. Trong thời kỳ 1975–1986 phát hiện được 6 loài mới cho khoa học, trong đó chỉ có 3 loài có tác giả là người Việt Nam thì từ năm 1987–2009, số loài phát hiện mới cho khoa học đã tăng lên 108 loài, trong đó có 65 loài có nhà khoa học Việt Nam tham gia và có tới 11 loài có tác giả đứng đầu là người Việt Nam [8]. Trong 5 năm trở lại đây 2009-2013, có 14 loài ếch nhái mới được công bố với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam như: Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009; Leptolalax croceus Rowley, Hoang, Le, Dau & Cao, 2010; Odorrana geminata Bain, Stuart, Nguyen, Che & Rao, 2009; Theloderma lateriticum Bain, Nguyen & Doan, 2009; Rhacophorus vampyrus Rowley, Le, Tran, Stuart & Hoang, 2010; Gracixalus quangi Rowley, Dau, Nguyen, Cao & Nguyen 2011; Theloderma nebulosum Rowley, Le, Hoang, Dau & Cao, 2011; Theloderma palliatum Rowley, Le, Hoang, Dau & Cao, 2011; Gracixalus waza Nguyen, Le, Pham, Nguyen, Bonkowski & Ziegler, 2012; Tylototriton ziegleri Nishikawa, Matsui & Nguyen 2013; và 2 loài mới ghi nhận cho Việt Nam là Leptobrachium promustache và Tylototriton notialis (Bain et al. 2009, Nishikawa et al. 2013) [25]. Trong giai đoạn 2009-2014 có 47 loài bò sát mới được mô tả như: Cnemaspis psychedelica Grismer, Ngo & Grismer, 2010; Calamaria concolor Orlov, Nguyen, Nguyen, Ananjeva & Ho, 2010; Tropidophorus boehmei Nguyen, Nguyen, Schmitz, & Ziegler, 2010; Scincella darevskii Nguyen, Ananjeva, Orlov, Rybaltovsky
- 5 & Bohme, 2010; Scincella apraefronTaLis Nguyen, Nguyen, Bohme & Ziegler, 2010; Scincella apraefronTaLis Nguyen, Nguyen, Böhme & Ziegler 2010; Acanthosaura brachypoda Ananjeva, Orlov, Nguyen & Ryabov, 2011; Cyrtodactylus huongsonensis Luu, Nguyen, Do & Ziegler, 2011 [61]. Riêng năm 2013 có 15 loài bò sát và ếch nhái mới cho khoa học được phát hiện trong đó có 5 loài ếch nhái gồm: Kaloula indochinensis Chan, Blackburn, Murphy, Stuart, Emmett, Ho, and Brown, Leptolalax botsfordi Rowley, Dau, and Nguyen, Oreolalax sterlingae Nguyen, Phung, Le, Ziegler, and Böhme, Rhacophorus helenae Rowley Tran, Hoang, and Le, Tylototriton ziegleri Nishikawa, Matsui, and Nguyen, và 10 loài bò sát Azemiops kharini Orlov, Ryabov & Nguyen; Cyrtodactylus kingsadai Ziegler, Phung, Le & Nguyen; Sphenomorphus sheai Nguyen, Nguyen, Van Devender, Bonkowski & Ziegler; Cyrtodactylus phuocbinhensis Nguyen, Le, Tran, Orlov, Lathrop, Macculloch, Le, Jin, Nguyen, Nguyen, Hoang, Che, Murphy & Zhang; Calotes bachae Hartmann, Geissler, Poyarkov, Ihlow, Galoyan, Rödder & Böhme; Cyrtodactylus dati Ngo; Gekko adleri Nguyen, Wang, Yang, Lehmann, Le, Ziegler & Bonkowski; Hemiphyllodactylus zugi Nguyen, Lehmann, Le, Duong, Bonkowski & Ziegler; và Oligodon cattienensis Vassilieva, Geissler, Galoyan, Poyarkov Jr., Van Devender & Böhme [7]. Nhận xét chung: Những công trình nghiên cứu trên đã bổ sung thêm nhiều loài bò sát, ếch nhái cho Việt Nam. Số loài mới cho khoa học được công bố hàng năm cũng tăng lên rõ rệt qua các thời kỳ. Những kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra các mối đe dọa chính đối với khu hệ ếch nhái Việt Nam bao gồm: khai thác quá mức cho thương mại và mất sinh cảnh do chuyển đổi đất rừng sang mục đích sử dụng khác. 1.2. Các nghiên cứu ở tỉnh Bắc Kạn và KBTTN Kim Hỷ Tỉnh Bắc Kạn nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam và có 3 khu bảo tồn là VQG Ba Bể, KBTTN Kim Hỷ và Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Đã có một số nghiên cứu về đa dạng sinh học ở tỉnh Bắc Kạn nhưng mới chỉ tập trung vào VQG Ba Bể và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Theo Nguyễn Văn Sáng và
- 6 cs. (2009) ghi nhận 27 loài ếch nhái và 64 loài bò sát ở Bắc Kạn, chủ yếu ở các huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Chợ Đồn [37]. KBTTN Kim Hỷ được thành lập vào năm 2003, có diện tích là 14.772 ha và diện tích vùng đệm là 20.528 ha. Với địa hình núi đá vôi điển hình, tại khu vực đã có một số nghiên cứu ban đầu về tài nguyên sinh vật, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về bò sát và ếch nhái. Cơ sở dữ liệu đầu tiên về tài nguyên sinh vật được trình bày trong “Luận chứng kinh tế kỹ thuật KBTTN Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” do Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn thực hiện năm 2003 trong đó ghi nhận 51 loài bò sát và 32 loài ếch nhái [13]. Gần đây nhất trong báo cáo “Quy hoạch và phát triển rừng bền vững tại KBTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2012– 2020” của Đỗ Quang Huy và cs. đã ghi nhận lại trong khu vực có 64 loài bò sát và 39 loài ếch nhái [2]. Như vây, ngoài các báo cáo và công bố trên thì chưa có đợt điều tra chính thức, nghiên cứu cụ thể nào về các loài ếch nhái và bò sát ở Khu BTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ hơn về khu hệ ếch nhái, bò sát ở khu vực là hết sức cần thiết. Căn cứ vào điều kiện địa hình khu vực, tổng kết các phương pháp nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, trong nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến.
- 7 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Đánh giá sự đa dạng và giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát và ếch nhái ở KBTTN Kim Hỷ. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá sự đa dạng về thành phần loài ếch nhái và bò sát tại KBTTN Kim Hỷ. + Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái và bò sát tại KBTTN Kim Hỷ theo điểm nghiên cứu và dạng sinh cảnh. + Đánh giá giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái và bò sát ở KBTTN Kim Hỷ dựa vào số lượng loài quý hiếm (bị đe dọa) và đặc hữu. + Xác định các nhân tố đe dọa đến các loài bò sát, ếch nhái ở KBTTN Kim Hỷ + Đề xuất giải pháp bảo tồn bò sát, ếch nhái ở KBTTN Kim Hỷ. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài bò sát và ếch nhái. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 3 điểm (6 tuyến) thuộc địa bàn KBTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. 2.3. Nội dung nghiên cứu a) Xác định sự đa dạng về thành phần loài bò sát, ếch nhái ở KBTTN Kim Hỷ. - Lập danh sách loài, xác định các nhóm loài chiếm ưu thế trong khu vực. - Ghi nhận các loài mới cho KBTTN Kim Hỷ và cho tỉnh Bắc Kạn. - So sánh sự tương đồng về thành phần loài bò sát, ếch nhái của khu vực nghiên cứu với một số khu vực khác có sinh cảnh tương tự. b) Ghi nhận sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh sống trong khu vực. - Theo sinh cảnh - Theo phân bố địa lý
- 8 c) Nghiên cứu, xác định các nhân tố đe dọa đến các quần thể của các loài bò sát, ếch nhái ở khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn loài. - Mất sinh cảnh sống - Khai thác quá mức Và đề xuất các biện pháp bảo tồn - Khu vực cần ưu tiên bảo tồn - Hoạt động ưu tiên 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Công tác chuẩn bị - Thu thập và tham khảo các tài liệu có liên quan đến công tác điều tra, báo cáo đã công bố về bò sát và ếch nhái của các KBTTN, VQG ở các vùng lân cận như VQG Ba Bể, KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Khoá định loại và các tài liệu tham khảo có liên quan đến bò sát và ếch nhái. - Chuẩn bị các bản đồ hiện trạng, quy hoạch khu vực nghiên cứu. - Tài liệu nhận dạng bò sát và ếch nhái. - Các dụng cụ cần thiết trang bị phục vụ cho công tác điều tra như: gậy bắt rắn, cồn, lọ bảo quản mẫu, dụng cụ giải phẫu, máy ảnh, đèn pin, êtiket, máy định vị GPS. + Kế thừa tài liệu Tổng hợp tài liệu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu về động vật trong những năm trước đây tại KBTTN Kim Hỷ. Luận chứng kinh tế kỹ thuật KBTTN Kim Hỷ, Tỉnh Bắc Kạn do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn soạn thảo. 2.4.2. Khảo sát thực địa a) Chọn địa điểm khảo sát Tiến hành điều tra sơ bộ nhằm xem xét điều kiện địa hình và các dạng sinh cảnh chính của khu vực nghiên cứu, từ đó xác định các tuyến điều tra phù hợp. Chọn địa điểm khảo sát: Mẫu vật ếch nhái thường được thu thập ở ven các suối, vũng nước, ao nhỏ hoặc các vùng ẩm ướt ven các đường mòn trong rừng. Mẫu
- 9 bò sát thường được thu ở đường mòn, cửa hang động hay các vách đá. Toạ độ các điểm nghiên cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin 60. b) Điều tra theo tuyến Nguyên tắc lập tuyến: + Tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm thực vật và sinh cảnh sống của các loài ếch nhái và bò sát tại khu vực nghiên cứu. + Tuyến điều tra sẽ đi qua các dạng sinh cảnh, độ cao khác nhau của khu vực nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến các điểm có nước (mỏ nước, suối), hang và vách đá, các thung lũng. Mỗi tuyến điều tra được đánh dấu điểm đầu và điểm cuối trên GPS. Qua kết quả điều tra sơ bộ, tham khảo bản đồ địa hình, thảm thực vật và kết hợp với tìm hiểu tài liệu tại KBTTN Kim Hỷ tôi đã xác định được 3 dạng sinh cảnh chính như sau: + Sinh cảnh 1 (SC1): Rừng trên núi đá vôi ít bị tác động. + Sinh cảnh 2 (SC2): Rừng trên núi đá vôi và rừng ven khu dân cư đã bị tác động. + Sinh cảnh 3 (SC3): Đất nông nghiệp và khu dân cư, làng bản. Các tuyến điều tra: Bảng 2.1: Tọa độ các tuyến khảo sát ở KBTTN Kim Hỷ STT Vị trí 1 Vị trí 2 Bản Kẹ Hang Minh Tinh Tuyến 1 (Tọa độ: E0453109/N2463622) (Tọa độ: E0453904/N2463044) Lán Ông Kỳ Thẳm Mu (Tọa độ: E0454564/N2454052) Tuyến 2 (Tọa độ: E0455478/N2454999) Lủng Pảng (Tọa độ: E0452889/N2451849) Lủng Pảng Côn Minh Tuyến 3 (Tọa độ: E0452889/N2451849) (Tọa độ: E0450396/N2447582) Bản Cuôn Bản Cào Tuyến 4 (Tọa độ: E0448915/N2447991) (Tọa độ: E0448025/N2449770) Lủng Cháp Hang Dơi Tuyến 5 (Tọa độ: E0449781/N2454878) (Tọa độ: E0451777/N2455497) Thẳm Mu Hang Dơi Tuyến 6 (Tọa độ: E0455478/N2454999) (Tọa độ: E0451777/N2455497)
- 10 c) Thu thập mẫu vật Chủ yếu thu thập bằng tay và các dụng cụ chuyên dụng (như vợt, kẹp và gậy bắt rắn). Thời gian thu mẫu: Một số loài bò sát, ếch nhái có thể thu thập mẫu vật và quan sát vào ban ngày. Nhưng nhiều loài bò sát, ếch nhái thường hoạt động vào ban đêm, do đó đã tiến hành quan sát và thu mẫu vào các thời điểm như sau: từ 10h sáng đến 14h chiều (thu thập một số loài thằn lằn, cóc, một số loài rắn) và từ 19h đến 24h (rắn, ếch nhái, thằn lằn). Trên các tuyến khảo sát, chúng tôi quan sát và ghi nhận các loài ếch nhái và bò sát ở các dạng sinh cảnh khác nhau. d) Xử lý mẫu vật Mẫu vật ếch nhái thu được thường đựng trong các túi nilon, mẫu bò sát đựng trong túi vải. Sau khi chụp ảnh mẫu vật, mẫu vật đại diện cho các loài được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Tổng số đã thu thập được 72 mẫu vật để phân tích đặc điểm hình thái. + Làm tiêu bản: Gây mê: Mẫu vật được gây mê trong vòng 24 giờ sau khi thu thập bằng miếng bông thấm etyl a-xe-tat. Mẫu cơ hoặc mẫu gan dùng để phân tích sinh học phân tử (ADN) được lưu giữ trong cồn 95% và được cách ly foóc môn. Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật được đeo nhãn có đánh số ký hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn. Cố định mẫu: Việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ phân tích hoặc quan sát sau này. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80–90% trong vòng 8–10 tiếng. Đối với mẫu bò sát, ếch nhái cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu.
- 11 Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu được chuyển sang ngâm trong cồn 70%. 2.4.3 Phân tích mẫu vật và định loại Các chỉ tiêu hình thái: Các chỉ số hình thái theo Nguyen et al. (2012) cho các loài ếch nhái, Phung & Ziegler (2011) cho các loài thằn lằn, và theo David et al. (2012) cho các loài rắn. Các chỉ số về hình thái được đo bằng thước kẹp điện tử Alpha-Tool với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,01 mm. Một số chỉ số chính được thể hiện như sau: Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hình thái các loài bò sát và ếch nhái STT Kí hiệu Giải thích Đầu và thân 1 SVL Chiều dài mút mõm đến hậu môn 2 HH Chiều cao tối đa của đầu 3 HL Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới 4 SNL Khoảng cách mút mõm đến mũi 5 SE Khoảng cách từ mõm đến mắt 6 NEL Khoảng cách từ góc trước của mắt đến mũi 7 SL Khoảng cách từ mút mõm đến góc trước của mắt 8 ED Đường kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang 9 TED Khoảng cách từ bờ trước của màng nhĩ đến góc sau của mắt 10 TD Đường kính lớn nhất của màng nhĩ 11 HW Rộng đầu: Đo phần rộng nhất của đầu 12 IND Khoảng cách gian mũi (giữa 2 lỗ mũi) 13 AOD Khoảng cách góc trước giữa hai ổ mắt 14 IOD Khoảng cách gian ổ mắt: Đo khoảng cách hẹp nhất giữa 2 ổ mắt 15 UEW Rộng mí mắt: Phần rộng nhất của mí mắt trên Chi trước 16 FLL Dài chi trước từ mép ngoài của đĩa ngón III đến nách 17 LAL Chiều dài cánh tay đo từ nách đến khuỷu tay 18 F1L Chiều dài ngón tay I
- 12 19 F2L Chiều dài ngón tay II 20 F3L Chiều dài ngón tay III (ngón dài nhất) 21 F4L Chiều dài ngón tay IV 22 FD3 Chiều rộng đĩa bám ngón tay III 23 MTTi Chiều dài củ bàn trong 24 MTTe Chiều dài củ bàn ngoài Chi sau 25 HLL Dài chi sau từ mép ngoài đĩa ngón IV chân sau tới bẹn 26 FL Chiều dài đùi (từ lỗ huyệt đến đầu gối) 27 TL Chiều dài ống chân (từ đầu gối đến khớp cổ-bàn) 28 FOT Chiều dài bàn chân (từ khớp cổ bàn đến mút ngón IV) 29 T1L Chiều dài ngón I 30 T2L Chiều dài ngón II 31 T3L Chiều dài ngón III 32 T4L Chiều dài ngón IV (ngón dài nhất) 33 T5L Chiều dài ngón V 34 TD4 Chiều rộng đĩa bám ngón chân IV 35 TBW Chiều rộng ống chân 36 MTTi Chiều dài củ bàn trong 37 MTTe Chiều dài củ bàn ngoài Đuôi 38 TaL Chiều dài đuôi Bảng 2.3: Các chỉ số đếm vẩy ở bò sát STT Kí hiệu Giải thích 1 F Vảy trán 2 in Vảy gian mũi 3 l Vảy má 4 La Vảy môi trên 5 La’ Vảy môi dưới
- 13 6 m Vảy cằm 7 n Vảy mũi 8 p Vảy đỉnh 9 pf Vảy trước trán 10 pg Vảy cằm sau 11 pto Vảy sau ổ mắt 12 r Vảy mõm 13 so Vảy trên ổ mắt 14 t Vảy thái dương trước và vảy thái dương sau Hình 2.1: Các vảy đầu ở bò sát (Nguồn: Đào Văn Tiến, 1979) Định loại và phân tích số liệu So sánh hình thái của mẫu vật thu được với các mẫu đã được định tên đang lưu giữ ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Hà Nội. Định loại tên loài theo các tài liệu của Nguyen Van Sang et al. (2009), Nguyen et al. (2012), Ziegler & Vu (2009) và một số tài liệu khác có liên quan. Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen et al. (2009) và một số tài liệu mới công bố gần đây.
- 14 Đánh giá trình trạng bảo tồn của các loài theo Nghị định 32 năm 2006 của chính phủ, Danh lục Đỏ IUCN (2014) và SĐVN (2007). Loài hiện chỉ ghi nhận phân bố ở Việt Nam được coi là loài đặc hữu. Phân tích thống kê Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al., 2001) để phân tích thống kê và so sánh sự tương đồng về thành phần loài bò sát, ếch nhái của khu vực nghiên cứu với các khu vực so sánh. Chỉ số Sorensen được sử dụng để so sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa hai vùng. Các phân vùng có thành phần loài tương tự nhau sẽ tập hợp lại thành nhóm. Chỉ số này được tính dựa theo công thức: djk = 2M / (2M+N) trong đó M là số loài xuất hiện ở cả hai vùng và N là tổng số loài chỉ xuất hiện ở một vùng. Tính chỉ số đa dạng Các chỉ số đa dạng sử dụng để phân tích thống kê trong nghiên cứu này gồm: Chỉ số phong phú (Chỉ số Margalef: d) d = (S - 1)/logN Chỉ số đa dạng (Chỉ số Shannon - Weiver: H’) H’ = -(ni/N)log(ni/N) Chỉ số ưu thế (Chỉ số Simpson: 1 - D) 1 - D = 1- (ni/N)2 Trong đó: S - tổng số loài; N - tổng số mẫu; ni - số mẫu của loài thứ i 2.4.4. Đánh giá nhân tố tác động đến khu hệ bò sát và ếch nhái Các nhân tố tác động đến các loài ếch nhái, bò sát và sinh cảnh sống của chúng được ghi nhận thông qua quan sát trực tiếp trên hiện trường và thông qua phỏng vấn nhân viên KBTTN và người dân địa phương. Đã phỏng vấn 20 người để thu thập thông tin về thành phần loài bị săn bắt trong khu vực nghiên cứu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn