intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ địa không gian trong đánh giá biến động và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá về thực trạng diện tích, biến động tài nguyên rừng, đất bồi đắp trong 20 năm gần đây, thành phần loài, sự phân bố chính sách quản lý rừng ngập mặn tại địa phương để làm sơ sở đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng rừng ngập mặn một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ địa không gian trong đánh giá biến động và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -----  ----- MAI TRỌNG THỊNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỊA KHÔNG GIAN TRONG ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÙNG VĂN KHOA
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2016 Tác giả Mai Trọng Thịnh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp, bằng những kiến thức của bản thân cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy (cô) giáo và sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phùng Văn Khoa - Thầy đã hướng dẫn tôi nghiên cứu khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy (cô) giáo Trường Đại học Lâm nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc, UBND thị xã Quảng Yên, Phòng kinh tế, Phòng tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm thị xã Quảng Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2016 Tác giả Mai Trọng Thịnh
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii BẢNG GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 1. Khái niệm ...................................................................................................... 3 1.1. Khái niệm công nghệ địa không gian: ....................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về GPS: .................................................................................. 4 1.1.2. Khái niệm về viễn thám .......................................................................... 4 1.1.3. Khái niệm về GIS .................................................................................... 4 1.2.1. Ứng dụng viễn thám và GIS trên thế giới ............................................... 6 1.2.2. Ứng dụng viễn thám và GIS ở Việt Nam trong đánh giá biến động tài nguyên rừng....................................................................................................... 7 CHƯƠNG II:MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 10 2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 10 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 10 2.2. Đối tượng điều tra khảo sát ...................................................................... 10 2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11 2.3.1. Phạm vi không gian ............................................................................... 11 2.3.2. Phạm vi về thời gian.............................................................................. 11 2.3.3. Phạm vi nội dung .................................................................................. 11 2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11 2.4.1. Đánh giá hiện trạng rừng và đất rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 1990 – 2015. .................................................................................... 11
  5. iv 2.4.2. Đánh giá biến động tài nguyên rừng và đất rừng ngập mặn giai đoạn 1990 – 2015 tại khu vực nghiên cứu ............................................................... 11 2.4.3. Dự báo xu thế biến động tài nguyên rừng các năm tiếp theo (10 năm tiếp theo) .......................................................................................................... 11 2.4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng hợp lý rừng và đất ngập mặn tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 11 2.4.4.1. Giải pháp kỹ thuật .............................................................................. 11 2.4.4.2. Giải pháp quản lý ............................................................................... 12 2.4.4.3 Giải pháp về mặt xã hội ...................................................................... 12 2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 12 2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 12 2.5.2. Phương pháp viễn thám........................................................................ 13 2.5.2.1. Phương pháp xây dựng khóa giải đoán .............................................. 14 2.5.2.2. Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám ............................................... 15 2.5.2.3. Phương pháp thành lập bản đồ biến động rừng ................................. 15 2.5.2.4. Các bước tiến hành ............................................................................. 16 2.5.2.4.1. Thu thập số liệu ............................................................................... 16 2.5.2.4.2. Nhập dữ liệu .................................................................................... 16 2.5.2.4.3. Chồng lớp và phân tích dữ liệu ....................................................... 18 CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................... 21 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 21 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 21 3.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 22 3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 23 3.1.4. Thuỷ văn................................................................................................ 23 3.1.5. Các nguồn tài nguyên khác ................................................................... 24 3.1.5.1. Tài nguyên du lịch.............................................................................. 24 3.1.5.2. Tài nguyên rừng ................................................................................. 25 3.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản ...................................................................... 25 3.2. Thực tra ̣ng phát triể n kinh tế xã hô ̣i ......................................................... 26
  6. v 3.2.1 Về kinh tế ............................................................................................... 26 3.2.1.1. Ngành nông nghiệp ............................................................................ 27 3.2.1.2. Ngành Công nghiệp............................................................................ 29 3.2.1.3. Xây dựng nông thôn mới ................................................................... 30 3.2.1.4. Công tác lập quy hoạch ...................................................................... 33 3.2.1.5. Công tác quản lý đất đai - Tài nguyên môi trường, đô thị ................. 34 3.2.2. Về Văn hoá - Xã hội.............................................................................. 34 3.2.2.1. Công tác giáo dục ............................................................................... 34 3.2.2.2. Công tác Y tế, Dân số ........................................................................ 35 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 36 4.1. Giải đoán ảnh viễn thám .......................................................................... 36 4.1.1. Tư liệu ảnh viễn thám phục vụ nghiên cứu........................................... 36 4.1.2. Tiền xử lý ảnh viễn thám. ..................................................................... 37 4.1.3. Xây dựng khóa giải đoán ảnh................................................................ 38 4.1.3.1. Xác định mẫu khóa giải đoán cho từng đối tượng ............................. 39 4.1.3.2. Đánh giá mẫu khóa giải đoán ............................................................. 43 4.1.4. Thực hiện giải đoán ảnh viễn thám theo mẫu khóa giải đoán .............. 46 4.1.5. Đánh giá độ chính xác kết quả sau phân loại ........................................ 47 4.1.6. Thành lập mẫu khóa giải đoán NDVI ................................................... 50 4.2. Thành lập bản đồ hiện trạng rừng giai đoạn năm 1990 đến năm 2015.... 52 4.3. Biến động diện tích rừng giai đoạn 1990 đến năm 2015 ......................... 61 4.3.1. Cơ sở thành lập bản đồ biến động rừng ................................................ 61 4.3.2. Kết quả thành lập bản đồ biến động diện tích rừng .............................. 66 4.4. Xu hướng biến động rừng giai đoạn 2015 đến năm 2025. ...................... 74 4.5. Giải pháp quản lý sử dụng rừng và đất rừng ngập mặn hợp lý................ 76 4.5.1 Giải pháp về quản lý .............................................................................. 76 4.5.2 Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................. 77 4.5.2.1 Nâng cao chất lượng rừng ngập mặn .................................................. 77 4.5.2.2 Phục hồi lại hiện trạng rừng ngập mặn trong đầm đã bị mất .............. 77
  7. vi CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................ 79 5.1. Kết luận .................................................................................................... 79 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 81 5.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU
  8. vii BẢNG GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT UTM Universal trasverse mercator Hệ toạ độ chuyển đổi của Mỹ NDVI Normalized Difference Vegetation Index. Chỉ số khác biệt thực vật GIS Geographical Information System Hệ thống thông tin Địa lý GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu KNTTS Aquaculture zones Khu nuôi trồng thủy sản RNM Mangroves Rừng ngập mặn
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Khoá giải đoán các đối tượng trên ảnh vệ tinh .............................. 17 Bảng 4.1. Thông tin cơ bản về các ảnh Landsat sử dụng trong nghiên cứu ... 36 Bảng 4.2. Mẫu khóa giải đoán ảnh năm 2015 tổ hợp màu tự nhiên ............... 41 Bảng 4.3. Phân loại để đánh giá chất lượng.................................................... 44 Bảng 4.4. Ma trận sai số các trạng thái giải đoán ........................................... 49 Bảng 4.5. Khóa giải đoán NDVI Thị xã Quảng Yên ...................................... 52 Bảng 4.6. Diện tích các đối tượng năm 1990 Thị xã Quảng Yên ................... 53 Bảng 4.7. Diện tích các đối tượng năm 1995 Thị xã Quảng Yên ................... 54 Bảng 4.8. Diện tích các đối tượng năm 2000 Thị xã Quảng Yên ................... 56 Bảng 4.9. Diện tích các đối tượng năm 2005 Thị xã Quảng Yên ................... 57 Bảng 4.10. Diện tích các đối tượng năm 2010 Thị xã Quảng Yên ................. 59 Bảng 4.11. Diện tích các đối tượng năm 2015 Thị xã Quảng Yên ................. 60 Bảng 4.12. Bảng mã các đối tượng để thực hiện tính toán biến động ............ 64 Bảng 4.13. Tổng hợp biến động diện tích rừng giai đoạn 1990 - 1995 .......... 67 Bảng 4.14. Tổng hợp biến động diện tích rừng giai đoạn 1995 - 2000 .......... 69 Bảng 4.15. Tổng hợp biến động diện tích rừng giai đoạn 2000 - 2005 .......... 70 Bảng 4.16. Tổng hợp biến động diện tích rừng giai đoạn 2005 - 2010 .......... 71 Bảng 4.17. Tổng hợp biến động diện tích rừng giai đoạn 2010 - 2015 .......... 72 Bảng 4.18. Tổng hợp biến động diện tích rừng giai đoạn 1990 - 2015 .......... 74
  10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám và thành lâp bản đồ hiện trạng rừng bằng ảnh Landsat ........................................................................... 20 Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu ........................................... 21 Hình 4.1. Công cụ chọn mẫu khóa trong Erdas Image ................................... 40 Hình 4.2. Cửa sổ Signature Separability ......................................................... 44 Hình 4.3. Bảng khác biệt các đối tượng mẫu khóa ......................................... 45 Hình 4.4. Bản đồ giải đoán ảnh Thị Xã Quảng Yên năm 2015 ...................... 47 Hình 4.5. Công cụ tính NDVI trong phần mềm ArcGis. ................................ 51 Hình 4.6. Bản đồ NDVI Quảng Yên năm 2015 .............................................. 51 Hình 4.7. Bản đồ hiện trạng rừng Thị xã Quảng Yên năm 1990 .................... 52 Hình 4.8. Bản đồ hiện trạng rừng Thị xã Quảng Yên năm 1995 .................... 54 Hình 4.9. Bản đồ hiện trạng rừng Thị xã Quảng Yên năm 2000 .................... 55 Hình 4.10. Bản đồ hiện trạng rừng Thị xã Quảng Yên năm 2005 .................. 57 Hình 4.11. Bản đồ hiện trạng rừng Thị xã Quảng Yên năm 2010 .................. 58 Hình 4.12. Bản đồ hiện trạng rừng Thị xã Quảng Yên năm 2015 .................. 60 Hình 4.13. Công cụ Polygon to Raster............................................................ 63 Hình 4.14. Công cụ Reclassify mã hóa các trạng thái đối tượng.................... 64 Hình 4.15. Bảng tính diện tích các trạng thái thay đổi rừng ........................... 66 Hình 4.16. Bản đồ biến động rừng giai đoạn 1990 – 1995 ............................. 67 Hình 4.17. Bản đồ biến động rừng giai đoạn 1995 – 2000 ............................. 68 Hình 4.18. Bản đồ biến động rừng giai đoạn 2000 – 2005 ............................. 69 Hình 4.19. Bản đồ biến động rừng giai đoạn 2005 – 2010 ............................. 70 Hình 4.20. Bản đồ biến động rừng giai đoạn 2010 – 2015 ............................. 72 Hình 4.21. Bản đồ biến động rừng giai đoạn 1990 – 2015 ............................. 73
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái rừng đặc biệt mà Việt Nam là một trong những Quốc gia được thiên nhiên ban tặng. Rừng ngập mặn chỉ có ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và có vai trò bảo vệ môi trường, con người, đặc biệt trong bảo vệ bờ biển các vùng duyên hải. Việt Nam, với bờ biển dài hơn 3620 km, phù sa bồi đắp nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển rừng ngập mặn kinh tế biển. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống cho các loài động thực vật và cung cấp nguồn thức ăn cho con người, bên cạnh đó rừng ngập mặn có vai trò chắn sóng, tăng lượng bồi đắp phù sa, điều hòa không khí – là nhân tố góp phần chống lại biến đổi khí hậu. Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế xã hội với tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh, cùng với tốc độ gia tăng dân số nên con người đã khai thác và sử dụng rừng ngập mặn vào nhiều mục đích khác nhau làm cho diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, thành phần loài thực vật và chất lượng rừng ngày càng bị suy giảm. Gần đây, vấn đề nuôi trồng thủy sản của nhân dân địa phương đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng ô nhiễm môi trường sống tại các khu đầm và vùng nước ven biển. Tình trạng bệnh dịch của các loài thủy sản đang ngày càng xuất hiện với tần suất lớn hơn, các bãi bồi ngày càng bị thu hẹp, nguyên nhân chủ yếu là do rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức làm giảm chức năng bảo vệ môi trường sống, hơn nữa vấn đề nuôi trồng thủy sản đang có sự mâu thuẫn rất lớn giữa các cộng đồng nên hiệu quả đạt thấp. Với vị trí địa lý là một bán đảo, thị xã Quảng Yên là một trong những khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn của tỉnh Quảng Ninh. Rừng ngập mặn có vai trò lớn đối với người dân địa phương: bảo vệ đê biển, góp phần
  12. 2 làm giảm biến đổi khí hậu, cung cấp nguồn lợi thủy sản… Tuy nhiên, thời gian gần đây do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan đã làm diện tích rừng ngập mặn bị thay đổi đáng kể chủ yếu theo hướng tiêu cực làm cho vai trò của rừng ngập mặn bị suy giảm đáng kể. Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý rừng ngập mặn đang còn nhiều hạn chế, chủ yếu dự vào bản đồ hiệu trạng bằng giấy và quan sát thực tế, ít có cơ sở dữ liệu lưu trữ, chưa ứng dụng được các kỹ thuật hiện đại để theo dõi biến động tài nguyên rừng. Trong khi đó, việc tìm kiếm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả rừng ngập mặn tại địa phương đang được các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân địa phương quan tâm. Công nghệ địa không gian góp phần thành lập được các bản đồ hiện trạng trước đây mà hiện tại chúng ta không có tài liệu lưu trữ hoặc không thể xác định được bằng phương pháp truyền thống, từ đó xác định được biến động rừng hàng năm hoặc trong một giai đoạn nhất định trong quá khứ, giúp cho công tác dự báo xu thế biến động tài nguyên rừng có cơ sở hơn. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên, tôi tiến hành chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ địa không gian trong đánh giá biến động và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” nhằm đánh giá về thực trạng diện tích, biến động tài nguyên rừng, đất bồi đắp trong 20 năm gần đây, thành phần loài, sự phân bố chính sách quản lý rừng ngập mặn tại địa phương để làm sơ sở đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng rừng ngập mặn một cách hiệu quả.
  13. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm công nghệ địa không gian: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong những năm lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa GIS. Nếu xét dưới góc độ hệ thống, thì GIS có thể được hiểu như một hệ thống gồm các thành phần: con người, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình-kiến thức chuyên gia nơi tập hợp các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin. Khi xây dựng một hệ thống GIS ta phải quyết định xem GIS sẽ được xây dựng theo mô hình ứng dụng nào, lộ trình và phương thức tổ chức thực hiện nào. Chỉ trên cơ sở đó người ta mới quyết định xem GIS định xây dựng sẽ phải đảm đương các chức năng trợ giúp quyết định gì và cũng mới có thể có các quyết định về nội dung, cấu trúc các hợp phần còn lại của hệ thống cũng như cơ cấu tài chính cần đầu tư cho việc hình thành và phát triển hệ thống GIS. Với một xã hội có sự tham gia của người dân và quá trình quản lý
  14. 4 thì sự đóng góp tri thức từ phía cộng đồng đang ngày càng trở nên quan trọng và càng ngày càng có vai trò không thể thiếu. 1.1.1. Khái niệm về GPS: Hệ thống Định vị Toàn cầu (Global Positioning System - GPS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Trong cùng một thời điểm, tọa độ của một điểm trên mặt đất sẽ được xác định nếu xác định được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh. 1.1.2. Khái niệm về viễn thám Viễn thám được hiểu là một khoa học và công nghệ để thu nhận thông tin về đối tượng, khu vực hoặc hiện tượng nghiên cứu thông qua việc phân tích tư liệu thu nhận được bằng các phương tiện, kỹ thuật không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, khu vực hoặc với hiện tượng được nghiên cứu. 1.1.3. Khái niệm về GIS Trong những năm gần đây, Hệ thông tin địa lý (Geography information system-GIS) đã phát triển rất mạnh mẽ về lý thuyết, kỹ nghệ cũng như tổ chức. Đồng thời GIS được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu địa chất, địa lý, nông nghiệp, đô thị, giao thông, thực vật, địa chính, kinh tế. Có nhiều khái niệm khác nhau về GIS của nhiều tác giả khác nhau nhưng về bản chất thì GIS bao gồm các thành phần cấu thành cơ bản sau: - Phần cứng máy tính bao gồm các thành phần vật lý của máy tính và các thiết bị ngoại vi khác (máy in, scanner, máy vẽ. . .) - Phần mềm GIS là các chương trình máy tính thực hiện các công viêc chuyên môn của GIS, thực hiên các chức năng thu nhận và lưu trữ các dữ liệu không gian cũng như thuộc tính, các thao tác xử lý số liệu, mô hình số độ cao.v.v.. Có thể kể ra một số phần mềm chuyên dụng GIS như Arc/Info, Map/Info, Arcview...
  15. 5 - Dữ liệu GIS bao gồm các dữ liệu không gian (ảnh, bản đồ. . .) và dữ liệu thuộc tính (các đặc điểm, tính chất của các đối tượng không gian, các quá trình, hiện tượng xảy ra ở các đối tượng không gian đó) của các đối tượng được nghiên cứu. Ảnh vệ tinh là dữ liệu dạng raster, được chụp theo phương pháp chụp toàn cảnh bằng máy chụp ảnh quang học gắn trên các vệ tinh ngoài vũ trụ. Đã có nhiều thế hệ vệ tinh của nhiều quốc gia, công ty quốc tế được phóng vào không gian để thực hiện việc chụp ảnh này, nh- là các vệ tinh Landsat (Mỹ), SPOT (Pháp), SOJZU (Nga)... Tới nay, đã có tất cả 8 vệ tinh Landsat đã được phóng vào quỹ đạo. Trong luận văn này, tác giả sử dụng ảnh vệ tinh Landsat TM chụp từ vệ tinh Landsat 5. Ảnh Landsat TM quét đa phổ được chia thành 7 kênh (band) dùa theo độ lớn của bước sóng ánh sáng trong giải quang phổ. Trong mỗi kênh, các đối tượng thể hiện các đặc trưng bức xạ, phản xạ hay hấp thụ ánh sáng khác nhau. Điều này giúp cho việc lựa chọn những kênh phù hợp để tạo lên một ảnh tổ hợp màu theo những mục đích khác nhau. Ảnh tổ hợp màu Landsat TM thường được tạo ra với ba kênh khác nhau trong các lớp màu đỏ, xanh lam và xanh da trời (red-green-blue). - Người sử dụng: Đây là yếu tố mang tính chất quyết định, là người thiết kế và thực hiện các thao tác kỹ thuật để có được kết quả theo các yêu cầu khác nhau. Các hợp phần trên nằm trong mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau tạo thành Hệ thống thông tin địa lý. Nếu thiếu một trong hợp phần trên thì GIS sẽ ngừng hoạt động hoặc chỉ là một hệ thống chết. Theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật bốn hợp phần trên cũng được được phát triển mạnh mẽ, tạo lên một Hệ thông tin địa lý cũng được phát triển hơn, thực hiện được các chức năng ưu việt hơn, nhanh hơn, mạnh hơn, tiện lợi và dễ dàng hơn trong vận hành và sử dụng. Như vậy ta có thể hiểu một cách khái quát về GIS như sau: Hệ thống thông tin địa lý là tập hợp có tổ chức của phần cứng, phần mềm máy tính, dữ
  16. 6 liệu địa lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích, hiện thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra. Ngoài ra còn một số định nghĩa về GIS của một số tác giả như sau: - Theo Burrough (1986) thì GIS là “Tập hợp các công cụ để thu nhập, lưu trữ, tra cứu, chuyển đổi và biểu thị các dữ liệu không gian từ thế giới thực”. - Parker (1988) định nghĩa GIS như một “kĩ nghệ thông tin nhằm lưu trữ, phân tích và biểu thị dữ liệu không gian và phi không gian”. - Aronoff (1989) quan niệm GIS là “bất kỳ một phương thức trên sách tra khảo hoặc máy tính dùng để lưu trữ, thao tác các dữ liệu tham chiếu địa lý” 1.2.1. Ứng dụng viễn thám và GIS trên thế giới Các nước tiên tiến ứng dụng viễn thấm đầu tiên là: Mỹ, Nga, Ấn Độ, Canada, Nhât, và mới đây có thêm Trung Quốc … việc ứng dụng kết hợp công nghệ viễn thám và GIS đã trở thành công nghệ hoàn chỉnh, được sử dụng rộng rãi không chỉ để theo dõi, kiểm kê, dự báo, quản lý các tài nguyên trên đất liền mà còn hướng dần ra biển và đại dương. Ứng dụng sử dụng tư liệu viễn thám đa phổ, đa thời gian để theo dõi biến động bề mặt địa lý tự nhiên trên mặt đất đã được hình thành trên thế giới ngay từ khi các vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên được đưa lên vũ trụ. Trên thế giới, đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này và đã rất thành công. Khả năng sử dụng tư liệu ảnh viễn thám kết hợp với GIS không chỉ áp dụng nghiên cứu bề mặt địa lý nói chung hay biến động tài nguyên rừng, biển nói riêng mà nó còn được áp dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên và môi trường, cảnh báo ngập lụt. Từ những năm 70 của thể kỷ XX, khi ảnh vệ tinh và phương pháp viễn thám được sử dụng ngày càng rộng rãi
  17. 7 thì nó cũng được ứng dụng trong các lĩnh vực lâm nghiệp - từ khâu kiểm kê, tìm, chọn vị trí đến khâu quy hoạch sử dụng tài nguyên rừng. Tuy nhiên việc ứng dụng viễn thám và GIS vào vấn đề lâm nghiệp nói chung là rất khó khăn vì nó đòi hỏi đội ngũ chuyên gia của nhiều ngành nghề, kỹ thuật cao. Chính vì vậy, xu thế của nhiều nước phát triển hiện nay là phối hợp nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS vào các chuyên ngành và lĩnh vực cụ thể. 1.2.2. Ứng dụng viễn thám và GIS ở Việt Nam trong đánh giá biến động tài nguyên rừng Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có rất nhiều công trình khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý như: Nghiên cứu quy hoạch đô thị Hà Nội (TS. Đinh Thị Bảo Hoa), nghiên cứu sự biến động bề mặt địa lý, giám sát tài nguyên và môi trường. Các ứng dụng viễn thám và GIS trong lĩnh vực nghiên cứu biến động tài nguyên rừng, đất rừng ngập mặn mặc dù còn chưa nhiều nhưng cũng đã được đề cập đến như: xác định biến động đường bờ vùng Tiền Hải - Thái Bình, công tác quản lý vùng bờ tỉnh Nam Định hay nghiên cứu sự sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long. Các công trình này đã thể hiện được tính ưu việt của tư liệu ảnh viễn thám kết hợp với GIS trong khả năng ứng dụng của nó. Các công trình nghiên cứu biến động tập trung vào việc sử dụng các tư liệu ảnh đa thời gian cũng như ảnh của nhiều vệ tinh khác nhau để nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật như biến động tài nguyên rừng, biến động sử dụng đất, biến động đường bờ biển, biến động rừng ngập mặn, nghiên cứu biến động về hiện trạng sử dụng đất.... Công cụ viễn thám và GIS với các phần mềm có các chức năng phân tích, xử lý dữ liệu mạnh ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm gần đây, GIS được sử dụng nh­ một công cụ đắc lực trong công tác nghiên cứu, quản lý, khai thác cũng nh­ bảo vệ môi
  18. 8 trường. Các bản đồ quy hoạch, bản đồ xói mòn đất tiềm năng, bản đồ hiện trang rừng, hiện trạng giao thông.v.v. có thể được thành lập bằng công cụ GIS. Đối với việc nghiên cứu vùng duyên hải nói chung và nghiên cứu đất ngập nước nói riêng, công cụ GIS cũng được áp dụng, tuy chưa nhiều nhưng đã mang lại những hiệu quả đáng kể. Từ năm 1990, GIS đã được một số tác giả thuộc Viện Địa lý ứng dụng để đánh giá tài nguyên ven đồng bằng sông Hồng. Năm 1996 tác giả Nguyễn Hoàn, Vũ Văn Phái và những người khác đã tiến hành nghiên cứu biến đổi địa hình và quá trình hình thành các cồn bãi ở khu vực cửa sông Hồng, trong đó sử dụng GIS như một trong các phương pháp nghiên cứu chính để phân tích ảnh vệ tinh, phân tích số liệu địa hình thuộc nhiều giai đoạn khác nhau để xác định biến động sử dụng đất và tài nguyên theo không gian và thời gian. Có thể nói việc kết hợp nghiên cứu tư liêu lịch sử, nghiên cứu, phỏng vấn thực địa với ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá, phân tích và dự báo biến động các yếu tố môi trường làm cho kết quả đạt được chính xác hơn, nhanh hơn và cập nhật hơn. Nghiên cứu biến động được sử dụng trong các đề tài có thể ở dưới dạng quan tâm đến các thông tin thu nhận được ở các thời điểm khác nhau, từ đó chiết xuất các thông tin về lớp phủ rừng ở các thời điểm khác nhau, chồng chập các lớp thông tin này để tìm ra biến động. Tuy nhiên, việc áp dụng chúng vào những hoàn cảnh cụ thể cũng rất cần được nghiên cứu để tìm ra những cách tiếp cận hợp lý, hiệu quả và đánh giá khả năng của chúng một cách đúng đắn. Trong khuôn khổ luận văn cao học, tác giả đề cập đến việc sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian kết hợp với GIS để nghiên cứu biến động tài nguyên rừng, đất rừng ngập mặn từ đó đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý.
  19. 9 Ở Nước ta việc xác định biến động tài nguyên rừng nói chung, rừng ngập mặn nói riêng cũng đã được quan tâm, tuy nhiên với các phương pháp truyền thống là đo đạc trực tiếp từ hiện trường và đo đạc ở nhiều thời điểm khác nhau rất khó khăn, tốn kém và thiếu độ chính xác. Mặt khác không có thể đo đạc trực tiếp biến động tài nguyên rừng trong một thời gian dài (vài chục năm) sẽ dẫn đến những sai sót tạo ra những quyết định sai trong quản lý, sử dụng rừng. Với việc ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến biến động tài nguyên rừng, đất rừng ngập mặn từ đó trợ giúp ra quyết định quản lý sử dụng hợp lý rừng ngập mặn có ý nghĩa thực tiễn và rất cần được ứng dụng rộng rãi.
  20. 10 CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên rừng ngập mặn. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Ứng dụng công nghệ không gian địa lý GIS vào việc giải đoán ảnh viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1990 – 2015. Dự báo xu thế biến động tài nguyên rừng và đất rừng ngập mặn trong 10 năm tiếp theo. Để xuất giải pháp quản lý sử dụng hợp lý rừng và đất rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu. 2.2. Đối tượng điều tra khảo sát Đối tượng điều tra khảo sát của đề tài là dải đất ngập nước ven biển thuộc khu vực thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Điều tra diện tích rừng, đất ngập mặn của các năm từ 1990 – 2015 từ đó xác định sự biến động tài nguyên rừng và đất ngập mặn. Cùng nằm trong tình trạng chung của các vùng đất ngập nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đây là khu hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị biến đổi bởi các tác động nhân sinh cũng như tự nhiên, đặc biệt là các tác động nhân sinh. Đất ngập nước ở khu vực này có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau như rừng ngập mặn (mọc tự nhiên hoặc trồng), ao đầm nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống thuỷ văn, đường giao thông, các bãi bùn hay các bãi bồi còn để trống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1