Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt
lượt xem 4
download
Thông qua việc miêu tả, phân tích từ ngữ nghề chè đã thu thập được trong tiếng Viêt, luận án chỉ ra sự phong phú, đa dạng của hệ thống từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt; xác định rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nguồn gốc và các đặc trưng, thuộc tính được người Việt lựa chọn để định danh của các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, luận án bước đầu làm sáng rõ một số đặc trưng văn hóa của người Việt qua hệ thống từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt, qua cách chế biến và nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HƯƠNG GIANG TỪ NGỮ VỀ NGHỀ CHÈ TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HƯƠNG GIANG TỪ NGỮ VỀ NGHỀ CHÈ TRONG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 9 22 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn: PGS. TS. HÀ QUANG NĂNG THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả Lê Thị Hương Giang
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hà Quang Năng người thầy mẫu mực đã cho tôi tri thức, kinh nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và người thân trong gia đình đã tiếp sức cho tôi, giúp tôi có được kết quả như hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả Lê Thị Hương Giang
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ PHỤ LỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................ vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu ................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 5. Những đóng góp của luận án ........................................................................ 6 6. Bố cục của luận án ........................................................................................ 6 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................. 7 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ nghề nghiệp ................................................ 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghề chè và từ ngữ nghề chè .......................... 9 1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ......................................................... 11 1.2.1. Một số vấn đề về từ và phương thức cấu tạo từ tiếng Việt ................... 11 1.2.2. Quan niệm về cụm từ ............................................................................ 18 1.2.3. Một số vấn đề về từ nghề nghiệp .......................................................... 21 1.2.4. Vấn đề định danh .................................................................................. 32 1.2.5. Vấn đề mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa .................................... 39 1.2.6. Khái quát về cây chè và lịch sử nghề trồng chè ở Việt Nam ................ 43 Tiểu kết ............................................................................................................ 46
- iv Chương 2: TỪ NGỮ NGHỀ CHÈ TRONG TIẾNG VIỆT XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN CẤU TẠO VÀ NGUỒN GỐC........................................ 48 2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 48 2.2. Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt.................... 48 2.2.1. Thống kê tư liệu .................................................................................... 48 2.2.2. Đặc điểm của các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt có cấu tạo là từ.... 49 2.2.3. Đặc điểm của từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt có cấu tạo là cụm từ...................................................................................................................... 52 2.2.4. Nhận xét chung về đặc điểm cấu tạo từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt .................................................................................................................. 70 2.3. Đặc điểm từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét về mặt xuất xứ và nguồn gốc ........................................................................................................ 73 2.3.1. Từ ngữ nghề chè xét về mặt xuất xứ ..................................................... 74 2.3.2. Từ ngữ nghề chè xét về mặt nguồn gốc ................................................ 77 Tiểu kết ............................................................................................................ 79 Chương 3: TỪ NGỮ NGHỀ CHÈ TRONG TIẾNG VIỆT XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN ĐỊNH DANH .................................................................... 82 3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 82 3.2. Miêu tả đặc điểm định danh từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt ................ 82 3.2.1. Miêu tả đặc điểm định danh của đơn vị định danh đơn giản (định danh cơ sở) ...................................................................................................... 82 3.2.2. Miêu tả đặc điểm định danh của đơn vị định danh phức hợp ............... 84 Tiểu kết .......................................................................................................... 119 Chương 4: TỪ NGỮ NGHỀ CHÈ TRONG VIỆC PHẢN ÁNH VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT .......................................................................... 121 4.1. Dẫn nhập ................................................................................................ 121 4.2. Từ ngữ nghề chè trong việc thể hiện văn hóa làng nghề ....................... 121 4.2.1. Từ ngữ làng nghề và diện mạo văn hóa làng nghề ............................. 121
- v 4.2.2. Từ ngữ nghề chè phản ánh các kĩ xảo nghề chè của Việt Nam .......... 126 4.3. Từ ngữ nghề chè góp phần thể hiện văn hóa cộng đồng của người Việt .. 128 4.3.1. Từ ngữ nghề chè góp phần thể hiện văn hóa gắn kết cộng đồng ........ 129 4.3.2. Từ ngữ nghề chè góp phần thể hiện phong tục tập quán Việt ............ 131 4.4. Từ ngữ nghề chè góp phần thể hiện phong cách sống của người Việt .. 135 4.4.1. Thể hiện sự tinh tế, cầu kì trong chế biến và thưởng thức trà ............ 136 4.4.2. Thể hiện phong cách giao tiếp tế nhị .................................................. 143 4.5. Từ ngữ nghề chè góp phần thể hiện sự hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế ........................................................................................................... 146 Tiểu kết .......................................................................................................... 148 KẾT LUẬN .................................................................................................. 150 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................. 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 155 PHỤ LỤC .................................................................................................... 166
- iv BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT C Thành tố chính P Thành tố phụ A Thành tố chung B Thành tố riêng (chỉ tính chất, màu sắc, hình dáng, kích thước…) T Thành tố X Đặc điểm X1 Hình dáng X2 Kích thước X3 Màu sắc X4 Chức năng X5 Công dụng X6 Tên người/ vùng đất
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét theo hình thức cấu tạo ........ 48 Bảng 2.2: Từ ngữ nghề chè có cấu tạo là từ đơn ............................................ 50 Bảng 2.3: Cụm định danh nghề chè trong tiếng Việt xét theo số lượng thành tố cấu tạo ............................................................................... 53 Bảng 2.4: Từ ngữ nghề chè trong ngôn ngữ toàn dân ..................................... 75 Bảng 2.5: Từ ngữ nghề chè trong ngôn ngữ địa phương ................................ 77 Bảng 3.1: Biểu thức định danh dùng thành tố chung (cơ sở) ......................... 83 Bảng 3.2: Phương thức định danh phức (bậc hai) của từ ngữ nghề chè ......... 86 Bảng 3.3. Phương thức định danh giống/ loại/ sản phẩm chè kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm ............................................................... 87
- vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ PHỤ LỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Từ ngữ nghề chè xét về mặt nguồn gốc ..................................... 79 Biểu đồ 3.1. Các phương thức định danh bậc hai của từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt ..................................................................................... 119 Phụ lục biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét theo phương diện cấu tạo Biểu đồ 2.2: Cụm định danh từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét theo số lượng thành tố cấu tạo Biểu đồ 2.3: Từ ngữ nghề chè trong ngôn ngữ toàn dân Biểu đồ 2.4: Từ ngữ nghề chè trong ngôn ngữ địa phương Biểu đồ 3.1.1: Phương thức định danh dùng thành tố chỉ giống/ loại chè kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động Biểu đồ 3.1.2: Phương thức định danh dùng thành tố chỉ tên các bộ phận trên cây chè kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động Biểu đồ 3.1.3: Phương thức định danh dùng thành tố chỉ thổ nhưỡng, hoạt động trồng, chăm sóc và thu hái kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động Biểu đồ 3.1.4: Phương thức định danh dùng thành tố chỉ cách bảo quản/ chế biến kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động Biểu đồ 3.1.5: Phương thức định danh dùng thành tố chỉ côn trùng để định danh kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động Biểu đồ 3.1.6: Phương thức định danh dùng thành tố chỉ bệnh của cây chè kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động Biểu đồ 3.1.7: Phương thức định danh dùng thành tố chỉ công cụ sản xuất/ chế biến kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động Biểu đồ 3.1.8: Phương thức định danh dùng thành tố chỉ dụng cụ và cách thức thưởng trà kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động Biểu đồ 3.2: Các mô hình định danh bậc hai của từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hệ thống vốn từ của các ngôn ngữ nói chung, của tiếng Việt nói riêng, được tạo thành từ nhiều lớp từ ngữ khác nhau. Các lớp từ ngữ trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ có sự phát triển không đồng đều, có vai trò và vị thế khác nhau. Bên cạnh lớp từ vựng toàn dân dùng chung cho toàn xã hội, từ nghề nghiệp có phạm vi hoạt động hạn chế hơn. Từ ngữ nghề nghiệp là một bộ phận của từ vựng ngôn ngữ dân tộc xét trên phương diện xã hội - nghề nghiệp. Từ nghề nghiệp là phương tiện hành nghề và giao tiếp, đồng thời là phương tiện phản ánh văn hóa của cư dân làm nghề. Nghiên cứu từ nghề nghiệp là việc cần thiết để làm rõ bức tranh đa dạng của ngôn ngữ dân tộc, góp phần bổ sung và làm phong phú hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung. 1.2. Việt Nam là đất nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp với việc trồng trọt và phát triển các loại cây nông nghiệp. Ngoài lúa nước là loại cây lương thực được trồng cấy phổ biến trên toàn lãnh thổ nước ta, thì các loại cây lương thực và công nghiệp khác như ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ, cà phê, cao su, điều, chè cũng được gieo trồng trên quy mô lớn. Riêng về cây chè, loại cây có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, đã được gieo trồng ở nhiều vùng miền: từ các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, các tỉnh miền Trung đến vùng đất Tây Nguyên màu mỡ. Theo Hiệp hội chè, Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới. Sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tìm hiểu từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt là góp phần khai thác vốn từ ngữ đa dạng và phong phú của một ngành sản xuất có truyền thống lâu đời ở nước ta nhằm khẳng định vị thế xứng đáng của lớp từ ngữ này trong việc góp phần làm phong phú vốn từ ngữ toàn dân. Đồng thời việc nghiên cứu từ ngữ về nghề chè sẽ xác lập được một hệ thống các đơn vị từ vựng liên quan đến cây chè và nghề trồng chè ở nước ta, tìm hiểu nguồn gốc các từ ngữ nghề chè, các
- 2 từ ngữ biểu thị cách phân loại giống chè, đặc điểm sinh thái và sinh vật học cây chè, quy trình trồng, chăm sóc cây chè, kĩ thuật nhân giống, cách phòng trừ các loại sâu bệnh, thu hoạch, chế biến các sản phẩm từ chè, các cơ sở chế biến và sản xuất các loại tên thương hiệu chè Việt Nam, nghệ thuật thưởng thức chè..., qua đó góp phần quảng bá cho ngành chè Việt Nam. Chúng tôi mong muốn thông qua tìm hiểu các từ ngữ chỉ nghề chè sẽ góp phần quảng bá hiệu quả cho các sản phẩm, thương hiệu chè của Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên nói riêng; đồng thời kết quả nghiên cứu từ ngữ nghề chè sẽ góp phần giới thiệu, những kiến thức phong phú về nghề chè, con người và văn hóa trà ở Việt Nam. 1.3. Việc nghiên cứu về từ nghề nghiệp trong tiếng Việt đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt. Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc miêu tả, phân tích từ ngữ nghề chè đã thu thập được trong tiếng Viêt, luận án chỉ ra sự phong phú, đa dạng của hệ thống từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt; xác định rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nguồn gốc và các đặc trưng, thuộc tính được người Việt lựa chọn để định danh của các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, luận án bước đầu làm sáng rõ một số đặc trưng văn hóa của người Việt qua hệ thống từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt, qua cách chế biến và nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích của đề tài luận án, chúng tôi đề ra một số nhiệm vụ cần phải thực hiện sau: - Xác lập cơ sở lí thuyết liên quan đề tài. Đó là những vấn đề lí luận về từ nghề nghiệp, định danh ngôn ngữ, quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
- 3 - Điều tra, thu thập, thống kê và phân loại các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt. - Miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc và phương thức định danh của các đơn vị từ vựng về nghề chè trong tiếng Việt. - Bước đầu xác định một số đặc trưng văn hóa thể hiện qua việc sử dụng các từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt. 3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt gồm các từ ngữ chỉ nguồn gốc chè, phân loại chè, đặc điểm sinh thái học và sinh vật học của cây chè, đặc điểm sinh thực của cây chè, quy trình trồng, chăm sóc, nhân giống chè, các loại sâu bệnh, kĩ thuật thu hái, chế biến chè, các loại sản phẩm chè, nhãn hiệu chè. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt về đặc điểm cấu trúc, nguồn gốc, các phương thức định danh của các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là các từ ngữ về nghề chè được thu thập từ các nguồn sau: - Từ các phiếu điều tra điền dã, ghi chép qua hỏi trực tiếp cộng tác viên, các chuyên gia về chè từ các địa phương khác nhau... của tác giả luận án. (Danh sách cộng tác viên ở Phụ lục). - Từ các tài liệu, sách chuyên môn nghiên cứu, tìm hiểu hiểu về chè ở Việt Nam. Cụ thể là: 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Định hướng phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2000 và 2010, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển Châu Á, Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2002), Sổ tay kĩ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
- 4 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lí các dự án nông nghiệp, dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học, (2011), Vietgap và các quy định sản xuất rau, quả, chè an toàn, Nxb. Dân trí, Hà Nội. 4. K.M. DJEMUKHATZE (Nguyễn Ngọc Kính dịch) (1981), Cây chè miền Bắc Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Hùng (2007), Kĩ thuật chế biến và kiểm tra chất lượng chè, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Lê Tất Khương (chủ biên), Hoàng Văn Chung, Đỗ Ngọc Oanh (1999), Giáo trình cây chè, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Trịnh Xuân Ngọ (2007), Cây chè và kĩ thuật chế biến, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 8. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè: Trồng trọt, chế biến và tiêu thụ, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008), Kĩ thuật trồng và chế biến chè năng xuất cao - chất lượng tốt, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Viện Nghiên cứu chè (2005), Sổ tay kĩ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè miền Bắc, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Viện Nghiên cứu chè (2002), Sổ tay kĩ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. - Các từ ngữ liên quan đến nghề chè trong: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb. Từ điển Bách khoa, 2010 và Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), Nxb. Văn hóa thông tin, 1999. - Các tác phẩm văn học viết về cây chè, nghề chè (như truyện thơ, dân ca, câu đố, thành ngữ, tục ngữ, …), các bài viết về giá trị, đặc điểm sinh thái, tên gọi các sản phẩm, dụng cụ nghề chè,... trên các trang báo, trên Cổng thông tin điện tử của Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng, Đắk Lăk,...
- 5 - Các tài liệu về cây chè lưu hành nội bộ ở Sở Văn hóa Thái Nguyên; Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Sở Khoa học & Công nghệ Cao Bằng, Sở Nông nghiệp - Nông thôn Phú Thọ, Sở Khoa học & Công nghệ Bắc Kạn. - Các Đề tài cấp Tỉnh: Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang,... nghiên cứu về cây chè, kinh tế cây chè,..; Các Khóa luận, luận văn nghiên cứu về cây chè ở các trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm Hà Nội,... 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra điền dã Để thu thập nguồn tư liệu cho đề tài, chúng tôi thực hiện điều tra, điền dã qua các hình thức như: ghi chép, phỏng vấn trực tiếp qua các cuộc điều tra điền dã tại một số địa điểm trồng chè thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang; tìm hiểu thực tế ở những khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm chè trong khu vực tỉnh Thái Nguyên; tìm hiểu thực tế và phỏng vấn các nghệ nhân làm chè, qua các gian hàng trưng bày và giới thiệu các sản phẩm chè của các vùng làm chè, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chè,... tại hai Lễ hội Festival chè quốc tế diễn ra ở tỉnh Thái Nguyên vào năm 2013 và 2015. Đối tượng mà chúng tôi hướng tới là những người trực tiếp tham gia vào sản xuất chè, những bậc cao niên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất chè ở các địa phương có nghề chè ở miền Bắc. Nghiên cứu sinh không có điều kiện điều tra trực tiếp để thu thập các từ ngữ chè ở các địa phương trồng chè ở miền Trung, Tây Nguyên, nên chỉ thu thập từ ngữ chè qua các tài liệu nêu trên. 4.2. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng để miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của các từ ngữ nghề chè, xác định các dấu hiệu, tính chất, đặc điểm được sử dụng để định danh các từ ngữ về chè trong tiếng Việt. 4.2.1. Thủ pháp thống kê phân loại Thủ pháp này được sử dụng để phân loại các từ ngữ nghề chè đã thu thập được về cấu tạo, nguồn gốc, đặc điểm định danh. Các từ ngữ thu thập được sẽ
- 6 được tiến hành phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau và sắp xếp chúng cho có hệ thống. 4.2.2. Thủ pháp mô hình hóa Thủ pháp này được sử dụng để mô hình hóa các kiểu quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của các từ ngữ nghề chè, mô hình định danh dựa trên các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng được lựa chọn để định danh. 5. Những đóng góp của luận án 5.1. Đóng góp về lí luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, củng cố lí thuyết về từ nghề nghiệp; đồng thời làm rõ hơn những đặc điểm từ ngữ nghề chè về tất cả các phương diện: đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, đặc điểm định danh; vai trò của lớp từ ngữ nghề chè trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và những nét văn hoá đặc sắc của người Việt được phản ánh qua hệ thống lớp từ ngữ ấy. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc nghiên cứu lớp từ nghề nghiệp trong tiếng Việt. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy về từ nghề nghiệp; góp phần biên soạn cẩm nang tra cứu về chè ở Việt Nam; biên soạn các sách quảng bá cho ngành chè và du lịch sinh thái về các vùng trồng chè nổi tiếng ở Việt Nam. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét về phương diện cấu tạo và nguồn gốc Chương 3: Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét về phương diện định danh Chương 4: Từ ngữ nghề chè trong việc phản ánh văn hóa của người Việt
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ nghề nghiệp Cho đến nay, địa hạt từ nghề nghiệp trong hệ thống vốn từ tiếng Việt chưa được chú ý nhiều. Trong Việt ngữ học, lịch sử nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp có thể hình dung theo hai hướng sau: - Hướng thứ nhất, vấn đề từ nghề nghiệp được các nhà Việt ngữ học đề cập đến trong các giáo trình từ vựng học và ngôn ngữ học. Trong công trình Từ vựng học tiếng Việt hiện đại [120], Nguyễn Văn Tu khi trình bày đặc điểm hệ thống từ vựng tiếng Việt đã đề cập đến từ nghề nghiệp. Tuy nhiên, ông chỉ trình bày khái quát về từ nghề nghiệp, chưa đi sâu nghiên cứu một lớp từ nghề nghiệp cụ thể nào. Trong công trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt [21], Đỗ Hữu Châu cũng đã có những nghiên cứu về từ nghề nghiệp. Sau khi đưa ra khái niệm về từ nghề nghiệp, tác giả đã nêu ra đặc điểm hoạt động, phạm vi sử dụng và vai trò của từ nghề nghiệp. "Từ nghề nghiệp chẳng những cần thiết cho sự giao tiếp trong từng ngành nghề thủ công hiện nay đang tồn tại với các ngành sản xuất công nghiệp tương ứng lại sẵn sàng chấp nhận các thuật ngữ khoa học biến chúng thành từ nghề nghiệp để "hiện đại hóa" mình" [21, 235]. Khi nghiên cứu từ vựng tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp coi từ nghề nghiệp được xem xét với tư cách là một lớp từ được phân xuất ra theo tiêu chí phạm vi hoạt động và sử dụng. Các tác giả như Hoàng Thị Châu trong Phương ngữ học tiếng Việt [28], các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [31] cũng đã đề cập đến từ nghề nghiệp và phân biệt từ nghề nghiệp với các lớp từ nghữ khác như: thuật ngữ, từ địa phương, tiếng lóng. "Từ nghề nghiệp là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một
- 8 nghề nào đó. (...) Lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít quen như: nghề làm giấy, làm đồ gốm, làm sơn mài, nghề đúc đồng, nghề chài lưới" [31, 250 - 251]. Ở các công trình loại này, các nhà nghiên cứu không đi sâu tìm hiểu từ nghề nghiệp, chỉ tìm hiểu từ ngữ nghề nghiệp về mặt khái niệm, xác định đặc điểm, đề xuất các tiêu chí phân biệt chúng với từ ngữ toàn dân và với các lớp từ khác, chưa nghiên cứu sâu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, ngữ nghĩa của từ nghề nghiệp. - Hướng thứ hai là nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp trong từng nghề cụ thể. Các công trình nghiên cứu theo hướng này đã chỉ ra những đặc điểm cụ thể của từ ngữ nghề nghiệp, cũng như xem xét từ nghề nghiệp trong mối quan hệ với văn hoá chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đã có các bài nghiên cứu, các đề tài điều tra, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về từ ngữ của một số nghề nghiệp cụ thể đã được thực hiện, được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, trong các hội thảo khoa học. Đó là đề tài khoa học của các tác giả Nguyễn Văn Khang [124], Phạm Hùng Việt [125]; là các bài viết của tác giả Hoàng Trọng Canh [12; 13; 14; 15]; các luận văn, luận án của các tác giả:Nguyễn Văn An [1], Ngôn Thị Bích [8], Lương Vĩnh An [2], Nguyễn Thị Duyên [36], Nguyễn Hồng Yến [131], Nguyễn Hoàng Anh [3], Phạm Thị Thanh Hoài [58], Trần Thị Ngọc Hoa [57], Nguyễn Chí Quang [78], Nguyễn Phương Anh [4], Nguyễn Văn Dũng [35],...Các bài viết, các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn luận án đã được công bố trên đã nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề cụ thể theo hướng: thu thập, thống kê, phân loại từ ngữ nghề nghiệp, tìm hiểu mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với từ địa phương, từ toàn dân, thuật ngữ, khảo sát đặc điểm cấu tạo, định danh, nguồn gốc của từ ngữ nghề nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đó chỉ ở phạm vi hẹp, chủ yếu là từ ngữ các làng nghề truyền thống của một số địa phương, chưa phân tích sâu về định danh, ngữ nghĩa; chưa tìm hiểu phương diện ngôn ngữ - văn hóa của từ nghề nghiệp. Có thể thấy các công trình, bài báo hay luận văn nghiên
- 9 cứu từ nghề nghiệp đã bước đầu tìm hiểu đặc điểm riêng của chúng và quan hệ của lớp từ nghề nghiệp với việc phản ánh thực tại cũng như đặc trưng văn hoá ở từng vùng, miền trong phạm vi cụ thể. Trong số các công trình nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp, đề tài khoa học cấp viện của Viện Ngôn ngữ học Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng [124] do tác giả Nguyễn Văn Khang làm chủ nhiệm đã nghiên cứu khá toàn diện về từ ngữ nghề gốm sứ về các mô hình cấu tạo, nguồn gốc. Đề tài đã thống kê được 861 đơn vị từ ngữ nghề gốm Bát Tràng, phân chia thành các tiểu trường để khảo sát. Coi từ nghề nghiệp thuộc phương ngữ xã hội, các thành viên tham gia đề tài này đã phân biệt từ nghề nghiệp với những loại từ cùng thuộc phương ngữ xã hội. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu các đặc điểm định danh của từ ngữ nghề gốm sứ, một yếu tố quan trọng cho thấy được những nét văn hóa làng nghề được phản ánh vào ngôn ngữ. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghề chè và từ ngữ nghề chè Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về từ ngữ chỉ cây chè và từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt. Việc nghiên cứu vấn đề trên xuất hiện tản mạn hoặc ở phạm vi hẹp trong một số công trình thuộc các ngành nghiên cứu có liên quan như: kinh tế, cây công nghiệp nhẹ, văn hóa, y học… Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những kết quả nghiên cứu về cây chè và nghề chè mà các công trình trên đạt được sẽ là một trong những tiền đề, công cụ góp phần giúp chúng tôi triển khai đề tài “Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt”. Từ góc độ nghiên cứu văn hóa, các nhà văn hóa học đã nghiên cứu sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc, cây chè nói chung và nghề làm chè nói riêng. Đồng thời với quá trình ấy là sự tiếp xúc, giao lưu giữa những người làm chè và giữa nghề làm chè với các nghề khác. Quá trình này nảy sinh và tích tụ những lớp từ ngữ liên quan đến cây chè, nghề chè và làm nên đặc trưng tư duy, văn hóa chè bổ sung cho sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung.
- 10 Dưới góc độ nghiên cứu y học, các nhà khoa học đã chỉ ra: cây chè là một trong những cây công nghiệp đem lại nhiều mặt giá trị, trong đó, cây chè là “loài thảo dược” có tác dụng tốt cho sức khỏe con người: an thần và chữa bệnh. Từ góc độ kinh tế, các nhà kinh tế học nhận định: cây chè đem lại thu nhập kinh tế ổn định cho dân cư tại vùng trồng chè nói riêng và những người lao động, hoạt động trong nghề chè nói chung. Về tự nhiên, cây chè phủ xanh đất trống đồi núi trọc vùng trung du, đảm bảo hệ thực vật và tài nguyên nước. Về văn hóa, nghề làm chè giúp cho đời sống văn hóa của cư dân vùng trồng chè - tạo bản sắc riêng, thu hút sự quan tâm của các du khách trong và ngoài nước… Có thể kể ra một số tác giả với những công trình nghiên cứu về cây chè như: Tác giả Hoàng Văn Gia (1995) trong công trình: “Đổi mới mô hình tổ chức quản lí sản xuất - kinh doanh ở xí nghiệp công nông nghiệp chè Văn Hưng Yên Bái” đã từng bước nhận định, lí giải và đưa ra các giải pháp có tính chiến lược trong việc mô hình hóa cách tổ chức, kinh doanh trong xí nghiệp để từng bước đưa sản xuất kinh doanh chè theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế của cây chè. Bên cạnh đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khác như: Nguyễn Đức Hạnh (2012), “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng”; Lê Hồng Dự (2013), “Giải pháp phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu”. Từ góc độ nghiên cứu nông nghiệp, có thể kể đến các nhà khoa học như: tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích (2002) với công trình: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu lá, hom một số giống chè chọn lọc ở Phú Hộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng giống” nghiên cứu, thực nghiệm và chỉ ra các đặc điểm một số giống chè (tập trung chủ yếu phân tích đặc điểm lá - hom trong quá trình ươm trồng). Đây là những đặc điểm có tính chất quyết định đến sự phát triển và chất lượng của cây chè. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác cũng có chung hướng nghiên cứu như: Hoàng Yến (2008), “Ảnh hưởng kĩ thuật hái đến sinh trưởng, năng suất và quần thể sâu bệnh hại cây chè tại nông trường Văn Hưng huyện Yên Bình tỉnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn