Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
lượt xem 10
download
Đề tài nghiên cứu tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam; tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Nam Định; hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHẠM THỊ TRANG TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - Năm 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHẠM THỊ TRANG TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĂN THẮNG Hà Nội - Năm 2015
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: TS. Hoàng Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện, hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định; Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trực Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu, dạy cho tôi những kiến thức thực tiễn vô cùng bổ ích và hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Tôi chân thành cảm ơn đồng nghiệp của tôi, những cán bộ của Chi cục Bảo vệ Môi trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi đi học và làm luận văn. Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung nghiên cứu của Luận văn này được hình thành và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Văn Thắng. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn là trung thực; không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố. Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Trang
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN…………………….............………….…………….....……………………i LỜI CAM ĐOAN……………………………….............…………………………………ii MỤC LỤC………………………………………………………...………………………iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT…………………….…….…................v DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………….……………….....…...……….....vi DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………….…………………….......…..…vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT ....................... 5 1.1.Cơ sở lý luận ................................................................................................. 5 1.1.1.Khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt ............................................. 5 1.1.2.Nguồn gốc hình thành chất thải sinh hoạt:............................................... 6 1.1.3.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt .......................................................... 9 1.1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn ................................................................ 10 1.2. Tổng quan về quản lý chất thải sinh hoạt ................................................ 11 1.2.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới ...................11 1.2.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ..................15 1.2.3. Những kinh nghiệm quản lý có thể áp dụng cho tỉnh Nam Định..........25 1.2.4. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Nam Định .............27 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................. 30 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 30 2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ....................30 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ..................30 2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 34 2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................... 35 2.3.1. Phương pháp luận ...................................................................................35 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................36 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 41
- 3.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Trực Ninh ......................................................................................................... 41 3.1.1. Thực trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt huyện Trực Ninh .............41 3.1.2 Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt huyện Trực Ninh............................44 3.1.3 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2020 .....47 3.1.4. Thực trạng thu gom và xử lý CTR sinh hoạt của huyện Trực Ninh ......48 3.1.5. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác quản lý CTR sinh hoạt huyện Trực Ninh ...............................................................................................58 3.2. Đề xuất giải pháp ...................................................................................... 60 3.2.1. Giải pháp về chính sách ..........................................................................60 3.2.2. Giải pháp về quản lý ................................................................................61 3.2.3. Đề xuất mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. ...................................................................67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 79 1. Kết luận ......................................................................................................... 79 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 81 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 84 Phụ lục 1 ............................................................................................................................. 85 Phụ lục 2 ............................................................................................................................. 88 Phụ lục 3 ............................................................................................................................. 91
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT, CHỮ VIẾT TẮT BCL Bãi chôn lấp ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam CCN Cụm công nghiệp CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TB Trung bình TNMT Tài nguyên môi trường TT Thị trấn KV Khu vực UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải sinh hoạt ................................... 7 Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ................................ 9 Bảng 1.3: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước ...................................... 12 Bảng 1.4: Tỷ lệ % CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước .. 13 Bảng 1.5: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 .............................. 15 Bảng 1.6: Lượng chất CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 ... 16 Bảng 1.7: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 . 17 Bảng 2. Số lượng trường học, giáo viên, học sinh của huyện Trực Ninh. .............. 32 Bảng 3.1: Thống kê tình hình thu gom rác thải tại các xã, thị trấn của huyện Trực Ninh ................................................................................................................... 44 Bảng 3.2. Thành phần CTR sinh hoạt huyện Trực Ninh ...................................... 45 Bảng 3.3. Dự báo khối lượng chất thải sinh hoạt của huyện Trực Ninh đến năm 2020 ................................................................................................................... 48 Bảng 3.4: Thống kê tình hình thu gom rác thải tại các xã, thị trấn. ...................... 54 Bảng 3.5: Kết quả phân tích không khí tại xã Hải Xuân ......................................... 73 Bảng 3.6. Dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của mô hình ............................ 78
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải sinh hoạt .......................................... 6 Hình 1.2. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi đến năm 2015 ...................................................................................................................... 16 Hình 2. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu...................................................................33 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về môi trường huyện Trực Ninh ........... 42 Hình 3.2. Tỷ lệ phát thải chất thải rắn sinh hoạt từ các ngành nghề ....................... 47 Hình 3.3. Tỷ lệ phân loại rác thải tại hộ gia đình và bãi chôn lấp ........................... 50 Hình 3.4. Đánh giá tầm quan trọng của người dân trong việc đổ rác đúng nơi quy định ....................................................................................................................... 51 Hình 3.5 : Một số hình ảnh về xe chở rác............................................................... 52 Hình 3.6. Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Trực Ninh....... 53 Hình 3.7. Bãi chôn lấp rác thải Thị trấn Cát Thành ............................................... 57 Hình 3.8. Bãi chôn lấp rác thải xã Trực Mỹ ........................................................... 57 Hình 3.9. Đánh giá thực trạng môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải .................. 58 Hình 3.10. Sơ đồ tổ chức quản lý thu gom rác thải sinh hoạt ................................. 62 Hình 3.11. Sơ đồ Quy trình phân loại rác thải tại nguồn ....................................... 73 Hình 3.12. Sơ đồ Quy trình hoạt động của lò đốt LOSIHO .................................... 76 Hình 3.13. Sơ đồ Quy trình hoạt động của máy nghiền rác .................................... 77
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội,các khu đô thị và khu công nghiệp cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này một mặt góp phần làm tăng thu nhập cho đất nước, nhưng mặt khác lại tạo ra một lượng lớn chất thải rắn và nhiều loại chất thải nguy hại khác. Thực tế hiện nay hầu hết các đô thị nước ta đều chưa có khu xử lý tổng hợp chất thải rắn bao gồm tái chế chất thải, lò đốt rác, bãi chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải nguy hại, chất thải xây dựng, chế biến phân vi sinh, biến chất thải thành năng lượng… Và cũng chưa có khu xử lý chất thải theo vùng, cụm đô thị hoặc cho từng khu đô thị. Để đảm bảo phát triển các đô thị bền vững và ổn định, vấn đề quản lý chất thải rắn phải được nhìn nhận một cách tổng hợp, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một khu đô thị như phần lớn các dự án hiện nay đang được thực hiện. Vấn đề quản lý chât thải rắn cũng phải được xem xét toàn diện không chỉ riêng rẽ trong một cá thể đô thị mà phải ở trên diện rộng như vùng, liên đô thị …. Mặt khác việc quản lý chất thải rắn muốn đạt hiệu quả tốt cũng phải đón đầu được sự phát triển chứ không chạy theo sự phát triển của các đô thị hiện nay. Nói một cách khác cần phải có sự những quy hoạch quản lý chất thải rắn tổng hợp cho các đô thị phù hợp quy hoạch phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng đã phát sinh khối lượng lớn rác thải sinh hoạt làm tăng áp lực lên môi trường. Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương còn nhiều hạn chế dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Hơn nữa, cơ chế quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ cho nên công tác vệ sinh môi trường chưa đi vào nề nếp. Do đó, rác thải sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc không chỉ ở riêng thành phố, nơi tập trung đông dân cư mà còn ở cả khu vực nông thôn 1
- Tỉnh Nam Định là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, có diện tích 1.634,4 km2, dân số khoảng 1,89 triệu người. Tỉnh Nam Định gồm 1 thành phố và 9 huyện đến năm 2020 hệ thống đô thị của tỉnh bao gồm: 1 đô thị trung tâm, 3 đô thị nâng cấp từ thị trấn lên xã và 20 thị trấn. Bên cạnh đó, Nam Định còn là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế công nghiệp – dịch vụ, du lịch. Huyện Trực Ninh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng mang đậm nét đặc trưng vùng nông thôn Việt Nam; là một trong những huyện có tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định. Tuy nhiên vấn đề môi trường mà đặc biệt là rác thải sinh hoạt đang là vấn đề mà toàn huyện quan tâm để xử lý. Rác thải sinh hoạt của huyện được xử lý bằng phương pháp chôn lấp là chủ yếu tuy nhiên việc xử lý chưa đảm bảo gây ảnh hưởng tới môi trường: rác thải chưa được phân loại triệt để trước khi đi vào chôn lấp, chi phí cho cán bộ công nhân viên chưa đảm bảo vì nguồn thu từ địa phương chưa đủ để trang trải, nước thải từ hố chôn lấp không được xử lý triệt để…dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường nảy sinh. Vì vậy cần có giải pháp phù hợp, mang tính bền vững lâu dài và đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng Xuất phát từ yêu cầu trên và với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt có tính phù hợp cao đối với địa phương nên tôi lựa chon đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định” để góp phần vào công tác quản lý chất thải nói chung của tỉnh Nam Định và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng của huyện Trực Ninh. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt của huyện Trực Ninh. - Nghiên cứu thành phần và khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh. - Nghiên cứu phương thức phân loại, mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địạ bàn huyện Trực Ninh. - Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Trực Ninh nhằm góp một phần vào công tác quản lý môi trường của huyện. 2
- 3. Nội dung nghiên cứu: - Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam. - Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Nam Định. - Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định: + Hiện trạng về cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt. + Hiện trạng về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH: Nguồn phát sinh CTRSH, Thành phần và khối lượng CTRSH, phương tiện thu gom và biện pháp xử lý CTRSH, dự báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2020 - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định: + Giải pháp chung: về cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức quản lý. + Đề xuất mô hình thí điểm về thu gom và xử lý CTRSH tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Chất thải rắn sinh hoạt của huyện Trực Ninh là đối tượng nghiên cứu của luận văn. - Phạm vi nghiên cứu là hiện trạng và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh của tỉnh Nam Định với 21 xã, thị trấn(100 hộ dân trên địa bàn huyện Trực Ninh). 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 5.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp phương pháp luận trong nghiên cứu quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời có thể mở rộng để nghiên cứu quản lý cho các thành phần chất thải khác như chất thải y tế, nguy hại… - Góp phần cung cấp tư liệu tham khảo trong đào tạo, tập huấn cũng như cho các nghiên cứu khác liên quan đến chất thải rắn. 3
- 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp thông tin cần thiết và những số liệu cơ bản về thành phần, tính chất của chất thải sinh hoạt. - Cung cấp cho huyện biện phápquản lý chất thải rắn sinh hoạt khả thi để có thể áp dụng vào thực tiễn trong việc quản lý chất thải sinh hoạt 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày trong 80 trang với 14 bảng và 16 hình. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: 1) Chương 1: Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 2) Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 3) Chương 3: Kết quả nghiên cứu 4
- CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1.Khái niệm cơ bản về chất thải rắn sinh hoạt Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ loại vật chất do con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Theo quan niệm mới: Chất thải sinh hoạt bao gồm tất cả các nguồn không phải là nguồn từ công nghiệp, bệnh viện, công trình xử lý chất thải rắn hay nói cách khác là những chất thải liên quan đến hoạt động của con người. Nguồn hoạt động tạo thành chủ yếu là các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre gỗ, giấy, rơm rạ, xác động vật. Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đưa ra định nghĩa về chất thải, chất thải sinh hoạt và các hoạt động liên quan đến việc xử lý chất thải cụ thể như sau: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. 5
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. 1.1.2.Nguồn gốc hình thành chất thải sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong các hoạt động xã hội từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, văn phòng và từ các nhà máy sản xuất chủ yếu từ các hoạt động của cơ quan, trường học, nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải, nơi vui chơi, giải trí, bệnh viện,cơ sở y tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nhà dân, khu dân cư, dịch vụ, thương mại, xe, nhà ga, giao thông, xây dựng (hình 1.1). Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải sinh hoạt Các nguồn phát sinh chất thải Sản Các Các Các hoạt Các hoạt Các hoạt xuất hoạt hoạt động động động đối của động động trong lĩnh quản lý ngoại cải giao sống vực phi vật tiếp của con sản xuất chất người Chất thải rắn sinh hoạt (thể rắn, lỏng, khí) [Lê Thị Tâm, 2014] 6
- - Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: + Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình. + Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại là những chất thải phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. - Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. - Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa… - Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt được thống kê cụ thể tại bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải sinh hoạt Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải Khu dân cư Nhà dân, khu chung Thức ăn thừa; rau quả hỏng; giấy cư, khu đô thị vụn, bìa carton... Cơ quan Trường học, bệnh Thực phẩm thừa, giấy vụn, nhựa viện, cơ sở y tế, nhà phế; chất thải nguy hại (gồm cả máy, xí nghiệp chất thải y tế nguy hại). Dịch vụ công cộng Khu vui chơi giải Thức ăn thừa; rau quả hỏng; giấy trí, bãi tắm, hoạt vụn, bìa carton... động thu gom rác thải, nhà ga,bến xe bus.. 7
- Công nghiệp Dệt may, cơ Rác thải sinh hoạt và rác thải công khí…công nghiệp nghiệp từ quá trình sản xuất; chất nhẹ và công nghiệp thải nguy hại. năng Nông nghiệp Khu trang trại chăn Vỏ thuốc trừ sâu; chất thải nguy hại nuôi, đồng ruộng, vườn cây ăn quả Xử lý chất thải Khu xử lý rác thải; bùn thải, tro thải bãi rác thải tập trung; khu xử lý nước thải Xây dựng Xây dựng mới nhà Gạch vỡ, vỏ bao xi măng….. ở, khu chung cư; cải tạo và nâng cấp đường giao thông Khu công nghiệp, Các cơ sở sản xuất cụm công nghiệp kinh doanh trong KCN, CCN [ Lê Thị Tâm, 2014] Khu dân cư: chất thải từ khu dân cư phần lớn là các thực phẩm dư thừa hay hư hỏng rau quả,..., bao bì hàng hóa (giấy vụn, gỗ, vải, da, cao su, tro...) một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng(đồ gia dụng hỏng, đồ nhựa, thủy tinh,...) thuốc diệt côn trùng,... Khu thương mại: chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trạm dịch vụ..., khu văn phòng (trường hoc, viện nghiên cứu, khu văn hóa...)Khu công cộng (công viên, khu nghỉ mát...) thải ra các loại thực phẩm (hàng 8
- hóa hư hỏng, thức ăn dư thừa từ nhà hàng, khách sạn), bao bì (những bao bì đã qua sử dụng và bị hư hỏng) và các chất thải độc hại. Khu xây dựng: như công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp...thải ra các loại sắt, thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ...các dịch vụ đô thị (gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống rãnh...) bao gồm các loại rác đường, bùn cống rãnh, xác động vật... 1.1.3.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng..., chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp (xem Bảng 1.2)... Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1.Các chất cháy được a.Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh b.Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon... c.Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô... d.Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu được chế Đồ dùng bằng gỗ như bàn, tạo từ tre, gỗ, rơm... ghế, đồ chơi, vỏ dừa... e.Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được chế Phim cuộn, túi chất dẻo, tạo từ chất dẻo chai, lọ. Chất dẻo, đầu vòi, 9
- dây điện... f.Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được chế Bóng, giày, ví, băng cao tạo từ da và cao su su... 2.Các chất không cháy a.Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được chế Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút dao, nắp lọ... b.Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng... c.Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tạo từ thủy tinh tinh, bóng đèn... d.Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy ngoài Vỏ chai, ốc, xương, gạch, kim loại và thủy tinh đá, gốm... 3.Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không phân Đá cuội, cát, đất, tóc loại trong bảng này. Loại này có thể chưa thành hai phần: kích thước lớn hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm [Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, 2010] 1.1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn Việc tính toán tốc độ phát sinh chất thải rắn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác phát sinh trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý từ khâu thu gom, vận chuyển tới quản lý. Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần giống phương pháp xác định tổng lượng rác. Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để xác định lượng rác ở một khu vực: - Đo khối lượng. - Phân tích thống kê. - Phương pháp xác định tỷ lệ rác thải. - Tính cân bằng vật chất 10
- Tuy nhiên để dự báo lượng phát sinh chất thải rắn hiện nay hầu hết dự báo sự gia tăng dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên để dự báo tuy nhiên còn có các yếu tố khác ảnh đến tốc độ phát sinh chất thải rắn như sự thay đổi theo mùa, nhà ở, tần số và phương thức thu gom, sự phát triển kinh tế và nếp sống, mật độ dân số: + Sự thay đổi theo mùa: Trong những dịp lễ tết; ngày nghỉ thì lượng rác thải phát sinh có sự biến động hơn những ngày bình thường. + Tần số và phương thức thu gom: Tần suất thu gom sẽ giảm đi nêu sử dụng thùng đựng rác lớn (khoảng 240 lít), lượng rác thải sẽ tăng lên bên cạnh đó còn có rác thải vườn – đối với loại rác này thì thường các hộ gia đình sẽ tự xử lý. + Sự phát triển kinh tế và nếp sống: Nhiều nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với phát triển kinh tế của một cộng đồng; Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là có giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế; việc sử dụng túi nilon làm vật liệu đóng gói cũng giảm đi. + Mật độ dân số: Các nghiên cứu cũng đã xác định khi mật độ dân số tăng lên thì lượng rác thải sẽ phát sinh nhiều hơn tuy nhiên không phải dân số ở cộng đồng có mật độ cao hơn sẽ sản sinh ra nhiều rác thải hơn dân số cộng đồng có mật độ thấp vì còn phụ thuộc vào phương pháp xử lý chẳng hạn như chế biến làm phân compost hoặc chôn lấp trong khuôn viên của gia đình. + Nhà ở: Cũng tương đương như mật độ dân số; cũng không khó giải thích vì sao hộ gia đình ở nông thôn phát sinh ít chất thải hơn các hộ gia đình ở thành phố. Ngoài ra còn các yếu tố khác như dư luận, ý thức của cộng động dân cư…cũng ảnh hưởng tới việc dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt. 1.2. Tổng quan về quản lý chất thải sinh hoạt 1.2.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới *Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Lượng rác thải sinh hoạt phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, dân số và thói quen tiêu dùng của con người. Ở mỗi quốc gia có tỷ lệ phát sinh rác thải khác nhau, cụ thể như sau: Băng Cốc là 1,6 kg/người/ngày; Singapo là 2 kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày; NewYork là 2,65 kg/người/ngày. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn