intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

48
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB của Dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2 trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB của dự án, trong đó làm rõ những khó khăn vướng mắc của dự án, nhất là vấn đề quỹ đất, nhà tái định cư. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ***************** Trần Thị Thanh Phương NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG ĐÔNG KHÊ 2, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ***************** Trần Thị Thanh Phương NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG ĐÔNG KHÊ 2, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số: 8850103.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.Chu Thị Quỳnh Diệp Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng, biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính bản thân tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bấ t kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Phương
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Chu Thị Quỳnh Diệp, người hướng dẫn khoa học và PGS.TS.Trần Văn Tuấn đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Đại học Khoa học Tự nhiên đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình thực hiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công nhân viên đang thi công và công tác tại dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông khê 2, thành phố Hải Phòng đã cung cấp thông tin tư liệu và đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên, khích lệ và tạo điều kiện trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn. Vì hạn chế về nguồn lực và thời gian, đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin trân trọng tiếp thu ý kiến phê bình, đóng góp của các nhà khoa học và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày ..... tháng 11 năm 2019 Tác giả Trần Thị Thanh Phương
  5. MỤC L ỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1 CHƯƠNG 1............................................................................................................6 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................6 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...........................6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .....................................6 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước……………………….6 1.2. Cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ....8 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ..............................................................8 1.2.2.Đặc điểm và ý nghĩa của công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng………………………………………………… 10 1.2.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng.......................................................................................................12 1.3. Tổng quan chính sách của nhà nước ta về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng giai đoạn Luật đất đai 2003 và 2013. .................16 1.3.1. Từ khi có luật Đất đai 2003 đến trước Luật đất đai 2013....................16 1.3.2. Từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay .......................................17 1 .4. Những nội dung cơ bản của chính sách thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Luật đất đai 2013.........................................................................17 1.4.1 Thu hồi đất...........................................................................................17 1.4.2 Các điều kiện để được bồi thường đất.................................................19 1.4.3. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ...20 1.4.4. Những quy định chủ yếu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 21 1.5. Các văn bản pháp lý của thành phố Hải Phòng về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tình hình thực hiện công tác này trong những năm gần đây.............................................................................25
  6. 1.5.1 Các văn bản pháp lý của thành phố thực hiện Luật đất đai 2013 đến nay.............................................................................................25 1.5.2.Khái quát tình hình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng của thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây ..................................................................................26 CHƯƠNG 2..........................................................................................................29 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG ĐÔNG KHÊ 2, QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG........................................................................................................29 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu..................................................................................................................... 29 2.1.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................29 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................30 2.2. Khái quát tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quận Ngô Quyền ..32 2.3. Khái quát về Dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, Quận Ngô quyền, thành phố Hải Phòng...............................................................35 2.3.1 Khái quát chung về dự án....................................................................35 2.3.2 Cơ sở pháp lý thực hiện (thu hồi đất) của dự án..................................41 2.4. Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.....................................................................................42 2.4.1 Đánh giá về tình hình thực hiện tiến độ thu hồi đất giai đoạn 2013 -2019.................................................................................................42 2.4.2.Thực trạng bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất..........45 2.4.3. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ tại dự án................................50 2.4.4.Thực trạng chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà, giao nhà tái định cư và những vấn đề khó khăn, hạn chế..............................................................................53 2.4.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án thông qua các phiếu điều tra.................................56
  7. 2.4.6 Đánh giá chung về thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB của dự án......................................................................................................61 CHƯƠNG 3..........................................................................................................67 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG ĐÔNG KHÊ 2, QUẬN NGÔ QUYỀN,................................................................................................................ 67 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG..............................................................................67 3.1.Định hướng thực hiện tiếp theo của công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng........................................................................67 3.1.1. Định hướng chung..............................................................................67 3.1.2. Định hướng cụ thể..............................................................................68 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ...........................69 3.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.................................................69 3.2.2. Nhóm giải pháp về giá đất bồi thường, hỗ trợ tái định cư...................70 3.2.3.Nhóm giải pháp về công tác chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà tái định cư.....73 3.2.4. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng. .75 3.2.5 Một số giải pháp khác..........................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................82 PHỤ LỤC.........................................................................................................86
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ vị trí quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng............................... 30 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông Khê 2.........................36 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng diện tích đất đai nằm trong dự án.......................................... 37 Bảng 2.2: Kế hoạch thực hiện giai đoạn 1............................................................... 39 Bảng 2.3: Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2............................................................... 40 Bảng 2.4: Tiêu chí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.................................. 40 Bảng 2.5: Kế hoạch và kết quả thực hiện công tác thu hồi đất................................43 đến hết tháng 6 năm 2019........................................................................................ 43 Bảng 2.6: Các đơn vị tham gia thu hồi đất............................................................... 45 Bảng 2.7: Giá đất bồi thường và chênh lệch so với giá thị trường........................... 46 Bảng 2.8: Quy định bộ đơn giá đền bù nhà cửa....................................................... 47 Bảng 2.9: Bộ đơn giá đền bù việc san lấp mặt bằng và trang thiết bị khác..............48 Bảng 2.10: Bộ đơn giá đền bù hoa màu................................................................... 49 Bảng 2.11: Kết quả bồi thường về đất và hỗ trợ tài sản gắn với đất........................50 Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ tại dự án..................52 Bảng 2.13: Diện tích quỹ đất, quỹ nhà tái định cư................................................... 54 Bảng 2.14: Tình hình thực hiện giao nhà tái định cư............................................... 55 Bảng 2.15: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về bồi thường đất và tài sản gắn liền với đất........................................................................................................ 56 Bảng 2.16: Khảo sát ý kiến của người dân về chính sách hỗ trợ tại dự án...............57 Bảng 2.17: Khảo sát ý kiến của người dân về chính sách hỗ trợ tái định cư............58 Bảng 2.18: Khảo sát mức độ hiệu quả sau THĐ, hỗ trợ tái định cư......................... 59 Bảng 2.19: Khảo sát nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực tới....................................... 61 quá trình thực hiện GPMB tại dự án........................................................................ 61
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TĐC Tái định cư GPMB Giải phóng mặt bằng LĐĐ Luật đất đai HTKT Hạ tầng kỹ thuật QLDA Quản lý dự án XD Xây dựng BTHT&TĐC Bồi thường hỗ trợ và tái định cư SL Số lượng TL Tỉ lệ UBND Ủy ban nhân dân DA dự án GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta những năm gần đây diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển với sự hội nhập kinh tế sâu rộng, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất để xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp, dịch vụ phát triển đô thị và dân cư ngày càng tăng. Hiện nay ở những thành phố đều có những dự án lớn với diện tích thu hồi cao, ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân mất đất nông nghiệp và phải di chuyển chỗ ở. Công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB là yếu tố khách quan tác động sâu rộng đến nhiều mặt đời sống xã hội và cộng đồng dân cư. Ngày nay, công tác thu hồi, bồi thường GPMB khó khăn, phức tạp hơn do quỹ đất hạn hẹp. Có những dự án kéo dài hàng chục năm không thể thu hồi giải phóng được; số tiền chi cho công tác này quá lớn. Công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB là một vấn đề hết sức nhạy cảm, giải quyết không tốt sẽ cản trở tiến độ dự án, dẫn đến có nhiều đơn khiếu kiện, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp gây anh hưởng đến tình hình an ninh trận tự, mất ổn định xã hội. Dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng là tuyến đường trục chính kết nối các khu vực khác trên địa bàn thành phố. Đây là tuyến đường trung tâm được thiết kế đồng bộ về cơ sở HTKT, hạ tầng xã hội, các Trung tâm Thương mại, khách sạn, Văn phòng giao dịch, trụ sở cơ quan, các công trình văn hóa giáo dục, các khu nhà phố liền kề cùng các khu biệt thự có kiến trúc hiện đại được bố trí trên trục đường ở phía khu vực hồ An Biên, tạo cho nơi đây một cuộc sống chất lượng. Qua gần 10 năm thực hiện dự án, đến nay dự án cơ bản hoàn thành các hạng mục chính như đường giao thông dài, một số khu nhà ở, dịch vụ đã được đưa vào khai thác sử dụng. Diện tích đất thu hồi của dự án 21,66.ha gồm nhiều loại đất nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp, đất hồ, đất ở, đất giao thông và một diện tích nhỏ đất dành cho giáo dục, đất nghĩa trang và đất tôn giáo. Trong khi đó, chính sách đất đai nhiều lần thay đổi, sự bất cập trong chính sách không theo kịp nhu cầu thực tế của địa phương, sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền các cấp nên việc GPMB bằng chưa xong, tiến độ hoàn thành dự án theo dự kiến gặp rất nhiều khó khăn; phát sinh nhiều 1
  11. vấn đề tiêu cực bởi nó ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội; nó liên quan đến lợi ích của người dân, Nhà nước và chủ đầu tư. Những khó khăn này chưa thể tháo gỡ trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã kéo dài nhiều năm nay. Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cần phải có giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vướng mắc, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện dự án kịp tiến độ. Là một cán bộ đang công tác và làm việc phụ trách trực tiếp công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB, nhận thức rõ những khó khăn hạn chế trên. Vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB của Dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2 trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB của dự án, trong đó làm rõ những khó khăn vướng mắc của dự án, nhất là vấn đề quỹ đất, nhà tái định cư. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận, các chính sách, quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường GPMB từ khi thực hiện Luật đất đai 2013; Thu thập tài liệu, số liệu về công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB của dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng. - Điều tra, khảo sát về giá đất bồi thường của dự án, phỏng vấn các hộ thuộc diện bị thu hồi đất và nhận hỗ trợ, tái định cư; Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB qua quá trình thực hiện giai đoạn 1 của dự án, làm rõ những nguyên nhân, những khó khăn vướng mắc trong GPMB của dự án, nhất là vấn đề chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà tái định cư để phục vụ dự án này. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB của Dự án nghiên cứu nói riêng và cho công tác thu hồi đất, GPMB để xây dựng các tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 2
  12. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1.Phạm vi không gian: Dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng (điều tra khảo sát thực tế chủ yếu tại phường Đằng Giang và phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng). 4.2. Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2013 -2018. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp + Sở Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về các văn bản pháp lý, quy định của UBND thành phố Hải Phòng về thu hồi đất, bồi thường GPMB, các báo cáo, tài liệu liên quan đến dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. + Phòng Tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai: Thu thập các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng đất sau thu hồi đất, bồi thường GPMB tại dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2013 -2018. + Các phòng ban khác: Trung tâm phát tiển quỹ đất của quận, Ban QLDA đường Đông Khê 2: thu thập các báo cáo, số liệu về tiến độ, thực trạng thu hồi đất, GPMB qua các năm. 5.2 Phương pháp điều tra giá đất thị trường: điều tra giá đất ở thị trường tại địa bàn nghiên cứu thông qua thông tin của cơ quan quản lý đất đai (Tại Chứng thư định giá đất của Công ty Cổ phần tư vấn thẩm định giá VCHP, đơn vị tư vấn thu thập được một số thông tin thị trường tại khu vực cần định giá), trên mạng Internet và trực tiếp phỏng vấn người dân để có số liệu so sánh với giá đất cụ thể áp dụng để lập phương án bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại Dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng do UBND Thành phố Hải Phòng quy định. 5.3 Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành điều tra các hộ gia đình có đất bị thu hồi bằng phiếu điều tra khảo sát theo phương pháp bảng hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp, sau đó tổng hợp ý kiến của người dân đánh giá về chính sách giá bồi thường, mức hỗ trợ, chính sách tái định cư tại dự án. Đề tài đã phỏng vấn 100 hộ gia đình bị thu hồi đất trên địa bàn 2 phường Đằng Giang và Gia Viên. 3
  13. 5.4 Phương pháp thống kê: Thống kê giá đất bồi thường được thực hiện qua các năm. Đồng thời, tác giả tiến hành tập hợp số liệu về số lượng nhà, tài sản gắn liền với đất; các chính sách hỗ trợ quỹ đất phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 5.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích Để tổng hợp và phân tích đánh giá làm rõ thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách BTHT&TĐC trong xây dựng cơ sở HTKT trên địa bàn nghiên cứu. 6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn a) Tài liệu khoa học tham khảo: bao gồm các sách, giáo trình, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ; các công trình nghiên cứu liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài như cơ sở địa chính; hệ thống chính sách pháp luật đất đai; BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. b) Các văn bản pháp lý liên quan đến giá đất - Luật đất đai năm 2003. - Luật Đất đai năm 2013. - Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành về hướng dẫn thực hiện LĐĐ và liên quan đến BTHT&TĐC khi nhà nước thu hồi đất. - Các văn bản quy định, hướng dẫn của UBND thành phố Hải Phòng về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương - Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất khu vực DA xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, TP. Hải Phòng. - Các báo cáo của Hội đồng bồi thường, Ban QLDA xây dựng đường Đông Khê 2, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất và UBND các phường, các đơn vị có liên quan về công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB của dự án. - Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế và phỏng vấn các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu. 4
  14. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn có kết cấu cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng. 5
  15. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Martin Ravallion và Dominique van de Walle (2010) “Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi - Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam”, Ngân hàng thế giới, NXB Văn hóa thông tin [11]. Cuốn sách nghiên cứu những thay đổi về thể chế đất đai và công tác giao đất, thu hồi đất trong quá trình chuyển đổi ruộng đất ở Việt Nam đã tác động đến mức sống của người nghèo như thế nào, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn. Các nhà nghiên cứu cũng đặt ra câu hỏi: Tình trạng không có đất gia tăng - dấu hiệu của thành công hay thất bại? Từ đó đưa ra những dẫn chứng để phân tích, đánh giá nhằm đi tìm câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này. Hee Nam Jung (2014),“Mối liên hệ tam giác trong hệ thống đất đai ở Hàn Quốc: Quy hoạch, phát triển và đền bù sử dụng đất”, Hội nghị Khoa học chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, ngày 10/09/2010 [8] . Tác giả đã nêu mối quan hệ giữa quy hoạch và nhu cầu thu hồi đất, quy trình và thực tiễn công tác đền bù khi thu hồi đất tại Hàn Quốc. Soo Choi (2015) “Quá trình đổi mới chính sách đất đai Hàn Quốc”, Hội nghị Khoa học [32]; Ủy ban Định giá Hàn Quốc (2010) “Hệ thống định giá và hệ thống bồi thường Hàn Quốc [33]; Park Hyun Young (2013)“Mô hình phát triển đất đai của Hàn Quốc và một số nước trong khu vực”[19]; Đây là những bài viết cung cấp các thông tin về thu hồi đất, bồi thường và tái định cư ở Hàn Quốc và một số nước trong khu vực như Singapore, Trung quốc, Thái Lan. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, cụ thể như sau: Nguyễn Quốc Hùng (2011), “Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [12]. Cuốn sách đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam; trong đó, làm nổi bật sự cần thiết 6
  16. khách quan của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam đang tiến hành CNH - HĐH. Lê Trang (2017), “Hạn chế trong công tác giải phóng mặt bằng”, bài viết đăng trên báo điện tử Bắc Kạn ngày 23/8/2017 [9]. Trong bài viết của mình tác giả đã chỉ ra hàng loạt những hạn chế trong công tác giải phóng mặt bằng, trong đó có hạn chế mặt cơ bản nhất là đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm trễ, vướng mắc. Đồng thời, chỉ ra những tồn đọng trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án đó là người dân chưa bằng lòng với chính sách hỗ trợ, đơn giá bồi thường về đất, tài sản, cây cối hoa màu. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác như: Phạm Bình An (2003), “Một số kinh nghiệm của Singapore trong thu hồi, đền bù về đất đai”, Nội san Kinh tế tháng 12/2003 [20]; Nguyễn Thị Dung (2010), “Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam” , Tạp chí Cộng sản, số 05. [17]; Nguyễn Quang Tuyến (2010), “Pháp luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Singapore và Trung Quốc- Những gợi mở cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, số 10 [18]. Đào Trung Chính (2014), “Nghiên cứu đề xuất đổi mới chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông nghiệp [6]. Tác giả đã hệ thống hóa chính sách pháp luật về thu hồi đất, BT,HT&TĐC ở nước ta qua các thời kỳ, phân tích thực trạng thực hiện công tác BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo luật đất đai 2003 và đề xuất một số đổi mới. Trần Đức Phương (2015) ,“Tái định cư ở thành phố Hà Nội: Nghiên cứu sự tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân”, Luận án tiến sỹ, trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội [24]. Luận án đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về tái định cư và tác động của tái định cư đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng vai trò quản lý của Nhà nước đối với vấn đề tái định cư và đảm bảo đời sống của người dân thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống các văn bản pháp lý về đất đai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển. Luận án 7
  17. đã chỉ ra định hướng phát triển đô thị của thành phố Hà Nội trong tương lai, xác định mục tiêu phát triển, nhu cầu về tái định cư và đề xuất các quan điểm giải quyết vấn đề tái định cư và đảm bảo ổn định bền vững đời sống kinh tế, xã hội của người dân tái định cư. Luận án cũng đề xuất 7 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm ổn định bền vững đời sống kinh tế, xã hội của người dân trong quá trình tái định cư Qua tổng quan các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng tuyến đường Đông Khê 2, thành phố Hải Phòng” có tính thực tiễn cao. 1.2. Cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1.Thu hồi đất Theo LĐĐ 2003,“Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”. [30] Theo Khoản 11 Điều 3 LĐĐ 2013: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. [31] Tóm lại: Thu hồi đất là việc đưa ra văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đối với đất đai của người dân, tổ chức để phục vụ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi phạm pháp luật đất đai. 1.2.1.2.Bồi thường, Theo Từ điển Tiếng Việt, năm 2012: Bồi thường là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. [25] Theo khoản 6 Điều 4 LĐĐ năm 2003 quy định: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. [30] 8
  18. Theo Điều 3 LĐĐ 2013: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất”. [31] Tóm lại: Bồi thường là việc thanh toán đầy đủ cho giá trị đất bị thu hồi và tài sản bị tổn thất của người bị ảnh hưởng bao gồm cả việc giao đất và nhà có giá trị tương đương cùng với khoản thanh toán bằng tiền mặt cho bất kỳ phần chênh lệch nào thuộc về người bị ảnh hưởng. 1.2.1.3.Giải phóng mặt bằng Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, các công trình xây dựng khác và dân cư trên phần đất được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới các công trình. [27] Giải phóng mặt bằng là công tác tổ chức thu hồi đất (gồm đất ở, đất nông nghiệp và các loại đất khác) trong vùng quy hoạch, nhằm tạo ra mặt bằng hay “quỹ đất sạch” cho các dự án phát triển hạ tầng, đô thị và công nghiệp – thương mại – dịch vụ. Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện thu hồi đất (gồm có đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng); bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi trong vùng quy hoạch; giải tỏa tài sản, công trình trên đất nhằm tạo ra mặt bằng hay “quỹ đất sạch” để triển khai các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế. Tóm lại: Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. 1.2.1.4.Hỗ trợ khi thu hồi đất Theo khoản 7 Điều 4 LĐĐ năm 2003 quy định "Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí di dời đến địa điểm mới", [30]. Theo khoản 12 Điều 3 LĐĐ năm 2013 quy định: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển". Đồng thời, theo khoản 1, Điều 83, LĐĐ 2013: “Người sử dụng 9
  19. đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ”. Việc hỗ trợ phải đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. [31] Tóm lại: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống và phát triển. 1.2.1.5.Tái định cư Theo điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất có quy định:"Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định....thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư", [3]. Tái định cư là những chính sách, biện pháp của Nhà nước nhằm thông qua các hoạt động hỗ trợ để giúp đỡ những người bị thu hồi đất nằm trong diện phải di dời khi có dự án đầu tư, đến nơi ở mới được ổn định đời sống, ổn định sản xuất để phát triển kinh tế xã hội [6]. Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển [18]. Tóm lại: Tái định cư là hình thức thay đổi về chỗ ở, tổ chức lại cuộc sống và kinh tế của cá nhân, hộ gia đình hay nhóm cộng đồng tại chỗ ở mới 1.2.2.Đặc điểm và ý nghĩa của công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.2.2.1.Đặc điểm của công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại. Khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường, GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể. 10
  20. Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Tính nhạy cảm: Tính nhạy cảm thể hiện ở mức độ liên quan mật thiết đến đất đai – nguồn sinh lợi quan trọng của con người, nếu không thực hiện cho khéo thì sẽ phá vỡ mối quan hệ lợi ích giữa người dân, chủ đầu tư và nhà nước. 1.2.2.2.Ý nghĩa của công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. GPMB và quy hoạch sử dụng đất đều là công cụ quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, đều nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển theo từng thời kỳ cụ thể. Công tác BTHT & TĐC khi Nhà nước thu hồi đất diễn ra nhanh chóng, chính xác và hợp lý thì sẽ đảm bảo được tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất, tránh tình trạng trì trệ các dự án, xét trên quy mô quốc gia thì điều này giúp cho đất nước bắt nhịp kịp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Ngược lại, công tác này không đúng tiến độ sẽ ảnh hưởng tới việc bàn giao đất cho các dự án, kéo theo chậm tiến độ của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác BTHT & TĐC khi Nhà nước thu hồi đất gián tiếp giúp cải tạo, phát triển xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Thu hồi đất để xây dựng các công trình xã hội như chung cư, bệnh viện, trường học, các khu vui chơi giải trí. Công tác này đã gián tiếp tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống người dân khi di dời đến chỗ ở mới. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1