intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: “Chuyện cũ Hà Nội” trong văn Tô Hoài

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn chỉ ra, làm rõ những giá trị và đặc trưng trong nội dung hai tập truyện Chuyện cũ Hà Nội cùng với những đặc điểm về nghệ thuật, phong cách của Tô Hoài. Từ đó khẳng định vị trí và những đóng góp của nhà văn Tô Hoài đối với nền văn học dân tộc nói chung, với đề tài Hà Nội nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: “Chuyện cũ Hà Nội” trong văn Tô Hoài

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ ÚT HÀ “CHUYỆN CŨ HÀ NỘI” TRONG VĂN TÔ HOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ ÚT HÀ “CHUYỆN CŨ HÀ NỘI” TRONG VĂN TÔ HOÀI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Phong Lê Thái Nguyên, năm 2013
  4. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn GS. Phong Lê, người thầy đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn. Các thầy cô giáo cộng tác, các cấp quản lí, lãnh đạo của Trường Trung học phổ thông Vị Xuyên - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang Khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, các quý thầy cô giảng dạy lớp cao học Văn K19 - trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tác giả học tập và nghiên cứu. Toàn thể các anh chị em, bạn bè và gia đình đã quan tâm giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Út Hà i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Ngƣời viết cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Út Hà ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Lời cam đoan ..................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 6 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 12 Chƣơng 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI - ĐỜI SỐNG VĂN HỌC NHỮNG NĂM 1941 -1945 VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI .... 12 1.1. Bối cảnh xã hội những năm 1941 – 1945 ............................................. 12 1.2. Đời sống văn học trong những năm 1941 - 1945 ................................. 15 1.3. Sự nghiệp sáng tác và vị trí đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài .............................................................................................................. 16 1.3.1. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài........................................... 16 1.3.2. Vị trí đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài................... 18 Chƣơng 2: GIÁ TRỊ VÀ ĐẶC TRƢNG CỦA “CHUYỆN CŨ HÀ NỘI” 23 2.1. Bức tranh đô thị hóa trong Chuyện cũ Hà Nội ..................................... 23 2.2. Người và cảnh trong Chuyện cũ Hà Nội. ............................................. 33 2.2.1. Con người trong Chuyện cũ Hà Nội .................................................. 33 2.2.2. Cảnh trong Chuyện cũ Hà Nội ........................................................... 44 2.3. Nếp sống và phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội ................................. 54 2.3.1. Nếp sống trong Chuyện cũ Hà Nội .................................................... 54 2.3.2. Phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội ................................................... 58 2.4. Ẩm thực và thú chơi trong Chuyện cũ Hà Nội ..................................... 67 2.4.1. Ẩm thực trong Chuyện cũ Hà Nội ..................................................... 67 2.4.2. Thú chơi trong Chuyện cũ Hà Nội ..................................................... 74 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 2.5. Nội thị và ven đô trong Chuyện cũ Hà Nội .......................................... 77 2.5.1. Nội thị trong Chuyện cũ Hà Nội ........................................................ 77 2.5.2. Ven đô trong Chuyện cũ Hà Nội ........................................................ 82 Chương 3 ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT VÀ PHONG CÁCH CỦA TÔ HOÀI .... 86 3.1. Sức nhớ và sức nghĩ của Tô Hoài ......................................................... 86 3.2. Cái hóm hỉnh và tiếng cười tinh nghịch trong văn Tô Hoài ................. 96 3.3. Cách kể chuyện của Tô Hoài .............................................................. 101 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, luôn là một nguồn cảm hứng, là đề tài khiến nhiều nhà văn say mê. Có những nhà văn đã dành tâm huyết cả cuộc đời cho những trang viết về Hà Nội. Trong số những nhà văn ấy, Tô Hoài là một người tiêu biểu. Đề tài Hà Nội có mặt trong nhiều sáng tác của Tô Hoài. Trong bài Tô Hoài sáu mươi năm viết GS Phong Lê đã nhận xét:“Đề tài Hà Nội cũ và mới vốn là mạch sống quen thuộc ở Tô Hoài, vẫn liên tục xuất hiện cho đến nay; mỗi tác phẩm ra đời, từ Người ven thành (1972), qua Quê nhà (1980) đến Kẻ cướp bến bỏi (1996), đều được bạn đọc chú ý, tuy không gây sôi nổi trong dư luận. Có tác phẩm rất quý giá về tư liệu và vui hóm trong cách kể như hai tập Chuyện cũ Hà Nội (1998), nhưng lại có ít bài bàn và bình.” [23, 18] 1.2. Chuyện cũ Hà Nội là một tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài về đề tài Hà Nội. Được viết vào những năm 90 của thế kỉ XX, bao gồm 114 truyện ngắn, mỗi truyện như kể lại, thuật lại những cảnh, những người, những việc hoàn toàn có thật của một Hà Nội vào nửa đầu thế kỉ XX trong thời kì thuộc Pháp. Một Hà Nội xưa cũ với người và cảnh, nếp sống và phong tục ... qua những trang văn Tô Hoài đã đem lại cho người đọc một lượng kiến thức rất phong phú về xã hội học, dân tộc học và phong tục học. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội. Vì vậy, đây là một nội dung còn mới mẻ, rất cần được nghiên cứu. 1.3. Năm 2010 vừa qua, nước ta tổ chức lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Đại lễ thể hiện niềm tự hào của nhân dân cả nước với lịch sử và truyền thống thủ đô ngàn năm tuổi. Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Hà Nội càng nhận được sự quan tâm của nhân 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Hà Nội đã, đang và sẽ mãi là trái tim của đất nước Việt Nam. Với niềm tự hào về thủ đô Hà Nội xưa và nay, với tình yêu mến dành cho nhà văn Tô Hoài, nhằm giúp cho bạn đọc có một cái nhìn cụ thể hơn về Hà Nội trong văn học, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chuyện cũ Hà Nội” trong văn Tô Hoài. 2. Lịch sử vấn đề Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài, nhưng nghiên cứu về hai tập truyện Chuyện cũ Hà Nội của ông lại rất ít, chỉ có một vài ý kiến của các nhà phê bình được nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu, mà chưa thực sự đi vào nghiên cứu chuyên biệt. Trong phạm vi luận văn chúng tôi chỉ điểm duyệt những ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài Hà Nội của nhà văn Tô Hoài. Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan. Ông đã phát hiện ra:“Người “kẻ Bưởi” là những người ở gần Hà Nội, đã nhiễm ít nhiều thói tục của đất kinh kỳ, tuy tính tình họ còn giản dị và chất phác, nhưng cách sống của họ đã bắt đầu phức tạp, không còn như những dân quê các miền xa.” [23, 58] Trong bài Tô Hoài sáu mươi năm viết GS Phong Lê nhận xét:”Ở đề tài Hà Nội - quê ông, tức Hà Nội ven đô, Hà Nội mà ông đã vừa trải rộng vừa đào sâu vào thế giới bên ngoài và bên trong nó, Hà Nội ấy vẫn đi theo ông, dẫu ông đi bất cứ đâu, để thành hành trang của ông, để mỗi lúc soi nhìn nó, ông lại thấy bao điều mới lạ, cả trong ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Một Hà Nội - quê hương trong ba chiều thời gian, quả đã làm nên vóc dáng một Tô Hoài, có giống và có khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. Huy Tưởng - cái “bộ tứ” làm nên khuân hình và chất lượng “người Hà Nội – Văn Hà Nội”[23,37] Cũng nhận xét về đề tài Hà Nội, PGS Trần Hữu Tá viết : “Ông viết về Hà Nội hồi đầu thế kỉ với những công cuộc đấu tranh, quật khởi chống Pháp ngấm ngầm hay công khai ( Quê nhà - tiểu thuyết; Câu chuyện bên bờ đầm sen và cửa miếu Đồng Cổ - truyện ngắn). Một Hà Nội với đủ mọi thứ chuyện của đời thường trong mấy chục năm trước Cách mạng tháng Tám: từ cảnh mua bán người thê thảm ở phố Mới đến chuyện kinh doanh thức ăn thừa rất dơ dáy của lính Tây ở cửa Đông; từ việc Tây đoan khám rượu lậu đến “tiếng rao đêm” bán quà bánh trên các đường phố vv...( Chuyện cũ Hà Nội) ...Cái quý của những tác phẩm này còn ở giá trị tư liệu. Biết bao nhiêu thứ chuyện, bao nhiêu cảnh đời một thời vang bóng đã được tái hiện một cách sống động. Nó giúp ta hiểu quá khứ, từ những chi tiết sinh hoạt nhỏ nhặt. Những tên đất, tên trạm, đặc sản địa phương. Cách chạm cửa miếu và lễ dựng nóc. Cảnh rước kiệu linh đình, kiệu bay, kiệu bò. Cách nói, cách gọi đồ vật, sự vật theo lối xưa vv... Tất cả làm tăng màu sắc cổ kính của tác phẩm và chứng tỏ công phu tìm tòi hết sức say mê, tỉ mỉ của tác giả để có thể gợi lên “hồn núi sông ngàn năm.”” [23, 150 - 151] Nhà văn Băng Sơn là người hàng chục năm nay vẫn được tôn vinh là một trong vài nhà văn viết hay nhất, sâu lắng nhất về Hà Nội, nhưng khi đọc tập Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài ông cũng phải thốt lên rằng: “Thế hệ trẻ trên dưới 40 tuổi sẽ không biết gì về Hà Nội nếu không đọc bộ sách này''. Về đề tài Hà Nội, Tô Hoài viết kĩ, tỉ mỉ. Chính vì thế mà nhà phê bình Hoài Anh đã nhận xét trong Tô Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú: “Đề tài Hà Nội luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của Tô Hoài: Vỡ tỉnh, 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. Người ven thành, Quê nhà, Chuyện cũ Hà Nội...Ông viết kĩ, luôn luôn sửa, tỉa bớt chữ cho cô đọng, đảo cú pháp cho gần với cách nói thông thường, nhiều nhận xét hóm hỉnh, sắc sảo, giàu chất tạo hình và chất thơ” [23, 175] Trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài, GS Hà Minh Đức viết: “Thế giới nhân vật của Tô Hoài vốn là những kiểu người bình dị gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của những vùng quê. Họ quay tơ, dệt cửi, chạy chợ... để kiếm sống. Gặp buổi thuận thời làng quê vang lên đều đặn tiếng thoi dệt cửi đến canh khuya, phiên chợ đông vui kẻ mua người bán, hội làng nhộn nhịp trong những ngày xuân, trai gái hò hẹn lứa đôi...”[23, 113] Những ý kiến của các tác giả trên đây là những đánh giá đúng và sâu về đề tài Hà Nội trong sáng tác của Tô Hoài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào viết riêng về Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài. Do vậy những ý kiến đánh giá này là cơ sở lí luận rất quý báu cho chúng tôi trong việc nghiên cứu tiếp về đề tài Hà Nội của Tô Hoài qua hai tập truyện Chuyện cũ Hà Nội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn không nghiên cứu tất cả những tác phẩm viết về đề tài Hà Nội của Tô Hoài mà chỉ tập trung vào hai tập Chuyện cũ Hà Nội . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn chỉ ra, làm rõ những giá trị và đặc trưng trong nội dung hai tập truyện Chuyện cũ Hà Nội cùng với những đặc điểm về nghệ thuật, phong cách của Tô Hoài. Từ đó khẳng định vị trí và những đóng góp của nhà văn Tô Hoài đối với nền văn học dân tộc nói chung, với đề tài Hà Nội nói riêng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. - Phương pháp lịch sử - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp đối chiếu so sánh 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương: Chương 1: Bối cảnh xã hội - Đời sống văn học những năm 1941 - 1945 và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài Chương 2: Giá trị và đặc trưng của Chuyện cũ Hà Nội Chương 3: Nghệ thuật và phong cách của Tô Hoài 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 BỐI CẢNH XÃ HỘI - ĐỜI SỐNG VĂN HỌC NHỮNG NĂM 1941 -1945 VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI 1.1. Bối cảnh xã hội những năm 1941 – 1945 * Tình hình thế giới. Từ nửa sau những năm ba mươi của thế kỉ XX, các thế lực phát xít tăng cường các hoạt động bành trướng và xâm lược, chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới. Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan mở đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày 3/9/1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Lợi dụng tình thế chiến tranh chính phủ Đalađiê thi hành hàng loạt biện pháp đàn áp các lực lượng dân chủ trong nước và ở các nước thuộc địa, Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ, Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đến tháng 7/1939, được cử làm toàn quyền Đông Dương, Catơru tăng cường chính sách vơ vét thuộc địa, đàn áp phong trào đấu tranh, với tuyên bố “ta đánh toàn diện và mau chóng vào các tổ chức cộng sản; trong cuộc đấu tranh này, phải tiêu diệt Cộng sản thì Đông Dương mới được yên ổn và trung thành với nước Pháp”. Lệnh thiết quân luật được ban bố. Để phục vụ chính quốc, chúng tăng cường vơ vét bóc lột Đông Dương, ra lệnh tổng động viên nhằm “cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân đội, nhân lực, các sản phẩm và nguyên liệu”. Kết quả của chính sách đó là 8 vạn lính Việt Nam bị đưa sang Pháp. Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng Đức. Ở Đông Dương, được cử làm toàn quyền thay Catơru, Đờcu tiến hành cải cách bộ máy cai trị, phát xít hóa bộ máy thống trị đàn áp cách mạng Đông Dương. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. Đến tháng 6/1941, phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên Xô. Cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Tính chất cuộc chiến từ đây thay đổi về căn bản. Trên thế giới đã hình thành hai trận tuyến, một bên là phe Đồng minh và các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít gồm Đức, Italia, Nhật. Bước sang năm 1945, Chiến tranh Thế giới thứ hai chuyển vào giai đoạn kết thúc. Trên chiến trường châu Âu, phát xít Đức đã bị quét sạch khỏi lãnh thổ Liên Xô. Nhiều nước Đông Âu được giải phóng. Thủ đô Béclin sắp thất thủ. Đồng thời quân Anh- Mĩ đổ bộ lên đất Pháp, mở mặt trận mới đánh Đức. Nước Pháp được giải phóng. Còn ở Châu Á- Thái Bình Dương, phát xít Nhật cũng khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh - Mĩ ở trên bộ cũng như trên biển… Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Tình hình ấy đã tạo điều kiện cho nhân dân ta khởi nghĩa giành chính quyền. * Tình hình Việt Nam Sau khi chiến tranh bùng nổ, ngày 29/9/1939, Trung ương Đảng gửi thông cáo cho các cấp bộ Đảng, nêu một số phương hướng và biện pháp cần kíp trước mắt nhằm chuyển hướng các hoạt động của Đảng. Ở Đông Dương, tháng 6/1940 Nhật gửi thư cho toàn quyền Đông Dương yêu cầu đóng cửa biên giới Việt - Trung. Tháng 8/1940, Nhật yêu cầu Pháp cho quân đội Nhật vào Đông Dương và thừa nhận cho Nhật có những đặc quyền ở Đông Dương. Nhật bắt Pháp đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, vừa tìm cách lôi kéo một số phần tử cơ hội trong đám địa chủ và tư sản làm tay sai phục vụ cho mưu đồ xâm lược của chúng. Bọn này núp dưới hình thức đảng phái chính trị ( Đại Việt, Phục Quốc…) hoặc tôn giáo để hoạt động, 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh và sức mạnh của Nhật, về thuyết “Đại Đông Á”, ráo riết dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp. Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9/1940), rồi mở cửa cho chúng vào Đông Dương, thực dân Pháp đã suy yếu rõ rệt, Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Các công ty của Nhật đầu tư vào Đông Dương ngày một nhiều và hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp và thương mại. Cả Nhật và Pháp đều ra sức bóc lột nhân dân, bắt nhân dân ta phải bán thóc theo diện tích cày cấy, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu… Rõ ràng từ khi đặt chân lên Đông Dương dù là trực tiếp hay gián tiếp qua tay Pháp phát xít Nhật đã bòn rút triệt để các nguyên liệu và thực phẩm của đất nước và nhân dân ta nhằm phục vụ cho chiến tranh ... Mặc dù bị Nhật ức hiếp tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn có những thủ đoạn gian xảo để thu được lợi cao nhất như tăng cường đầu cơ tích trữ, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, tăng thuế lên gấp ba lần, thu mua lúa gạo với giá rẻ mạt… Chính những thủ đoạn này đã gây ra nạn khan hiếm thực phẩm nghiêm trọng trên thị trường và là nguyên nhân trực tiếp làm cho hơn hai triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945. Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Nhật - Pháp, các tầng lớp nhân dân nói chung, nhất là nông dân, bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Cuộc sống của người nông dân thời đó thật sự khốn quẫn. Họ sống cầm hơi với hớp cháo cám nhạt và trần mình chịu rét lúc đêm đông. Bên cạnh đó, không chỉ nông dân, đời sống của các tầng lớp giai cấp khác trong xã hội cũng điêu đứng nhiều bề… Nói tóm lại, trừ bọn đại địa chủ, tư sản mại bản, quan lại cường hào tham nhũng và bọn đầu cơ tích trữ, còn mọi tầng lớp nhân dân đều rên xiết 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. dưới hai tầng áp bức bóc lột của Nhật - Pháp. Vì vậy, nhân dân ta đều sôi sục căm thù, và sẵn sàng nổi dậy khi thời cơ tới. Cả nước Việt Nam như một đồng cỏ khô, chỉ một tàn lửa nhỏ rơi vào là sẽ bùng lên thiêu cháy bè lũ cướp nước và tay sai. 1.2. Đời sống văn học trong những năm 1941 - 1945 Đời sống văn học thời kì này có nhiều biến động gắn với sự biến đổi của ba trào lưu văn học đó là văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn. Văn học vô sản rút vào bí mật nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ. Thơ ca cách mạng trong tù và thơ ca cách mạng ngoài nhà tù phát triển, nói nhiều tới tương lai, một tương lai sáng sủa đang tiến gần. Thời kì này thơ tuyên truyền kết hợp với thơ trữ tình cách mạng càng thấm thía, sâu sắc hơn. Tố Hữu trưởng thành nhanh chóng với tập thơ Từ ấy. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh cũng đang viết trong thời kì này. Bên cạnh thơ ca, hàng loạt bài chính luận của đồng chí Trường Chinh xuất hiện trên các báo chí của Ðảng vào thời kì này cũng có nhiều giá trị văn học. Có thể nói văn học cách mạng trong những năm tiền khởi nghĩa đã góp phần quan trọng vào cuộc vận động cách mạng của Ðảng, đập tan chế độ thuộc địa, giành thắng lợi trong những ngày Tháng Tám năm 1945 lịch sử. Văn học hiện thực phê phán có sự phân hóa mạnh mẽ. Vũ Trọng Phụng qua đời; có nhà văn không viết tiểu thuyết nữa mà chuyển dần sang khảo cứu dịch thuật như Ngô Tất Tố... Một thế hệ nhà văn hiện thực mới ra đời: Nam Cao, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển, ... Các nhà văn hiện thực này vẫn tiếp tục miêu tả cuộc sống tăm tối của người nông dân như trong Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao; Sống nhờ của Mạnh Phú Tư, Ngoại ô, Ngõ hẻm của Nguyễn Đình 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. Lạp, Nằm vạ của Bùi Hiển... Cuộc sống bế tắc mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản cũng được các nhà văn hiện thực đề cập một cách sâu sắc như trong Sống mòn, Ðời thừa, Trăng sáng của Nam Cao. Như vậy có thể nói, các nhà văn hiện thực đã nêu lên những mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với tầng lớp nhân dân lao động. Họ tập trung viết về quá trình của người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa. Để dẫn đến thảm họa này là do cái đói và cái chết. Văn học lãng mạn rơi vào cái tôi bế tắc, cực đoan. Một số tác giả trong Tự lực văn đoàn đưa ra một chủ nghĩa “vô luân”. Nguyễn Tuân đi vào hoài cổ, xê dịch và cuộc sống trụy lạc.... Thơ Mới khủng hoảng nghiêm trọng với thơ say, thơ điên, thơ loạn... 1.3. Sự nghiệp sáng tác và vị trí đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài 1.3.1. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài. Tô Hoài sinh ngày 27.9.1920 tại quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ ( nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Ngay từ những ngày còn thơ ấu, Tô Hoài đã sống gắn bó với mảnh đất và con người ven đô. Vì thế cuộc sống và con người làng Nghĩa Đô đã khơi nguồn cảm hứng bất tận cho nhà văn. Tô Hoài đã từng tâm sự: “Đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong sáng tác của tôi.” Tên thật của Tô Hoài là Nguyễn Sen. Trong nghề viết, ông dùng rất nhiều bút danh khác nhau như: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa (dùng cho viết báo)... Trong các bút danh ấy, Tô Hoài là bút danh được ông dùng nhiều và rất quen thuộc với độc giả. Chính vì tình yêu đối với Hà Nội 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. mà nhà văn đã mượn tên con sông Tô Lịch và tên đất phủ Hoài Đức làm nên bút danh cho mình. Tô Hoài xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công dệt lụa, và chỉ định học hết bậc tiểu học, sau đó vừa tự học vừa đi làm. Tô Hoài đã làm nhiều nghề để kiếm sống: thợ thủ công, dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn... và tự học để trở thành nhà văn. Hoàn cảnh xuất thân và những trải nghiệm cuộc sống đã giúp cho Tô Hoài có một vốn kiến thức thực tế sâu sắc, giúp ích rất lớn cho việc sáng tác của nhà văn. Năm 1938, trong thời kì Mặt trận dân chủ, Tô Hoài tham gia phong trào ái hữu thợ dệt, làm thư kí ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông rồi tham gia phong trào thanh niên phản đế. Năm 1943, gia nhập tổ Văn hóa cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám Tô Hoài tham gia phong trào Nam tiến; rồi lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc, chủ nhiệm Cứu quốc Việt Bắc, chủ bút Tạp chí cứu quốc. Từ 1951 về công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam. Sau ngày hòa bình lập lại, trong Đại hội nhà văn lần thứ nhất năm 1957, ông được bầu làm Tổng thư kí của Hội. Từ 1958 đến 1980 ông tiếp tục tham gia ban chấp hành, rồi Phó Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ 1966 đến 1996 là Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội. Ngoài ra, Tô Hoài còn tham gia nhiều công tác xã hội khác. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, dưới chế độ phong kiến thực dân, Tô Hoài được tận mắt chứng kiến nỗi khổ của người nông dân nơi thôn quê và dân nghèo thành thị. Cầm bút viết văn, ông đã bày tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ với quê nghèo bằng một tấm lòng gắn bó thiết tha, sâu nặng. Tô Hoài đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ cả trước và sau Cách mạng tháng Tám. Tô Hoài đến với nghề văn khá sớm. Từ trước Cách mạng tháng Tám, khi mới 17, 18 tuổi, ông đã có một số sáng tác thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. (Tiếng reo, Đan áo). Từ giã vườn thơ lãng mạn ông đến với cánh đồng văn xuôi hiện thực. Nước lên là truyện ngắn đầu tiên được đăng trên Hà Nội tân văn. Và khoảng bốn năm sau, Tô Hoài “viết như chạy thi”để có được nhiều đầu sách tiêu biểu: Nhà nghèo (1941), O chuột (1942); các tiểu thuyết: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Giăng thề (1941), Quê người (1942), Xóm giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944). Những sáng tác thời kì này chủ yếu tập trung vào hai đề tài chính đó là truyện viết về loài vật và về làng quê tác giả. Sau Cách mạng, với Tô Hoài, là một quá trình gần 60 năm viết bền bỉ, liên tục, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi trên rất nhiều đề tài quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại. Với đề tài miền núi, có thể kể đến Núi Cứu quốc (1948), Truyện Tây Bắc (1953) và Miền Tây (1967)... Chân dung và hồi ức có Tự truyện (1978), Những gương mặt (1988), Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999)... Rồi trở lại đề tài Hà Nội với vùng ngoại ô kẻ Bưởi như là một sự tiếp tục của Quê người (1942), Giăng thề (1942). Sau Cách mạng, với đề tài Hà Nội, Tô Hoài viết Mười năm (1958), Người ven thành (1972), Quê nhà (1980), Chuyện cũ Hà Nội (1998)... Năm 1996 Tô Hoài được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Giải thưởng cao quý này đã khẳng định một sức sáng tạo dồi dào và phong phú của một nhà văn tài năng. 1.3.2. Vị trí đề tài Hà Nội trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài Trong hành trình sáng tạo của mình, Tô Hoài gắn bó và giành cho Hà Nội một tình yêu tha thiết và sâu nặng. Với trên 150 tác phẩm lớn nhỏ, bao gồm nhiều thể loại, trong đó những trang văn viết về đề tài Hà Nội vô cùng dồi dào và sâu sắc. Trước Cách mạng, Tô Hoài đã vẽ nên một Hà Nội nhiều sắc màu. Qua những hồ nước, những vạt cỏ với dấu chân Dế mèn trong tác phẩm đầu tay Dế 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2