Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phương pháp chiếu giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu mạnh
lượt xem 13
download
Luận văn trình bày phương pháp chiếu dưới đạo hàm tăng cường và chiếu cơ bản cải biên để giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu mạnh. Các phương pháp này tạo ra một dãy hội tụ của các điểm lặp dễ dàng tính được. Chúng đều hội tụ tới nghiệm duy nhất của bài toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phương pháp chiếu giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu mạnh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ————————— NGÔ THỊ THO PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GIẢI BÀI TOÁN BẤT ĐẲNG THỨC BIẾN PHÂN GIẢ ĐƠN ĐIỆU MẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ————————— NGÔ THỊ THO PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GIẢI BÀI TOÁN BẤT ĐẲNG THỨC BIẾN PHÂN GIẢ ĐƠN ĐIỆU MẠNH Chuyên ngành: Toán ứng dụng. Mã số: 60460112. LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. LÊ DŨNG MƯU Hà Nội - 2015
- Mục lục Lời cảm ơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 Lời mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 Chương 1. Bài toán bất đẳng thức biến phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.1. Kiến thức chuẩn bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 1.1.1. Hội tụ mạnh và yếu trong không gian Hilbert . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 1.1.2. Toán tử chiếu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 1.1.3. Tính liên tục của hàm lồi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 1.1.4. Đạo hàm và dưới vi phân của hàm lồi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 1.2. Bài toán bất đẳng thức biến phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 1.2.1. Các khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 1.2.2. Các ví dụ minh họa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 1.2.3. Sự tồn tại nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 Chương 2. Phương pháp chiếu giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu mạnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28 2.1. Phương pháp chiếu dưới đạo hàm tăng cường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29 2.2. Phương pháp chiếu cơ bản cải biên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45 Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46 1
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Lê Dũng Mưu. Thầy là người đã hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp và nay là hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho em. Hai chặng đường đã qua, thầy luôn tận tình hướng dẫn và chỉ bảo nghiêm khắc, thầy cũng cung cấp nhiều tài liệu quan trọng cũng như giành nhiều thời gian giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình làm việc cùng thầy. Em xin gửi tới các thầy, cô trong Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, cũng như các thầy cô đã giảng dạy lớp Cao học Toán khóa 2013 - 2015, lời cảm ơn chân thành đối với công lao dạy dỗ của các thầy, các cô trong hai năm qua. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy dạy chuyên ngành nhóm Toán Ứng Dụng. Mặc dù nhóm chỉ có tám thành viên nhưng các thầy luôn lên lớp với cả nhiệt huyết và những chuyên đề hay, sâu sắc. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các bạn, các anh, các chị của lớp cao học Toán khóa 2013 - 2015 và giành riêng lời cảm ơn cho gia đình Toán Ứng Dụng. Là em út của nhóm, nên luôn được mọi người quan tâm nhiều hơn. Thời gian học cùng các anh chị đã cho em những kỷ niệm đẹp, được học những điều hay cũng như những kiến thức thú vị. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2015 Học viên Ngô Thị Tho 2
- LỜI MỞ ĐẦU Năm 1966, Hatman và Stampacchia đã công bố những nghiên cứu đầu tiên của mình về bài toán bất đẳng thức biên phân, liên quan tới việc giải các bài toán biến phân, bài toán điều kiển tối ưu và các bài toán biên có dạng của phương trình đạo hàm riêng. Năm 1980, Kinderlehrer và Stampacchia cho xuất bản cuốn sách "An Introduction to Variational Inequalities and Their Applications", giới thiệu bài toán biến phân trong không gian vô hạn chiều và ứng dụng của nó. Năm 1984, cuốn sách "Variational and Quasivariational Inequalities: Applications to Free Boundary Problems" của C. Baiocci và A. Capelo đã áp dụng bất đẳng thức biến phân và tựa biến phân để giải các bài toán không có biên. Hiện nay bài toán bất đẳng thức biến phân đã phát triển thành nhiều dạng khác nhau,như là: bất đẳng thức biến phân vectơ, tựa bất đẳng thức biến phân, giả bất đẳng thức biến phân, bất đẳng thức biến phân ẩn, bất đẳng thức biến phân suy rộng.... Bài toán này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà toán học. Vì mô hình của nó chứa nhiều bài toán quan trọng của một số lĩnh vực trong toán học cũng như thực tế như tối ưu hóa, bài toán bù, lý thuyết trò chơi, cân bằng Nash, cân bằng mạng giao thông, cân bằng di trú.... Một trong những hướng nghiên cứu quan trọng của bất đẳng thức biến phân là việc xây dựng các phương pháp giải. Dựa trên tính chất của kiểu đơn điệu G. Cohen đã nghiên cứu phương pháp nguyên lý bài toán phụ. Ngoài ra còn có phương pháp hiệu chỉnh Tikhonov, phương pháp chiếu, phương pháp điểm trong. Những phương pháp này khá hiệu quả, dễ thực hiện trên máy tính nhưng sự hội tụ của chúng chỉ được đảm bảo trên cơ sở các giả thiết khác về tính chất đơn điệu. Có nhiều phương pháp chiếu khác nhau, như là: phương pháp chiếu cơ bản, phương pháp chiếu dưới đạo hàm, và phương pháp chiếu siêu phẳng. Mỗi phương pháp giải quyết một lớp các bài toán bất đẳng thức biến phân nhất định. Do đó sự hội tụ của thuật toán được đảm bảo. Luận văn trình bày phương pháp chiếu dưới đạo hàm tăng cường và chiếu cơ bản cải biên để giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu mạnh. Các phương pháp này tạo ra một dãy hội tụ của các điểm lặp dễ dàng tính được. Chúng đều hội tụ 3
- tới nghiệm duy nhất của bài toán. Luận văn gồm hai chương: Chương 1: Bài toán bất đẳng thức biến phân, được chia làm hai phần: • Phần 1: Nhắc lại một số kiến thức trong Giải tích hàm và Giải tích lồi, như là: hội tụ mạnh và yếu trong không gian Hilbert, toán tử chiếu, tính liên tục của hàm lồi, đạo hàm và dưới vi phân của hàm lồi. • Phần 2: Phát biểu bài toán, trình bày một số khái niệm và mô hình minh họa cho bài toán. Sau đó, chứng minh sự tồn tại và tính duy nhất nghiệm của bài toán. Chương 2: Phương pháp chiếu giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu mạnh. Nội dung chính của chương là trình bày hai thuật toán chiếu dưới đạo hàm tăng cường và thuật toán chiếu cơ bản cải biên để giải bài toán V I(K, F). Phát biểu và chứng minh các định lý về sự hội tụ của dãy lặp tạo bởi các thuật toán đó. Đưa ra một số ví dụ chứng minh rằng các điều kiện của định lý tồn tại nghiệm là cần thiết. Nếu bỏ đi một trong các điều kiện đó, dãy lặp sẽ không hội tụ tới nghiệm duy nhất của bài toán. 4
- Chương 1 Bài toán bất đẳng thức biến phân Trong chương này, chúng ta sẽ nhắc lại một số kết quả của Giải tích hàm có liên quan tới sự hội tụ mạnh và hội tụ yếu của một dãy số. Nhắc lại một số khái niệm và định lý cơ bản của Giải tích lồi, như là: định nghĩa và tính chất của toán tử chiếu, tính liên tục, đạo hàm và dưới vi phân của một hàm lồi, Định lý tách, Định lý Moreau- Rockafellar. Phần sau ta sẽ giới thiệu bài toán bất đẳng thức biến phân (VIP) và nhấn mạnh bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu mạnh. Chỉ ra các ví dụ về bài toán bất đẳng thức biến phân thường gặp trong thực tế cũng như trong các mô hình toán học. Cuối chương phát biểu và chứng minh định lý về sự tồn tại và tính duy nhất nghiệm của bài toán. Nội dung chủ yếu được trích dẫn từ tài liệu [1], [2], [3], [6], [10]. Trong luận văn này, chúng ta sẽ làm việc trên không gian Hilbert thực trang bị một tô pô yếu, với tích vô hướng ., . và chuẩn tương ứng của nó là ||.||. 5
- 1.1. Kiến thức chuẩn bị 1.1.1. Hội tụ mạnh và yếu trong không gian Hilbert Định nghĩa 1.1.1. Giả sử H là không gian tuyến tính thực, với mọi x ∈ H xác định một số gọi là chuẩn của x ( kí hiệu ||x||) thỏa mãn ba tiên đề sau: 1. Xác định dương: ∀x ∈ H ||x|| ≥ 0; ||x|| = 0 ⇔ x = 0. 2. Thuần nhất dương: ∀x ∈ H; ∀λ ∈ R ||λ x|| = |λ | ||x||. 3. Bất đẳng thức tam giác: ∀x, y ∈ H ||x + y|| ≤ ||x|| + ||y||. Định nghĩa 1.1.2. Giả sử H là không gian tuyến tính thực, cặp (H, , ) với , : H ×H → R (x, y) 7→ x, y thỏa mãn các điều kiện: 1. Xác định dương: x, x ≥ 0 ∀x ∈ H; x, x = 0 ⇔ x = 0. 2. Đối xứng: x, y = y, x ∀x, y ∈ H. 3. Song tuyến tính: αx + β y, z = α x, z + β y, z ∀α, β ∈ R, ∀x, y, z ∈ H. được gọi là không gian tiền Hilbert. Không gian tiền Hilbert, đầy đủ được gọi là không gian Hilbert, kí hiệu là H. Ví dụ 1.1.1. 1. H = Rn ; x = (x1 , x2 , · · · , xn ); y = (y1 , y2 , · · · , yn ) ∈ H tích vô hướng và chuẩn trên Rn được xác định bởi n x, y = ∑ xi yi , i=1 s n ||x|| = ∑ xi2 . i=1 6
- 2. H = C[a,b] là không gian các hàm liên tục. Khi đó với mọi x, y ∈ H tích vô hướng chuẩn được xác định bởi Zb x, y = x(t)y(t)dt, a s Z b ||x|| = |x(t)|2 dt. a Giả sử H là không gian Hilbert thực, H ∗ là không gian đối ngẫu của H và f ∈ H ∗ . Kí hiệu ϕ f : H → R là các phiếm hàm tuyến tính ϕ f (x) = f (x). Khi f chạy khắp H ∗ ta có một họ ánh xạ (ϕ f ) f ∈H ∗ . Định nghĩa 1.1.3. Tô pô yếu trên H được định nghĩa bởi tô pô sinh bởi họ ánh xạ (ϕ f ) f ∈H ∗ . Kí hiệu σ (H, H ∗ ). Như vậy tô pô yếu σ (H, H ∗ ) là tô pô yếu nhất trên H đảm bảo cho tất cả các phiếm hàm f ∈ H ∗ đều liên tục. Định nghĩa 1.1.4. 1) Ta nói dãy {xk } hội tụ mạnh đến x ( kí hiệu xk → x) nếu lim ||xk − x|| = 0. k→∞ 2) Dãy {xk } hội tụ yếu đến x ( kí hiệu xk * x) nếu {xk } hội tụ về x theo tô pô yếu σ tức là ∀ f ∈ H ∗ f (xk ) → f (x). Mệnh đề 1.1.1. Giả sử {xk } ⊂ H và { fk } ⊂ H ∗ . Khi đó a) xk * x ⇔ xk , y → x, y , ∀y ∈ H. b) Nếu xk → x thì xk * x. c) Nếu xk * x thì {xk } bị chặn và ||x|| ≤ limk→∞ ||xk ||. d) Nếu xk * x và lim ||xk || ≤ ||x|| thì xk → x. k→∞ e) Nếu xk * x và fk → f thì fk (xk ) → f (x). Khi H là không gian hữu hạn chiều thì tô pô yếu và tô pô thông thường trên H trùng nhau. Đặc biệt, một dãy hội tụ mạnh khi và chỉ khi nó hội tụ yếu. 7
- 1.1.2. Toán tử chiếu Định nghĩa 1.1.5. Cho H là một không gian Hilbert thực, tập C ⊆ H được gọi là • tập lồi nếu: ∀x, y ∈ C, λ ∈ [0, 1] ⇒ λ x + (1 − λ )y ∈ C, • nón nếu: ∀λ > 0, ∀x ∈ C ⇒ λ x ∈ C, • nón lồi nếu nó vừa là một nón vừa là một tập lồi. Hình 1.1: tập lồi, nón, nón lồi Mệnh đề 1.1.2. Giả sử A, B là các tập lồi trong không gian Hilbert thực H, thì các tập sau là tập lồi: A ∩ B :={x | x ∈ A, x ∈ B}, αA + β B :={x | x = αa + β b, a ∈ A, b ∈ B, α, β ∈ R}, A × B :={x | x = (a, b), a ∈ A, b ∈ B}. Định nghĩa 1.1.6. Siêu phẳng trong không gian Hilbert thực H là một tập hợp các điểm có dạng {x ∈ H | a(x) = α}, trong đó a ∈ H ∗ là một phiếm hàm tuyến tính và α ∈ R. Một siêu phẳng sẽ chia không gian ra hai nửa không gian. Nửa không gian được định nghĩa như sau: 8
- Định nghĩa 1.1.7. Cho a ∈ H là một phiếm hàm tuyến tính và α ∈ R. Tập {x | a(x) ≥ α}, được gọi là nửa không gian đóng và tập {x | a(x) > α}, gọi là nửa không gian mở. Định nghĩa 1.1.8. Cho hai tập C và D khác rỗng, ta nói siêu phẳng a(x) = α tách C và D nếu a(x) ≤ α ≤ a(y), ∀x ∈ C, y ∈ D. Ta nói siêu phẳng a(x) = α tách chặt C và D nếu a(x) < α < a(y), ∀x ∈ C, y ∈ D. Ta nói siêu phẳng a(x) = α tách mạnh C và D nếu sup a(x) < α < inf a(y). x∈C y∈D Định lý 1.1.1. (Định lý tách 1) Cho C và D là hai tập lồi khác rỗng trong không gian Hilbert thực H sao cho C ∩ D = 0. / Khi đó có một siêu phẳng tách C và D. Định lý 1.1.2. (Định lý tách 2) Cho C và D là hai tập lồi đóng khác rỗng trong không gian Hilbert thực H sao cho C ∩ D = 0. / Giả sử có một tập compăc. Khi đó hai tập C và D có thể tách mạnh bởi một siêu phẳng. Định nghĩa 1.1.9. Giả sử C là một tập lồi, khác rỗng trong không gian Hilbert thực H và x0 ∈ C. 1. Nón pháp tuyến (ngoài) của C tại x0 kí hiệu là NC (x0 ) được định nghĩa bởi: NC (x0 ) := {ω ∈ H| ω T (x − x0 ) ≤ 0 ∀x ∈ C}. Tập −NC (x0 ) được gọi là nón pháp tuyến (trong) của C tại x0 . 2. Nón pháp tuyến ε của C tại x0 được định nghĩa bởi: NCε (x0 ) := {ω ∈ H| ω T (x − x0 ) ≤ ε ∀x ∈ C}. 9
- Hiển nhiên 0 ∈ NC (x0 ) và từ định nghĩa trên ta thấy NC (x0 ) là một nón lồi đóng. Định nghĩa 1.1.10. Giả sử C 6= 0/ (không nhất thiết lồi) là một tập con của không gian Hilbert H và y là một véc-tơ bất kỳ, khoảng cách từ y đến C được định nghĩa bởi dC (y) := inf ||x − y||. x∈C Nếu tồn tại π ∈ C sao cho dC (y) := ||π − y||, thì ta nói π là hình chiếu (khoảng cách) của y trên C, kí hiệu π = pC (y). Hình 1.2: Hình chiếu khoảng cách Theo định nghĩa, ta thấy rằng hình chiếu pC (y) của y trên C sẽ là nghiệm của bài toán tối ưu 1 2 min ||x − y|| | x ∈ C . x 2 Nói cách khác, việc tìm hình chiếu khoảng cách của y trên C có thể đưa về việc tìm cực tiểu của hàm toàn phương ||x − y||2 trên C. Chú ý rằng, nếu C 6= 0, / thì dC (y) hữu hạn, vì 0 ≤ dC (y) ≤ ||x − y||, ∀x ∈ C. Mệnh đề 1.1.3. Cho C là một tập lồi đóng khác rỗng. Khi đó: 1. Với mọi y ∈ H, π ∈ C hai tính chất sau là tương đương: a) π = pC (y), b) y − π ∈ NC (π). 2. Với mọi y ∈ H, hình chiếu pC (y) của y trên C luôn tồn tại và duy nhất. 10
- 3. Nếu y ∈/ C, thì pC (y) − y, x − pC (y) = 0 là siêu phẳng tựa của C tại pC (y) và tách hẳn y khỏi C, tức là pC (y) − y, x − pC (y) ≥ 0 ∀x ∈ C, và pC (y) − y, y − pC (y) < 0. 4. Ánh xạ y 7→ pC (y) có các tính chất sau: a) ||pC (x) − pC (y)|| ≤ ||x − y|| ∀x, ∀y. (tính không giãn), b) pC (x) − pC (y), x − y ≥ ||pC (x) − pC (y)||2 , (tính đồng bức). Chứng minh. 1. giả sử π = pC (y). Lấy x ∈ C và λ ∈ (0, 1). Đặt xλ := λ x + (1 − λ )π. Do x, π ∈ C và C lồi, nên xλ ∈ C. Hơn nữa do π là hình chiếu của y nên ||π − y|| ≤ ||y − xλ ||. Hay ||π − y||2 ≤ ||(π − y) + λ (x − π)||2 . Khai triển vế phải, ước lược và chia hai vế cho λ > 0, ta có λ ||x − π||2 + 2 π − y, x − π ≥ 0. Điều này đúng với mọi x ∈ C và λ ∈ (0, 1). Do đó khi cho λ → 0, ta được π − y, x − π ≥ 0, ∀x ∈ C. Vậy y − π ∈ NC (π). Giả sử ngược lại y − π ∈ NC (π). Với mọi x ∈ C, có 0 ≥ (y − π)T (x − π) = (y − π)T (x − y + y − π) = ||y − π||2 + (y − π)T (x − y). Dùng bất đẳng thức Cauchy- Schwarz ta có: ||y − π||2 ≤ (y − π)T (y − x) ≤ ||y − π||.||y − x||. Suy ra ||y − π|| ≤ ||y − x|| ∀x ∈ C, và do đó π = pC (y.) 11
- 2. Sự tồn tại. Do dC (y) := infx∈C ||x−y||, nên theo định nghĩa của cận dưới đúng, tồn tại một dãy xk ∈ C sao cho lim ||xk − y|| = dC (y) < +∞. k Vậy dãy {xk } bị chặn, do đó nó có một dãy con {xk j } hội tụ yếu đến một điểm π nào đó. Do C lồi, đóng, nên π ∈ C. Vậy ||π − y|| = lim ||xk j − y|| = lim ||xk − y|| = dC (y). j k Chứng tỏ π là hình chiếu của y trên C. Tính duy nhất. Giả sử π và π 1 là hình chiếu của y trên C, thì y − π ∈ NC (π), y − π 1 ∈ NC (π 1 ). Tức là π − y, π 1 − π ≥ 0, 1 π − y, π − π 1 ≥ 0. Cộng hai vế của đẳng thức này ta suy ra ||π − π 1 ||2 ≤ 0, và do đó π = π 1 . 3. Do y − π ∈ NC (π), nên π − y, x − π ≥ 0 ∀x ∈ C. Vậy π − y, x = π − y, π là một siêu phẳng tựa của C tại π. Siêu phẳng này tách y khỏi C vì y 6= π, nên π − y, y − π = −||π − y||2 < 0. 4. Theo phần (2) ánh xạ x 7→ pC (y) xác định khắp nơi. Do z − pC (z) ∈ NC (pC (z)) với mọi z, nên áp dụng với z = x và z = y, ta có: x − pC (x), pC (y) − pC (x) ≤ 0 y − pC (y), pC (x) − pC (y) ≤ 0. Cộng hai bất đẳng thức lại ta được pC (y) − pC (x), pC (y) − pC (x) + x − y ≤ 0. 12
- Theo bất đẳng thức Cauchy- Schwarz ta suy ra ||pC (x) − pC (y)|| ≤ ||x − y||. Để chứng minh tính đồng bức, áp dụng tính chất (b) của (1), lần lượt với pC (x) và pC (y), ta có: pC (x) − x, pC (x) − pC (y) ≤ 0, y − pC (y), pC (x) − pC (y) ≤ 0. Cộng hai bất đẳng thức ta được pC (x) − pC (y) + y − x, pC (x) − pC (y) = pC (x) − pC (y), y − x + ||pC (x) − pC (y)||2 ≤ 0. Chuyển vế ta có pC (x) − pC (y), x − y ≥ ||pC (x) − pC (y)||2 . Suy ra điều phải chứng minh. Hệ quả 1.1.1. Cho C ⊂ H là một tập lồi, đóng. Với x ∈ H và y ∈ C bất kỳ, ||y − PC (x)||2 ≤ ||x − y||2 − ||x − PC (x)||2 . Chứng minh. Cho x ∈ H và y ∈ C, ta có ||x − y||2 =||(x − PC (x)) − (y − PC (x))||2 =||x − PC (x)||2 + ||y − PC (x)||2 − 2 x − PC (x), y − PC (x) . Do x − PC (x), y − PC (x) ≤ 0, suy ra ||x − y||2 ≥ ||x − PC (x)||2 + ||y − PC (x)||2 . Hệ quả được chứng minh. Toán tử chiếu là một công cụ hữu hiệu nhằm giải bài toán cân bằng và các trường hợp đặc biệt của nó như: Bài toán tối ưu, bất đẳng thức biến phân, điểm bất động, bài toán điểm yên ngựa.... Trong luận văn này, ta sẽ vận dụng giải quyết bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu mạnh. 13
- 1.1.3. Tính liên tục của hàm lồi Cho C ⊆ H là tập lồi và f : C → R ∪ {+∞}, ta sẽ kí hiệu: dom f := {x ∈ C : f (x) < +∞}. Tập dom f được gọi là miền hữu dụng của tập f. Tập epi f := {(x, µ) ∈ C × R : f (x) ≤ µ}, được gọi là trên đồ thị của hàm f. Hàm f gọi là chính thường nếu dom f 6= 0/ và f (x) > −∞ với mọi x ∈ dom f . Định nghĩa 1.1.11. Hàm f được gọi là lồi nếu epi f là một tập lồi. Hàm f là hàm lõm nếu − f là hàm lồi. Nếu f vừa lồi vừa lõm thì ta nói f là hàm afin. Hình 1.3: Hàm lồi Tính chất 1.1.1. Cho C ⊂ H là một tập lồi, khác rỗng. Hàm f : H → R ∪ {+∞} được gọi là i) lồi trên C nếu: f (λ x + (1 − λ )y) ≤ λ f (x) + (1 − λ ) f (y), ∀x, y ∈ C, λ ∈ [0, 1], ii) lồi thực sự (chặt) trên C nếu: f (λ x + (1 − λ )y) < λ f (x) + (1 − λ ) f (y), ∀x, y ∈ C, x 6= y, λ ∈ (0, 1), 14
- iii) lồi mạnh trên C nếu: 1 f (λ x + (1 − λ )y) ≤ λ f (x) + (1 − λ ) f (y) − β λ (1 − λ )||x − y||2 2 với hệ số β > 0, nếu ∀x, y ∈ C, λ ∈ [0, 1]. Mệnh đề 1.1.4. Cho C là một tập lồi trong không gian Hilbert thực H. Khi đó: 1. Nếu f và g là các hàm lồi trên C thì f + g cũng là hàm lồi trên C. Nếu f hoặc g là hàm lồi thực sự thì f + g cũng là hàm lồi thực sự. 2. Nếu f là hàm lồi (lồi thực sự) trên C, λ là một số thực dương thì λ f là một hàm lồi (lồi thực sự) trên C. 3. Nếu f là hàm lồi (lồi thực sự) trên C, B là tập con lồi của C thì hạn chế f |B của hàm f trên C cũng là một hàm lồi (lồi thực sự) trên C. Định nghĩa 1.1.12. Một điểm x ∈ C được gọi là điểm trong tương đối của C nếu nó là điểm trong của C theo tô-pô cảm sinh bởi aff(C) (tập afin nhỏ nhất chứa C). Tập hợp các điểm trong tương đối của C ký hiệu là riC. Định nghĩa 1.1.13. Cho f : H → R, hàm f được gọi là nửa liên tục dưới tại x0 ∈ H nếu ∀{xk } ⊂ H : xk → x0 ⇒ limk→∞ f (xk ) ≥ f (x0 ). Hàm f được gọi là nửa liên tục dưới trên D ⊆ H nếu nó liên tục dưới tại mọi x ∈ D. Hàm f là nửa liên tục trên nếu − f là nửa liên tục dưới. Nếu hàm f vừa liên tục trên vừa liên tục dưới thì nó liên tục. Định nghĩa 1.1.14. Một hàm số thực f được gọi là tựa lồi trên tập lồi C nếu mọi số thực β tập mức dưới {x ∈ C | f (x) ≤ β } lồi. Tương tự, hàm f là tựa lõm trên C nếu − f là hàm tựa lồi trên C. Nếu f tựa lồi trên C thì ∀x, y ∈ C và λ ∈ [0, 1] ta có f (λ x + (1 − λ )y) ≤ max( f (x), f (y)). Tương tự, nếu f tựa lõm trên C thì ∀x, y ∈ C và λ ∈ [0, 1] ta có f (λ x + (1 − λ )y) ≥ min( f (x), f (y)). 15
- Định lý 1.1.3. Giả sử f là hàm lồi chính thường trên H và x0 ∈ H. Khi đó, các khẳng định sau là tương đương: a) f liên tục tại điểm x0 . b) f bị chặn trên trong một lân cận của x0 . c) int(epi f ) 6= 0. / d) int(dom f ) 6= 0. / và f liên tục trong int(dom f ). trong đó intC là kí hiệu phần trong của tập C. 1.1.4. Đạo hàm và dưới vi phân của hàm lồi Tính khả vi của hàm lồi đóng vai trò quan trọng trong các phương pháp tối ưu hóa. Lớp các hàm lồi có những tính chất rất đẹp mà các lớp hàm khác không có. Giả sử f : H → R là hàm lồi. Ta có các khái niệm sau Định nghĩa 1.1.15. Vectơ ω ∈ H ∗ được gọi là dưới đạo hàm của f tại x0 ∈ H nếu: ω, x − x0 ≤ f (x) − f (x0 ), ∀x ∈ H. Tập hợp tất cả các dưới đạo hàm của hàm f tại x0 được gọi là dưới vi phân của hàm f tại x0 , kí hiệu là ∂ f (x0 ) := {ω ∈ H ∗ : ω, x − x0 ≤ f (x) − f (x0 ), ∀x ∈ H}. Hàm f được gọi là khả dưới vi phân tại x0 nếu ∂ f (x0 ) 6= 0. / Định nghĩa 1.1.16. Cho ε > 0, một vectơ ω ∈ H ∗ được gọi là ε-dưới đạo hàm của f tại x0 ∈ H nếu: ω, x − x0 ≤ f (x) − f (x0 ) + ε, ∀x ∈ H. Tập hợp tất cả các ε-dưới đạo hàm của hàm f tại x0 được gọi là ε-dưới vi phân của hàm f tại x0 , kí hiệu là ∂ε f (x0 ) := {ω ∈ H ∗ : ω, x − x0 ≤ f (x) − f (x0 ) + ε, ∀x ∈ H}. Hàm f được gọi là ε-khả dưới vi phân tại x0 nếu ∂ε f (x0 ) 6= 0. / 16
- Mệnh đề 1.1.5. 1. ∀α ≥ 0 ta có ∂ (α f )(x) = α∂ f (x). 2. Giả sử f là một hàm lồi, h(x) = f (Ax + b). Khi đó ∂ h(x) = AT ∂ f (Ax + b). Mệnh đề 1.1.6. (Định lý Moreau-Rockafellar). Cho fi , i = 1, 2, · · · , n là các hàm lồi chính thường trên H. Khi đó n n ∑ ∂ fi (x) ⊆ ∂ ( ∑ fi (x)), ∀x ∈ H. i=1 i=1 Nếu ∩ri(dom fi ) 6= 0/ thì n n ∑ ∂ fi (x) = ∂ ( ∑ fi (x)), ∀x ∈ H. i=1 i=1 Định nghĩa 1.1.17. Giả sử x ∈ H, d ∈ H\{0}, hàm f được gọi là: a) Khả vi Frechet tại x0 nếu tồn tại ω ∈ H ∗ sao cho f (x) − f (x0 ) − ω, x − x0 lim = 0, ∀x ∈ H. x→x0 ||x − x0 || Một điểm ω như thế nếu tồn tại, sẽ duy nhất và được gọi là đạo hàm của f tại x0 , kí hiệu là f 0 (x0 ) hoặc ∇ f (x0 ). b) Có đạo hàm theo hướng d tại x0 nếu tồn tại giới hạn f (x0 + td) − f (x0 ) lim . t→0+ t ta gọi giới hạn đó là đạo hàm theo hướng d của f tại x0 , kí hiệu là f 0 (x0 , d). Định lý 1.1.4. Giả sử f là hàm lồi chính thường trên H và x ∈ dom f . Khi đó a) f có đạo hàm theo mọi hướng tại x và f (x + λ d) − f (x) f 0 (x, d) = inf . λ >0 λ b) x∗ ∈ ∂ f (x) ⇔ f 0 (x, d) ≥ x∗ , d , ∀d ∈ H. c) ∂ f (x) 6= 0/ ⇔ f nửa liên tục dưới tại 0. d) Nếu f khả vi tại x ∈ H thì ∂ f (x) = f 0 (x). Nói chung một hàm lồi không nhất thiết khả vi tại mọi điểm. Dưới vi phân là một khái niệm mở rộng của đạo hàm trong trường hợp hàm không khả vi. Trong trường hợp ∂ f (x∗ ) chỉ gồm duy nhất một điểm thì f khả vi tại x∗ . 17
- 1.2. Bài toán bất đẳng thức biến phân 1.2.1. Các khái niệm Định nghĩa 1.2.1. Cho K ⊂ H là một tập đóng, khác rỗng, F : K → H là một ánh xạ đơn trị. Bài toán bất đẳng thức biên phân (đơn trị) là bài toán Tìm x∗ ∈ K sao cho F(x∗ ), y − x∗ ≥ 0, ∀y ∈ K. (VIP) Tập nghiệm của bài toán kí hiệu là S(K, F). Định nghĩa 1.2.2. Giả sử K ⊂ H là một tập lồi đóng, khác rỗng và toán tử F : K → H được gọi là a) đơn điệu mạnh trên K nếu tồn tại γ > 0 sao cho F(x) − F(y), x − y ≥ γ||x − y||2 ∀x, y ∈ K, b) đơn điệu trên K nếu F(x) − F(y), x − y ≥ 0 ∀x, y ∈ K, c) giả đơn điệu mạnh trên K nếu tồn tại γ > 0 sao cho F(x), y − x ≥ 0 ⇒ F(y), y − x ≥ γ||y − x||2 ∀x, y ∈ K, d) giả đơn điệu trên K nếu F(x), y − x ≥ 0 ⇒ F(y), y − x ≥ 0 ∀x, y ∈ K. Theo định nghĩa trên các kéo theo (a) ⇒ (b), (a) ⇒ (c), (c) ⇒ (d), (b) ⇒ (d), là hiển nhiên. Chú ý rằng một toán tử giả đơn điệu mạnh có thể không đơn điệu. Ví dụ 1.2.1. Cho 0 < r < R, đặt K = B(r) := {x ∈ H : ||x|| ≤ r} và F được cho bởi F(x), y − x := K(x), y − x + (R − ||x||) G(x), y − x . Trong đó K và G thỏa mãn các điều sau: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn