Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Sàng lọc đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai MLH1 liên quan đến ung thư ruột kết không polyp di truyền ở người Việt Nam
lượt xem 8
download
Việc phát hiện những biến đổi di truyền trong các gen MMR liên quan đến ung thư đại trực tràng có khuynh hướng di truyền, nhằm đưa ra những kết quả nghiên cứu bước đầu về gen MLH1 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Việt Nam góp phần cung cấp dữ liệu về đột biến ở gen này và mở ra hướng nghiên cứu về các gen MMR khác, ứng dụng trong chẩn đoán sớm ung thư ruột kết không polyp di truyền tại Việt Nam là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “Sàng lọc đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai MLH1 liên quan đến ung thư ruột kết không polyp di truyền ở người Việt Nam” được thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Sàng lọc đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai MLH1 liên quan đến ung thư ruột kết không polyp di truyền ở người Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Thị Lan Anh SÀNG LỌC ĐỘT BIẾN GEN SỬA CHỮA BẮT CẶP SAI MLH1 LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ RUỘT KẾT KHÔNG POLYP DI TRUYỀN Ở NGƯỜI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 Hà Nội – Năm 2012 Lê Thị Lan Anh Cao h 2 ọc K18
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Thị Lan Anh SÀNG LỌC ĐỘT BIẾN GEN SỬA CHỮA BẮT CẶP SAI MLH1 LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ RUỘT KẾT KHÔNG POLYP DI TRUYỀN Ở NGƯỜI VIỆT NAM Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 60 42 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hồng Vân
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 Hà Nội – Năm 2012 Lê Thị Lan Anh Cao h 4 ọc K18
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hồng Vân người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Trần Thị Thùy Anh, người thầy đã giúp đỡ và chỉ bảo tôi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học kể từ khi tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu và thực hiện luận văn khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; các anh, chị, em Phòng Sinh học thụ thể và phát triển thuốc thuộc phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein đã tạo mọi điều kiện về cơ sở, vật chất và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Sinh học và Ban chủ nhiệm Khoa Sinh học đã chỉ dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu và tạo cho tôi có một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2012 H ọc viên Lê Thị Lan Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................14 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................17 1.1. Di truyền ung thư 17 1.1.1. Khái niệm ung thư 17 1.1.2. Gen ung thư và gen ức chế khối u...............................................17 Hình 1. Các con đường hình thành ung thư đại trực tràng [3] 20 1.2. Hội chứng ung thư ruột kết 20 1.3. Hội chứng ung thư ruột kết không polyp di truyền (Hội chứng Lynch) 21 1.3.1. Đặc điểm di truyền của HNPCC.................................................22 1.4. Cơ sở phân tử của HNPCC 27 1.4.2. Cơ chế sửa chữa ADN bắt cặp sai (MMR Mismatch Repair). 29 1.4.4. Gen MLH1 37 1.5. Một số kỹ thuật di truyền sử dụng trong nghiên cứu HNPCC 40 Những phương pháp thường được dùng có thể kể đến như RTPCR (Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction), RAPDPCR (Random Amplified Polymorphic DNA), SSR (Simple Sequence Repeat), AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism), PCR RFLP (Restricted Fragment Length Polymorphism), PCRSSCP (Single Strand Conformation Polymorphisms)....................................................40 1.5.1. Kỹ thuật PCR................................................................................40 1.5.2. Kỹ thuật PCR phiên mã ngược (RTPCR: Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction)...................................................................41 1.5.3. Kỹ thuật phân tích các trình tự lăp lại đơn giản (SSR Simple Sequence Repeat)....................................................................................41 1.5.5. Kỹ thuật phân tích đa hình sợi đơn (SSCP: Single Strand Conformation Polymorphism).................................................................43 1.5.6. Phương pháp giải trình tự ADN...................................................45 1.6.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................46 1.6.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài...................................................46 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............47 2.1. Vật liệu nghiên cứu 47 2.2.1. Thu thập và bảo quản mẫu.........................................................48 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................55
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 3.1. Tách chiết ADN tổng số 55 3.2. Phản ứng PCR 57 3.3.Kết quả phân tích SSCP 65 3.5. Kết quả giải trình tự ADN và so sánh trình tự 78 I. KẾT LUẬN 85 II. KIẾN NGHỊ 86 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Độ thâm nhập của các đột biến MLH1 và MSH2 trong các bệnh nhân ung thư Bảng 2. Thống kê các bệnh ung thư liên quan đến HNPCC Bảng 3. Các gen MMR liên quan tới HNPCC Bảng 4. Cấu trúc các gen MMR Bảng 5. Tỉ lệ các đột biến thường gặp trong hai gen MLH1 và MSH2 ở các bệnh nhân HNPCC Bảng 6. Các thành phần phản ứng PCR Bảng 7. Trình tự mồi tương ứng của các exon 8, 13, 14, 16, 17, 18, 19 của gen MLH1 Bảng 8. Thành phần PAGE 12% cho 10 ml dung dịch Bảng 9. Thành phần tham gia phản ứng cắt exon 16, 18 và 19 gen MLH1 Bảng 10. Chu trình nhiệt PCR tối ưu của exon 8, 13, 14, 16, 17, 18 và 19 gen MLH1 Lê Thị Lan Anh Cao h 7 ọc K18
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 Lê Thị Lan Anh Cao h 8 ọc K18
- DANH MỤC HÌNH Hình 1. Các con đường hình thành ung thư đại trực tràng Hình 2. Các phân nhóm chính của ung thư ruột kết Hình 3. Sửa chữa bắt cặp sai ở trình tự vi vệ tinh Hình 4. Cơ chế sửa chữa bắt cặp sai ở E.coli Hình 5. Sửa chữa ADN bắt cặp sai ở người Hình 6. Con đường dẫn đến ung thư di truyền ở người thông qua đột biến các gen sửa chữa bắt cặp sai (MMR) Hình 7. Tỷ lệ các loại đột biến phát hiện ở gen MLH1, MSH2 và MSH6 Hình 8. Vị trí của MLH1 trong NST số 3 Hình 9. Sơ đồ gen MLH1 Hình 10. Sơ đồ các protein được mã hóa bởi MLH1 Hình 11. Kết quả phân tích SSCP exon 5 của gen AR Hình 12. (A) Kết quả tách ADN tổng số từ mẫu mô. (B) Kết quả tách ADN tổng số từ mẫu máu Hình 13. Sản phẩm PCR exon 8 gen MLH1 với các nhiệt độ gắn mồi: 600C, 60,50C, 610C, 61,50C Hình 14. (A), (B) Sản phẩm PCR exon 8 gen MLH1 Hình 15. (A), (B) Sản phẩm PCR exon 13 gen MLH1 Hình 16. (A), (B) Sản phẩm PCR exon 14 gen MLH1 Hình 17. (A), (B) Sản phẩm PCR exon 16 gen MLH1 Hình 18. (A), (B) Sản phẩm PCR exon 17 gen MLH1 Hình 19. (A), (B) Sản phẩm PCR exon 18 gen MLH1 Hình 20. (A), (B) Sản phẩm PCR exon 19 gen MLH1
- Hình 21. (A), (B) Kết quả phân tích SSCP exon 8 gen MLH1 Hình 22. (A), (B) Kết quả phân tích SSCP exon 13 gen MLH1 Hình 23. (A), (B) Kết quả phân tích SSCP exon 14 gen MLH1 Hình 24. Kết quả phân tích SSCP exon 16 gen MLH1 Hình 25. Kết quả phân tích SSCP exon 17 gen MLH1 Hình 26. Kết quả phân tích SSCP exon 18 gen MLH1 Hình 27. Kết quả phân tích SSCP exon 19 gen MLH1 Hình 28. Kết quả PCRRFLP các mẫu máu từ 20 thành viên của gia đình mắc hội chứng ung thư ruột kết không polyp di truyền ở Nhật Bản Hình 29. Dự đoán kết quả phản ứng cắt exon 16 gen MLH1 bằng enzym MspI Hình 30. Sản phẩm cắt exon 16 và sản phẩm PCR exon 16 điện di trên gel agarose 2% Hình 31. Dự đoán sản phẩm cắt exon 19 bằng enzym CviQI Hình 32. Sản phẩm cắt exon 19 bằng enzym CviQI điện di trên gel polyacrylamide 12% Hình 33. Dự đoán sản phẩm cắt exon 18 gen MLH1 bằng enzym CviQI Hình 34. (A), (B), (C), (D) Sản phẩm cắt exon 18 bằng enzym CviQI điện di trên gel polyacrylamide 12% Hình 35. (A) Kết quả so sánh trình tự exon 13 của đối chứng và bệnh nhân số 6. (B) Trình tự ngược của exon 13 gen MLH1 cho thấy có đột biến thay thế tại vị trí 203 G>A Hình 36. (A) Kết quả so sánh trình tự exon 14 của đối chứng và bệnh nhân số 19. (B) Trình tự xuôi của exon 14 gen MLH1 cho thấy có đột biến thay thế tại vị trí 176C>G và một đột biến thay thế ở vị trí 185T>A. Hình 37. So sánh trình tự exon 18 từ mẫu mô ung thư của bệnh nhân 20 và mô người bình thường
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 Hình 38. Kết quả so sánh trình tự exon 18 từ mẫu máu và mẫu mô của bệnh nhân số 19 Lê Thị Lan Anh Cao h 11 ọc K18
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 ADN Deoxyribonucleic Acid Axit deoxyribonucleic ARN Ribonucleic Acid Axit ribonucleic RNase Ribonuclease Ribonuclease APS Ammonium persulphate BLB Blood Lysis Buffer Dung dịch đệm phân giải tế bào máu bp base pair cặp bazơ nitơ dNTP Deoxyribonucleotide Triphosphate Deoxyribonucleotit triphotphat EDTA Ethylene Diamine Tetraacetic Acid FAP Familial Adenomatous Polyposis Hội chứng u tuyến polyp theo dòng họ HNPCC Hereditary Non – Polyposis Ung thư ruột kết không polyp di Colorectal Cancer truyền Kb Kilobase Kilobazơ LOH Loss of Heterozygosity Mất tính dị hợp tử MMR Mismatch Repair Sửa chữa bắt cặp sai MSI Microsatellite Instability Tính bất ổn vi vệ tinh NST Nhiễm sắc thể PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi nhờ polymeraza RFLP Restriction Fragment Length Tính đa hình độ dài đoạn giới hạn Polymorphism RTPCR Reverse Transcription PCR PCR phiên mã ngược SNP Single Nucleotide Polymorphism Tính đa hình đơn nucleotit SSCP Single Strand Conformation Phân tích đa hình cấu hình sợi đơn Polymorphism SSR Simple Sequence Repeat Trình tự lặp lại đơn giản TLB Tissue Lysis Buffer Dung dịch đệm phân giải tế bào mô TAE Tris – Acetic acid – EDTA TE Tris – EDTA TEMED N,N,N’,N’ tetramethylenediamine Lê Thị Lan Anh Cao h 13 ọc K18
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 MỞ ĐẦU Trong hơn 20 năm qua, những phát minh to lớn của di truyền học phân tử đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học. Các kỹ thuật mới như tách dòng gen, tạo ADN tái tổ hợp, giải trình tự gen và nhiều kỹ thuật sinh học phân tử khác ngày càng được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh, trong đó có bệnh ung thư. Sự phát hiện ung thư là một bệnh di truyền đ ược coi là một thắng lợi của sinh y học hiện đại. Nhiều nỗ lực nghiên cứu không ngừng nghỉ và hiệu quả đã giúp xác định chi tiết các biến đổi di truyền là nhân tố trực tiếp gây ung thư, bắt đầu từ sự hình thành các khối u, sau đó là sự tăng sinh và lan rộng của chúng. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên thế giới. Hiện tại, qua thống kê cho thấy trên toàn cầu có khoảng 22,4 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 10,1 triệu trường hợp mới mắc ung thư. Các ung thư hàng đầu trên thế giới ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến, gan; Ở nữ giới là ung thư vú, đại trực tràng, cổ tử cung, dạ dày và phổi. Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng trên 6,7 triệu người chết do ung thư. Tỷ lệ chết do ung thư chiếm 12% trong số các nguyên nhân gây tử vong ở người [28]. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm phát hiện mới khoảng 200.000 người và khoảng 75.000 người chết vì bệnh ung thư [47]. Trong số các bệnh ung thư thường gặp ở người, ung thư đại trực tràng là loại ung thư tương đối phổ biến, chiếm khoảng 11,5% tổng số các trường Lê Thị Lan Anh Cao h 14 ọc K18
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 hợp ung thư và chiếm tới 15,2% tổng số các trường hợp tử vong vì ung thư. Loại ung thư này thường gặp nhiều hơn ở các nước phát triển và có xu hướng tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng cao hơn ở những người có tiền sử viêm đại tràng hoặc trong gia đình, dòng họ có người bị ung thư đại trực tràng [3]. Ung thư ruột kết không polyp di truyền (HNPCC Hereditary Nonpolyposis Colorectal Cancer), còn được gọi là hội chứng Lynch chiếm 15% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Đây là hội chứng di truyền trội do gen trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những đột biến gây bất hoạt ở tế bào mầm của một trong các gen sửa chữa bắt cặp sai (MMR) bao gồm gen MLH1, MSH2, MSH6 và PMS2, dẫn đến sự thay đổi hoạt tính protein, làm bất hoạt hệ thống sửa chữa bắt cặp sai là nguyên nhân gây HNPCC. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các đột biến trong gen MLH1 chiếm khoảng 50% trong số các đột biến xác định được ở các gen MMR [2, 5]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về gen MLH1 được thực hiện ở rất nhiều quần thể người khác nhau. Tại Việt Nam, xét nghiệm di truyền trong chẩn đoán ung thư nói chung và ung thu đại trực tràng nói riêng hầu như chưa được thực hiện. Việc phát hiện những biến đổi di truyền trong các gen MMR liên quan đến ung thư đại trực tràng có khuynh hướng di truyền, nhằm đưa ra những kết quả nghiên cứu bước đầu về gen MLH1 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Việt Nam góp phần cung cấp dữ liệu về đột biến ở gen này và mở ra hướng nghiên cứu về các gen MMR khác, ứng dụng trong chẩn đoán sớm ung thư ruột kết không polyp di truyền tại Việt Nam là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Sàng lọc đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai MLH1 liên quan đến ung thư ruột kết không polyp di truyền ở người Việt Nam”. Lê Thị Lan Anh Cao h 15 ọc K18
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Phân tích di truyền thuộc Trung tâm nghiên cứu Khoa học sự sống, Khoa Sinh học và Phòng Sinh học thụ thể và phát triển thuốc thuộc phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Lê Thị Lan Anh Cao h 16 ọc K18
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Di truyền ung thư 1.1.1. Khái niệm ung thư Ung thư không ph ả i là bệnh mà là một tên chung cho một nhóm các bệnh phát sinh từ các tế bào có tốc độ tăng trưởng không kiểm soát được, có được sự bất tử, xâm lấn và khả năng di căn. Thuật ngữ “ung thư” theo nghĩa hẹp được dùng để chỉ những khối u có khả năng xâm lấn các mô xung quanh gồm các tế bào bình thường [17]. Khối u là tập hợp các tế bào có quan hệ di truyền với nhau và có khả năng phân chia một cách không kiểm soát. Sự phân biệt giữa các khối u lành và u ác tính đơn thuần dựa trên khả năng xâm lấn của chúng. Nếu một khối u ác tính sau khi xâm lấn tiếp cận được với mạch máu hoặc mạch bạch huyết, thì tế bào của nó có thể di căn và phát triển tại các mô ở xa tại nơi chúng di chuyển tới. U di căn có thể gây rối loạn ch ức năng của các mô khác và dẫn đến tử vong. Quá trình tăng trưởng của một khối u bắt đầu từ tế bào bị biến đổi di truyền bất thường này được gọi là quá trình hay sự phát sinh ung thư. Vì các khối u thường bắt nguồn từ những khối u nhỏ lành tính, rồi sau đó chuyển sang trạng thái ác tính và di căn, nên trong quá trình phát sinh ung thư, những tế bào hình thành khối u có xu hướng tích lũy các biến đổi di truyền và qua đó có những đặc tính mới. Sự tích lũy các gen ung thư ở các tế bào khối u là căn nguyên của phát sinh ung thư [17]. 1.1.2. Gen ung thư và gen ức chế khối u Gen ung thư (oncogenes) có thể định nghĩa là dạng gen đột biến làm tăng nguy c ơ ung thư hoặc làm thúc đẩy sự phát sinh ung thư. Các gen ung thư cũng có thể được coi như các dạng alen đặc biệt của các gen bình thường xuất hiện do kết quả của đột biến [3]. Lê Thị Lan Anh Cao h 17 ọc K18
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 Các cá thể được truyền các gen ung thư phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục (còn gọi là các gen ung thư bẩm sinh) từ bố, mẹ sẽ mang gen ung thư này trong hầu hết các tế bào của cơ thể, ở cả các tế bào sinh dưỡng và các tế bào sinh dục (những cá thể này được gọi là các thể mang). Ngược lại, các gen ung thư phát sinh từ các tế bào sôma sẽ không được truyền cho các thế hệ sau [17]. Các khối u tích lũy dần các gen ung thư khi chúng tăng trưởng. Sự tích lũy các gen đột biến gây ung thư có thể diễn ra theo ba con đường: 1) Được truyền qua dòng sinh dục, 2) Do đột biến tự phát trong tế bào sôma và 3) Do sự lây nhiễm của virut. Các gen ung thư quan trọng có thể được nhóm lại theo chức năng bình thường của chúng trong một tế bào. Các tiền gen ung thư (Protooncogenes) là các gen có vai trò quan trọng, ví dụ điều hòa sự sinh trưởng tế bào, sinh sản và biệt hóa tế bào. Các gen tiền ung thư có thể được kích hoạt và trở thành gen ung thư thông qua đột biến điểm, sao chép hoặc chuyển đoạn. Các gen ung thư được di truyền trội, vì chỉ có một đột biến là đủ gây ra thay đổi chức năng tế bào, tuy nhiên, các gen ung thư hiếm khi là nguyên nhân gây ra sự nhạy cảm di truyền ung thư. Mặt khác, gen ức chế khối u là những gen khi bị bất hoạt không còn ức chế sự sinh sản của tế bào có thể gây tổn thương ADN và do đó cung cấp cho các khối u một lợi thế tăng trưởng. Knudson quan sát thấy rằng các gen ức chế khối u là các gen lặn, cần phải có “cú đánh thứ hai” (cả hai alen trở thành bất hoạt) cho sự phát triển của bệnh ung thư. Sự ức chế khối u đã được mô tả trong một số hình thức di truyền của bệnh ung thư, “đòn thứ nhất” được di truyền và “đòn thứ hai” xảy ra ở tế bào soma [28]. Hơn nữa, các gen ức chế khối u có thể được chia thành gen gác cổng (Gatekeeper), gen trông giữ (Caretaker) và gen làm cảnh (Lanscaper). Gen gác cổng trực tiếp ức chế sự phát triển hoặc thúc đẩy tế Lê Thị Lan Anh Cao h 18 ọc K18
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 bào chết, ví dụ gen APC khi bị đột biến sinh u tuyến polyp theo dòng họ (FAP). Ngược lại, các gen trông giữ, không trực tiếp thúc đẩy sự phát triển khối u, nhưng sự bất hoạt của chúng dẫn đến sự mất ổn định di truyền là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ đột biến trong cả gen ung thư và gen ức chế khối u, góp phần cho sự tạo thành các khối u. Một ví dụ về gen trông giữ là các gen sửa chữa bắt cặp sai (MMR) mở đường cho hội chứng Lynch. Gen “làm cảnh”, như tên của nó, gián tiếp gây ra ung thư bằng cách thay đổi cảnh quan, có nghĩa là vi môi trường, tạo thuận lợi đối với sự hình thành khối u. Hiện tượng này đã được quan sát thấy trong ung thư ruột kết, nơi các môi trường mô đệm bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào biểu mô, dẫn đến sự hình thành ung thư (Hình 1). Lê Thị Lan Anh Cao h 19 ọc K18
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2009 2011 Hình 1. Các con đường hình thành ung thư đại trực tràng [3] 1.2. Hội chứng ung thư ruột kết Ung thư ruột kết hay còn gọi là ung thư đại trực tràng là một loại ung thư biểu mô rất thường gặp. Đây là một trong những bệnh ung thư biểu mô phổ biến nhất trên thế giới, là ung thư gây tử vong đứng thứ hai ở Mỹ và đang có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển [8, 19]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng chỉ sau ung thư dạ dày. Tương tự như các loại ung thư khác, nguyên nhân gây ra ung thư đại trực tràng có thể là do đột biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể (ung thư thứ phát) hoặc được di truyền từ cha mẹ. Rất khó xác định chắc chắn sự di truyền các gen ung thư góp bao nhiêu phần vào sự phát sinh ung thư trực tràng, nhưng con số ước tính về tỉ lệ ca ung thư trực tràng liên quan đến các gen ung thư bẩm sinh vào khoảng 15 50%. Độ tuổi mắc bệnh Lê Thị Lan Anh Cao h 20 ọc K18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn