Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Điều khiển truyền động máy gạt phôi bằng module PID mềm của PLC S7-300
lượt xem 7
download
Luận văn nghiên cứu hệ thống máy gạt phôi nhà máy Gang thép Lào Cai, PLC được ứng dụng để tự động hóa quá trình chuyển động của xe gạt thông thông qua chương trình điều khiển bằng module mềm PLC S7-300. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Điều khiển truyền động máy gạt phôi bằng module PID mềm của PLC S7-300
- 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP NGUYỄN HỒNG QUY ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG MÁY GẠT PHÔI BẰNG MODULE PID MỀM CỦA PLC S7300 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA Thái Nguyên – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 3 Lời nói đầu Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các thiết bị máy móc ngày càng trở lên tiện dụng hơn đối với con người, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các nghành công nghiệp đã trở thành xu thế tối ưu và là tất yếu, tự động hóa một hệ thống máy móc tối tân và phức tạp theo ý muốn của con người đã không còn là điều khó khăn đối với chúng ta. Các hệ thống điều khiển máy trong công nghiệp được áp dụng các quy luật điều khiển từ cổ điển cho tới hiện đại. Kết quả thu được là các hệ thống hoạt động với độ chính xác cao, tính ổn định bền vững, thời gian đáp ứng nhanh. Trong điều khiển công nghiệp, bộ điều khiển PID mềm PLC S7-300 là sự lựa chọn rất tối ưu cho các hệ thống điều khiển có hàm truyền( phương trình trạng thái) như điều khiển vị trí, điều khiển vận tốc, điều khiển mức, điều khiển nhiệt độ…PLC hiện tại được đưa vào ứng dụng rất rộng dãi trong công nghiệp, đặc biệt là trong các dây truyền sản xuất. Trong hệ thống máy gạt phôi nhà máy Gang thép Lào Cai, PLC được ứng dụng để tự động hóa quá trình chuyển động của xe gạt thông thông qua chương trình điều khiển bằng module mềm PLC S7-300. Để giúp cho việc học tập nghiên cứu vận hành sửa chữa hệ thống máy gạt phôi tự động nên em chọn đề tài luận văn là “ Điều khiển truyền động máy gạt phôi bằng module PID mềm của PLC S7-300”. Trong thời gian nghiên cứu và làm luận văn về thiết bị máy này em không tránh khỏi những thiếu sót mong các thầy cô và các bạn đóng góp thêm để em hoàn thiện luận văn này tốt hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 4 Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Võ Quang Lạp và các thầy cô đã tận tình hướng dẫn em về đề tài này, cảm ơn các thầy cô đã dành thời gian lắng nghe và chỉ bảo giúp em có thể tìm ra những sai sót và giải đáp các thắc mắc của em trong quá trình hoàn thiện luận văn. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY GẠT PHÔI. 1.1 TỔNG QUAN VỀ MÁY GẠT PHÔI. Máy gạt phôi thép là loại máy được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất thép, máy gạt phôi được sử dụng trong các nhà máy có quy mô sản xuất lớn vì nó đáp ứng được yêu cầu làm việc liên tục, chịu nhiệt cao, tải lớn và làm việc bền bỉ, giảm thiểu sức lao động của con người trong môi trường làm việc khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm... Trong quá trình làm việc phôi thép ra đến sàn vận chuyển thì vẫn còn rất nóng khoảng 300-600oC, vì vậy để vận chuyển phôi thép ra sàn làm nguội ta cần phải sử dụng máy gạt phôi để làm việc đó. Để tạo ra phôi thép, ban đầu người ta sẽ nấu luyện nước gang từ quặng sắt và các thành phần khác, nước gang được nấu luyện từ quặng sắt tại Lò cao và chuyển sang hệ thống Lò thổi của xưởng Luyện thép sau đó pha trộn thêm các chất như mangan, silic, huỳnh thạch, vôi, đô lô mít, Quặng sắt, hợp kim…được nấu luyện ở nhiệt độ cao thông qua hệ thống lò thổi đỉnh (hoặc thổi đáy, thổi sườn) bằng oxy cao áp tạo ra nước thép với mác thép tùy theo sự pha trộn chất, nhiệt độ để ra thép là 1600 độ tùy vào mác thép và thành phần thép sau đó nước thép sẽ được chuyển qua hệ thống đúc liên tục, tại đây người vận hành sẽ đo nhiệt thêm một lần nữa nhiệt độ yêu cầu là 1530 độ đến 1600 độ, hệ thống đúc liên tục sẽ tạo ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 5 các thanh phôi với mác thép theo yêu cầu của sản xuất về tỷ lệ pha trộn chất và tỷ lệ nước cũng như quá trình kéo dòng phôi thép, phôi thép được đúc thành hình thông qua hệ thống khuân đúc và hệ thống máy kéo nắn thép, tùy từng công suất nhà máy có thể là đúc 2 dòng thép, 3 dòng thép, 4 dòng thép.. Từ máy kéo nắn phôi thép sẽ được đưa ra hệ thống máy cắt phôi tự động, tại gian cắt phôi, phôi thép sẽ được cắt tự động tùy yêu cầu của sản xuất có thể là loại phôi 6m hoặc 12m, sau khi phôi thép được cắt thì phôi sẽ được chuyển ra sàn con lăn vận chuyển nhờ các con lăn dẫn hướng, từ sàn con lăn vận chuyển phôi thép sẽ được đưa tới sàn con lăn của máy gạt phôi, và máy gạt phôi có nhiệm vụ đưa phôi thép tới sàn nguội, để tập kết phôi ra kho chứa phôi. Hình 1.1: Mô hình hệ thống đúc liên tục 4 dòng phôi thép 1.1Công dụng của máy gạt phôi. Máy gạt phôi là một dạng xe di chuyển được đặt trên đường ray thanh răng của sàn làm nguội phôi thép có công dụng vận chuyển phôi từ sàn con lăn vận chuyển để đưa tới sàn lật từ sàn lật phôi thép sẽ được cầu trục đưa tới nơi xếp phôi, máy gạt phôi và sàn lật phôi ngoài việc vận chuyển phôi, làm nguội phôi, giảm thiểu sức lao động của con người còn có tác dụng chống phôi bị cong vênh, giúp sản phẩm đầu ra có chất lượng tốt hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 6 Hình 1.2: Máy gạt phôi thép 1.1.2Các truyền động trên máy. Máy gạt phôi có hai truyền động chính là truyền động chạy tiến và lùi( Truyền động về điện), truyền động nâng hạ thanh gạt để gạt phôi(Truyền động về điện khí nén). *Truyền động tiến và lùi: Xe gạt phôi sẽ chạy tiến lùi theo sự vận hành của người thao tác, chuyển động tiến/lùi có các đoạn biến tốc như sau. -Quá trình gạt phôi tiến:Dừng - Chậm - Nhanh-Chậm - Dừng. (0 m/p -5m/p-20m/p/5m/p-0m/p). Quá trình chạy tiến là khi gạt phôi ra sàn lật để làm nguội và lấy phôi đi. -Quá trình lùi xe gạt phôi:Dừng - Chậm - Nhanh-Chậm - Dừng. (0 m/p -5m/p-20m/p/5m/p-0m/p). Quá trình chạy lùi xe gạt phôi về vị trí ban đầu để chờ phôi ra và gạt đi. Khi tiến xe gạt phôi và lùi xe gạt phôi thì hệ thống có chút khác, khi gạt phôi đi động cơ làm việc có tải ở chế độ động cơ và hệ thống tăng tốc (Động cơlàm việc ở góc phần tư thứ nhất I), khi động cơ quay ngược về vị trí ban đầu nghĩa là động cơ làm việc không tải, động cơ làm việc ở chế độ động cơ (Góc phần tư thứ III), khi giảm tốc độ từ cao xuống thấp tùy theo chiều quay động cơ sẽ làm việc ở chế độ hãm động năng(ở góc phần tư thứ II và thứ IV). Sơ đồ các chế độ làm việc như sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 7 Hình 1.3: Các chế độ làm việc của xe gạt phôi. A1 :Xe chạy thuận với tốc độ cao. A2: Xe chạy thuận với tốc độ thấp. A1’: Xe chạy ngược với tốc độ cao. A2’: Xe chạy ngược với tốc độ thấp. B1, B2: Chế độ hãm khi xe giảm tốc từ tốc độ cao xuống tốc độ thấp chế độ chạy thuận. B1’, B2’: Chế độ hãm khi xe giảm tốc từ tốc độ cao xuống tốc độ thấp chế độ quay ngược. Tốc độ chậm ban đầu xe chưa chạy tới vị trí gạt thanh phôi xe sẽ chạy với tốc độ chậm khi tới vị trí gạt phôi thì xe sẽ được chạy với tốc độ nhanh hơn và khi gần tới vị trí trung chuyển với sàn lật thì xe lại chạy với tốc độ thấp để phôi được đưa vào ăn khớp với quá trình lật phôi của sàn lật.Các cấp tốc độ này được cài mặc định sẵn trong biến tần M440, việc thay đổi cấp tốc độ sẽ được thực hiện khi xe chạy tới vị trí các sensor cảm biến tiệm cận, vị trí các cảm biến được đặt đúng vị trí các điểm biến tốc. *Chuyển động nâng hạ thanh gạt để gạt phôi:Chuyển động này sẽ hoạt động theo hai chế độ đó là nâng hạ thanh gạt tự động và nâng hạ thanh gạt bằng tay. -Ở chế độ tự động thì khi xe gạt bắt đầu chuyển từ tốc độ thấp lên tốc độ cao thanh gạt sẽ tự động hạ xuống để giữ thanh phôi theo chiều tiến của xe gạt, khi hết hành trình gạt, phôi đưa tới vị trí trung chuyển sàn lật thì thanh gạt sẽ tự động được nâng lên. - Ở chế độ bằng tay thì người vận hành sẽ chủ động ấn nút trên bàn điều khiển để điều chỉnh quá trình nâng hạ của thanh gạt sao cho đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Chuyển động nâng hạ thanh gạt không sử dụng động cơ như chuyển động của xe gạt màthanh gạt nâng hạ được thực hiện thông quapittong xi lanh khí nén cao áp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 8 Cả hai chuyển động này đều được điều khiển thông qua PLC S7-300, tuy nhiên chỉ có chuyền động của xe gạt phôi là được điều khiển thông qua PID mềm của PLC S7-300 kết nối với biến tần Siemens M440, chính vì vậy trongđề tài luận văn này em chọn truyền động của xe gạt phôi để nghiên cứu và khảo sát. 1.1.3Sơ đồ cấu tạo máy gạt phôi như sau: 1.1.3.1 Cấu tạo cơ khí. Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo 1: Động cơ truyền động chính của máy gạt phôi (380v /45kw). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 9 2: Thanh gạt phôi sử dụng hệ thống khí nén điều khiển thông qua PLC. 3: Thanh ray để xe gạt phôi di chuyển. 4: Máng cáp để chứa cáp điện và đường khí nén. 5:Vị trí các cảm biến tiệm cận. 6: Xe gạt phôi. 7: Hai bánh tỳ động của xe. 8:Trụ đỡ cả hệ thống xe gạt phôi. 9: Ống mềm dẫn khí nén vào xi lanh. 10:Xi lanh khí nén. * Xe gạt phôi gồm: + Động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc (45kw) + Cơ cấu phanh hãm xi lanh khí nén + Hộp giảm tốc + Máy phát tốc +Cơ cấu thanh gạt khí nén + Máng cáp *Máng cáp là loại máng có thể cuộn tròn lại được khi xe di chuyển các cáp điện cáp tín hiệu,và các đường ống khí nén sẽ được đặt trên máng cáp này. *Thanh gạt trên xe gạt phôi được bố trí 8 thanh gạt và sử dụng xi lanh khí nén để nâng hạ thanh gạt, khí nén được cấp vào xi lanh với áp lực là 0,5-0,8Mpa. Hình 1.5: Xi lanh khí nén + Xi lanh khí nén(1) + Ống kim loại mềm dẫn khí nén(2) + Cơ cấu thanh gạt(3) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 10 + Ống kẽm DN25 dẫn khí nén, bộ chia khí(4) + Trục truyền chuyển động giúp nâng hạ thanh gạt(5) *Các cảm biến tiệm cận được lắp để định vị trí thay đổi tốc độ của xe gạt phôi. *Động cơ truyền động chính của máy gạt phôi: Hình 1.6: Động cơ + Động cơ roto lồng sóc công suất 45Kw/380v, 735r/min(1) + Bộ phanh hãm bằng xi lanh khí nén(2) + Hộp giảm tốc(3) + Máy phát tốc(4) *Thanh ray để xe gạt phôi di chuyển. Chiều dài của thanh ray là 9,42m, xe gạt phôi có thể di chuyển trên thanh ray là 6,91m trong khoảng như hình vẽ dưới. Hình 1.7: Thanh ray Một cơ cấu bánh răng gắn với trục truyền được lắp trên xe để ăn khớp với thanh ray này Hình 1.8: Bánh răng ăn khớp với thanh ray. 1.1.3.2 Cấu tạo về điện và điện điều khiển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 11 a, Mạch điện động lực: Hình 1.9: Sơ đồ mạch điện động lực xe gạt phôi Gồm: + Biến tần SIMATIC SIMENS M440 + Động cơ chính Động cơ 3 pharoto lồng sóc M1: 45KW + Động cơ phanh M2,M3:0.55KW + Áp tô mát ba pha: QF1, QF2, QF3 cấp nguồn cho biến tần và các động cơ. + KM1, KM2: Tiếp điểm các contactor dùng để điều khiển đóng ngắt điện cấp cho động cơ thông qua chương trình điều khiển. + Điện trở xả cho biến tần : R +Máy biến dòng L1. b, Nguyên lý hoạt động: Điện áp ba pha được cấp cho biến tần thông qua aptomat ba pha QF1, biến tần nhận tín hiệu điều khiển gửi từ bộ điều khiển PLC và tín hiệu cài đặt sẵn để điều khiển động cơ di chuyển xe gạt phôi, động cơ phanh làm việc đồng thời với quá trình điều khiển động cơ di chuyển xe gạt tức là khi cấp tín hiệu cho động cơ xe gạt phôi chạy thì động cơ phanh sẽ được cấp điện làm mở phanh, động cơ quạt gió cũng làm việc đồng bộ với động cơ xe gạt và động cơ phanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 12 Ngoài ra sau động cơ chính còn được gắn máy phát tốc, để lấy tín hiệu phản hồi âm tốc độ. - Biến tần M440 Simatic Siemens. Sử dụng biến tần ba pha của siemes với công suất là 45/55kw. Nhiệm vụ chính là điều khiển động cơ di chuyển xe gạt phôi thông qua tín hiệu từ bộ điều khiển PLC. - Máy phát tốc: Hình 1.10: Máy phát tốc + Nguyên lý hoạt động: Máy phát tốc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ + Cấu tạo: Gồm 2 phần, phần cảm và phần ứng, khi xuất hiện sự chuyển động tương đối giữa phần cảm và phần ứng thì trong phần ứng sẽ xuất hiện sức điện động tỷ lệ với tốc độ quay. 𝑑∅ e=- 𝑑𝑡 Máy phát tốc ta sử dụng cho máy gạt phôi là loại máy phát tốc một chiều điện áp đầu ra là 24VDC. Hình 1.11: Sơ đồ máy phát tốc một chiều + Stato (1) + Roto (2) + Chổi quét(3) + Cổ góp(4). Thực chất máy phát tốc một chiều là một loại máy phát điện một chiều loại nhỏ. - Điện trở xả của biến tần: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 13 Hay còn gọi là mạch hãm cho biến tần sơ đồ như sau. Hình 1.12 Mạch hãm Sử dụng điện trở hãm để xả bớt năng lượng dư thừa của biến tần. Điện trở hãm và bộ hãm thắng là một bộ phận rất quan trọng được sử dụng đi kèm biến tần trong những trường hợp hệ thống cần thời gian tăng/giảm tốc ngắn, tải có quán tính và momen thay đổi liên tục, tải nâng hạ, các ứng dụng tỏa chiều quay liên tục… Hình 1.13 Điện trở xả biến tần Điện trở xả sẽ giúp Biến tần xả bớt năng lượng dư thừa do Động cơ lúc này trở thành máy phát, điện áp được trả ngược lại Bus DC. Sẽ rất nguy hiểm nếu năng lượng này cứ tồn tại mà không bị triệt tiêu, chúng sẽ quay ngược lại đánh thủng Bus DC và gây cháy nổ IGBT, tụ nạp… Do đó việc dùng điện trở xả là quan trọng, giúp bảo vệ quá tải và quá nhiệt cho động cơ. Đồng thời đối với những ứng dụng đòi hỏi giảm tốc nhanh, triệt tiêu năng lượng hãm tái sinh, triệu tiêu nhiệt nhanh. Điện trở xả được ứng dụng nhiều trong điều khiển động cơ AC, đòi hỏi năng lượng hãm lớn, động cơ hoạt động quá tải liên tục. - Cảm biến tiệm cận: Hình 1.14 Cảm biến tiệm cận Cảm biến tiệm cận là loại ba dây(Xanh - đen - Trắng) 24-36VDC.Mục đích sử dụng là để định vị vị trí dừng xe gạt phôi và điểm thay đổi tốc độ xe gạt phôi, trong hệ thống xe sử dụng 4 vị trí đặt cảm biến tiệm cận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 14 1.2GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ KHỐI HỆ TRUYỀN ĐỘNG BIẾN TẦN ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỂU ĐIỀU KHIỂN BẰNG MODULE PID MỀM S7-300, ĐIỀU KHIỂN CHUYỂN ĐỘNG CHO MÁY GẠT PHỔI. 1.2.1 Tổng quan về hệ truyền động biến tần – động cơ điện xoay chiều điều khiển bằng module PID mềm S7-300. Hệ truyền động biến tần động cơ điện xoay chiều điểu khiển bởi máy tính hoặc PLC được sử dụng tế sản nhiều để truyền động cho các máy công nghiệp. Để hiểu rõ nguyên lý làm việc và khả năng ứng dụng của nó, ta nghiên cứu khảo sát và tính toán hệ truyền động này để đề xuất ứng dụng vào thực xuất. 1.2.1.1 Sơ đồ khối. Sơ đồ khối hệ truyền động được thể hiện như hình sau: Hình1.15 : Mô hình hệ thống Động cơ điện xoay chiều ba pha được điều chỉnh tốc độ nhờ thay đổi tần số, điện áp cung cấp cho nó lấy từ biến tần ba pha. Điều khiển hệ truyền động này được thực hiện nhờ bộ điều khiển PID của PLC S7-300. Để ổn định tốc độ thì có một mạch vòng phản hồi âm tốc độ dung encoder. Tín hiệu đặt Sp để điều chỉnh tốc độ động cơ thông thường được lấy ra từ máy tính hoặc một khâu riêng.Mạch vòng phản hồi âm dòng điện được cài sẵn tích hợp trong biến tần. a. Động cơ điện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 15 Động cơ này trong sơ đồ được điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi tần số. Từ phương trình momen của động cơ không đồng bộ: 3𝑈12 3𝑈12 .𝑃 3.𝑃 𝑈1 2 Mm = = = 2𝑥 𝑘 .𝜔 𝑠 2.2𝜋𝑓1 .2𝜋𝑓1 .𝐿 8𝜋 2 .𝐿 𝑓1 2𝜋𝑓1 Trong đó: 𝜔𝑠 = là tốc độ của từ trường quay. 𝑃 Ui= k’.∅. 𝑓tỉ lệ thuận với U1 Từ đó ta có 2 phương pháp điều khiển tốc độ: - Phương pháp thay đổi tần số nhưng giữ nguyên điện áp có dang đặc tính: Hình 1.16 : Đặc tính cơ khi thay đổi tần số điện áp không đổi. - Phương pháp vừa điều chỉnh tần số vừa điều chỉnh điện áp U/f=const có dạng đặc tính: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 16 Hình 1.17 : Đặc tính cơ khi thay đổi tần số và điện áp(U/f=const) Hiện nay để điều khiển tốc độ động cơ người ta dùng biến tần điều khiển tần số tạo ra khả năng ứng dụng của động cơ này rất lớn.Vì vậy, hệ thống biến tần động cơ điện xoay chiều đã và đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. b. Biến tần. Biến tần hay còn gọi là nghịch lưu là thiết bị dùng để biến đổi điện áp hay dòng điện một chiều thành điện áp xoay chiều ở tần số khác nhau. Biến tần có thể là một pha hay bap ha. Hiện tại biến tần có nhiều hang sản xuất, biến tần có hai khối chủ yếu là: Khối động lực và khối điều khiển. *Khối động lực. Khối động lực của biến tần có thể dùng các linh kiện bán dẫn thyristor hoặc Tranzitor công suất. Biến tần được ứng dụng để điều chỉnh tốc độ động cơ, thông thường biến tần là biến tần nguồn áp, với linh kiện là tranzitor công suất, sơ đồ mạch động lực như hình sau: Hình 1.18 : Sơ đồ nghịch lưu độc lập nguồn áp 3 pha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 17 Trong sơ đồ này các tranzitor từ T1÷T6 làm nhiệm vụ nghịch lưu diot D1÷D6 làm nhiệm vụ chỉnh lưu để trả năng lượng của phụ tải cho nguồn( Ví dụ khi hãm tái sinh). Với sơ đồ nghịch lưu trên dựa vào tính chất của điện áp ba pha xoay chiều, chúng ta không chế sẽ nhận được điện áp xoay chiều bapha trên phụ tải(ZA,ZB,ZC) với tần số khác nhau. *Khối điều khiển. Khối điều khiển của biến tần làm nhiệm vụ điều khiển điện áp ra và tần số ra của biến tần, đối với biến tần bapha có ba phương pháp điều khiển: - Phương pháp kinh điển. - Điều khiển độ rộng xung(PWM- Pulse Wildh Modulation). -Điều khiển theo phương pháp vector không gian(Space Vector Modulation). + Điều khiển độ rộng xung(PWM). Dạng song điện áp ra biến tần khi điều khiển theo phương pháp PWM có dạng như hình Nội dung của phương pháp này là tạo ra một tín hiệu chuẩn có tần số bằng tần số ra và biên độ tỷ lệ với biên độ điện ra nghịch lưu. Tín hiệu này sẽ được so sánh với một tín hiệu răng cưa có tần số lớn hơn rất nhiều tần số của tín hiệu chuẩn. Giao điểm của hai tín hiệu này xác đinh thời điểm đóng mở van công suất, điện áp ra có dạng xung cới độ rộng thay đổi theo từng chu kỳ. Hình 1.19 Dạng xung +Phương pháp điều chế vector không gian(SVM). - Thành lập vector không gian. Đối với nguồn áp ba pha cân bằng ta luôn có phương trình sau: ua(t) + ub(t)+ uc(t)=0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 18 Và bất kỳ hàm số nào thỏa mãn phương tình trên đều có thể chuyển sang hệ tọa độ hai chiều vuông góc. Ta có thể biểu diễn phương trình trên dưới dạng ba vector gồm [ua 0 0]T trung với trục x, vector [0 ub 0]T lệch một góc 1200 và vector [0 0 uc]T lệch một góc 2400 so với trục x như hình sau: Hình 1.20: Hình biểu diễn vector không gian tọa độ x0y Từ đó ta xây dựng được phương trình của vector không gian trong hệ tọa độ phức như sau: 2𝜋 2𝜋 2 u(t) = (𝑢𝑎 + 𝑢𝑏 𝑒 𝑗 3 + 𝑢𝑏𝑐 𝑒 −𝑗 3 ) 3 Trong đó 2/3 là hệ số biến hình, phân tích u(t) trong phương trình trên thành phần thực và phần ảo. ut =ux +juy Ta xây dựng được công thức chuyển đổi hệ tọa độ từ ba pha abc sang hệ tọa độ phưc x-y bằng cách cân bằng phần thực và phần ảo. 2 u(t) = [(𝑢𝑎 + 𝑢𝑏 (cos(2𝜋 3) + 𝑗(sin 2𝜋 3 + 𝑢𝑐 (cos −2𝜋 3 − 𝑗(sin 2𝜋 3 ] 3 2 𝑢𝑥 = (2𝜋 3)+ 𝑢𝑏 (cos [𝑢𝑎 + 𝑢𝑏 (cos (−2𝜋 3)] 3 => 2 𝑢𝑦 = (2𝜋 3) − 𝑢𝑐 (sin(−2𝜋 3)] [𝑢𝑏 sin 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 19 1 1 𝑢𝑎 𝑢𝑥 2 1− − => 𝑢𝑦 = 0 2 3 2 3 𝑢𝑏 3 2 − 2 𝑢𝑐 Tiếp theo hình thành tọa độ quay α-β bằng cách cho hệ tọa độ x-y quay với vận tốc góc ωt. Ta có công thức chuyển đổi hệ tọa độ như sau: 𝜋 𝑢𝛼 (𝜔𝑡)cos cos ( + (𝜔𝑡)) 2 𝑢𝑥 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡) −𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑡) 𝑢𝑥 𝑢𝛽 = 𝜋 𝑢𝑦 = 𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑡) 𝑢𝑦 𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑡) cos ( + (𝜔𝑡)) 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡) 2 Nguồn áp ba pha tạo ra là cân bằng và Sin nên ta có thể viết lại phương trình điện áp pha như sau: 𝑢𝑎 = 𝑉𝑚 sin(𝜔𝑡) 𝑢𝑏 = 𝑉𝑚 sin(𝜔𝑡 − 2𝜋/3) 𝑢𝑐 = 𝑉𝑚 sin(𝜔𝑡 + 2𝜋/3) Ta có: u(t) = Vrejθ = Vrejωt Thể hiện vector không gian có biên độ Vr quay với vận tốc góc ωt quanh gốc tọa độ 0. −1 −1 𝑞1 𝑉𝐿𝛼 2 3 1 2 2 𝑉𝐿𝛽 = 3 𝑉 𝑞3 2 𝑠 3 3 0 − 𝑞5 2 2 Trong đó 2 để chuyển từ giá trị biên độ sang giá trị hiệu dụng, 3 chuyển giá trị điện áp pha thành điện áp dây. Vector điện áp dây sẽ sớm pha hơn điện áp pha một góc π/6. Nếu ghép các trạng thái có thể có của q1 q3 và q5 ta thu được phương trình điện áp dây theo các trạng thái của các khóa. 2 2 𝑗 2𝑛−1 𝜋/6 2 2𝑛−1𝜋 2𝑛−1𝜋 𝑉𝑛 = 𝑒 = 𝑐𝑜𝑠 + 𝑗𝑠𝑖𝑛 3 3 6 6 Với n=0,1,2,3….,6 ta thành lập được 6 vector không gian V1 – V6 và hai vector 0 là V0 và V7 như sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 20 Hình 1.21: Các vector không gian từ 1 đến 6. Hình 1.21: Trạng thái đóng ngắt các van Vector Trạng thái các khóa Điện áp pha Điện áp dây điện áp Q1 Q3 Q5 Van Vbn Vcn Vab Vbc Vac V0 0 0 30 0 0 0 0 0 0 V1 1 0 0 2/3 1/3 1/3 1 0 -1 V2 1 1 0 1/3 1/3 -2/3 0 1 -1 V3 0 1 0 -1/3 2/3 -1/3 -1 1 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Mô hình tổ chức thi công hệ kết cấu bê tông cốt thép nhà cao tầng
76 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán nội lực và chuyển vị của hệ khung bằng phương pháp phần tử hữu hạn
81 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán kết cấu bằng phương pháp so sánh
84 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Một cách tiếp cận mới để phân tích nội lực, chuyển vị bài toán tuyến tính kết cấu dàn chịu tải trọng tĩnh
65 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phân tích ổn định của thanh bằng phương pháp chuyển vị cưỡng bức
71 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu dao động tự do của thanh lời giải bán giải tích
63 p | 19 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp phần tử hữu hạn đối với các bài toán dầm nhiều nhịp chịu tác dụng của tải trọng tĩnh
68 p | 27 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp phần tử hữu hạn đối với bài toán dầm đơn có xét biến dạng trượt ngang chịu tải trọng phân bố đều
89 p | 45 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp phần tử hữu hạn đối với bài toán dầm liên tục
80 p | 47 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu dao động đàn hồi của thanh
64 p | 28 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán khung phẳng chịu uốn có xét đến biến dạng trượt ngang
65 p | 14 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu ổn định của cột bê tông cốt thép theo TCVN 5574 - 2012
78 p | 41 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu ổn định đàn hồi của thanh bằng phương pháp phần tử hữu hạn
77 p | 23 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán hệ dầm chịu uốn có xét đến biến dạng trượt ngang
92 p | 26 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Nghiên cứu nội lực và chuyển vị của dây mềm theo phương pháp nguyên lý cực trị Gauss
78 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp mới phân tích tuyến tính ổn định cục bộ kết cấu dàn
82 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Phương pháp phần tử hữu hạn đối với bài toán dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều
67 p | 27 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kĩ thuật: Tính toán khung phẳng chịu uốn theo phương pháp phần tử hữu hạn
81 p | 35 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn