intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc thực hiện đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Nhận diện được các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV trên địa bàn TP HCM; xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV trên địa bàn TP HCM; kiểm tra sự khác biệt về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa nhóm các DN có lĩnh vực hoạt động hay nguồn vốn khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ NGUYỄN NGỌC BÍCH CHÂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ NGUYỄN NGỌC BÍCH CHÂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP HCM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÍCH LIÊN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán: Nghiên cứu tại các DNNVV tại TP. HCM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Bích Liên. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả các phần kế thừa, trích dẫn đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2020 (Đã chỉnh sửa ngày 07 tháng 07 năm 2020) Tác giả Nguyễn Ngọc Bích Châu
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... 3 MỤC LỤC .......................................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... 8 DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................. 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 10 TÓM TẮT .......................................................................................................... 1 ABSTRACT ....................................................................................................... 2 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng khảo sát ................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 5. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 6 1.1 Các nghiên cứu có liên quan ........................................................................ 6 1.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán ...................................... 6 1.1.2 Các nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán .............. 7 1.1.3 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán ........................................................................................... 8 1.1.2.1 Nhân tố nhà quản lý ....................................................................... 9 1.1.2.2 Nhân tố người dùng hệ thống ....................................................... 11 1.1.2.3 Nhân tố chuyên gia bên ngoài ...................................................... 12 1.1.2.4 Nhân tố nguồn lực tài chính ......................................................... 13 1.1.2.5 Nhân tố sự phức tạp của hệ thống ................................................ 13 1.1.2.6 Kinh nghiệm về việc thực hiện HTTTKT .................................... 14 1.1.2.7 Kiến thức chuyên môn trong nội bộ ............................................. 14 1.1.2.8 Chất lượng dữ liệu ........................................................................ 15
  5. 1.1.3 Một số nghiên cứu ở Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán ...............................................................15 1.2 Xác định khe hổng nghiên cứu ...................................................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................19 2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán ...................................................19 2.2 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa.....................................................19 2.2.1 Phân loại các DNNVV và đặc điểm của các DNNVV .......................19 2.2.2 Vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam ........................21 2.2.3 Đặc điểm hệ thống thông tin kế toán trong các DNNVV ...................21 2.3 Lý thuyết nền ..............................................................................................23 2.3.1 Chu trình phát triển một hệ thống thông tin ........................................23 2.3.1.1 Sự cần thiết phát triển một hệ thống thông tin .............................23 2.3.1.2 Chu trình phát triển một hệ thống thông tin .................................24 2.3.1.3 Đối tượng tham gia vào chu trình phát triển hệ thống .................25 2.3.1.4 Vận dụng trong nghiên cứu ..........................................................27 2.3.2 Lý thuyết ngẫu nhiên ...........................................................................28 2.3.2.1 Tổng quan lý thuyết ngẫu nhiên ...................................................28 2.3.2.2 Vận dụng trong nghiên cứu ..........................................................31 2.3.3 Mô hình hệ thống thông tin thành công ..............................................31 2.3.3.1 Nội dung .......................................................................................31 2.3.3.2 Vận dụng trong nghiên cứu ..........................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................36 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................36 3.2 Mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu ...........................37 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................37 3.2.2 Khái niệm nghiên cứu .........................................................................38 3.2.3 Phát triển giả thuyết nghiên cứu ..........................................................39
  6. 3.2.3.1 Sự tham gia của nhà quản lý và tính hữu hiệu của HTTTKT ...... 39 3.2.3.2 Kiến thức về HTTTKT của nhà quản lý và tính hữu hiệu của HTTTKT ........................................................................................................... 40 3.2.3.3 Sự tham gia của người dùng và tính hữu hiệu của HTTTKT ...... 41 3.2.3.4 Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài và tính hữu hiệu của HTTTKT ........................................................................................................... 41 3.2.3.5 Chất lượng dữ liệu và tính hữu hiệu của HTTTKT ..................... 42 3.3 Thang đo các biến nghiên cứu ................................................................... 43 3.3.1 Thang đo biến phụ thuộc ..................................................................... 43 3.3.2 Thang đo biến độc lập ......................................................................... 44 3.3.2.1 Sự tham gia của nhà quản lý ........................................................ 44 3.3.2.2 Kiến thức về HTTTKT của nhà quản lý ...................................... 45 3.3.2.3 Sự tham gia của người dùng ........................................................ 45 3.3.2.4 Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài ......................................... 46 3.3.2.5 Chất lượng dữ liệu ........................................................................ 47 3.4 Nghiên cứu định lượng............................................................................... 47 3.4.1 Đối tượng và thời gian thu thập dữ liệu .............................................. 47 3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................... 48 3.4.3 Thu thập dữ liệu .................................................................................. 48 3.4.4 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 49 3.4.4.1 Xác định kích thước mẫu ............................................................. 49 3.4.4.2 Phương pháp chọn mẫu ................................................................ 49 3.4.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 49 3.4.5.1 Chuẩn bị dữ liệu và mã hóa dữ liệu ............................................. 49 3.4.5.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach alpha ........... 52 3.4.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................. 52 3.4.5.4 Phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính bội ........................... 53 3.4.5.5 Phân tích phương sai ANOVA..................................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................. 55
  7. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................56 4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát .....................................................................56 4.2 Phân tích thang đo ......................................................................................57 4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo ...............................................................57 4.2.2 Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ......62 4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến độc lập..........................62 4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến phụ thuộc .....................67 4.3 Phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính bội .........................................68 4.3.1 Phân tích tương quan ...........................................................................68 4.3.2 Phân tích hồi qui tuyến tính bội ..........................................................69 4.3.3 Kiểm tra một số giả định hồi qui .........................................................71 4.3.4 Phương trình hồi qui tuyến tính bội và tổng kết các các giả thuyết ....72 4.4 Phân tích phương sai ANOVA ...................................................................74 4.4.1 Kiểm định sự khác biệt về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa nhóm các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động khác nhau .............................................74 4.4.2 Kiểm định sự khác biệt về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa nhóm các doanh nghiệp có nguồn vốn hoạt động khác nhau ..........................................74 4.5 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .................................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................78 CHƯƠNG 5: HÀM Ý NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN .................................79 5.1 Hàm ý nghiên cứu ......................................................................................79 5.1.1 Hàm ý lý thuyết ...................................................................................79 5.1.2 Hàm ý thực tiễn ...................................................................................79 5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................82 5.3 Kết luận ......................................................................................................82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.3: Chu trình phát triển một hệ thống thông tin ................................ 29 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán .................................................................................................... 32 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài .................................................. 40 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................ 41 Hình 4.1: Biểu đồ Histogram ...................................................................... 76 Hình 4.2: Biểu đồ Scatter ............................................................................ 77
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát ...................................................... 61 Bảng 4.2: Mô tả thang đo .............................................................................63 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ................... 65 Bảng 4.4: Phân tích KMO và Bartlett’s Test ...............................................67 Bảng 4.5: Phân tích phương sai trích ........................................................... 68 Bảng 4.6 Rotated Component Matrix .......................................................... 69 Bảng 4.7 Phân tích KMO và Bartlett’s Test ................................................70 Bảng 4.8: Phân tích phương sai trích ........................................................... 70 Bảng 4.9 Rotated Component Matrix .......................................................... 71 Bảng 4.10 Phân tích KMO và Bartlett’s Test ..............................................72 Bảng 4.11: Phân tích phương sai trích ......................................................... 72 Bảng 4.12 Component Matrix ......................................................................73 Bảng 4.13: Phân tích tương quan Pearson ................................................... 73 Bảng 4.14 Phân tích ANOVA ......................................................................75 Bảng 4.15: Tóm tắt các tham số của mô hình ..............................................75 Bảng 4.16: Kết quả hồi qui ..........................................................................75 Bảng 4.17: Đánh giá các giả thuyết ............................................................ 78 Bảng 4.18: Kiểm định Levene’s Test ........................................................... 79 Bảng 4.19: Kiểm định One-way ANOVA ................................................... 79 Bảng 4.20: Kiểm định Levene’s Test ........................................................... 80 Bảng 4.21: Kiểm định One-way ANOVA .................................................. 80 Bảng 4.22: Thống kê trung bình nguồn vốn ...............................................80
  11. TÓM TẮT Bài nghiên cứu được thực hiện để xem xét mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong bối cảnh tại Việt Nam có ít các nghiên cứu liên quan và các nghiên cứu thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT và đo lường mức độ ảnh hưởng này. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số hàm ý để xây dựng một HTTTKT hữu hiệu cho các DNNVV. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng với việc thu thập dữ liệu khảo sát của hơn 200 người sử dụng HTTTKT, sau đó dùng phần mềm SPSS để phân tích kết quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đều có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT. Sau đó, đề tài nghiên cứu đưa ra một số gợi ý đối với nhà quản lý, người dùng hệ thống và các chuyên gia bên ngoài để có thể xây dựng một HTTTKT hữu hiệu. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số hạn chế của đề tài về phương pháp chọn mẫu hay phạm vi nghiên cứu để gợi ý cho các nghiên cứu mới trong tương lai. Từ khóa: Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán, Doanh nghiệp nhỏ và vừa,, Thành phố Hồ Chí Minh
  12. ABSTRACT The study was conducted to examine the impact of a number of factors on the effectiveness of the Accounting information system in the Vietnamese context in which few related studies have been carried out and they are conducted on many different aspects. The objective of the thesis is to identify factors that affect the effectiveness of Accounting information systems and measure this effect. On that basis, the thesis provides some implications for building an effective Accounting information system for small and medium-sized businesses. The author made use of the quantitative method, conducted a survey, obtained data from more than 200 users of an Accounting information system, then analyzed the results by using SPSS. The research results show that all the five factors in the proposed research model affect the effectiveness of the accounting information system. After that, the research provides some suggestions to managers, system users and external experts of how to build an effective accounting information system. Finally, the author presents some limitations in terms of the sampling methods or research scope to make suggestion for further research. Keywords: The effectiveness of Accounting Information Systems, Small and medium sized enterprises, Ho Chi Minh City
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tầm quan trọng của hệ thống thông tin đối với hoạt động các doanh nghiệp ngày càng được thừa nhận rộng rãi (Thong và Yap, 1995). Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng tạo ra áp lực cắt giảm các chi phí, đòi hỏi các doanh nghiệp phải khai thác hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ thông tin (Petter và cộng sự, 2008). Trong một nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Ngọc (2013), tác giả cho rằng việc đầu tư vào hệ thống thông tin là một dự án đầu tư quan trọng và khá tốn kém cho các doanh nghiệp nhưng một số hệ thống thông tin khi ứng dụng chỉ mang lại những ảnh hưởng trung lập hoặc tiêu cực với chỉ khoảng 20% hệ thống thông tin được ứng dụng thành công. Những phân tích này cho thấy sự cần thiết trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán để tránh sự lãng phí về nguồn vốn và nhân lực. Người ta nhận thấy những tiện ích mà hệ thống thông tin đem lại như hỗ trợ trong việc ra quyết định, thương mại điện tử, hệ thống kiểm soát thông tin…, (Petter và cộng sự, 2008). Từ đó, hệ thống thông tin kế toán trở nên quan trọng đối với mọi tổ chức, dù là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Đây là một công cụ được phát triển để hỗ trợ trong việc kiểm soát và quản lý lĩnh vực kinh tế tài chính của một tổ chức (Soudani, 2012). Kế toán được xem là một công cụ có vai trò quan trọng trong việc ghi nhận, phản ánh và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý, điều hành và ra quyết định của một doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức kế toán trở thành một xu hướng tất yếu của xã hội. Từ đó, hệ thống thông tin kế toán trở thành một công cụ hỗ trợ tích cực trong việc hoạch định chiến lược, chính sách của các nhà quản lý doanh nghiệp và là công cụ hỗ trợ công việc của các cá nhân có liên quan hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc đầu tư này chỉ mang lại hiệu quả khi hệ thống thông tin kế toán chứng tỏ được tính hữu hiệu đối với hoạt động của tổ chức.
  14. 2 Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán được thể hiện qua những lợi ích thu được hay những tác động đối với cá nhân người dùng khi sử dụng hệ thống thông tin. Gable và cộng sự (2008) cho rằng lợi ích cá nhân trong trường hợp này được đo lường thông qua một số nhân tố như: tính hữu hiệu trong việc ra quyết định, hệ thống giúp cải thiện năng suất làm việc cá nhân hay giúp người dùng nâng cao nhận thức về thông tin liên quan đến công việc. Nghiên cứu của Iivari (2005) chỉ ra được một số lợi ích cá nhân trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin như: tính hiệu quả trong công việc, hệ thống giúp đơn giản hóa công việc của người dùng, hay làm cho người dùng cảm nhận được rằng họ học được nhiều hơn từ hệ thống. Hệ thống thông tin được phát triển nhằm mục đích trợ giúp các cá nhân trong công việc hằng ngày (Petter và cộng sự, 2008), từ đây, hiệu quả hoạt động của từng cá nhân riêng lẻ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả chung của tổ chức. Trên thế giới, các nghiên cứu kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT còn rời rạc, chủ yếu mỗi nghiên cứu đo lường sự ảnh hưởng của một hoặc một nhóm nhân tố nhất định nào đó. Nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2007) hay Ashari (2008) cùng cho rằng kiến thức, sự hỗ trợ của nhà quản lý giúp tạo ra một hệ thống thông tin có chất lượng. Trong một nghiên cứu khác của Ismail và cộng sự (2009), tác giả phát hiện ra các nhà cung cấp phần mềm cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến việc xây dựng một hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu và cho rằng các doanh nghiệp nên quan tâm đến việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Như vậy, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán còn rời rạc, chưa có sự tổng hợp và xem xét, xếp hạng, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của các nhân tố này đến tính hữu hiệu của HTTTKT. Tại Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán cũng như nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán. Nghiên cứu về việc nhận dạng các tiêu chí để đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT có nghiên cứu của Lê Ngọc Mỹ Hằng và Hoàng Giang (2012) hay nghiên
  15. 3 cứu của Huỳnh Thị Kim Ngọc (2013). Cụ thể, nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Ngọc (2013) phát hiện ra 3 tiêu chí hoàn toàn không có trong nghiên cứu của Lê Ngọc Mỹ Hằng và Hoàng Giang (2012). Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán thì có nghiên cứu của Trương Thị Cẩm Tuyết (2016), trong đó, tác giả nghiên cứu 4 nhóm nhân tố chính là nhà quản lý, người dùng hệ thống và chuyên gia bên ngoài và mức độ ứng dụng CNTT. Ở các DNNVV, do hạn chế về quy mô nguồn vốn và nguồn nhân lực, việc sử dụng một hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu sẽ giúp các DNNVV tận dụng tối đa được những lợi ích do hệ thống thông tin kế toán mang lại đồng thời giảm lãng phí vào việc sử dụng một hệ thống thông tin kế toán phức tạp, không phù hợp với đặc điểm quản lý kinh doanh. Thông qua việc tổng quan các dòng nghiên cứu trong quá khứ, kết nối các nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán, những lợi ích khi áp dụng một HTTTKT hữu hiệu, tác giả nhận thấy nhu cầu cần thiết nhận diện và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến việc xây dựng một hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng thông tin để doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức, quản lý. Từ đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán: Nghiên cứu tại các DNNVV tại TP HCM” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc thực hiện đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: - Thứ nhất, nhận diện được các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV trên địa bàn TP HCM. - Thứ hai, xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV trên địa bàn TP HCM. - Thứ ba, kiểm tra sự khác biệt về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa nhóm các DN có lĩnh vực hoạt động hay nguồn vốn khác nhau.
  16. 4 - Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số gợi ý về việc thiết kế, xây dựng một hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu và mang lại lợi ích cho cá nhân của người sử dụng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu của đề tài: sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán. Đối tượng khảo sát: Người sử dụng hệ thống thông tin kế toán của các DNNVV tại TP HCM Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại TP HCM trong khoảng thời gian từ tháng 06/2019 đến tháng 02/2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng phương pháp định lượng. Trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành tìm hiểu, thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu cũng như các lý thuyết nền tảng liên quan đến hệ thống thông tin kế toán, vai trò của hệ thống thông tin kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT. Nghiên cứu định lượng: tác giả thu thập dữ liệu dựa theo bảng câu hỏi khảo sát dưới dạng thang đo Likert 5 cấp độ, sử dụng phần mềm để phân tích dữ liệu nhằm xác định và xem xét mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán và kiểm tra sự khác biệt về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa nhóm các DN có lĩnh vực hoạt động hay nguồn vốn khác nhau. 5. Đóng góp của luận văn Đề tài được thực hiện trên cơ sở kỳ vọng đưa ra những đóng góp về mặt học thuật lẫn thực tiễn cho việc xây dựng một hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một mô hình nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán cũng như kiểm định lại mô hình tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu thực nghiệm được kỳ vọng đưa ra những gợi ý trong việc xác định và kiểm soát các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
  17. 5 của hệ thống thông tin kế toán, từ đó đưa ra những hàm ý về việc xây dựng một hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu có thể đáp ứng được các nhu cầu của một tổ chức. 6. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu tóm tắt lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu của nghiên cứu, đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu và một số đóng góp của đề tài. Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu Trình bày các dòng nghiên cứu chính liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: các nghiên cứu về HTTTKT nói chung, các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT, các nghiên cứu về một số nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT. Từ đó xác định khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương này trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán, và hướng vận dụng một số lý thuyết nền vào đề tài nghiên cứu để hỗ trợ cho các nhân tố và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất Trong chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, các khái niệm nghiên cứu cũng như các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, trình bày thang đo các khái niệm nghiên cứu và phương pháp kiểm định các giả thuyết. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Nội dung chương này trình bày các kết quả phân tích như thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định giả thuyết nghiên cứu và kiểm định một số sự khác biệt. Chương 5: Bàn luận và kết luận Chương cuối cùng đưa ra những kết luận từ kết quả nghiên cứu của đề tài, những hạn chế còn tồn đọng và một số hàm ý quản lý. Đồng thời, chương này cũng đưa ra những gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai.
  18. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu có liên quan 1.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán Dựa trên những nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán, có thể thấy trong quá khứ, các tác giả chủ yếu đi theo năm dòng nghiên cứu chính là: lý thuyết chấp nhận công nghệ, lý thuyết khoa học thiết kế, khoa học nhận thức, giá trị công nghệ thông tin dưới góc độ doanh nghiệp, lý thuyết về kiểm toán và kiểm soát. Trong một nghiên cứu của Vasseen (2009), tác giả này đã tổng hợp các lý thuyết như sau: + Lý thuyết chấp nhận công nghệ ứng dụng vào hệ thống thông tin kế toán bắt nguồn từ quan điểm về công nghệ thông tin và sự chấp nhận những cải tiến của người dùng tiềm năng (Bedard và cộng sự, 2003; Li và Pinsker, 2005; Rose và Kraemmergaard, 2006; Gelinas và Gogan, 2006; Pennington và cộng sự, 2006). + Lý thuyết khoa học thiết kế chiếm ưu thế vài thập kỷ trước khi McCarthy phát triển phương pháp REA (McCarthy, 1979, 1982, 2003; Dunn và McCarthy, 1997). Hiện tại lý thuyết này chủ yếu liên quan đến mô hình hóa dữ liệu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu vì các đại diện của thế giới thực khá khan hiếm (Geerts và McCarthy, 2002; Borthick và Jones, 2007). + Mô hình khoa học nhận thức sử dụng các mô hình tính toán và xử lý thông tin của tâm trí con người để nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán (Ray và cộng sự, 2003; Bowen và cộng sự, 2003; Wheeler và cộng sự, 2004; Dilla và Steinbart, 2005; Wheeler và Jones, 2006; Peng và cộng sự, 2007). + Lý thuyết về giá trị công nghệ thông tin dưới góc độ doanh nghiệp thảo luận và các giá trị mà doanh nghiệp nhận được khi ứng dụng công nghệ thông tin như những lợi ích về kinh tế, lợi ích quản trị, lợi ích xã hội (Dehning và cộng sự, 2006; Elbashir và cộng sự, 2008; Kobelsky và cộng sự, 2008; Bradley, 2008; Brazel và Dang, 2008; Bajaj và cộng sự, 2008; Wang và Alam, 2007). + Lý thuyết về kiểm toán và kiểm soát tập trung vào các hệ thống được đưa ra để cải thiện chất lượng thông tin kế toán. Trọng tâm có thể là kiểm soát đầu vào và đầu ra của hệ thống thông tin kế toán (kiểm soát nội bộ và kiểm soát quản lý)
  19. 7 hoặc các kiểm soát trong chính hệ thống thông tin kế toán. Các tài liệu trong mô hình này nghiên cứu các chủ đề như kiểm toán liên tục, niêm phong web, bảo mật thông tin và phương pháp truy vấn dữ liệu (O'Donnell, 2005; Alles và cộng sự, 2008; Borthick và Curtis, 2008; Walters, 2007; Abu -Musa, 2006). Công nghệ thông tin phát triển có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp (Romney và Steinbart, 2017), giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí trong hoạt động kế toán. Hệ thống thông tin kế toán có khả năng thực hiện ba chức năng quan trọng cho một tổ chức là thu thập, lưu trữ dữ liệu về nguồn lực, hoạt động của một tổ chức; chuyển đổi dữ liệu thành thông tin có ích phục vụ việc lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá các hoạt động; cung cấp các hoạt động kiểm soát đảm bảo an toàn cho dữ liệu (Romney và Steinbart, 2017). Do đó, hệ thống thông tin kế toán được xem là một phần quan trọng không thể thiếu để kiểm soát thông tin kinh tế, tài chính và phục vụ việc đưa ra những quyết định hiệu quả. Có rất nhiều hướng nghiên cứu về hệ thống thông tin trong quá khứ, tuy nhiên năm dòng nghiên cứu trên thường được các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Căn cứ trên việc phân tích năm dòng nghiên cứu về hệ thống thông tin trong quá khứ, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên quan điểm của lý thuyết về giá trị công nghệ thông tin dưới góc độ doanh nghiệp để xem xét những lợi ích về mặt kinh tế cũng như về mặt quản trị khi ứng dụng thành công một hệ thống thông tin có tính hữu hiệu đối với doanh nghiệp. 1.1.2 Các nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán Tính hữu hiệu của HTTTKT là một trong những biến phụ thuộc quan trọng trong các nghiên cứu về HTTTKT (DeLone và McLean, 1992; Thong và cộng sự, 1996; Seddon, 1997; Foong, 1999; Thong, 2001). Raymond (1990) đã xác định tính hữu hiệu của HTTTKT được xem như là những đóng góp mà HTTTKT đem lại cho mục đích hoạt động của tổ chức. Nghiên cứu của Nicolaou (2000) ủng hộ quan điểm tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán phụ thuộc vào sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán tích hợp với các yếu tố thuộc về tổ chức như cấu trúc tổ
  20. 8 chức, chức năng hoạt động của tổ chức, một hệ thống thông tin hữu hiệu có thể đáp ứng nhu cầu kiểm soát và nhu cầu thông tin của tổ chức đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa rõ yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến HTTTKT bởi vì định nghĩa và đưa ra tính hữu hiệu của HTTTKT thì khác nhau giữa các nghiên cứu (de Guinea và cộng sự, 2005). Theo một số nghiên cứu, tính hữu hiệu của HTTTKT bao gồm cách sử dụng HTTTKT (Lai, 1994; Magal và Lewis, 1995; Foong, 1999), sự thỏa mãn của người dùng (Bailey và Pearson, 1983; Montazemi, 1988; Yap và cộng sự, 1992; Raymond và Bergeron, 1992; Foong, 1999), hiệu quả của dự án, hiệu quả của dịch vụ và hiệu quả kinh tế (Yap và cộng sự, 1992). Thông qua việc tìm hiểu khái niệm về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán, tác giả nhận thấy có sự khác nhau giữa các nghiên cứu và tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán được xem xét ở nhà nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo quan điểm và bối cảnh nghiên cứu cụ thể. 1.1.3 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán Vì những lợi ích của việc ứng dụng hệ thống thông tin kế toán mang lại cho các doanh nghiệp nên đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới, chủ yếu là nghiên cứu thực nghiệm để nhận diện và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán. Trong quá trình tổng hợp các nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả nhận thấy một số nhóm nhân tố chủ yếu như sau: + Nhân tố nhà quản lý bao gồm các cam kết quản lý, sự hỗ trợ của nhà quản lý, kiến thức kế toán của nhà quản lý hay sự am hiểu về HTTTKT của nhà quản lý. + Nhân tố người dùng hệ thống bao gồm sự tham gia của người dùng, năng lực người dùng + Nhân tố sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài + Nhân tố nguồn lực tài chính phân bổ cho việc đầu tư vào HTTTKT + Nhân tố độ phức tạp của hệ thống + Nhân tố kinh nghiệm về việc thực hiện HTTTKT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2