intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công – Nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

36
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả của bài nghiên cứu sẽ giúp các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Long An xác định được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLTT trên BCTC tại đơn vị của mình. Từ đó có những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao CLTT trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công – Nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC khu vực công – nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu của tôi. Những thông tin sử dụng được ghi rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn. TP.HCM, ngày….tháng…năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Loan
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4 6. Đóng góp của đề tài.........................................................................................4 7. Kết cấu luận văn ..............................................................................................4 Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .......5 1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài .......................................................5 1.1.1. Tổng quát các nghiên cứu về CLTT BCTC ........................................5 1.1.2. Tổng quát các nghiên cứu liên quan đến nhân tố tác động đến CLTT BCTC .............................................................................................................7 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ........................................................9 1.2.1. Tổng quát các nghiên cứu về CLTT BCTC ........................................9 1.2.2. Tổng quát các nghiên cứu liên quan đến nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC.......................................................................................11
  5. 1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định vấn đề nghiên cứu................13 1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu trước ..........................................................13 1.3.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ..............................................................14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................15 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................16 2.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập ..................................................16 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò đơn vị sự nghiệp công lập ...............16 2.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ............................................16 2.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập.......................17 2.1.2. Pháp luật và cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập .. ...........................................................................................................19 2.1.3. Bản chất và vai trò của BCTC áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập ...........................................................................................................22 2.1.3.1. Nội dung BCTC đơn vị sự nghiệp công lập ..................................23 2.1.3.2. Nguyên tắc, yêu cầu lập BCTC .....................................................25 2.1.3.3. Nguyên tắc kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập ....................25 2.2. Tổng quan về chất lượng TTKT trên BCTC khu vực công ......................26 2.2.1. Quan điểm về chất lượng thông tin ...................................................26 2.2.2. Quan điểm về CLTT trên BCTC .......................................................27 2.2.3. Quan điểm về CLTT trên BCTC khu vực công ................................31 2.3. Lý thuyết nền cho việc nghiên cứu ...........................................................32 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập ..................................................................................................36 2.4.1. Môi trường pháp lý ............................................................................37
  6. 2.4.2. Môi trường kinh tế .............................................................................37 2.4.3. Môi trường văn hóa ...........................................................................38 2.4.4. Môi trường chính trị ..........................................................................38 2.4.5. Môi trường giáo dục ..........................................................................39 2.4.6. Hệ thống thông tin kế toán của đơn vị ..............................................39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................41 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................42 3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................42 3.1.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................42 3.1.2. Xác định kích thước mẫu và thang đo ...............................................43 3.1.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................46 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................47 3.2.1. Mô hình nghiên cứu...........................................................................47 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................48 3.2.3. Thu thập và phân tích dữ liệu ............................................................49 3.2.3.1. Thu thập dữ liệu .............................................................................49 3.2.3.2. Phân tích dữ liệu ............................................................................55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................58 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................59 4.1. Thống kê mô tả kết quả nghiên cứu ..........................................................59 4.2. Đánh giá thang đo (Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha) ....................59 4.2.1. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý (PL)......60 4.2.2. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường kinh tế (KT) ......60 4.2.3. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường văn hóa (VH) ....61
  7. 4.2.4. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường chính trị (CT)....62 4.2.5. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường giáo dục (GD) ...62 4.2.6. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Hệ thống thông tin của đơn vị (HT) ...........................................................................................................63 4.2.7. Cronbach Alpha của Đặc tính Chất lượng TTKT (CL) ....................63 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An ............................64 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................65 4.3.2. Kết luận phân tích nhân tố khám phá (EFA) .....................................71 4.3.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ...............................73 4.3.3.1. Đánh giá phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính bội ........................73 4.3.3.2. Kiểm định giả thuyết .....................................................................74 4.3.3.3. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ...................................76 4.3.3.4. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn.......................77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................82 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................83 5.1. Kết luận .....................................................................................................83 5.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao CLTT trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Long An.......................................................................84 5.2.1. Cải thiện nhân tố Môi trường pháp lý ...............................................85 5.2.2. Cải thiện nhân tố Môi trường chính trị ..............................................86 5.2.3. Cải thiện nhân tố Môi trường giáo dục .............................................87 5.2.4. Cải thiện nhân tố Môi trường kinh tế ................................................87 5.2.5. Cải thiện nhân tố Hệ thống thông tin đơn vị .....................................88
  8. 5.2.6. Cải thiện nhân tố Môi trường văn hóa...............................................89 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................92 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BGH: Ban giám hiệu CL: Chất lượng CLTT: Chất lượng thông tin CMKT: Chuẩn mực kế toán CNTT: Công nghệ thông tin DN: Doanh nghiệp IT: Hệ thống thông tin KT: Kế toán KTQT: Kế toán quản trị KTTC: Kế toán tài chính NSNN: Ngân sách Nhà nước SNGD: Sự nghiệp giáo dục SXKD: Sản xuất kinh doanh THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TTKT: Thông tin kế toán FASB: Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IPSAS: Chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế AICPA: Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ IASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Những điểm khác biệt giữa IPSAS và Chế độ kế toán HCSN .............. 21 Bảng 3.1: Bảng mã hóa các câu hỏi nghiên cứu .................................................... 51 Bảng 3.2: Kết quả tỷ lệ phản hồi theo từng nhóm đối tượng ................................. 55 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát ................................................................ 59 Bảng 4.2: Cronbach Alpha của nhân tố Môi trường pháp lý ................................. 60 Bảng 4.3: Cronbach Alpha của nhân tố Môi trường kinh tế. ................................. 60 Bảng 4.4: Cronbach Alpha của nhân tố Môi trường văn hóa ................................ 61 Bảng 4.5: Cronbach Alpha của nhân tố Môi trường chính trị. ............................ .62 Bảng 4.6: Cronbach Alpha của nhân tố Môi trường giáo dục. .............................. 62 Bảng 4.7: Cronbach Alpha của nhân tố Hệ thống thông tin của đơn vị ................ 63 Bảng 4.8: Cronbach Alpha của nhân tố Đặc tính Chất lượng TTKT .................... 63 Bảng 4.9: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần ................................. 65 Bảng 4.10: Bảng phương sai trích .......................................................................... 66 Bảng 4.11: Bảng ma trận xoay. .............................................................................. 67 Bảng 4.12: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần sau khi loại bỏ biến KT3. ....................................................................................................................... 68 Bảng 4.13: Bảng phương sai trích sau khi loại bỏ biến KT3. ............................... 68 Bảng 4.14: Bảng ma trận xoay sau khi loại bỏ biến KT3. ..................................... 69 Bảng 4.15: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ............. 72 Bảng 4.16: Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS. ........................... .73 Bảng 4.17: Tóm tắt mô hình. . ............................................................................... 74 Bảng 4.18: Phân tích phương sai ANOVA ........................................................... 75 Bảng 4.19: Trọng số hồi qui .. ............................................................................... 75
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 42 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 48 Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui ................... 77 Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa.......................................... 78 Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ...................................... 79
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo cáo tài chính (BCTC) giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích tài chính của một đơn vị. Căn cứ vào thông tin kế toán (TTKT) có thể phản ánh được quá trình hoạt động trong quá khứ, hiện tại, cũng như dự báo nguồn lực tài chính và khả năng hoạt động trong tương lai của một đơn vị, từ đó giúp các nhà quản lý có thể lập các kế hoạch, phân bổ nguồn lực, điều hành và giám sát các hoạt động tại đơn vị một cách hiệu quả, giúp cho các nhà đầu tư, các đối tượng sử dụng TTKT có thể đưa ra quyết định phù hợp. TTKT của một đơn vị có thể được rất nhiều người sử dụng, và dĩ nhiên người sử dụng cần có được những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn. Vì vậy, chất lượng TTKT luôn là mối quan tâm hàng đầu cả trong khu vực tư và khu vực công. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thế giới thì chất lượng TTKT khu vực tư đang dần dần được cải thiện và ngày càng tiệm cận với quy định của chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên hệ thống kế toán khu vực công Việt Nam lại chưa chặt chẽ, còn nhiều bất cập và cách biệt so với kế toán khu vực công trên thế giới. Vì vậy, BCTC khu vực công nói riêng cũng như kế toán khu vực công Việt Nam nói chung chưa là công cụ hữu ích để quản lý, kiểm soát nguồn tài chính công, ngân sách Nhà nước (NSNN). Chính vì lẽ đó, việc nâng cao chất lượng thông tin (CLTT) trên BCTC khu vực công là hết sức cần thiết. Để có được các giải pháp cụ thể, hiệu quả thì trước tiên cần xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC khu vực công. Nhận thấy được điều này, trong những năm qua trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng theo thời gian và sự phát triển kinh tế của toàn thế giới các nghiên cứu về đề tài những nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC khu vực công ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh nội dung phù hợp với bối cảnh từng thời kỳ, mang lại kết quả ý nghĩa cho người đọc như: nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) đã đưa ra kết quả có 5 nhóm nhân tố: Môi trường pháp lý, Môi trường chính trị, Môi trường kinh tế, Môi trường văn hoá, Môi trường giáo dục, nghề nghiệp, phát triển
  13. 2 nghề nghiệp; kết quả nghiên cứu này đã được kế thừa trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2014). Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác như: nghiên cứu của Iskanda Muda và cộng sự (2018), Phan Minh Nguyệt (2014)… Các nghiên cứu đều có cơ sở lý thuyết đầy đủ và cơ sở chứng minh cho kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây đã giải quyết các vấn đề liên quan đến CLTT trên BCTC và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT. Riêng ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ nêu khái quát chung mà chưa đi sâu cụ thể áp dụng tại từng loại hình đơn vị khu vực công, từng khu vực. Long An là tỉnh nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh đang trên đà phát triển về mọi mặt trong đó tỉnh cũng đang tăng cường đầu tư phát triển hệ thống giáo dục. Trên địa bàn toàn tỉnh có 2 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 422 trường học trong đó có Trung học phổ thông có 33 trường, Trung học cơ sở có 122 trường, Tiểu học có 246 trường, trung học có 11 trường, có 10 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 183 trường mẫu giáo. Với tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực. Bên cạnh việc phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có tỉnh tập trung đầu tư vào nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế của tỉnh. Hệ quả của việc đầu tư được đẩy mạnh là thông tin đầu ra phải công khai, minh bạch, phản ánh đúng và kịp thời tình hình tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo nói chung cũng như tình hình sử dụng các nguồn đầu tư của Nhà nước nói riêng. Chính vì vậy, việc nâng cao CLTT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và để có những chiến lược cụ thể, thiết thực thì trước tiên cần xác định được những nhân tố nào có ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị này. Nhận thấy được các vấn đề nêu trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC khu vực công – nghiên cứu
  14. 3 tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục (SNGD) công lập bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Long An.  Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Long An. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:  Những nhân tố nào ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Long An?  Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Long An là bao nhiêu? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Chất lượng TTKT tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Long An Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Long An thông qua việc khảo sát các đối tượng là thành viên ban giám hiệu (BGH), nhân viên kế toán công tác tại các đơn vị này.  Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Mẫu nghiên cứu được chọn từ các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Long An
  15. 4  Thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong luận văn là dữ liệu được thu thập từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 09 năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để khái quát hóa, mô tả các lý thuyết về TTKT, chất lượng TTKT, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT. Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thỏa mãn hai vấn đề, thứ nhất là nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Long An, thứ hai là đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Long An. 6. Đóng góp của đề tài Kết quả của bài nghiên cứu sẽ giúp các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Long An xác định được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLTT trên BCTC tại đơn vị của mình. Từ đó có những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao CLTT trên BCTC tại các đơn vị SNGD công lập trên địa bàn tỉnh Long An. 7. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu gồm 5 chương chính như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu trước. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  16. 5 Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Chương này sẽ trình bày tổng quan bức tranh tổng thể về CLTT trên BCTC cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC thông qua việc tóm tắt các nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong và ngoài nước. Vì thời gian và kiến thức hạn hẹp, tác giả sẽ trình bày một cách tương đối các nghiên cứu điển hình và từ đó kết luận chung về vấn đề cần nghiên cứu. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1. Tổng quát các nghiên cứu về CLTT BCTC Jonas & Blanchet (2000), thông qua việc phân tích ưu điểm và hạn chế của các khuôn mẫu và các quy định về CLTT BCTC được ban hành bởi các tổ chức FASB; AICPA, SEC kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận với các nhóm chuyên gia của Hội đồng tư vấn POB, kiểm toán viên và nhà quản lý DN, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo đo lường CLTT BCTC. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là điều chỉnh mô hình cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng BCTC (nhà đầu tư, chủ nợ). Theo nghiên cứu này, CLTT BCTC là một thang đo bậc 4, được đo lường bởi năm thành phần là: thích hợp, nhất quán, rõ ràng, đáng tin cậy, và có khả năng so sánh. Thích hợp là một thang đo bậc 3 được đo lường bởi hai thành phần bậc 2 là Giá trị dự đoán, Giá trị phản hồi và thành phần bậc 1 là Kịp thời (4 biến quan sát). Giá trị dự đoán được đo lường bởi hai thành phần bậc 1 là Dự đoán từ lợi nhuận (3 biến quan sát) và Giá trị phân biệt (3 biến quan sát). Đáng tin cậy là một thang đo bậc 2, được đo lường bởi bốn thành phần bậc 1 là Có thể xác định được (4 biến quan sát), Trình bày trung thực (4 biến quan sát), Trung lập (3 biến quan sát) và Đầy đủ (3 biến quan sát). Có khả năng so sánh là một thang đo bậc 1, được đo lường bởi 2 biến quan sát. Nhất quán là một thang đo bậc 1, được đo lường bởi 2 biến quan sát. Rõ ràng là một thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát. Nghiên cứu của Jonas & Blanchet (2000) mới chỉ dừng lại ở phần nghiên cứu định tính, hai tác giả chưa tiến hành kiểm định thang đo
  17. 6 và tiến hành phần nghiên cứu định lượng giúp đo lường CLTT BCTC bằng con số cụ thể. Kristina Rudzioniene và Toma Juozapaviciute (2013), qua quá trình phân tích, tổng hợp, nhận thấy nhu cầu chính của người sử dụng BCTC là CLTT trên BCTC và đặc biệt nhu cầu này rất cao ở khu vực công. Kristina Rudzioniene và Toma Juozapaviciute đã thực hiện bài nghiên cứu về chất lượng BCTC khu vực công của Lithuania với mục đích trình bày và đánh giá chất lượng BCTC của một khu vực công. Theo kết quả tổng hợp, phân tích các nguồn tài liệu, tác giả đã đưa ra định nghĩa về CL kế toán: “Chất lượng kế toán là đặc điểm của thông tin BCTC, phù hợp với chính sách kế toán của tổ chức, quy chế kế toán hiện hành để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin kế toán”. IPSAS (2013) và các tác giả đưa ra sáu đặc điểm chất lượng quan trọng nhất: tính thích hợp, tính kịp thời, tính so sánh, tính dễ hiểu, tính có thể kiểm chứng và tính trung thực. Mô hình này bao gồm các yếu tố quyết định lớn nhất của CLKT (quy chế kế toán và chính sách kế toán), thành phần chất lượng kế toán (tất cả năm BCTC có thông tin kế toán), các công cụ đánh giá định tính và định lượng và cuối cùng là sự hài lòng của người dùng về tính hữu ích trong việc ra quyết định. Mô hình được thử nghiệm cho một tổ chức khu vực công của Lithuania. Sau khi phân tích những thay đổi về đặc điểm định tính, bài nghiên cứu đã khẳng định rằng cải cách hệ thống BCTC và kế toán khu vực công được chứng minh là có lợi cho sự liên quan, kịp thời, dễ hiểu, trung thực, kiểm chứng và so sánh BCTC. Thông tin kế toán trở nên dễ hiểu và trung thực hơn. Sau cải cách, chất lượng BCTC trong khu vực công đã trở nên cao hơn bởi vì người dùng thông tin có thể so sánh nó, có thể phân tích ngang và dọc cũng như có thể tính toán nhiều tỷ lệ. Ưu điểm của mô hình lý thuyết đánh giá chất lượng BCTC được thiết kế cho khu vực công là quy trình phát triển thông tin chất lượng vòng lặp được hệ thống hóa: yếu tố quyết định Chất lượng TTKT trong khi thành phần, bộ BCTC, các công cụ đánh giá phục vụ đáp ứng yêu cầu của người dùng. Mô hình này được tạo ra cho các tổ chức khu vực công như các BCTC cụ thể được trình bày. Với những sửa đổi nhỏ, mô hình cũng có thể áp dụng trong khu vực tư nhân.
  18. 7 1.1.2. Tổng quát các nghiên cứu liên quan đến nhân tố tác động đến CLTT BCTC Năm 1984, trong bài nghiên cứu của mình Choi và Mueller đã đưa ra danh sách chi tiết các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển hệ thống kế toán bao gồm các nhân tố sau: Hệ thống pháp luật; Hệ thống chính trị; Nguồn gốc sở hữu vốn; Qui mô và độ phức tạp của đơn vị; Đặc điểm xã hội; Mức độ tinh tế, nhạy cảm của môi trường kinh doanh; Mức độ suy luận pháp lý; Chính sách kế toán hiện tại; Tốc độ đổi mới kinh doanh; Bối cảnh phát triển kinh tế; Phát triển của các thành phần kinh tế; Phát triển giáo dục nghề nghiệp và tổ chức nghề nghiệp. Tuy nhiên, đây là các nhân tố chi tiết chưa được phân nhóm, sau đó 12 nhân tố này đã được phân loại thành 5 nhóm thích hợp như sau: Môi trường pháp lý; Môi trường chính trị; Môi trường kinh tế; Môi trường văn hoá; Môi trường giáo dục, nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp (Zhang, 2005). Mặc dù các nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) đề cập đến các vấn đề liên quan đến sự phát triển của hệ thống kế toán nhưng suy cho cùng sự phát triển hệ thống kế toán bao giờ cũng hướng đến việc tạo ra hệ thống thông tin đầu ra có tính hữu ích cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và được sự thừa nhận rộng rãi của các quốc gia, tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Do đó, CLTT trên BCTC cũng sẽ bị chi phối bởi những nhân tố trên. Cristina Silvia Nistora & các cộng sự (2013), nhận thấy khoảng trống trong nghiên cứu lúc bấy giờ là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán công cũng như các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tại các quốc gia mới nổi và đặc biệt là các nước châu Âu, Critina Silvia Nistora & các cộng sự đã thực hiện bài nghiên cứu này với mục đích xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố môi trường khác nhau để tạo ra những thay đổi trong kế toán công theo khuôn khổ mà nhóm tác giả đề xuất dựa trên nghiên cứu của Zang (2005), Choi và Mueller (1984), Nobes (1984), Gray (1988), Radebaugh và Gray (1997). Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, bài nghiên cứu đã đưa ra kết luận sự phát triển kế toán khu vực công chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhân tố môi trường (1) Môi trường chính trị, (2) Môi trường pháp lý, (3) Môi trường kinh tế, (4) Môi trường giáo dục, (5) Môi
  19. 8 trường văn hóa xã hội, (6) Môi trường nghề nghiệp. Bài nghiên cứu cũng khẳng định nhóm sáu nhân tố này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán khu vực công của các quốc gia mới nổi, đang phát triển khác. Iskanda Muda và các cộng sự (2018), dựa vào kết quả nghiên cứu của một số tác giả: nghiên cứu của Lubis (2016) cho thấy việc tuân thủ CMKT và hệ thống TTKT của khu vực công ảnh hưởng tích cực đến chất lượng của BCTC; nghiên cứu của Lubis (2016), Maksum (2014), Muda (2014) cho thấy Hệ thống kế toán tài chính ảnh hưởng đến chất lượng BCTC khu vực công; và đặc biệt là nghiên cứu của Muda (2015), Muda (2017) và Nurzaimah (2016) mang đến kết quả Hệ thống kiểm soát nội bộ không có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng BCTC; Iskanda Muda và các cộng sự (2018) đã thực hiện bài nghiên cứu với mục đích kiểm định lại liệu Hệ thống TTKT và kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của khu vực công không? Phương pháp được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp định tính kết hợp với định lượng. Trong phương pháp định lượng kỹ thuật lấy mẫu được sử dụng là lấy mẫu ngẫu nhiên, phương pháp thu thập dữ liệu là sử dụng bảng câu hỏi. Bài nghiên cứu đã đưa ra hai kết luận chính: Thứ nhất là, HTTT kế toán ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của khu vực công. Thứ hai là, kiểm soát nội bộ không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của khu vực công. Chất lượng BCTC khu vực công góp phần nâng cao chất lượng ra quyết định về hiệu quả và hiệu quả của việc sử dụng ngân sách công thông qua thông tin tài chính chính xác, minh bạch, đồng thời cải thiện phân bổ nguồn lực bằng cách báo cáo chi phí phát sinh từ chính sách và tính minh bạch của sự thành công của một dự án (Maksum, 2014). CNTT là cơ sở vật chất và là cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm, sử dụng các hệ thống và phương pháp để thu thập, truyền tải, xử lý, diễn giải, lưu trữ, tổ chức và sử dụng dữ liệu có ý nghĩa (Lubis, 2016). Và với việc sử dụng CNTT sẽ giảm thiểu sai sót, bởi vì tất cả các hoạt động quản lý tài chính sẽ được ghi lại một cách có hệ thống hơn và cuối cùng sẽ có thể trình bày BCTC khu vực công một cách đáng tin cậy. Hệ thống KTTC khu vực công là một trong những hệ thống con tổ chức tạo điều kiện tích cực cho việc kiểm soát bằng cách báo cáo hiệu quả sử dụng nguồn
  20. 9 ngân sách của khu vực công. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 1.2.1. Tổng quát các nghiên cứu về CLTT BCTC Trong nghiên cứu “Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán” của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), tác giả đã đề cập đến các quan điểm, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng TTKT, cụ thể: Nghiên cứu của Ahmad AI – Hiyari and Các cộng sự (2013) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán và Chất lượng TTKT cho rằng Chất lượng TTKT phụ thuộc vào các yếu tố: Nhân sự; Cam kết quản lý; Hệ thống thông tin (IT); Chất lượng dữ liệu; kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố chất lượng dữ liệu không có ảnh hưởng đáng kể. Nghiên cứu của Rapina (2014): đã nhận định các yếu tố cam kết quản lý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của TTKT. Nghiên cứu của Heidi Vander Bauwhede (2001): nhân tố ảnh hưởng đến BCTC bao gồm: Quyết định của nhà quản lý; Cơ chế quản lý bên ngoài; Cơ chế quản trị nội bộ; Các quy định về BCTC; Hệ thống pháp luật; Cấu trúc tài chính; Sự phân tán giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát; Nhu cầu và mục tiêu của BCTC. Từ những luận điểm, căn cứ nêu trên tác giả bài báo đã đưa ra những nhân tố chung ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, bao gồm: Nguồn nhân lực kế toán và nhà quản lý: Năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật và của các nhà quản lý DN và nhân lực kế toán; Hệ thống TTKT (IT): Hệ thống thiết bị CNTT truyền thông, phần mềm quản lý, phần mềm kế toán,... ảnh hưởng đến tính kịp thời, tính đầy đủ, tính chính xác của TTKT cung cấp; Môi trường DN: Các yếu tố bên trong và bên ngoài DN có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của DN bao gồm: Văn hóa DN, cơ cấu tổ chức, áp lực công việc, chính sách đãi ngộ, sự cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh,... đều có thể có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng TTKT; Hệ thống văn bản pháp lý (Luật, chuẩn mực,...) và sự quản lý, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về kế toán của Nhà nước. Từ đó tác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2