Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HUỲNH HỮU DANH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
- HÀ NỘI - 2014
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HUỲNH HỮU DANH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN HÀ NỘI - 2014
- BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Kinh tế - xã hội KT – XH Kết cấu hạ tầng KCHT Kết cấu hạ tầng kinh tế KCHTKT Ủy ban nhân dân UBND
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN 10 1.1 Khái niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 10 1.2 Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 21 1.3 Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của một số địa phương và một số bài học rút ra cho Đồng Nai 28 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI 35 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 35 2.2 Thành tựu và hạn chế của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 37 2.3 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 51 Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI THỜI GIAN TỚI 62 3.1. Quan điểm cơ bản phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai thời gian tới 62 3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai thời gian tới 69 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 93
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn đã làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn nước ta, góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn có vai trò, vị trí quan trọng không những đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống cư dân khu vực nông thôn, mà còn là tiền đề để phát triển các lĩnh vực khác. Đây cũng là vấn đề luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các địa phương trên phạm vi cả nước. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05-8-2008, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa VIII đã ban hành Kế hoạch số 97- KH/TU về việc “Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương”, trong đó đặc biệt quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, KCHTKT nông thôn nói riêng. Đồng Nai là tỉnh có tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ nhanh. Mặc dù vậy, dân số và lực lượng lao động ở nông thôn vẫn chiếm trên 60% dân số toàn tỉnh. Để thực hiện mục tiêu về cơ bản đến năm 2015 Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp, hiện đại đòi hỏi phải tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế nông thôn nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng công nghiệp và thành thị. Tỉnh đã tập trung đầu tư cho xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, vì vậy hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn được cải thiện, đời sống người dân nông thôn từng bước được nâng lên rõ rệt.
- 4 Tuy nhiên, việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập đó là: hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế phát triển chưa đồng bộ, kịp thời; việc huy động các nguồn vốn trong xã hội, nhất là nguồn lực trong nhân dân và các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ nhựa hóa đường giao thông xã vẫn thấp so với kế hoạch đề ra, nhất là hệ thống giao thông các xã vùng sâu, vùng xa; công tác kiên cố hóa kênh mương nội đồng còn chậm... Từ thực tiễn trên đây đòi hỏi Đồng Nai phải có bước đột phá mới trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Với lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH, trong đó có hạ tầng kinh tế nông thôn là lĩnh vực lớn luôn được các cấp, các ngành quan tâm, nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, tiêu biểu có các công trình: Xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam của PGS.TS Đỗ Hoài Nam và TS Lê Cao Đoàn biên soạn. Sách do nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2001. Ở công trình này, các tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản về hạ tầng cơ sở ở nông thôn, hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Chỉ rõ vai trò, vị trí của hạ tầng cơ sở ở nông thôn với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam; thực trạng hạ tầng cơ sở ở nông thôn, kinh nghiệm của một số nước trong phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn – Thực trạng và giải pháp của Chu Tiến Quang biên soạn. Sách do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2005; Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
- 5 nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lưu Văn Sùng biên soạn. Sách do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004. Ở hai công trình này, các tác giả cho rằng: sự phát triển kinh tế - xã hội không thể tách rời việc đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện để thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từ đó có điều kiện để thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn. Một số vấn đề kinh tế xã hội trong tiến trình CNH, HĐH vùng đồng bằng sông Hồng, của PGS.TS Phạm Thanh Khôi và PGS.TS Lương Xuân Hiến biên soạn. Sách do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2006. Trên cơ sở nghiên cứu quá trình CNH, HĐH ở vùng đồng bằng sông Hồng, các tác giả đã chỉ ra một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình CNH, HĐH của vùng. Đề xuất những quan điểm, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, trong đó các tác giả coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng làm cơ sở cho quá trình CNH, HĐH. Dưới góc độ nghiên cứu của luận văn, luận án liên quan đến phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, có một số đề tài trong đó đáng chú ý là: “Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh kinh nghiệm và giải pháp”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Tuyên (Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2008). Tác giả đi sâu làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn phát triển hạ tầng KT-XH ở khu vực nông thông tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân những hạn chế trong quá trình phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, vận dụng những kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển hạ tầng KT-XH. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp để phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh. “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Độ (Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội năm 2002). Tác giả đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý
- 6 luận và thực tiễn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế; Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay. Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay. “Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông cửu long và tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn quân khu 9 hiện nay” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thành (Học viện Chính trị, Hà nội, năm 2010); Ở công trình khoa học này, tác giả đã luận giải khá rõ nét về sự phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9; đồng thời đề xuất những định hướng và giải pháp (trong đó có vấn đề phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn) để nâng cao hiệu quả tác động của nó đến phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đối với củng cố khu vực phòng thủ trên địa bàn quân khu. “Phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Đồng Nai” Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Trần Minh (Học viện Chính trị, Hà Nội năm 2013). Ở công trình này, tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững và phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai; đồng thời đánh giá thực trạng phát triển phát triển kinh tế nông thôn ở Đồng Nai trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đã đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng CNH,HĐH ở huyện Thạch Hà - thực trạng và kiến nghị”, đề tài của Thạc sĩ Mai Thị Thanh Xuân, (Đại học quốc gia Hà Nội năm 2002). Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn của quá trình phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH theo hướng CNH, HĐH ở huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH ở huyện Thạch Hà.
- 7 Ở loại hình các bài báo khoa học, đã có một số lượng khá nhiều các bài báo viết về hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khía cạnh khác nhau như: Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số vùng sinh thái của Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 17/2006; Hiệu quả của việc đầu tư xây dựng KCHT cho các xã vùng đặc biệt khó khăn, Nông thôn mới số 4/2006; Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ hội và thách thức của Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Tạp chí Hội đập lớn và phát triển nguồn lực Việt nam, tháng 11/2006. Phát triển kết cấu hạ tầng từ quy hoạch đến đầu tư xây dựng của Nguyễn Văn Vịnh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16, tháng 8/2011. Nhìn chung ở các bài báo khoa học này, các tác giả đều khẳng định vai trò quan trọng của kết cấu hạ tầng, hạ tầng kinh tế - xã hội đối với khu vực nông thôn, chỉ những hạn chế, cơ hội và thách thức trong quá trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam; đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong những năm tới đây. Mặc dù với cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế kỹ thuật hoặc kinh tế ngành, các tác giả trên đây nghiên cứu kết cấu hạ tầng hoặc kết cấu hạ tầng KT - XH với nhiều phạm trù và không gian khác nhau: có thể là ở cả nước; vùng miền hay lĩnh vực khác, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở Đồng Nai. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai” có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn; Đồng thời không trùng lắp với bất kỳ công trình nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn. Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
- 8 * Nhiệm vụ - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn. - Đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn là lĩnh vực lớn, phạm vi khảo sát rộng, do vậy tác giả không nghiên cứu hết các yếu tố cấu thành của KCHTKT nông thôn, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống đường giao thông; công trình thủy lợi, thủy nông; mạng lưới thiết bị phân phối điện; thông tin liên lạc, bưu chính viến thông và công trình khai thác, xử lý, cung cấp nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai. Về không gian: Luận văn nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tâng nông thôn trên địa bàn nông thôn tỉnh Đồng nai. Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát số liệu, tư liệu từ năm 2008 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Đồng nai và thực tiễn phát triển KCHTKT nông thôn tỉnh Đồng Nai để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn mà đề tài luận văn nghiên cứu.
- 9 Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong nước, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, dựa vào các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế của UBND, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã được công bố từ năm 2008 đến nay. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, đề tài sử dụng các phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp với một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn và phương pháp chuyên gia để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin, làm tài liệu tham khảo để các địa phương xây dựng chủ trương, biện pháp phát triển KCHT kinh tế nông thôn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Kết cấu hạ tầng là khái niệm rộng, phức tạp và có thể được hiểu theo các phạm vi giới hạn khác nhau. Theo đó, hiểu theo nghĩa rộng nhất, KCHT bao gồm KCHT cứng và KCHT mềm. Kết cấu hạ tầng cứng là toàn bộ cơ sở hạ tầng dưới dạng các hình thái vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội. Kết cấu hạ tầng mềm là toàn bộ cơ sở luật pháp, cơ chế, chính sách, thông tin và con người… phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Rõ ràng, theo cách hiểu như trên, những yếu tố được coi là tạo cơ sở, nền tảng cho việc phát triển KCHT là rất đa dạng. Theo nghĩa hẹp, KCHT được đề cập đến dưới hình thái kết cấu vật chất - kỹ thuật. Kết cấu hạ tầng là những hệ thống, công trình vật chất - kỹ thuật được xây dựng, vận hành theo một hệ thống cấu trúc nhất định, đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra trên đó. Theo cách tiếp cận này, KCHT là toàn bộ các hệ thống, công trình vật chất - kỹ thuật có vai trò làm nền tảng và điều kiện chung bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, KCHT là tổng thể các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra. Nó bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết bị và công trình vật chất, kỹ thuật được xây dựng và sử dụng để phục vụ cho các quá trình sản xuất và nâng cao đời sống của dân cư. Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa, khái niệm thống nhất về nông thôn nhưng về cơ bản khái niệm nông thôn thường được đặt trong mối quan hệ so sánh với khái niệm đô thị.
- 11 Nếu căn cứ vào điều kiện thực tế và xét dưới góc độ quản lý, thì: Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn. Nếu xem xét dưới góc độ nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc thù thì: Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ những khu vực dân cư sinh hoạt có hoạt động nông nghiệp, dựa trên hoạt động nông nghiệp. Các quan niệm trên đều khẳng định: Các cư dân sống ở nông thôn chủ yếu là nông dân và làm nghề nông với các ngành sản xuất vật chất là nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dịch vụ phi nông nghiệp; dân cư của nông thôn là dân cư của xã hội chậm phát triển. Tuy nhiên khái niệm nông thôn chỉ có tính tương đối, một vùng nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như từng địa phương. Quan niệm về nông thôn theo cách hiểu truyền thống thường được cho là địa bàn mà dân cư sinh sống chủ yếu là nông dân, hoạt động sản xuất cơ bản và bao trùm là nông nghiệp. Dấu hiệu để xác định KCHTKT nông thôn, và phân biệt nó với KCHT đô thị, khu công nghiệp trước hết là ở sự phân bố không gian lãnh thổ, tính năng tác dụng và đối tượng tác động, phục vụ của nó. Trong đó, việc tạo lập trong các làng xã, phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân là những dấu hiệu nổi bật. Có thể phân biệt đô thị và nông thôn theo 3 đặc trưng cơ bản đó là: Về dân cư, ở đô thị dân cư chủ yếu hoạt động lao động trong lĩnh vực công nghiệp hoặc cung cấp các dịch vụ mang tính công cộng hoặc tư nhân. Còn đối với nông thôn, dân cư chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Lĩnh vực dịch vụ phát triển nhưng ở cấp độ thấp, đơn giản.
- 12 Về lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp; ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp... Còn đối với nông thôn, đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp. Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, khu vực nông thôn có những đặc trưng về lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã, được phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị. Đặc trưng này bao gồm từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi... đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế... ngay cả đến hệ thống KCHT như giao thông, năng lượng, nhà ở… đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sống khác biệt nhau. Đây là đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học khi phân tích sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã dần làm thay đổi khu vực nông thôn. Hiện nay, nông thôn không chỉ là khu vực hoạt động sản xuất nông nghiệp thuần tuý mà còn phát triển cả hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ diễn ra trên địa bàn nông thôn. KCHT ở nông thôn không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế mà còn phục vụ cho cả đời sống văn hoá, tinh thần cho mọi người dân sống trong khu vực nông thôn.
- 13 Trên thực tế, KCHTKT nông thôn cũng mang những tính chất, đặc trưng của hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và là nền tảng vật chất, cung cấp dịch vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của toàn ngành nông nghiệp và nông thôn, của vùng và của làng, xã. Hiện nay, KCHTKT nông thôn thường được phân chia thành hạ tầng kinh tế - kỹ thuật như: Hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát nước… và hạ tầng văn hóa - xã hội như: Các cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở y tế, các công trình văn hoá và phúc lợi xã hội khác. Khi xem xét về KCHTKT nông thôn cũng cần thấy rằng, sự phát triển của mỗi làng, xã không thể chỉ xem xét trên phạm vi hẹp với những kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với nó, xét theo địa lý và lĩnh vực: Đường xá, giao thông, công trình thuỷ lợi, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục… vì trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, sự gắn kết và ảnh hưởng lan tỏa giữa các làng xã, giữa các huyện, giữa thành thị và nông thôn khá rõ nét kể cả trong phát triển và giao lưu kinh tế. Do vậy sẽ có một số công trình trong KCHTKT như các tuyến đường liên xã, liên huyện, các hệ thống thuỷ nông, trạm bơm, trạm điện… tuy không thuộc quyền sở hữu của một làng xã nhất định, nhưng lại phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều xã hoặc cả vùng thì những hạ tầng này cũng thuộc phạm vi của KCHTKT nông thôn. Những KCHTKT đó thường nằm trong phạm vi quản lý của các ban ngành thuộc bộ máy chính quyền cấp huyện hoặc ngành dọc cấp Sở (như hệ thống thuỷ nông thuộc quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Thực tế, cộng đồng dân cư của các xã vừa được hưởng lợi từ khai thác từ sử dụng, vừa có nghĩa vụ tham gia vào quản lý, bảo vệ và duy tu bảo dưỡng các kết cấu hạ tầng này. Có thể nói, đối với nước ta trong suốt chiều dài lịch sử phát triển ở các vùng nông thôn đã hình thành một hệ thống KCHTKT phục vụ cho sản xuất
- 14 nông nghiệp và kinh tế nông thôn, như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, chợ... Hệ thống này phục vụ cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội khác nhau. Việc thiếu những cơ sở này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực nông thôn. Nếu không có đường xá thì không thể có hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách; không có chợ, cửa hàng, kho tàng thì không thể tổ chức các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá… Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống KCHTKT nông thôn trong tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay. Chính sự phát triển của KCHTKT sẽ góp phần tạo bước phát triển đột phá thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, gắn kết kinh tế giữa các vùng, miền và từ đó phát huy được thế mạnh kinh tế của mỗi địa phương phù hợp với quy luật chung của kinh tế thị trường . Như vậy, có thể hiểu phát triển KCHTKT nông thôn là quá trình làm gia tăng số lượng, chất lượng, cơ cấu hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ thuật được tạo lập, phân bổ và phát triển trong các vùng nông thôn. Khái niệm trên biểu hiện: Một là, phát triển KCHTKT nông thôn luôn đi trước một bước, thể hiện tính tiên phong, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, phát triển KCHTKT nông thôn luôn phải đảm bảo nâng cao cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường. Ba là, phát triển KCHTKT nông thôn phải đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội ở vùng nông thôn. Bốn là, phát triển KC HT KT nông thôn phải góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá nông thôn. Nội dung của phát triển KCHTKT nông thôn tỉnh Đồng Nai bao gồm:
- 15 Thứ nhất, về số lượng KCHTKT nông thôn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cũng như quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Thứ hai, về chất lượng, KCHTKT nông thôn đảm bảo tính đồng bộ, tính liên hoàn và sự kết nối, liên thông giữa Đồng Nai với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Đồng thời, phải đạt tiêu chuẩn quy định như: phải có tính năng sử dụng tốt, bền, tiện dụng, an toàn, hiệu quả, hiện đại theo kịp xu hướng chung của của cả nước và trên thế giới. Thứ ba, về cơ cấu, phát triển KCHTKT nông thôn bao gồm: Một là, các hệ thống đường giao thông nông thôn: Cầu cống, đường giao thông… phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, lưu thông sản phẩm và đi lại của nhân dân. Mạng lưới đường giao thông nông thôn là hệ thống các tuyến đường nằm trên địa bàn nông thôn phục vụ cho việc giao lưu trong địa bàn và với bên ngoài. Hệ thống này bao gồm các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn, liên bản... Hệ thống này được ví như hệ thống “mạch máu” trong cơ thể con người, nó kết nối các quốc lộ, tỉnh lộ cùng với các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn. Hiện nay đường giao thông nông thôn chiếm khoảng trên 80% tổng chiều dài mạng lưới đường giao thông toàn quốc, mặc dù đã có những cải thiện lớn nhưng chất lượng mạng lưới đường huyện, xã ở nhiều địa phương còn thấp, đi lại, lưu thông hàng hoá còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiêp nông nông thôn.
- 16 Hai là, hệ thống và công trình thủy lợi, thủy nông: Hệ thống này bao gồm toàn bộ hệ thống công trình phục vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) và cho việc hạn chế những tác hại do nước gây ra đối với sản xuất, đời sống và môi trường sinh thái. Các công trình chủ yếu thuộc hệ thống thuỷ lợi bao gồm: Hệ thống các hồ đập giữ nước; hệ thống các trạm bơm tưới, tiêu; hệ thống đê sông, đê biển; hệ thống kênh mương. Ba là, mạng lưới và thiết bị phân phối điện: Hệ thống điện nông thôn là toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nền tảng cho việc cung cấp điện sử dụng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ sinh hoạt nông thôn. Hệ thống này bao gồm mạng lưới đường dây tải điện từ nguồn cung cấp, hệ thống các trạm hạ thế, mạng lưới phân phối và dẫn điện tới các dụng cụ sử dụng điện. Ở các vùng sâu, vùng xa còn bao gồm trạm thuỷ điện nhỏ... Nguồn năng lượng điện có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của các vùng nông thôn. Điện là nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, trước hết là thắp sáng cho từng gia đình cũng như cả cộng đồng. Điện còn được dùng cho công tác thuỷ lợi, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điện góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất trong nền kinh tế, đó là các ngành công nghiệp chế biến, các hoạt động sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, thương mại. Nói chung, có điện sẽ giải quyết nhiều vấn đề mà quan trọng nhất là góp phần cải thiện mọi mặt đời sống của người dân. Có điện sẽ mang lại văn minh cho khu vực nông thôn, tạo tiền đề cho hình thành và xây dựng nếp sinh hoạt văn hoá mới cho cư dân nông thôn, góp phần xoá bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Bốn là, mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: Hệ thống này bao gồm mạng lưới cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trao đổi thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ở
- 17 nông thôn. Hệ thống thông tin và viễn thông bao gồm: Mạng lưới bưu điện, điện thoại, internet, mạng lưới truyền thanh... Hiện nay, theo xu thế phát triển của xã hội hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và khoa học kỹ thuật - công nghệ. Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hiện đại bao gồm các mạng viễn thông cơ bản, các tiêu chuẩn về trao đổi dữ liệu và một số phần mềm để đảm bảo sự vận hành liên tục của toàn bộ hệ thống thông tin trong và ngoài nước. Năm là, những công trình khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch: Nước sạch rất cần thiết không chỉ cho khu vực thành thị và cả cho khu vực nông thôn, nhất là đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh ở địa bàn nông thôn cũng cần đến nguồn nước sạch. Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân cư đang là mục tiêu phấn đấu của nhiều vùng nông thôn. Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn. Nội dung của KCHTKT nông thôn về cấu trúc và trình độ phát triển có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia. Ở các quốc gia phát triển, KCHTKT nông thôn có phạm vi bao phủ rất rộng và rất đa dạng, bao gồm hệ thống công nghiệp, khí đốt, xử lý làm sạch nước tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp cho nông dân các dịch vụ khuyến nông, dự báo và thông tin thị trường… Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã góp phần mở rộng quan niệm về KCHTKT nông thôn. Theo đó, bên cạnh các loại hình KCHTKT truyền thống đã nêu trên, xuất hiện thêm các hệ thống công trình phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như các công trình kho bãi, bảo quản sản phẩm, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1469 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 854 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 601 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 239 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn