Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chống thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Long An
lượt xem 6
download
Mục tiêu của nghiên cứu là: Phân tích thực trạng thuế thất thu và chống thất thu thuế nhập khẩu tại Hải quan Long An, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế nhập khẩu tại đơn vị này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chống thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN TRẦN NGỌC HIỆP CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, tháng 05/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN TRẦN NGỌC HIỆP CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG Long An, tháng 05/2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Trần Ngọc Hiệp
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo và các Anh/Chị đồng nghiệp đang công tác tại Cục Hải quan tỉnh Long An đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Lương, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Tác giả Trần Ngọc Hiệp
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Với mục tiêu phân tích thực trạng thuế thất thu và chống thất thu thuế nhập khẩu tại Hải quan Long An, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế nhập khẩu tại đơn vị này. Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp luận, các quan điểm, chính sách pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan, phân tích, đánh giá nhằm giải quyết các yêu cầu đặt ra của đề tài nghiên cứu. Đề tài đã hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra như: - Tổng hợp một số lý luận cơ bản về thuế Nhập khẩu, thất thu thuế nhập khẩu vầ chống thất thu thuế nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan. - Phân tích thực trạng thuế thất thu và chống thất thu thuế tại cục hải quan Long An giai đoạn 2015-2018. - Đề xuất 9 nhóm giải pháp tăng cường chống thất thu thuế tại đơn vị này, gồm: Áp mã, xác định thuế suất hàng hóa nhập khẩu chính xác; Xác định trị giá tính thuế; Về thời hạn nộp thuế nhập khẩu; Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan; Có biện pháp chế tài mạnh đối với các doanh nghiệp gian lận, trốn thuế, thất thu thuế nhập khẩu; Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại; Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế; Tăng cường sự phối hợp giữa các Ngành, các Cấp; Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ. Kết quả nghiên cứu cũng còn một số hạn chế nhưng cơ bản luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho Cục Hải quan Long An. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này.
- iv ABSTRACT Project title: "Preventing the loss of import tax collection at the Customs Department of Long An Province" With the objective of analyzing the situation of import tax losses and preventing import tax losses in Long An Customs, proposing solutions to strengthen the fight against import tax losses in this unit. By qualitative research methods based on methodology, opinions, legal policies of the State on related issues, analysis and evaluation to solve the requirements of the research project. assist. The project has completed the set tasks such as: - Summary of some basic theories about import tax, loss of import tax and against loss of import tax in customs. - Analyze the situation of tax losses and combat tax losses at Long An customs office in the period 2015-2018. At the same time, the author also proposed 9 groups of measures to strengthen against tax losses in this unit, including: Applying codes, determining the exact import tax rates; Determining the dutiable value; About deadline for import tax payment; Promote post-clearance inspection; There are strong sanctions against businesses that cheat, evade or lose import tax; Anti-smuggling and trade frauds; Agreeing on method of determining taxable price; Strengthening the coordination among the branches and levels; Improve the qualifications, capacity and quality of officials.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... Trang i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... Trang ii NỘI DUNG TÓM TẮT .......................................................................................... Trang iii ABSTRACT ............................................................................................................ Trang iv MỤC LỤC ................................................................................................................ Trang v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. Trang x DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... Trang xii LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... Trang 1 1.Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... Trang 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ Trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... Trang 2 4.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. Trang 2 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: ....................................................................... Trang 2 4.2 Phạm vi về thời gian: ......................................................................................... Trang 2 5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. Trang 2 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... Trang 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ........................................................................ Trang 3 1.1. Khái quát về thu thuế nhập khẩu ............................................................... Trang 3 1.1.1. Khái niệm về thuế nhập khẩu .......................................................................... Trang 3 1.1.2 Đặc điểm của thuế nhập khẩu .......................................................................... Trang 5 1.1.3. Phân loại thuế nhập khẩu ................................................................................ Trang 6 1.2.Vai trò của thuế nhập khẩu .............................................................................. Trang 7 1.2.1. Thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách Nhà nước.......... Trang 7 1.2.2. Bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước ................................................. Trang 7 1.2.3. Kiểm soát và điều tiết hàng hóa nhập khẩu .................................................... Trang 9 1.2.4. Góp phần định hướng người tiêu dùng ........................................................ Trang 10
- vi 1.2.5. Góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của đất nước ........................... Trang 10 1.3. Thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế nhập khẩu ...................................................................................................... Trang 10 1.3.1. Khái niệm về thất thu thuế nhập khẩu .......................................................... Trang 10 1.3.2. Phân loại thất thu thuế nhập khẩu ................................................................ Trang 11 1.3.3. Tác hại do thất thu thuế nhập khẩu ............................................................... Trang 12 1.3.4. Nội dung chống thất thu thuế nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan ................ Trang 14 1.3.5. Tăng cường chống thất thu thuế nhập khẩu .................................................. Trang 20 1.4. Kinh nghiệm chống thất thu thuế nhập khẩu của một số nước và bài học kinh nghiệm cho cụ hải quan Long An trong việc tăng cường chống thất thu thuế nhập khẩu ...................................................................................................... Trang 21 1.4.1. Kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất, nhập khẩu của một số nước ............ Trang 21 1.4.2. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... Trang 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... Trang 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN LONG AN ............................................................................... Trang 28 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Long An .................................................................................................................. Trang 28 2.1.1.Vị trí và chức năng ........................................................................................ Trang 28 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................................ Trang 28 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Long An ......................................... Trang 28 2.2. Tình hình thu thuế nhập khẩu và thất thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2015-2018 ............................................................. Trang 29 2.2.1. Tình hình thu thuế nhập khẩu ...................................................................... Trang 29 2.2.2. Tình hình thất thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Long An giai đoạn 2015- 2018 ........................................................................................................................ Trang 31 2.3. Thực trạng chống thất thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Long An .. Trang 32 2.3.1. Thực trạng số thuế thất thu hàng năm ........................................................... Trang 32
- vii 2.3.2. Về nguyên nhân thất thu thuế ....................................................................... Trang 34 2.3.3 Về kế hoạch và các biện pháp chống thất thu thuế ........................................ Trang 35 2.4. Đánh giá thực trạng chống thất thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Long An .................................................................................................................. Trang 41 2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... Trang 41 2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế .................................................................................. Trang 43 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................. Trang 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ Trang 47 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN LONG AN .............................................. Trang 48 3.1. Mục tiêu và định hướng chống thất thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Long An ................................................................................................................. Trang 48 3.1.1. Đặc điểm phát triển ....................................................................................... Trang 48 3.1.2. Mục tiêu cơ bản của chống thất thu thuế nhập khẩu ..................................... Trang 49 3.2. Các giải pháp tăng cường chống thất thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Long An .................................................................................................................. Trang 49 3.2.1. Áp mã, xác định thuế suất hàng hóa nhập khẩu chính xác ........................... Trang 49 3.2.2. Xác định trị giá tính thuế ............................................................................... Trang 50 3.2.3. Về thời hạn nộp thuế nhập khẩu ................................................................... Trang 51 3.2.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan ................................................ Trang 52 3.2.5. Có biện pháp chế tài mạnh đối với các doanh nghiệp gian lận, trốn thuế, thất thu thuế nhập khẩu .................................................................................................. Trang 53 3.2.6. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại ............................................ Trang 53 3.2.7. Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế ............................ Trang 54 3.2.8. Tăng cường sự phối hợp giữa các Ngành, các Cấp....................................... Trang 54 3.2.9. Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ ............................................ Trang 55 3.3. Kiến nghị ......................................................................................................... Trang 56 3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan ................................................................. Trang 56
- viii 3.3.2. Kiến nghị với UBND Tỉnh ............................................................................ Trang 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... Trang 59 KẾT LUẬN ........................................................................................................... Trang 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. Trang I
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ Tiếng Anh: ASEAN Economic Community 1 AEC Tiếng Việt: Cộng đồng Kinh tế ASEAN Tiếng Anh: Asean free trade Area 2 AFTA Tiếng Việt: Khu vực ASEAN Tiếng Anh: Asean-India Free Trade Area 3 AIFTA Tiếng Việt: Khu vực Mậu dịch Tự do Tiếng Anh: ASEAN Harmonized Tariff 4 AHTN 2007 Nomenclature Tiếng Việt: Danh mục Asean Tiếng Anh: Association of Asian Nations 5 ASEAN Tiếng Việt: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Tiếng Anh: Common Effective Preferential Tariff 6 of the ASEAN Free Trade Area CEPT/AFTA Tiếng Việt: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Tiếng Anh: Chronic Kidney Disease 7 CKD Tiếng Việt: Linh kiện nhập khẩu hoàn chỉnh 8 CI02 Hệ thống thu thập xử lý thông tin nghiệpvụ hải quan Tiếng Anh: Certificate of origin 9 C/O Tiếng Việt: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa 10 Ecustoms Hệ thống thông quan điện tử tập trung 11 DN Doanh nghiệp Tiếng Anh: General Agreement of trade 12 GATT and Tariff
- x Tiếng Việt: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa 13 GC Gia công 14 HQVN Hải quan Việt Nam Tiếng Anh: Harmonized System 15 HS Tiếng Việt: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa 16 HSL Danh mục nhạy cảm cao 17 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan KT559, 18 Hệ thống kế toán tập trung GTT02 Tiếng Anh: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa International Convention on yhe simplification and 19 harmonization of Customs KYOTO Tiếng Việt: Công ước quốc tế về đơn giản, hài hòa thủ tục hải quan Tiếng Anh: Most Favoured Nation 20 MFN Tiếng Việt: Quy chế Tối huệ quốc NL, VT, 21 Nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị MMTB 22 NSNN Ngân sách nhà nước 23 24 NSXXK Nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu 25 QLRR Quản lý rủi ro 26 SL Danh mục nhạy cảm thường Tiếng Anh: Value added tax 27 VAT Tiếng Việt: Quy chế Tối huệ quốc Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam/hệ 28 Vnaccs/Vcis thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo
- xi Tiếng Anh: World Customs Organization 29 WCO Tiếng Việt: Quy chế Tối huệ quốc 30 XNK Xuất nhập khẩu
- xii DANH MỤC BẢNG BIỂU Số Tên bảng biểu Trang hiệu Kim ngạch xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Long An giai đoạn 2.1 30 2015-2018 Số thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Long An năm 2015- 2.2 30 2018 2.3 Bảng tổng hợp số liệu số thuế thất thu từ năm 2015 - 2018 33 Bảng tổng hợp số liệu tỷ lệ phân luồng tờ khai trên tổng số tờ khai 2.4 34 từ năm 2015-2018. Bản tổng hợp số liệu tờ khai luồng vàng phát hiện vi phạm trên 2.5 37 tổng số tờ khai được hệ thống phân luồng vàng từ năm 2015 - 2018 Bản tổng hợp số liệu tờ khai luồng đỏ phát hiện vi phạm trên tổng 2.6 37 số tờ khai được hệ thống phân luồng đỏ từ năm 2015 - 2018 Thống kê kết quả chống thất thu thuế qua công tác kiểm tra sau 2,7 38 thông quan năm 2015-2018 Thống kê số liệu kết quả chống thất thu thuế qua công tác thanh tra 2.8 39 năm 2015 - 2018 Nợ đọng và công tác thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẩu của Cục 2.9 40 Hải quan Long An năm 2015-2018 Bảng tổng hợp tổng số thuế thu đạt được qua công tác chống thất 2.10 40 thu từ năm 2015 – 2018.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thất thu thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thất thu thuế nhập khẩu còn làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng trong nước do một lượng hàng hóa trốn thuế được đưa vào thị trường, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp non trẻ đang cần được bảo hộ. Thất thu thuế nhập khẩu ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và tất yếu sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không công bằng. Trong bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang diển ra rộng lớn và sâu sắc. Ngày càng có nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam, nhờ đó mà kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm vừ qua không ngừng tăng lên nhanh chóng cả về quy mô, loại hình xuất nhập khẩu và mặt hàng xuất nhập khẩu. Cục Hải quan tỉnh Long An cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan Hải quan. Số lượng doanh nghiệp làm thủ tục hải quan và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Long An tăng dần qua các năm. Song song với sự tăng nhanh về số thu ngân sách là sự phát triển của các thủ đoạn gian lận thương mại, trốn thuế ngày càng tinh vi và phức tạp. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác về chính sách quản lý gây thất thu thuế nhập khẩu cho ngân sách Nhà nước mà Cục hải quan tỉnh Long An gồm 03 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre cũng không nằm ngoài xu thế đó. Năm 2015, đơn vị được Tổng cục Hải quan giao dự toán thu nộp Ngân sách là: 1.850 tỷ đồng tăng 10.1% so với chỉ tiêu được giao năm 2014; Chỉ tiêu thu nộp ngân sách năm 2016 là 2.180 tỷ đồng, tăng 15.3% so với chỉ tiêu được giao năm 2015; Chỉ tiêu thu nộp ngân sách năm 2017 là 2.255 tỷ đồng tăng 3.44% so với chỉ tiêu được giao năm 2016. Từ góc độ quản lý nhà nước về Hải quan, việc tìm ra các giải pháp để chống thất thu thuế nhập khẩu là một trong những nội dung hết sức quan trọng, cần thiết và cấp bách hiện nay, vừa đảm bảo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, vừa đảm bảo chặt chẽ trong công tác quản lý đối với hàng nhập khẩu. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, tác giả chọn đề tài “Chống thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Long An” làm luận văn thạc sĩ.
- 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng thuế thất thu và chống thất thu thuế nhập khẩu tại Hải quan Long An, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế nhập khẩu tại đơn vị này. 3. Đối tượng nghiên cứu Thất thu thuế nhập khẩu vầ chống thất thu thuế nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan. Thực tiễn chống thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm Nghiên cứu tại Cục Hải quan Long An 4.2. Phạm vi về thời gian Các dữ liệu sử dụng trong đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian 04 năm từ 2015-2018. 5. Câu hỏi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm trả lời câu hỏi: Các vấn đề lý luận cơ bản nào liên quan đến thuế nhập khẩu, thất thu thuế nhập khẩu và phòng chống thất thu thuế nhập khẩu? Thực trạng thất thu thuế nhập khẩu và chống thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan Long An giai đoạn 2015 - 2018 như thế nào? Các giải pháp nào để tăng cường chống thất thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan Long An? 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp luận, các quan điểm, chính sách pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan, thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm giải quyết các yêu cầu đặt ra của đề tài nghiên cứu.
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Khái quát về thu thuế nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm về thuế nhập khẩu Theo quan niệm chung, thuế là khoản đóng góp bắt buộc bằng tiền mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước để cung cấp nguồn tài chính cho Nhà nước thực hiện chức năng của mình. Là công cụ chủ yếu được Nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế nói chung vừa là phạm trù mang tính khách quan vừa là phạm trù mang tính lịch sử. Thuế tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và hoạt động của nhà nước. Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai cấp và tầng lớp xã hội xuất hiện thì nhà nước cũng được hình thành. Để thực hiện chức năng của mình thì nhà nước cùng cần có một nguồn tài chính được huy động từ người dân đóng góp đó là thuế. Do đó thuế là một công cụ tài chính vô cùng quan trọng, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước mà bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng công cụ này để tham gia vào việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Thuế giống như một vết dầu loang, theo thời gian thuế ngày càng thẩm thấu và lan tỏa ra mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thuế được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau và được chia thành nhiều loại thuế, trong đó khoản thuế nhập khẩu là một khoản thuế không thể thiếu được khi hoạt động mua bán giữa các quốc gia.Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế nhập khẩu được các chính quyền địa phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhà nước giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế xuất-nhập khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế. Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan (trong đó có thuế nhập khẩu) thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Các khối thương mại là nhóm các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối với thương mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có hiệu quả lên hàng nhập khẩu từ ngoài khối. Liên minh hải quan của khối thường có biểu thuế quan ngoài chung, và theo các quy định đã thỏa thuận thì các quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu nhập
- 4 từ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong khối. Trong cấu trúc hệ thống thuế ở mỗi quốc gia, thuế nhập khẩu có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt khi hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thuế nhập khẩu, tùy thuộc vào từng góc độ tiếp cận. Về phương diện kinh tế. Theo từ điển kinh tế học (Anh – Việt) có nêu: “Thuế nhập khẩu là một khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được sử dụng để tăng nguồn thu cho Chính Phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài”. Với cách tiếp cận này, thuế nhập khẩu được hiểu như là một quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính, phát sinh giữa các chủ thể là tổ chức, cá nhân nộp thuế với người thu thuế là Nhà nước. Thuế nhập khẩu được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế để Nhà nước điều tiết quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi quốc gia và gián tiếp chi phối hoạt động kinh tế quốc tế. Về phương diện pháp lí. Thuế nhập khẩu là quan hệ pháp luật phát sinh giữa hai chủ thể tổ chức, cá nhân (người nộp thuế) và Nhà nước (người thu thuế) về việc tạo lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ cho các bên trong quá trình tiến hành thu thuế nhập khẩu. Quan hệ pháp luật này có cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật về thuế nhập khẩu mà hậu quả pháp lí chủ yếu là làm phát sinh quyền thu thuế cho Nhà nước và nghĩa vụ đóng thuế của các tổ chức, cá nhân. Với cách tiếp cận này, ta thấy rõ hơn bản chất của thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng, thực chất là quyết định hành chính đơn phương của quốc gia đối với người nộp thuế. Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 thì thuế nhập khẩu có thể hiểu là loại thuế đánh vào hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hàng nhập khẩu tại chổ và hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước còn ban hành thêm thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá. Thực chất đây là ba loại thuế bổ sung cho thuế nhập khẩu trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hoá đó có trợ cấp của nhà nước hay nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước hoặc có hành vi bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy có thể hiểu Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà
- 5 Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. [7] 1.1.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu Xét về phương diện lý thuyết, ngoài những đặc điểm chung của thuế thì thuế nhập khẩu còn có một số đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố“Quốc tế” như: Sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế,...Thuế nhập khẩu điều chỉnh vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia. Sự biến động của kinh tê thế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hoá xuất, nhập khẩu của các quốc gia, nhất là trong xu thế tự do hoá thương mại, mở cửa và hội nhập như hiện nay. Từ đó, các yếu tô “Quốc tế” sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu từng quốc gia. Để đạt được những mục tiêu đặt ra, đòi hỏi chính sách thuế nhập khẩu phải có tính linh hoạt cao, có sự thay đổi phù hợp tuỳ theosự biến động của kinh tế thế giới và thương mại quốc tế. Ngoài ra chính sách thuế nhập khẩu còn phải đảm bảo phù hợp với Hiệp định, cam kết Quốc tế mà mỗi quốc gia ký kết, tham gia. Thứ hai, thuế nhập khẩu chỉ thu vào hàng hóa nhập khẩu mà không thu vào hàng hóa sản xuất trong nước do đó đây công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương và bảo hộ sản xuất trong nước. Chức năng này của thuế nhập khẩu thể hiện sự khác biệt căn bản với các loại thuế nội địa khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập…Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại ngày càng sâu rộng, nên chức năng bảo hộ sản xuất trong nước của thuế nhập khẩu ngày càng mờ nhạt. Do đó, ranh giới để phân biệt giữa thuế nhập khẩu và thuế nội địa sẽ trở nên rất mong manh, thậm chí có thể không còn tồn tại khi mà tự do hóa thương mại hoàn toàn trên thế giới. Thứ ba, thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu. Điều này thể hiện ở chỗ, nếu nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra thì khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu. Còn nếu nhà nhập khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu, vì vậy khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế gián thu. [6]
- 6 Thứ tư, thuế nhập khẩu là công cụ thực thi quyền lực Nhà nước mà trực tiếp do cơ quan Hải quan quản lý thu nhằm gắn công tác quản lý thu thuế nhập khẩu với công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. 1.1.3. Phân loại thuế nhập khẩu - Căn cứ vào mục đích của việc thu thuế: Nếu căn cứ vào mục đích của việc thu thuế thì thuế nhập khẩu được chia thành các loại sau: + Loại để tạo nguồn thu: Thuế nhập khẩu được quy định đối với tất cả các mặt hàng để tạo lập nguồn thu cho Chính phủ, không phân biệt khả năng sản xuất, nhu cầu bảo hộ và chính sách thương mại của quốc gia đó. + Loại để bảo hộ: Loại này thường được quy định có lựa chọn. Nếu trong nước có sản xuất, có khả năng sản xuất nhưng chưa đủ sức cạnh tranh, cần sự bảohộ của nhà nước thì xây dựng mức thuế bảo hộ để hàng sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. + Loại để trừng phạt: Loại thuế này thường được sử dụng để trả đũa lại những hành vi phân biệt đối xử của một quốc gia này đối với hàng hóa của một quốc giakhác. - Căn cứ vào phạm vi tác dụng: Nếu căn cứ vào phạm vi tác dụng thì thuế nhập khẩu có các loại sau: + Thuế nhập khẩu tự quản: là loại thuế thể hiện tính độc lập của một quốc gia (quy định tùy ý theo mục tiêu của quốc gia mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ một Hiệp định song phương hoặc đa phương nào đã ký kết). + Thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế: là loại thuế thực hiện theo các cam kết trong các Hiệp định song phương hoặc đa phương đã ký kết. - Căn cứ vào cách thức đánh thuế: Nếu căn cứ vào cách thức đánh thuế thì thuế xuất nhập khẩu được phân chia thành các loại: + Tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần tram + Tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp: + Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp: Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn