intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng CNH,HĐH của tỉnh Khánh Hòa, từ đó rút ra những kết luận về những tồn tại, nguyên nhân và mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chuyển dịch của tỉnh. Qua đó xác định, mục tiêu, quan điểm, phương hướng chuyển dịch và những giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------YZ-------- ĐỖ VĂN ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2020 Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN VĂN NHƯNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020”. Là đề tài nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trước đó ở bất cứ công trình nào. Tác giả Đỗ Văn Đạo
  3. Mục lục Trang Trangphụbìa Lời cam đoan Mụclục Danhmụccáckýhiệu, chữviếttắt Danhmụccácbảng,biểu Mởđầu 1 Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển 7 dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng CNH, HĐH 1.1-Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản: 7 Khái niệm, đặc trưng và những nhân tố tác động. 1.1.1- Cơcấungànhvàchuyểndịchcơcấukinhtếngành 7 1.1.2- Cơcấukinhtếngànhthủysảnvàchuyểndịchcơcấukinhtế 9 ngànhthủysản 1.1.3- Nhữngnhântốchủyếutácđộngtớichuyểndịchcơcấukinhtế 12 ngànhthủysản 1.2- MộtsốquanđiểmcủaĐảngcộngsảnViệt Nam vềchuyểndịch 19 cơcấukinhtếngành – Vaitrò, vịtríngànhthủysảntrongnền kinhtếquốcdân. 1.2.1- QuanđiểmcủaĐảngcộngsảnViệt Nam vềchuyểndịchcơcấu 19 kinhtếngành. 1.2.2- Vaitrò, vịtríngànhthủysảntrongnềnkinhtếquốcdân. 24 1.3- Kinhnghiệmchuyểndịchcơcấukinhtếngànhthủysản ở mộtsố 28 địaphươngtrongnướcvàbàihọckinhnghiệmrútra 1.3.1- Kháiquáttiếntrìnhchuyểndịchcơcấukinhtếngànhthủysản 28 củamộtsốđịaphươngtrongnước 1.3.2- Mộtsốbàihọckinhnghiệmvềchuyểndịchcơcấukinhtế 34 ngànhthủysảnrútratừcácđịaphương
  4. Chương 2: Thựctrạngchuyểndịchcơcấukinhtếngànhthủysản 37 tỉnhKhánhHòa – Nhữngvấnđềđặtra 2.1- ĐặcđiểmtỉnhKhánhHòanhìntừgócđộchuyểndịchcơcấukinhtế 37 ngànhthủysản 2.1.1- Đặcđiểmtựnhiên 37 2.1.2- Đặcđiểmkinhtế - xãhội 40 2.1.3- ĐặcđiểmtăngtrưởngvàchuyểndịchcơcấukinhtếtỉnhKhánh 41 Hòathờigian qua 2.2- Thựctrạngcơcấuvàchuyểndịchcơcấukinhtếngànhthủysảncủa 43 tỉnhKhánhHòa qua cácgiaiđoạn 2.2.1- TổngquanvềchuyểndịchcơcấukinhtếcủatỉnhKhánhHòa 43 2.2.2- Giaiđoạn 2000-2005 562.2.3- Giaiđoạn 2006-2011. 58 2.3- Đánhgiáchungvànhữngvấnđềđặtrachochuyểndịchcơcấukinh 70 tếngànhthờigiantới. 2.3.1- Đánhgiáchung 70 2.3.2- Nhữngvấnđềđặtra. 74 Chương III:Phươnghướngvànhữnggiảiphápchủyếuchuyểndịch 77 cơcấukinhtếngànhthủysảntheohướngcôngnghiệphóa, hiệnđạihóacủatỉnhKhánhHòa 3.1- Mụctiêuvànhữngquanđiểmchuyểndịchcơcấukinhtếngành 77 thủysảncủatỉnhKhánhHòa 3.1.1- Mụctiêutổngquát. 77 3.1.2- Nhữngquanđiểmchuyểndịchcơcấukinhtếngànhthủysản 77 củatỉnhKhánhHòa. 3.2- Phươnghướngchuyểndịchcơcấukinhtếngànhthủysản 81 3.2.1-Phươnghướngchungchuyểndịchcơcấukinhtếngànhthủysản 81 3.2.2- Phươnghướngpháttriểnvàchuyểndịchcơcấukinhtếcác 82 phânngànhtrongnộibộngànhthủysảnKhánhHòa
  5. 3.3-Cácgiảiphápchủyếuđểchuyểndịchcơcấukinhtếngànhthủysản 86 theohướng CNH, HĐH củatỉnhKhánhHòa 3.3.1-GiảiphápvềquyhoạchngànhthủysảntỉnhKhánhHòa 86 3.3.2- Giảiphápvềthịtrường 87 3.3.3- GiảiphápvềvốnđầutưchongànhThủysản 89 3.3.4- Giảiphápvềkhoahọc – côngnghệ 91 3.3.5- Giảiphápvềnguồnnhânlực 93 3.3.6- Giảiphápvềtổchức, quảnlývàchínhsách 94 3.3.7- Mộtsốkiếnnghị 95 Kếtluận 99 Tàiliệuthamkhảo 101 Danhmụccáckýhiệu, chữviếttắt CNH, HĐH Côngnghiệphóa, hiệnđạihóa Sở NN & PTNT SởNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthôn UBND Ủy Ban Nhândân XHCN Xãhộichủnghĩa
  6. Danh mục các bảng, biểu Trang Bảng 2.1- Chuyển dịch cơ cấu giá trịsảnxuấtngànhnông – lâm – 46 thủysảngiaiđoạn 2000-2005 Bảng 2.2- CơcấugiátrịsảnxuấtngànhthủysảnKhánhHòa 47 giaiđoạn 2000-2005. Bảng 2.3- TốcđộpháttriểnnghềnuôithủysảnKhánhHòa 48 giaiđoạn 2000-2005 Bảng 2.4- Tốcđộpháttriểntầuthuyềnkhaithácthủysản 49 giaiđoạn 2000-2005 Bảng 2.5- Cơcấuvàtỷtrọngnghềnghiệpkhaithácthủysản 50 toàntỉnhKhánhHòatínhđếnnăm 2005. Bảng 2.6- TốcđộpháttriểnnghềchếbiếnthủysảnKhánhHòa 51 giaiđoạn 2000-2005 Bảng 2.7- Tốcđộpháttriểnmộtsốsảnphẩmnuôitrồngthủysản 52 chủyếugiaiđoạn 2000-2005 Bảng 2.8- Tốcđộpháttriểnmộtsốsảnphẩmkhaithácthủysản 53 chủyếugiaiđoạn 2000-2005 Bảng 2.9- Tốcđộpháttriểnmộtsốsảnphẩmchếbiếnthủysản 54 chủyếugiaiđoạn 2000-2005 Bảng 2.10- Cơcấunguồnvốnđầutưvàcơcấusởhữuphươngtiện 56 khaitháctínhđếnnăm 2005 ở tỉnhKhánhHòa. Bảng 2.11- CơcấugiátrịsảnxuấtngànhthủysảnKhánhHòa 58 giaiđoạn 2006-2012. Bảng 2.12- CơcấunghềnuôitrồngthủysảncủatỉnhKhánhHòa 59 giaiđoạn 2006-2011 Bảng 2.13- CơcấutầuthuyềnkhaithácthủysảncủatỉnhKhánhHòa 61 giaiđoạn 2006-2011 Bảng 2.14- CơcấunghềnghiệpkhaithácthủysảncủaKhánhHòa 62 tínhđếnnăm 2012. Bảng 2.15- CơcấungànhnghềchếbiếnthủysảncủaKhánhHòa 63 giaiđoạn2006-2011. Bảng 2.16- Tốcđộpháttriểnmộtsốsảnphẩmnuôitrồngthủysản 64 chủyếugiaiđoạn 2006-2011 Bảng 2.17- Tốcđộpháttriểnmộtsốsảnphẩmkhaithácthủysản 65 chủyếugiaiđoạn 2006-2011 Bảng 2.18- Tốcđộpháttriểnmộtsốsảnphẩmchếbiếnthủysản 65 chủyếugiaiđoạn 2006-2011 Bảng 2.19- Cơcấunguồnvốnđầutưvàongànhthủysản 66 giaiđoạn 2006-2011 Bảng 2.20- CơcấulaođộngngànhthủysảncủaKhánhHòa 68 giaiđoạn 2006-2011
  7. 1 MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, với 112 cửa sông, trên 3000 đảo lớn nhỏ, nhiều eo biển, hồ, đầm lầy, phá, trên 1 triệu km2 diện tích vùng đặc quyền kinh tế. Hơn nữa, do Việt Nam nằm trong khu vực sinh thái nhiệt đới, ít bị ô nhiễm, nên nguồn lợi thuỷ sản rất đa dạng, phong phú, và có khả năng tự hồi sinh cao. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật thuỷ sản, Việt Nam có trên 6000 loài động vật đáy, 2038 loài cá, mực... được phân bố ở hầu hết các vùng, với trữ lượng cao. Khả năng khai thác cá ở vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam có thể đạt trên 4 triệu tấn/năm. Với những tiềm năng to lớn đó, cùng với việc chủ động đổi mới cơ chế quản lý, tiếp cận thị trường quốc tế, ngành thuỷ sản nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một trong những ngành kinh tế, xuất khẩu chủ lực của đất nước. Trong thời gian qua, thuỷ sản của Việt Nam đã và đang trực tiếp đóng góp vào sự phát triển năng động của ngành; góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp vùng ven biển, đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho hàng triệu người lao động. Hơn nữa, xuất khẩu thuỷ sản là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và là nguồn thu ngoại tệ lớn cho công cuộc CNH, HĐH đất nước. Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định đối với ngành thủy sản trong thời gian tới: “Xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực…Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường; coi trọng hình thức nuôi công nghiệp thâm canh là chủ yếu đối với cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn; gắn nuôi trồng với chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụng công nghệ cao trong khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại hóa các cơ sở chế biến. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thủy sản” [6, tr 761].
  8. 2 Đối với Khánh Hoà, là một tỉnh thuộc Duyên Hải Nam Trung bộ, được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện phát triển nguồn lợi thuỷ sản cả trong lĩnh vực khai thác tự nhiên cũng như nuôi trồng thuỷ sản. Ngành thủy sản của tỉnh đã và đang có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, trong nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng, chuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm, những lợi thế về Biển vẫn chưa được phát huy tối đa. Để phát huy hơn nữa vai trò của ngành thủy sản và những lợi thế về biển trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thì tỉnh Khánh Hòa cần phải xây dựng được một cơ cấu ngành thủy sản hợp lý theo hướng CNH,HĐH, để qua đó tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh của thủy sản của tỉnh trên thị trường trong nước và thế giới, bên cạnh đó là khai thác được lợi thế so sánh mà tỉnh có được, đưa nông nghiệp của tỉnh lên trình độ hiện đại, góp phần cùng với những lĩnh vực khác thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế - xã hội mà tỉnh Khánh Hòa đã đề ra. Do đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng CNH,HĐH nằm trong chiến lược tổng thể về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói chung theo hướng CNH,HĐH của tỉnh Khánh Hòa có ý nghĩa quan trọng. Quá trình này cần có sự kết hợp giữa nghiên cứu về mặt lý luận với giải quyết vấn đề thực tiễn. Xuất phát từ vị trí vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị, mã số: 60310102 2- Tình hình nghiên cứu đề tài Để trang bị kiến thức về lý luận phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài của mình, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu những tài liệu, công trình nghiên cứu sau đây: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân 2 tập của GS.TS Ngô Đình Giao (1998). Ở tác phẩm này, tác giả Ngô Đình Giao đã phân tích các căn cứ lý luận và thực tiễn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân tích quan điểm, phương hướng xây dựng cơ cấu kinh tế có
  9. 3 hiệu quả ở Việt Nam. + Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam. Bùi Tất Thắng, Chủ biên (1997), Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, bao gồm: nhân tố vốn đầu tư; nhân tố thị trường và trình độ phát triển của kinh tế thị trường, nhân tố trình độ khoa học kỹ thuật – công nghệ; nhân tố lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu; nhân tố kinh tế - xã hội. + Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. TS.Trần Văn Nhưng – Luận án tiến sĩ, Hà Nội 2001. Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, trên cơ sở phân tích đó rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những thành tựu, hạn chế, những mâu thuẫn mới nảy sinh phải giải quyết và xác định xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh cho thời gian tới. + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản nước ta qua khảo sát ở tỉnh Khánh Hòa”. TS.Nguyễn Đề Thanh - Luận án tiến sĩ, Tp HCM.2005. Trong luận án tác giả cho rằng, một trong những nguyên nhân chính làm cho ngành thủy sản chưa phát huy được tiềm năng cũng như những lợi thế mà ngành thủy sản có được, đó là do ngành thủy sản Khánh Hòa tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Từ đó tác giả đi đến kết luận: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản, không chỉ làm cho độ trình lực lượng sản xuất của ngành thủy sản được nâng lên, mà quá trình này cũng sẽ làm cho ngành thủy sản có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, gồm: chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành thủy sản, chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. + Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Tô Thị Hiền Vinh - Luận án tiến sĩ. Tp Hồ Chí Minh 2009. Trong luận án này tác giả Tô Thị Hiền Vinh cho rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý giữa: nông nghiệp, công
  10. 4 nghiệp nông thôn, dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là góp phần giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Ngoài những tài liệu nêu trên, còn có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu khác đã đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư…. Từ thực tế của các công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tác giả nhận thấy rằng ở trong nước vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xét thấy, đây là một hướng đi mới cho sự nghiên cứu để góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta dưới góc độ tiếp cận của kinh tế chính trị, nên tôi đã chọn đề tài này. 3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1- Mục đích Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng CNH,HĐH của tỉnh Khánh Hòa, từ đó rút ra những kết luận về những tồn tại, nguyên nhân và mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chuyển dịch của tỉnh. Qua đó xác định, mục tiêu, quan điểm, phương hướng chuyển dịch và những giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt hiệu quả cao. 3.2- Nhiệm vụ - Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu ngành thủy sản; những kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản ở một số tỉnh trong nước; những nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản, để làm căn cứ lý luận và thực tiễn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa. - Hai là: Phân tích thực trạng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản của Khánh Hòa qua các giai đoạn. Đánh giá chung, rút ra những vấn đề cần giải
  11. 5 quyết và xác định xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản của tỉnh Khánh Hòa thời gian tới. - Ba là: Trình bày các mục tiêu, quan điểm chuyển dịch, xây dựng phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản, định hướng bước đi, đề xuất các giải pháp và những kiến nghị nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa thời kỳ CNH, HĐH. 4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4.1- Đối tượng Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Khánh Hòa. 4.2- Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hoà. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000 đến năm 2011; dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đề ra các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch giai đoạn 2011 - 2020. 4.3- Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận xuyên suốt trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng. Luận văn nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành thủy sản trong mối quan hệ tác động qua lại với cơ cấu kinh tế ngành nói chung, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kinh tế thành phần; giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích, tổng hợp, được tác giả sử dụng để phân tích ở chương 2, nhằm tìm ra các mối quan hệ để luận giải về các vấn đề có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng CNH, HĐH. + Phương pháp phân tích thống kê, so sánh đối chiếu được sử dụng để phân tích thực trạng ở chương 2, qua đó đưa ra cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường
  12. 6 mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động. Hiệu quả kinh tế - xã hội do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản. - Tài liệu nghiên cứu bao gồm: tư liệu thống kê, điều tra kinh tế – xã hội của Cục thống kê tỉnh; tư liệu của ngành, các cấp trong tỉnh, cùng các tư liệu của các cơ quan nghiên cứu khác. Các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội XI… 5- Tên và kết cấu luận văn Tên luận văn: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020” Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương: CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa CHƯƠNG 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa – Những vấn đề đặt ra CHƯƠNG 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Khánh Hòa Dưới đây là nội dung cơ bản của luận văn.
  13. 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1- Cơ cấu kinh tế ngành và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản: Khái niệm, đặc trưng và những nhân tố tác động 1.1.1- Cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Cơ cấu kinh tế là cấu trúc của nền kinh tế với các bộ phận hợp thành, với vị trí, tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong quá trình sản xuất xã hội. “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ, tương đối ổn định hợp thành. Có các loại cơ cấu kinh tế khác nhau: cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu ngành kinh tế kỹ thuật; cơ câu kinh tế theo vùng, cơ cấu đơn vị hành chính, lãnh thổ; cơ câu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu kinh tế kỹ thuật mà trước hết là cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ là quan trọng nhất” [10, tr 14]. Cơ cấu kinh tế có những đặc trưng: Thứ nhất: Nó là sự cấu thành giữa các bộ phận một cách hữu cơ. Hai mặt cơ bản của chính sách kinh tế: mặt kỹ thuật và mặt kinh tế xã hội là một tổng thể hữu cơ, chỉ có thể phát triển trong sự nương tựa, thúc đẩy lẫn nhau như một quá trình tiến hóa tự nhiên. Từ đó đảm bảo cho nền kinh tế phát triển năng động, thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai: Cơ cấu kinh tế được hình thành, xác định trên cơ sở các quy luật kinh tế khách quan chi phối nền kinh tế, nhu cầu thị trường, lợi thế so sánh của nền kinh tế, của ngành, vùng và các nhân tố khác. Thứ ba: Cơ cấu kinh tế mạng tính lịch sử, cụ thể. Không có một cơ cấu chung duy nhất cho mọi quốc gia hay một quốc gia trong mọi giai đoạn lịch sử.
  14. 8 Khi nói đến cơ cấu kinh tế, trước hết người ta nói đến cơ cấu kinh tế ngành, vì đây là biểu hiện đầu tiên của cơ cấu kinh tế và là tiền đề để hình thành mỗi nền kinh tế quốc dân. Có thể nói cơ cấu kinh tế ngành là góc độ nghiên cứu kinh tế chủ yếu, phản ánh mối liên hệ kinh tế kỹ thuật và công nghệ sản xuất. * Cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế là kết cấu các ngành hợp thành tổng thể bao gồm các mối quan hệ tương tác về mặt tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành đó với nhau và với nền kinh tế quốc dân. Có nhiều cách phân loại ngành trong mỗi nền kinh tế: - Có thể dựa vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành mà phân thành ba ngành chủ yếu: công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Hay chi tiết hơn: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ bản, thương mại… - Trong mỗi ngành lại bao gồm các phân ngành như: + Trong công nghiệp có: cơ khí, điện lực, hóa chất… + Trong nông nghiệp có: chăn nuôi, trồng trọt… + Trong ngành dịch vụ bao gồm: thương mại, bưu điện, du lịch... - Hoặc có thể phân theo tính chất tác động của lao động và đối tượng lao động, như: khối ngành khai thác, khối ngành chế biến, khối ngành dịch vụ… Cơ cấu ngành luôn vận động và biến đổi phát triển không ngừng, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường. Cho nên khi phân tích cơ cấu ngành, phải làm rõ tính quy luật của sự vận động, tìm ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phù hợp với các cơ cấu kinh tế khác và đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn phát triển chung của đất nước. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối liên hệ của các ngành hoặc các phân ngành trong ngành theo xu hướng, mục tiêu và phương hướng nhất định. Đó là sự thay đổi có mục đích, có định hướng và lựa chọn trên cơ sở phân tích đầy đủ, có cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.
  15. 9 * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH là quá trình làm thay đổi nền kinh tế từ chỗ có cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, sang cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ hiện đại, đó là quá trình làm tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế gắn với sự biến đổi của công nghệ và năng suất lao động, tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình ấy cơ cấu phân ngành trong nội bộ ngành cũng sẽ có những biến đổi đáng kể cả về chất và lượng. Yêu cầu đặt ra là phải xác định được cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả, xác định được ngành mũi nhọn, ngành trọng điểm, những ngành có tương lai phát triển hoặc đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, ngoài nước và những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. 1.1.2- Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản Thủy sản là ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất trực tiếp, một bộ phận cấu thành của nền sản xuất vật chất của xã hội, là ngành sản xuất vật chất mà quá trình sản xuất của nó phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên. Đặc trưng về mặt kinh tế - kỹ thuật Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất mang tính mùa vụ. Do sự tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường sống và tập tính sống của các đối tượng, các chủng loại động thực vật làm cho các yếu tố sản xuất trong ngành thủy sản không sử dụng hết thời gian trong năm. Về sự biến đổi của đối tượng lao động, sau mỗi chu kỳ sản xuất, các đối tượng lao động của ngành thủy sản thay đổi từ giá trị sử dụng này thành giá trị sử dụng khác, hoặc cùng loại nguyên liệu có thể sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng khác, tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng. Về công dụng kinh tế của sản phẩm, thủy sản là ngành sản xuất vật chất tạo ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống xã hội.
  16. 10 Đặc trưng về mặt kinh tế xã hội Ngành thủy sản là ngành sử dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với công nghệ truyền thống, sự phân công lao động xã hội và tính xã hội hóa của sản xuất được thể hiện sâu sắc. Hoạt động của ngành thủy sản bao gồm: sản xuất nguyên liệu (bao gồm hoạt động sản xuất của ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản), chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần thương mại nghề cá. Đối với Khánh Hòa, với bờ biển dài hơn 300km, các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh hầu như đều gắn với biển. Ở tỉnh đã có những làng nghề truyền thống hoạt động ở lĩnh vực thủy sản từ lâu đời, cùng với những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy mô công nghiệp với trang thiết bị hiện đại, thu hút nhiều lao động. Tất cả nhuãng hình thức này đều hoạt động cả trên ba lĩnh vực: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Phân loại thủy sản thành bốn ngành: khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản. Căn cứ của việc phân loại này dựa vào phương hướng sản xuất kinh doanh chủ yếu và sản phẩm được sản xuất ra là tư liệu sản xuất hay tư liệu tiêu dùng. Phân loại thủy sản thành ba nhóm: nhóm ngành sản xuất nguyên liệu (bao gồm hoạt động sản xuất của ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản), nhóm ngành chế biến và nhóm ngành dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản. Căn cứ chủ yếu của sự phân chia này là tính chất khác nhau của sự biến đổi đối tượng lao động và công dụng sản phẩm của mỗi loại hoạt động. Phân loại các ngành thủy sản thành các ngành chuyên môn hóa hẹp Sự phân chia này dựa vào đặc trưng kỹ thuật trong quá trình sản xuất để phân thành các ngành chuyên môn hóa hẹp. Cụ thể: + Ngành nuôi trồng thủy sản, có các ngành chuyên môn hẹp là: Nuôi thủy sản thương phẩm (nuôi thủy sản nước mặn; nuôi thủy sản nước lợ; nuôi thủy sản nước ngọt.) và sản xuất giống thủy sản (Giống nuôi bố mẹ và giống nuôi thương phẩm) + Ngành chế biến thủy sản có: chế biến nội địa và chế biến xuất khẩu.
  17. 11 + Khai thác thủy sản có: Nghề lưới vây, lưới kéo, lưới rê, nghề câu… + Dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản: bao gồm các ngành cơ khí thủy sản, các hoạt đông dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật, thông tin tiếp thị, tài chính tín dụng, hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu… * Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản là mối quan hệ tỷ lệ giữa các phân ngành trong tổng thể ngành thủy sản, được lượng hóa bằng tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng sản phẩm thủy sản, tổng số lao động, tỷ trọng của ngành thủy sản tạo ra trong tổng thu nhập quốc dân ở lĩnh vực nông nghiệp, thương mại xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản không phải là cố định, mà nó thay đổi theo từng thời kỳ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản được đo bằng các chỉ tiêu: Số ngành chuyên môn hóa trong ngành thủy sản, tỷ trọng của các phân ngành trong tổng sản phẩm thủy sản; tỷ trọng lao động ngành thủy sản trong tổng lao số lao động trong nông nghiệp… Sự hình thành cơ cấu ngành thủy sản gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ, nó phản ánh trình độ của phân công lao động, trình độ phát triển thủy sản và trình độ tổ chức quản lý. Kết cấu ngành có thể thay đổi và sự thay đổi có thể diễn ra theo cách tự phát hoặc tự giác nếu được kế hoạch hóa. Do vậy, phải xây dựng được cơ cấu ngành tối ưu, số lượng các chuyên ngành càng phát triển, thì càng có khả năng thỏa mãn nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội, đáp ứng được các yêu cầu về phân công và hợp tác quốc tế, về khả năng hội nhập. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản là quá trình làm thay đổi cơ cấu tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành ngành thủy sản, nhằm hình thành lên một cơ cấu kinh tế ngành hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình phát triển lực lượng sản xuất, đưa nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật – công nghệ hiện đại vào tất cả các khâu trong ngành, từ sản xuất nguyên
  18. 12 liệu đến khâu bảo quản, chế biến, dịch vụ thương mại và hậu cần. Thực hiện cơ khí hóa, tự động hóa, thủy lợi hóa, thông tin hóa, sinh học hóa…trong đó, trước hết tiến hành cơ khí hóa phổ biến trong lĩnh vực sản xuất thủy sản; đầu tư công nghệ cho khai thác xa bờ; ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra giống nuôi mới có giá trị kinh tế cao; phát triển công nghiệp chế biến với công nghệ cao gắn với vùng nguyên liệu tập trung và thị trường tiêu thụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong ngành thủy sản, đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngành thủy sản, tạo động lực cho lực lượng sản xuất thủy sản phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực chất là làm thay đổi cơ bản không những cơ cấu tỉ lệ phân ngành trong tổng thể ngành thủy sản, mà còn làm thay đổi cơ bản lực lượng sản xuất, trình độ công nghệ, quan hệ sản xuất, tư duy và lối sống của mọi tầng lớp ngư dân vùng biển. 1.1.3- Những nhân tố chủ yếu tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản 1.1.3.1- Những nhân tố nội sinh * Nhân tố thứ nhất: Các nguồn lực và lợi thế so sánh Vị trí địa lý – kinh tế - xã hội Khánh Hoà là tỉnh ven biển có điểm cực đông của Việt Nam, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc Khánh Hoà giáp với tỉnh Phú Yên, phía nam giáp với Ninh Thuận; Đăk lăk và Lâm Đồng ở phía tây. Phía đông của Khánh Hoà là biển Đông với đường bờ biển dài 200 km (kể cả chu vi các đảo là 385 km). Khánh Hòa nằm giữa hai trung tâm kinh tế năng động của cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Thuận lợi về vị trí này tạo điều kiện cho Khánh Hòa phát triển lưu thông, vận tải hàng hóa, giao lưu kinh tế cả về đường bộ, đường biển và đường hàng không, phát triển kinh tế dịch vụ - du lịch; thu hút đầu tư trong và nước để trở thành trung tâm kinh tế của miền Trung và Tây Nguyên.
  19. 13 Khánh Hòa có đủ những nhân tố ảnh hưởng để phát triển kinh tế biển, như: Có bờ biển dài, có ba vịnh lớn với nhiều bãi biển đẹp, như: Vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang, Vịnh Vân Phong; có các cảng biển sâu để tầu có công suất hàng nghìn mã lực cập cảng, như: Cảng Nha Trang, cảng Cam Ranh và cảng Vân Phong, ngoài ra còn có các cảng nhỏ phục vụ cho đánh bắt thủy sản, hoạt động du lịch và các nơi tránh, trũ bão cho tầu biển. Thời tiết được chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa kéo dài từ tháng 9 – 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 – 8, vào mùa mưa thường có gió mùa đông bắc thổi, nhưng cũng ảnh hưởng ít. Nhiệt độ tuyệt đối cao không vượt quá 400C, trung bình khoảng 250C, đặc biệt nhiệt độ chênh lệch ngày không quá lớn từ 5 – 80C rất phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản và ra khơi khai thác thuỷ sản. Vị trí địa lý – kinh tế - xã hội thuận lợi trên kết hợp với sự ổn định chính trị - xã hội của tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng. Thứ hai: Yếu tố lao động Dân số và lao động được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển thủy sản nói riêng và nền kinh tế nói chung, bao gồm các yếu tố: Dân số và mức thu nhập của dân cư tạo thành thị trường nội địa to lớn; trình độ dân trí, khả năng tiếp thu cái mới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển những ngành kỹ thuật cao; các nghề truyền thống của từng vùng chính là một lợi thế để so sánh về lao động. Dân số của tỉnh Khánh Hòa là 1.174.848 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km², trong đó nam giới có khoảng 581.299 người (49.47%) và nữ giới khoảng 593.549 người (50.53%); năm 2011, Khánh Hòa có 568.459 người sinh sống ở khu vực đô thị (48.4% dân số toàn tỉnh) và 606.389 người sống ở khu vực nông thôn (51,6%). Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật toàn tỉnh có 6.082 người có trình độ cao đẳng, 14.444 người đại học, 232 thạc sĩ, 107 tiến sĩ. Ngoài ra với 46,6% dân số trong độ tuổi lao động đã góp phần đáng để trong quá trình phát triển
  20. 14 kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện lao động trong lĩnh vực thủy sản là hơn 80.000 lao động, chiếm 31,5% số lao động của tỉnh và 72,34% lĩnh vực nông nghiệp.[8, tr 15,16] Đối với Khánh Hòa, dân số, lao động và trình độ lao động có ảnh hưởng lớn đến ngành thủy sản. Đối với ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, với đặc điểm là tiếp súc với biển liên tục, dài ngày và đòi hỏi phải có sức khỏe, do đó đã từ lâu người dân miền biển nói chung và Khánh Hòa nói riêng, đều có quan niệm ở hai ngành này đòi hỏi nhiều về lao động nam giới. Vì vậy dân số và cơ cấu dân số nam – nữ có sự tác động lớn đến lao động thủy sản nói chung và đến khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Trình độ lao động trong ngành thủy sản ảnh hưởng đến việc tiếp thu và triển khai các công nghệ và kỹ thuật. Đối với Khánh Hòa, phần lớn lao động hoạt động trong ngành khai thác, nuôi trồng và các nghề chế biến truyền thống có trình độ văn hóa còn thấp, lao động thủ công còn nhiều. Đây là một thách thức lớn đối ngành thủy sản của tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Nhân tố thứ hai: Trình độ kỹ thuật của lực lượng lao động ngành thủy sản Thứ nhất: Trình độ kỹ thuật khai thác thủy sản. Trình độ kỹ thuật khai thác thủy sản không chỉ nói lên năng lực khai thác, mà nó còn khái quát chung trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong ngành thủy sản. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản theo hướng nào. Sự phát triển của trình độ kỹ thuật khai thác thủy sản sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội không chỉ ở ngành thủy sản nói riêng mà của nền kinh tế nói chung, đồng thời sự phân công lao động xã hội hợp lý trong ngành thủy sản sẽ thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển. Việc nâng cao trình độ kỹ thuật khai thác cũng là đòi hỏi bức thiết không chỉ cho công tác chuyển dịch cơ cấu, mà còn là để nâng cao năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tiến tới giải phóng sức lao động, bảo đảm sự phát triển bền vững ta trong lĩnh vực thủy sản. Trong thời gian qua, ngành khai thác thủy sản Khánh Hòa đã đẩy mạnh việc nâng cao trình độ khai thác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0