intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai, so sánh với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các tiêu chí ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai; dự đoán các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai; thực trạng xây dựng ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tại BIDV và so sánh với các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai; xây dựng một số giải pháp và đưa ra kiến nghị giúp BIDV trong quá trình thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng đạt chuẩn ASEAN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai, so sánh với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG KHA ĐÁNH GIÁ CÁC NGÂN HÀNG ĐẠT CHUẨN ASEAN TƯƠNG LAI, SO SÁNH VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG KHA ĐÁNH GIÁ CÁC NGÂN HÀNG ĐẠT CHUẨN ASEAN TƯƠNG LAI, SO SÁNH VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã ngành: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. TÓM TẮT Khung hội nhập ngành ngân hàng khu vực ASEAN (ABIF) là một cấu phần của AEC với mục tiêu hình thành một thị trường ngân hàng chung khu vực ASEAN mà ở đó các ngân hàng đạt chuẩn khu vực (QABs) được tự do kinh doanh không giới hạn về địa lý, các quy định thể chế hoạt động ngân hàng được đồng nhất và nền tảng cơ sở hạ tầng tương đương giữa các quốc gia thành viên. Hiểu được vấn đề này nên trong thời gian qua, ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với vai trò là một trong những ngân hàng đầu ngành đã chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn ngân hàng đạt chuẩn ASEAN (QABs). Tuy nhiên, theo mục tiêu của ABIF, sau năm 2020 danh sách các QABs sẽ được xác định và những ngân hàng này sẽ trở thành hình mẫu cho các ngân hàng cho khu vực hướng đến. Những ngân hàng này cũng có thể là một chiều tham chiếu hữu ích cho BIDV trong tầm nhìn "Trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020". Vì vậy, đề tài “Đánh giá các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai, so sánh với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị” được tác giả chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm góp thêm thông tin tham khảo trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược kinh doanh dài hạn của BIDV. i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Đánh giá các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai, so sánh với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị” là công trình nghiên cứu của cá nhân. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TPHCM, ngày tháng năm 2019 Tác giả PHẠM HOÀNG KHA ii
  5. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô là giảng viên, cán bộ trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu, đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu để tôi có thể nâng cao trình độ và kỹ năng sống. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến với thầy PGS,.TS. Nguyễn Đức Trung, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trong thời gian thực hiện đề tài cùng thầy, tôi đã học được nhiều điều bổ ích cả về kiến thức chuyên môn lẫn tinh thần làm việc. Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh những nỗ lực của chính bản thân thì cần phải kể đến gia đình tôi đã động viên tôi, tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần và luôn theo sát bên tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn, vướng mắc. Xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị em tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho tôi hoàn thiện đề tài này. Trân trọng cảm ơn! iii
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt tắt ABIF ASEAN Banking Khuôn khổ hội nhập ngân hàng khu Integration Framework vực ASEAN ACIA ASEAN Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN COMPREHENSIVE INVESTMENT AGREEMEND AEC ASEAN Economic Cộng đồng kinh tế ASEAN Community AFAS ASEAN Framework Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN Agreement on Services ALM Hệ thông quản lý tài sản nợ- tài sản có ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations ATIGA ASEAN Trade in Goods Hiệp định thương mại hàng hóa Agreement ASEAN BIDV Joint Stock Commercial Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Bank for Investment and tư và Phát triển Việt Nam Development of Vietnam BOT Bank of Thailand Ngân hàng trung ương Thái Lan CLMV Campuchia-Laos-Myanmar-Việt Nam FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiêp nước ngoài FSMP Financial Sector Master Kế hoạch tổng thể ngành tài chính Plan GATS General Agreement on Quy định về thương mại dịch vụ theo Trade in Services WTO GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT Hội đồng quản trị HNCC Hội nghị cấp cao IRB Internal Rating - Based Phương pháp tiếp cận dựa trên đánh Approach giá nội bộ Mas Monetary Authority of Cơ quan tiền tệ Singapore Singapore MOF Thailand 's Ministry of Bộ tài chính Thái Lan Finance MoU Memorandum of Bản ghi nhớ Understanding iv
  7. NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương Mại NHTW Ngân hàng trung ương NPL Non-performing loan Nợ quá hạn QABs Qualified ASEAN Banks Ngân hàng đạt chuẩn khu vực ASEAN ROA Return on Assets Tỉ số lợi nhuận trên tài sản ROE Return On Equity Tỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu RRHĐ Rủi ro hoạt động RRTD Rủi ro tín dụng SA Standardized approach Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hóa TCTD Tổ chức tín dụng VPĐD Văn phòng đại diện WTO The World Trade Tổ chức thương mại thế giới Organization v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Bảng 2.1: Số liệu tài chính của các QABs tương lai của khu vực và BIDV năm 2018 .......................................................................................................... 32 Bảng 2.2 : Hiện diện của các QABs tương lai trong khu vực ASEAN .......... 35 Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình áp dụng quy định Basel tại các nước ASEAN 5 và Việt Nam .................................................................................................. 37 Bảng 2.4: So sánh cơ cấu nhân sự theo độ tuổi của BID, BCA và MTB....... 42 Bảng 2.5: Cơ cấu nhân sự của BIDV theo trình độ học vấn năm 2018......... 42 Hình 2.1: Điểm trung bình ASEAN Corporate Governance Scorecard của các quốc gia ASEAN 5 từ năm 2012 – 2017 ................................................... 40 vi
  9. MỤC LỤC_Toc18359737 TÓM TẮT ........................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... ix 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................ix 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................x 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... xii 3.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... xii 3.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... xii 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................... xii 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................xiii 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................xiii 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................xiii 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ...................................... xiv CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẠT CHUẨN ASEAN ....... 1 1.1 Bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN ........................................... 1 1.1.1 Giới thiệu về Cộng đồng kinh tế ASEAN ............................................ 1 1.1.2 Tiến trình Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN ................... 3 1.2 Tiến trình xác định các Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN .............................. 11 1.3 Mục tiêu trở thành Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN trong chiến lược dài hạn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............. 12 1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................................................................... 12 1.3.2 Mục tiêu trở thành ngân hàng đạt chuẩn ASEAN trong chiến lược kinh doanh dài hạn của BIDV............................................................................. 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 17 vii
  10. CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CÁC NGÂN HÀNG ĐẠT CHUẨN ASEAN TƯƠNG LAI VÀ SO SÁNH VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........................................... 18 2.1 Nhận diện các tiêu chí xác định các Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN qua các hiệp định song phương ................................................................................... 18 2.1.1 Hiệp định song phương giữa Philippines và Malaysia ........................ 18 2.1.2 Hiệp định song phương giữa Indonesia và Malaysia .......................... 20 2.1.3 Hiệp định song phương giữa Thái Lan và Malaysia ........................... 22 2.2 Nhận diện các QAB tương lai trong khu vực ............................................ 24 2.3 So sánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với các Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai ................................................................... 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 46 Chương III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ............................................. 47 3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2020 -2030 ................. 47 3.2 Một số đề xuất kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. .................................................................................. 56 3.3 Một số đề xuất kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam............ 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65 viii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từng bước tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế. Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết nhiều hiệp định thương mại khác. Cùng với sự hội nhập chung của các ngành kinh tế khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng dần chuyển theo hướng thị trường và mở cửa trước yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Cổng thông tin ASEAN Việt Nam 2018). Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo của các quốc gia ASEAN đã ký tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). AEC ra đời nhằm xây dựng khu vực ASEAN trở thành: một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; một khu vực phát triển kinh tế đồng đều; một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu (P. Thảo 2015). Việt Nam tham gia AEC là khẳng định cam kết hội nhập với thế giới, là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài lãnh thổ quốc gia cho các ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua cũng đã ix
  12. có những bước điều chỉnh, chuẩn bị để hội nhập với việc áp dụng các tiêu chuẩn về nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro hay quản trị ngân hàng tiệm cận dần với các quy định quốc tế. Ngân hàng nhà nước đã thực hiện Đề án tái cơ cấu các ngân hàng thương mại (NHTM), tập trung vào nhóm ngân hàng yếu kém nhất, tái cơ cấu một cách đồng bộ hơn, bao gồm sáp nhập những ngân hàng yếu kém hay mua lại ngân hàng với giá 0 đồng để có được những ngân hàng tốt hơn đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới. Theo lộ trình đã cam kết Việt Nam phải mở cửa, xóa bỏ các hạn chế trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn. Hay nói cách khác, việc tham gia AEC là bước tiến đòi hỏi chúng ta phải mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng so với các thỏa thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc thực hiện các cam kết liên thông thị trường tài chính khu vực trong lộ trình AEC sẽ đem lại cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. 2. Tính cấp thiết của đề tài Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng tới mục tiêu hội nhập ngành ngân hàng vào năm 2020, sẽ tạo ra một hệ thống ngân hàng mở cho phép các ngân hàng ASEAN được hoạt động một cách bình đẳng với ngân hàng sở tại của bất kỳ quốc gia thành viên. Tham gia AEC có nghĩa là các quốc gia thành viên sẽ không còn giới hạn về sở hữu nước ngoài với các ngân hàng nội địa của mình. Trong khuôn khổ AEC, các nước thành viên phải tạo ra một sân chơi bình đẳng cho ngân hàng các nước thành viên khác hoạt động trên lãnh thổ của mình bằng cách xóa bỏ những khác biệt pháp lý mang tính phân biệt đối xử giữa các ngân hàng có quốc tịch khác nhau. Đồng thời các NHTM Việt Nam có cơ hội gia x
  13. tăng mức độ hội nhập vào hệ thống ngân hàng trong khu vực, mở rộng hoạt động kinh doanh và lớn mạnh trong một sân chơi công bằng và bình đẳng hơn. Ngành ngân hàng Việt Nam có được cơ hội trao đổi, gia tăng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tài chính, tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro và thanh toán, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của NHTM Việt Nam trên trường quốc tế. Khung hội nhập ngành ngân hàng khu vực ASEAN (ABIF) là một cấu phần của AEC với mục tiêu hình thành một thị trường ngân hàng chung khu vực ASEAN mà ở đó các ngân hàng đạt chuẩn khu vực (QABs) được tự do kinh doanh không giới hạn về địa lý, các quy định thể chế hoạt động ngân hàng được đồng nhất và nền tảng cơ sở hạ tầng tương đương giữa các quốc gia thành viên. Hiểu được vấn đề này nên trong thời gian qua, ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với vai trò là một trong những ngân hàng đầu ngành đã chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn ngân hàng đạt chuẩn ASEAN (QABs). Tuy nhiên, theo mục tiêu của ABIF, sau năm 2020 danh sách các QABs sẽ được xác định và những ngân hàng này sẽ trở thành hình mẫu cho các ngân hàng cho khu vực hướng đến. Những ngân hàng này cũng có thể là một chiều tham chiếu hữu ích cho BIDV trong tầm nhìn "Trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020". Vì vậy, đề tài “Đánh giá các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai, so sánh với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị” được tác giả chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao xi
  14. học nhằm góp thêm thông tin tham khảo trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược kinh doanh dài hạn của BIDV. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai, từ đó so sánh với BIDV và đưa ra các đề xuất kiến nghị 3.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản như sau:  Xác định các tiêu chí ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai  Dự đoán các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai.  Thực trạng xây dựng ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tại BIDV và so sánh với các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai.  Xây dựng một số giải pháp và đưa ra kiến nghị giúp BIDV trong quá trình thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng đạt chuẩn ASEAN. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Từ những nội dung cơ bản nêu trên, nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai thông qua việc giải đáp các câu hỏi sau đây: 1. Các tiêu chí nào dùng để đánh giá các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai? 2. Các ngân hàng nào sẽ là các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai? 3. BIDV đang thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng đạt chuẩn ASEAN, vậy BIDV đã thực hiện như thế nào và những yếu tố nào ảnh hưởng đến đến quá trình đạt chuẩn này? xii
  15. 4. BIDV cần những giải pháp nào để trở thành ngân hàng đạt chuẩn ASEAN trong tương lai? 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2015-2030. Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai chính là các ngân hàng ASEAN đã và đang có hoạt động mạnh tại thị trường nước ngoài, có thể xác định ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai từ các quốc gia gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu định tính và tham khảo ý kiến chuyên gia: Để đưa ra những nhận định kinh tế, chính sách của Nhà nước, tác giả đã thu thập những bài phỏng vấn của các chuyên gia kinh tế uy tín trong nước và trên thế giới. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các chỉ tiêu tài chính, định hướng phát triển thông qua website, các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, tài liệu nội bộ. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo tại Thư viện trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để viết sách cho các đề tài hoạt động ngân hàng đạt chuẩn ASEAN Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu này có thể giúp BIDV nắm bắt được những thách thức và khó khăn khi xây dựng ngân hàng đạt chuẩn ASEAN hội xiii
  16. nhập với các nước trong khu vực, từ đó có các giải pháp đề xuất hợp lý hoàn thiện hơn đối với BIDV trong công tác hội nhập khu vực hiện tại và thế giới sau này. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Trong thời gian qua, việc gia nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN và hướng tới ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai đã nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, … thông qua các công trình nghiên cứu, bài viết khoa học, cụ thể: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế Việt Nam” của PGS, TS. Hà Văn Hội đã cho thấy việc xây dựng Cộng đồng ASEAN là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của Hiệp hội. Đối với Việt Nam, AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế giới. Do đó, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong quá trình xây dựng AEC, hội nhập sâu rộng hơn nữa nhằm nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển và hoàn thiện của ASEAN, dựa trên khuôn khổ pháp lý quốc tế và ASEAN phù hợp với pháp luật Việt Nam, vì lợi ích của các bên cũng như của cả Hiệp hội. Đồng thời đưa ra những thuận lợi, thách thức cũng như khó khăn của Việt Nam nói chung cũng như các ngân hàng thương mại nói riêng khi có sự hội nhập về tài chính với các nước trong khu vực. Từ đó, thấy được tầm quan trọng của việc hội nhập tài chính với các nước trong khu vực và xây dựng những ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai. Đề tài nghiên cứu khoa học “Ngân hàng Việt Nam trong tiến trình gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN” của TS. Trần Thị Vân Anh đã cho thấy việc xiv
  17. gia nhập AEC đem lại nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh việc mở rộng hoạt động và gia tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế cũng như khả năng cải thiện chất lượng dịch vụ thì các cam kết AEC cũng đặt NHTM Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hẳn về uy tín, trình độ công nghệ cũng như tiềm lực tài chính. Do đó, hệ thống NHTM Việt Nam cần có chiến lược phát triển phù hợp nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, củng cố tiềm lực tài chính, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt cần chú trọng tới trình độ nguồn nhân lực và năng lực quản trị rủi ro và tác nghiệp để có thể tồn tại và trở thành người chiến thắng. Từ đó thấy được xây dựng những ngân đạt chuẩn Basel II và đi đến những ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai là vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện tại. Đề tài nghiên cứu khoa học “Khu vực tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính ASEAN” của ThS. Tô Thị Thanh Trúc đã chỉ ra những vấn đề thiết yếu khi Việt Nam gia nhập tài chính vào cộng đồng kinh tế ASEAN là phải hội nhập về tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn, phát triển và hội nhập các thị trường vốn và phát triển các hệ thống thanh quyết toán trong khu vực. Từ đó, dựa vào tình hình tổng quan tài chính Việt Nam giai đoạn hiện tại đưa ra những lợi ích và rủi ro của Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Qua đó, thấy được lợi ích của việc xây dựng ngân hàng đạt chuẩn ASEAN tương lai để tiến sâu vào quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng. Đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN” của ThS. Nguyễn Thị Ngà - Ths. Phạm Ngọc Huyền đã chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và đánh giá năng xv
  18. lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng dưới góc độ nghiên cứu của nhóm tác giả, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong tiến trình hội nhập AEC. Các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra được tầm quan trọng và sự thiết yếu của việc xây dựng ngân hàng đạt chuẩn ASEAN, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra hay dự đoán được các tiêu chí cụ thể dùng để đánh giá các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN. Đề tài mong muốn làm rõ hơn về các tiêu chí này để làm cơ sở tham khảo trong chiến lược kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. xvi
  19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẠT CHUẨN ASEAN 1.1 Bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN 1.1.1 Giới thiệu về Cộng đồng kinh tế ASEAN Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 12 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 1 năm 2007 đã khẳng định cam kết của họ tạo ra một Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, khiến ASEAN trở thành một khu vực mậu dịch tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và kỹ năng lao động, và dòng vốn tự do hơn. Theo AEC, các nước ASEAN sẽ tuân thủ các nguyên tắc của một nền kinh tế mở, hướng ngoại và bao trùm. Thị trường phù hợp với các quy tắc đa phương cũng như tuân thủ các quy tắc tuân thủ hiệu quả và thực hiện cam kết kinh tế. Sự hình thành của AEC, cộng đồng ASEAN sẽ được hưởng lợi từ việc tự do hóa thành công tài khoản vốn trong nước và thị trường tài chính ở từng quốc gia và hội nhập toàn cầu với các tổ chức trên thế giới. Trong giai đoạn 2007-2015, các quốc gia thành viên ASEAN đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện hiệu quả và sự lành mạnh giữa các tổ chức trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, so với các đối tác của các quốc gia trên thế giới, ngân hàng ASEAN và các tổ chức tài chính khác không đủ lớn về quy mô tài sản để cạnh tranh chống lại các đối thủ khác trên thị trường tài chính quốc tế. Thị trường tài chính khác nhau trong ASEAN dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài khu vực. Quy định nghiêm ngặt của một số giao dịch tài chính xuyên biên giới cũng đã cản trở hội nhập tài chính toàn ASEAN. Do đó, ASEAN phải đặt ưu tiên cao việc tăng tốc và tăng cường hội nhập khu vực tài chính để thực hiện cam kết. Vì vậy, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào ngày 31/12/2015 nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, 1
  20. vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài. Bản chất của AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực mà không phải là một thoả thuận hay hiệp định với các ràng buộc. Mục tiêu của AEC là tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và lao động có tay nghề trong khối. AEC đề ra 04 mục tiêu hoạt động và thiết lập hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan để hoàn thành các mục tiêu: − Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung; − Một khu vực kinh tế cạnh tranh; − Phát triển kinh tế cân bằng; − Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. AEC có 3 hiệp định tương ứng với 3 cam kết quan trọng để xây dựng Cộng đồng Kinh tế: − Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) Hiệp định ATIGA điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong Hiệp định AFTA và các hiệp định, nghị định thư có liên quan. − Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS) Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS) được ký năm 1995 và Nghị định thư sửa đổi AFAS ký năm 2003 nhằm điều chỉnh hoạt động cung cấp 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2