intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của sự thoả mãn tiền lương đến sự thoả mãn công việc của nhân viên ngành ngân hàng

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm điều chỉnh, bổ sung và kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thoả mãn lương của nhóm đối tượng cụ thể là nhân viên ngành ngân hàng. Xác định mức độ thỏa mãn đối với từng nhân tố của thỏa mãn tiền lương đến sự thoả mãn chung về tiền lương của nhân viên. Đo lương mức độ tác động của thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn trong công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của sự thoả mãn tiền lương đến sự thoả mãn công việc của nhân viên ngành ngân hàng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ Nguyễn Thị Hoàng Oanh ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THOẢ MÃN TIỀN LƯƠNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÀNH NGÂN HÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ Nguyễn Thị Hoàng Oanh ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THOẢ MÃN TIỀN LƯƠNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÀNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: QTKD Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  3. Ý kiến đánh giá, chấm điểm của giáo viên: ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------------------------------
  4. i Lời cam đoan Kính thưa quý thầy cô, Em tên Nguyễn Thị Hoàng Oanh, là học viên cao học khóa 19 – Lớp Quản trị kinh doanh đêm 3 – Trường Đại học Kinh tế Tp HCM. Em xin cam đoan luận văn “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THOẢ MÃN TIỀN LƯƠNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÀNH NGÂN HÀNG” là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, ngày 01 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoàng Oanh
  5. ii Lời cảm ơn Sau thời gian học tập và nỗ lực nghiên cứu luận văn “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THOẢ MÃN TIỀN LƯƠNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÀNH NGÂN HÀNG”, em đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ quý thầy cô, bạn bè và người thân. Xin được phép gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quý báo làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. - Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dương đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em có thể hoàn tất luận văn. - Em cũng xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người đã giúp em trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luận văn. - Và xin cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn. TP.HCM, ngày 01 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoàng Oanh
  6. iii Tóm tắt luận văn - Nghiên cứu thực hiện nhằm: (a) hoàn chỉnh thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thoả mãn lương của nhóm đối tượng cụ thể là nhân viên ngành ngân hàng, (b) đo lường mức độ tác động các nhân tố thỏa mãn tiền lương, (c) đánh giá mức độ tác động của thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn trong công việc, (d) dựa trên kết quả có được đề xuất các giải pháp gia tăng sự thỏa mãn tiền lương, thỏa mãn công việc cho nhân viên ngành ngân hàng. - Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo thỏa mãn tiền lương và sự tác động của thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngành ngân hàng. Mô hình được phát triển trên cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn tiền lương của Heneman và Schwab (1985) với mẫu nghiên cứu là 194 cán bộ, nhân viên đang công tác tại các ngân hàng thương mại trong nước khu vực Tp HCM. - Từ các lý thuyết nền tảng về động viên, kích thích, lý thuyết quản trị nguồn nhân lực và lý thuyết về tiền lương tác giả đã bổ sung thang đo các nhân tố thỏa mãn tiền lương gồm mức lương, phúc lợi, sự tăng lương, cơ chế lương và cơ chế thưởng. - Độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo đã được kiểm định bởi hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo là chạy phân tích hồi qui đánh giá tác động của các nhân tố thỏa mãn tiền lương và đánh giá tác động của thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn trong công việc. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy năm nhân tố này có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự thỏa mãn tiền lương và sự thỏa mãn tiền lương có tác động có ý nghĩ thống kê đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngành ngân hàng. - Kiểm định giá trị trung bình tổng thể của các nhóm đối tượng và đề xuất các giải pháp cho ngân hàng được trình bày ở phần kết luận và kiến nghị.
  7. iv Mục lục Lời cam đoan ...................................................................................................................................... i Lời cảm ơn ......................................................................................................................................... ii Tóm tắt luận văn ............................................................................................................................... iii Mục lục ............................................................................................................................................. iv Danh mục các từ ngữ viết tắt .......................................................................................................... viii Danh mục các bảng biểu ................................................................................................................... ix Danh mục các hình ảnh/ Biểu đồ ....................................................................................................... x Phần mở đầu....................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 1 2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 4 6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu........................................................................................... 5 7. Cấu trúc nghiên cứu ............................................................................................................... 5 Chương 1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ..................................................................... 7 1.1 Các lý thuyết cơ bản........................................................................................................... 7 1.1.1 Thuyết công bằng của John Stacey Adams (1963) .................................................... 7 1.1.2 Thuyết kỳ vọng của Victor Harold Vroom ................................................................ 9 1.1.3 Thuyết xung đột (không theo quy luật) của Edward Emmet Lawler (1971) ............. 9 1.2 Các khái niệm liên quan trong luận văn........................................................................... 10 1.2.1 Tiền lương ................................................................................................................ 10 1.2.2 Cơ cấu tiền lương ..................................................................................................... 11 1.2.3 Thoả mãn tiền lương ................................................................................................ 12 1.2.4 Thoả mãn công việc ................................................................................................. 15 1.3 Các nghiên cứu liên quan đến thỏa mãn tiền lương và sự tác động của thỏa mãn tiền lương đến thỏa mãn công việc ..................................................................................................... 17 1.3.1 Quyết định lương và thoả mãn tiền lương (W.W.Ronan and G.J.Organt - 1973).... 17 1.3.2 Đo lường tính đa thành phần của thoả mãn tiền lương (Herbert G.Heneman and Donald P.Schwab 1985)........................................................................................................... 17 1.3.3 Nghiên cứu của Trần Kim Dung và các cộng sự (2005).......................................... 18
  8. v 1.3.4 Phát triển và kiểm tra mô hình lý thuyết Hệ quả thỏa mãn tiền lương (Larry H. Faulk II 2002)........................................................................................................................... 18 1.3.5 Nghiên cứu mối quan hệ giữa gói trả công lao động, động lực làm việc và thoả mãn công việc của Jacques Igalens và Patrice Roussel (1999)........................................................ 19 1.3.6 Khám phá mối quan hệ giữa thoả mãn tiền lương và thoả mãn công việc: So sánh khu vực tư nhân và khu vực nhà nước (Muhammad Shahzad Chaudhry, Hazoor Muhammad Sabir, Nosheen Rafi and Masood Nawaz Kalyar).................................................................... 20 1.4 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................................... 22 1.4.1 Mức tiền lương......................................................................................................... 23 1.4.2 Phúc lợi .................................................................................................................... 24 1.4.3 Sự tăng lương ........................................................................................................... 24 1.4.4 Cơ chế lương (cấu trúc tiền lương và quản lý tiền lương) ....................................... 26 1.4.5 Cơ chế thưởng .......................................................................................................... 26 1.4.6 Tác động của thỏa mãn tiền lương đến sự thoả mãn công việc................................ 26 1.5 Sơ lược hệ thống tiền lương tại các ngân hàng ................................................................ 27 Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 30 2.1 Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................................... 30 2.1.1 Hoàn chỉnh bảng câu hỏi PSQ (1985)...................................................................... 30 2.1.2 Thang đo thoả mãn công việc .................................................................................. 35 2.1.3 Phương pháp chọn mẫu............................................................................................ 35 2.1.4 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 37 2.2 Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê ................................................................................. 38 2.2.1 Thu thập thông tin .................................................................................................... 38 2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .......................... 39 2.2.3 Phân tích nhân tố EFA ............................................................................................. 39 2.2.4 Phân tích hồi qui thang đo thoả mãn tiền lương, tác động thỏa mãn tiền lương đến thỏa mãn công việc .................................................................................................................. 40 2.2.5 Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình của các tổng thể con....................... 41 Chương 3. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 43 3.1 Thống kê mẫu nghiên cứu................................................................................................ 43 3.1.1 Làm sạch và mã hoá mẫu ......................................................................................... 43 3.1.2 Thống kê mô tả thông tin định danh ........................................................................ 44 3.1.3 Thống kê mô tả biến quan sát thang đo thỏa mãn tiền lương................................... 47 3.2 Kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo........................................................... 49 3.2.1 Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbatch Alpha........................................................... 49
  9. vi 3.2.2 Phân tích nhân tố thang đo thoả mãn tiền lương ...................................................... 51 3.3 Phân tích hồi qui thang đo thỏa mãn tiền lương............................................................... 54 3.3.1 Phân tích tương quan của các thành phần thỏa mãn tiền lương ............................... 54 3.3.2 Xây dựng phương trình hồi qui thang đo thỏa mãn tiền lương ................................ 56 3.3.3 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi qui .............................................................. 57 3.3.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình..................................................................... 60 3.4 Phân tích hồi qui tác động thỏa mãn tiền lương đến thoả mãn công việc ........................ 63 3.4.1 Phân tích tương quan giữa thỏa mãn tiền lương và thỏa mãn công việc.................. 63 3.4.2 Xây dựng phương trình hồi qui thỏa mãn tiền lương đến thoả mãn công việc ........ 64 3.4.3 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi qui .............................................................. 65 3.4.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình..................................................................... 66 3.5 Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình của các tổng thể con .............................. 67 3.5.1 Kiểm định Independent samples T-Test................................................................... 67 3.5.2 Kiểm định One-Way ANOVA................................................................................. 68 Tóm tắt kết quả nghiên cứu.......................................................................................................... 71 Phần kết luận.................................................................................................................................... 73 1. Kết luận ................................................................................................................................ 73 2. Kiến nghị một số giải pháp về chính sách tiền lương cho ngân hàng .................................. 74 2.1. Đối với sự tăng lương .................................................................................................. 75 2.2. Đối với cơ chế lương.................................................................................................... 76 2.3. Đối với cơ chế thưởng.................................................................................................. 78 2.4. Đối với chính sách phúc lợi ......................................................................................... 78 2.5. Đối với mức lương ....................................................................................................... 79 3. Những đóng góp của đề tài .................................................................................................. 79 4. Hạn chế và định hướng cho nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 80 Tài liệu tham khảo............................................................................................................................... i Phụ lục ............................................................................................................................................... v Phụ lục 1: Bảng câu hỏi thỏa mãn tiền lương PSQ (Heneman&Schwab) ..................................... v Phụ lục 2: Bảng câu hỏi thảo luận nhóm....................................................................................... vi Phụ lục 3: Bảng câu hỏi chính thức của luận văn ........................................................................ vii Phụ lục 4: Kết quả chạy SPSS ...................................................................................................... xi 1. Bảng thống kê thông tin định danh mẫu nghiên cứu......................................................... xi 2. Bảng thống kê mô tả các biến quan sát thang đo thỏa mãn tiền lương ............................. xi 3. Kiểm định độ tin cậy Cronbatch Alpha............................................................................ xii
  10. vii 4. Phân tích nhân tố EFA ..................................................................................................... xv 5. Phân tích tương quan các thành phần thỏa mãn tiền lương........................................... xviii 6. Phân tích hồi qui thang đo thỏa mãn tiền lương.............................................................. xix 7. Kiểm tra các giả định của phương trình hồi qui thỏa mãn tiền lương.............................. xx 8. Phân tích tương quan thỏa mãn tiên lương và thỏa mãn công việc................................ xxii 9. Phân tích hồi qui tác động thỏa mãn tiên lương đến thỏa mãn công việc ..................... xxiii 10. Kiểm tra các giả định của phương trình hồi qui tác động thỏa mãn tiền lương đến thỏa mãn công việc ....................................................................................................................... xxiv 11. Kiểm định bằng nhau của trung bình tổng thể ........................................................... xxv
  11. viii Danh mục các từ ngữ viết tắt Cụm từ Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt viết tắt Be Benefit Phúc lợi (Một nhân tố của thang đo PSQ) EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá JDI Job Descriptive Index Chỉ số mô tả công việc JS Job Satisfaction Thỏa mãn công việc KMO Kaiser-Meyer-Olkin Hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình AFE ILO International Labour Tổ chức lao động quốc tế Organization LĐTB&XH Bộ lao động thương binh và Xã hội MSQ Minnesota Satisfaction Bảng câu hỏi thoả mãn công việc Questionnaire MSQ NHQD Ngân hàng quốc doanh NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần PL Pay Level Mức lương (Một nhân tố của thang đo PSQ) PR Pay Raise Sự tăng lương (Một nhân tố của thang đo PSQ) PS Pay Satisfaction Thỏa mãn tiền lương PSQ Pay Satisfaction Questionaire Bảng câu hỏi thỏa mãn tiền lương SA Pay structure and Cơ chế lương (Một nhân tố của Administration thang đo PSQ) VIF Variance Inflation Factor Nhân tử phóng đại phương sai
  12. ix Danh mục các bảng biểu Bảng 1-1: Tóm tắt các giai đoạn nghiên cứu thỏa mãn tiền lương ----------------------------------------- 13 Bảng 1-2: Tóm tắt các giai đoạn nghiên cứu về thỏa mãn công việc -------------------------------------- 16 Bảng 1-3: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan (1) --------------------------------------------------------- 21 Bảng 1-3: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan (2) --------------------------------------------------------- 22 Bảng 3-1: Bảng thống kê độ tuổi, thời gian công tác và thu nhập của mẫu ------------------------------ 45 Bảng 3-2: Bảng thông kê mô tả các nhân tố thỏa mãn tiền lương ----------------------------------------- 47 Bảng 3-3: Thống kê kiểm định độ tin cậy Cronbatch Alpha------------------------------------------------- 50 Bảng 3-4: Kết quả trích nhân tố EFA ----------------------------------------------------------------------------- 51 Bảng 3-5: Kết quả phân tích nhân tố trích sau khi xoay ------------------------------------------------------ 52 Bảng 3-6: Tương quan Pearson giữa các nhân tố thỏa mãn tiền lương------------------------------------ 55 Bảng 3-7: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui --------------------------------------------- 56 Bảng 3-8: Các hệ số hồi qui của thang đo thỏa mãn tiền lương--------------------------------------------- 57 Bảng 3-9: Kết quả kiểm định vi phạm đa cộng tuyến --------------------------------------------------------- 58 Bảng 3-10: Tương quan hạng Spearman giữa các biến độc lập và phần dư ----------------------------- 59 Bảng 3-11: Bảng kết quả phân tích Durbin-Watson thỏa mãn tiền lương -------------------------------- 60 Bảng 3-12: Tương quan Pearson thỏa mãn tiền lương và thỏa mãn công việc -------------------------- 63 Bảng 3-13: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui-------------------------------------------- 64 Bảng 3-14: Hệ số hồi qui thỏa mãn tiền lương đến thỏa mãn công việc ---------------------------------- 64 Bảng 3-15: Tương quan Spearman thỏa mãn tiền lương và thỏa mãn công việc ----------------------- 65 Bảng 3-16: Bảng kết quả phân tích Durbin-Watson thỏa mãn công việc--------------------------------- 66 Bảng 3-17: Kiểm định sự bằng nhau của tổng thể theo nhóm ngân hàng -------------------------------- 67 Bảng 3-18: Kiểm định sự bằng nhau của tổng thể theo giới tính ------------------------------------------- 68 Bảng 3-19: Kiểm định sự bằng nhau của tổng thể theo độ tuổi --------------------------------------------- 69 Bảng 3-20: Thống kê kết quả phân tích sâu Tukey ------------------------------------------------------------ 69 Bảng 3-21: Thống kê kết quả phân tích sâu Bonferroni ------------------------------------------------------ 70
  13. x Danh mục các hình ảnh/ Biểu đồ Hình 1-1: Cơ cấu tiền lương hiện đại-------------------------------------------------------------------------------- 1 Hình 1-2: Thang đo thoả mãn tiền lương (Herbert G.Heneman and Donald P.Schwab 1985) -------- 1 Hình 1-3: Mô hình nghiên cứu đề nghị ----------------------------------------------------------------------------- 1 Hình 1-4: Mô hình các giả thuyết nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 1 Hình 1-5: Biểu đồ thu nhập các ngành 2011 [2] ---------------------------------------------------------------- 28 Hình 1-6: Biểu đồ thống kê thu nhập bình quân các ngân hàng năm 2010 – 2011 [5] ---------------- 29 Hình 2-1: Quy trình nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------------- 1 Hình 3-1: Biểu đồ thống kê độ tuổi, thời gian công tác và thu nhập của mẫu --------------------------- 46 Hình 3-2: Thống kê trình độ học vấn Hình 3-3: Thống kê vị trí công tác ----------------------------- 47 Hình 3-4: Biểu đồ mức độ thoản mãn các nhân tố thỏa mãn tiền lương ---------------------------------- 48 Hình 3-5: Biểu đồ độ lệch chuẩn các nhân tố thoản mãn tiền lương--------------------------------------- 49 Hình 3-6: Biểu đồ phân tán phân dư và giá trị dự đoán thỏa mãn tiền lương---------------------------- 58 Hình 3-7: Biểu đồ Q-Q plot thỏa mãn tiền lương--------------------------------------------------------------- 60 Hình 3-8: Biểu đồ phân tán phân dư và giá trị dự đoán thỏa mãn công việc----------------------------- 65 Hình 3-9: Biểu đồ Q-Q plot thỏa mãn công việc --------------------------------------------------------------- 66
  14. 1 Phần mở đầu Phần mở đầu sẽ trình bày các nội dung: - Cơ sở hình thành đề tài. - Mục tiêu nghiên cứu - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn. 1. Lý do chọn đề tài - Quản trị nguồn nhân lực là lĩnh vực đã trở nên quen thuộc và phổ biến trên phạm vi toàn cầu bởi con người trong một tổ chức là nguồn lực quí giá và đắt giá nhất nhưng cũng khó quản lý nhất. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa, kích thích, động viên nhân viên làm việc là một trong hai mục tiêu cơ bản nhất của quản trị nguồn nhân lực [12]. Được thoả mãn sẽ kích thích, động viên nhân viên làm việc tích cực hơn, từ đó dẫn đến hiệu suất và hiệu quả công việc cao hơn. Theo Luddy 2005, nhân viên không có sự thỏa mãn trong công việc sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhân viên có sự thỏa mãn trong công việc sẽ ít đổi chỗ làm và ít nghỉ việc hơn [25]. - Việc thỏa mãn nhân viên gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình. Phổ biến nhất chính là tiền, thông qua thu nhập hay các điều kiện vật chất mà doanh nghiệp mang lại cho người lao động. Trong tháp nhu cầu của Maslow yếu tố hữu hình thuộc nhóm nhu cầu bậc thấp nếu không thỏa mãn sẽ dễ gây bất mãn [11]. Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng trả lương thật cao sẽ thoả mãn người lao động, nhân viên sẽ gắn bó và làm việc hiệu quả. Tiếp cận yếu tố vô hình, theo Herzberg trả lương cao, môi trường làm việc hợp lý có thể sẽ xóa được bất mãn nhưng chưa tạo được sự thỏa mãn công việc cho nhân viên, tức là chưa tạo được động lực thúc đẩy [11].
  15. 2 - Tại Hội thảo "Chính sách tiền lương tối thiểu – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam”, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức cuối tháng 9 năm 2011, các chuyên gia cho rằng, mức lương hiện nay chỉ đáp ứng 65% mức sống tối thiểu của người lao động [1]. Lạm phát, giá vàng, giá xăng tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 2 con số năm 2011, do đó việc đổi mới chính sách tiền lương đang là một trong những bài toán khó khăn nhất, cấp bách nhất của Việt Nam. - Thực trạng tại ngân hàng tác giả đang công tác, các đề xuất tăng lương trình lãnh đạo và các cuộc gặp gở với trung tâm quản trị nhân lực yêu cầu giải quyết các vấn đề tiền lương, thưởng, phúc lợi luôn được đề cập. Nhiều câu hỏi được đặt ra về chính sách tiền lương tại các ngân hàng: Tại sao nhân viên vẫn chưa thỏa mãn với tiền lương? Xây dựng chính sách lương như thế nào để thỏa mãn được nhân viên cụ thể trong ngành ngân hàng? Thỏa mãn lương có tạo động lực cho nhân viên làm việc đạt hiệu quả không? - Lý thuyết thỏa mãn tiền lương đã được nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới và khu vực, tuy nhiên chưa được quan tâm và khảo sát nhiều tại Việt Nam, với những lý do nêu trên tác giả đã chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THOẢ MÃN TIỀN LƯƠNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÀNH NGÂN HÀNG” 2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: - Thang đo thỏa mãn tiền lương của nhân viên ngành ngân hàng sẽ bao gồm những nhân tố nào? - Có sự tác động nào của sự thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn công việc không?
  16. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THOẢ MÃN TIỀN LƯƠNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NGÀNH NGÂN HÀNG với các mục tiêu cơ bản sau: - Điều chỉnh, bổ sung và kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thoả mãn lương của nhóm đối tượng cụ thể là nhân viên ngành ngân hàng. - Xác định mức độ thỏa mãn đối với từng nhân tố của thỏa mãn tiền lương đến sự thoả mãn chung về tiền lương của nhân viên. - Đo lương mức độ tác động của thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn trong công việc. - Dựa trên kết quả định lượng của mô hình nghiên cứu và thực trạng chính sách lương tại các ngân hàng đề xuất các giải pháp gia tăng sự thỏa mãn tiền lương, thỏa mãn công việc nhằm tạo động lực, kích thích nhân viên làm việc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là sự thoả mãn tiền lương, các nhân tố thoả mãn tiền lương và mối quan hệ của thoả mãn tiền lương và thoả mãn trong công việc. - Đối tượng khảo sát là những nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại trong nước. - Phạm vi nghiên cứu 9 Trong năng lực và thời gian có hạn, tác giả tập trung đo lường mô hình thang đo thỏa mãn tiền lương cho nhân viên ngành ngân hàng. Sau đó xem xét tác động của sự thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn công việc theo khía cạnh chung. 9 Nghiên cứu không đề cập đến số người phụ thuộc, hoàn cảnh gia đình…trong quá trình nghiên cứu chính sách tiền lương.
  17. 4 9 Tác giả thực hiện điều tra các đối tượng hiện đang làm việc trong độ tuổi lao động tại các ngân hàng thương mại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí công tác là: nhân viên văn phòng, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, chuyên viên, quản lý - những người lao động chính thức, toàn thời gian. 5. Phương pháp nghiên cứu - Đầu tiên, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khẳng định và điều chỉnh những tiêu chí đánh giá thang đo thỏa mãn lương trong cách tiếp cận cấu trúc tiền lương hiện đại. Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với nhân viên trong ngành ngân hàng. - Sau đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thống kê thông tin và xác đinh độ mạnh/ yếu của các nhân tố thỏa mãn tiền lương của nhân viên, tác động của thỏa mãn tiền lương đên thỏa mãn trong công việc. Thang đo Likert năm mức độ (từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý) được sử dụng để đo lường giá trị các biến số. - Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng bảng câu hỏi để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói trên. Bảng câu hỏi chính thức có thể tìm thấy ở phần phụ lục của luận văn này. - Luận văn sử dụng thống kê suy diễn phân tích kết quả thu thập được từ mẫu. Cronbach’s alpha được dùng để lựa chọn và củng cố thành phần của của thang đo, phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định độ phù hợp của thang đo. Phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng để xác định các nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn tiền lương cũng như hệ số của các nhân tố này trong phương trình hồi qui tuyến tính. Cuối cùng, so sánh trung bình của các tổng thể con chia theo đặc điểm khác nhau của tổng thể cho phép suy luận sự giống và khác nhau giữa các tập tổng thể con được quan tâm.
  18. 5 6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người đọc có được cái nhìn tổng quát về sự thỏa mãn tiền lương. Nghiên cứu thực hiện để kiểm chứng và so sánh kết quả thang đo thỏa mãn tiền lương tại Việt Nam, xem xét trong sự tác động đến thỏa mãn công việc sẽ giúp ngân hàng xây dựng một chính sách tiền lương thực hiện được chức năng duy trì và kích thích nhân viên thực hiện tốt công việc và gắn bó lâu dài với ngân hàng. - Luận văn là cơ sở phương pháp luận cho các ngân hàng trong việc xây dựng chính sách lương trong thời gian tới. - Nhận biết được các biến, các nhân tố đo lường sự thỏa mãn tiền lương và mức độ thỏa mãn cũng như mức ảnh hưởng đến sự thỏa mãn tiền lương chính là nguồn thông tin khoa học cung cấp cho ngân hàng trong việc điều chỉnh và bổ sung hợp lý cho hệ thống lương tại ngân hàng - Nghiên cứu tác động của thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn công việc sẽ giúp ngân hàng cũng như các tổ chức có chính sách động viên vật chất, tinh thần phù hợp tạo động lực, kích thích nhân viên gắn bó và làm việc hiệu quả. 7. Cấu trúc nghiên cứu Ngoài 2 phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương: - Phần mở đầu sẽ giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn. - Chương 1 - Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ giới thiệu lý thuyết, học thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu sự thỏa mãn tiền lương, tóm tắt các nghiên cứu thực tiễn về sự thỏa mãn tiền lương, thỏa mãn công việc. Từ đó, đề xuất một mô hinh nghiên cứu cho luận văn.
  19. 6 - Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu sẽ giới thiệu về việc xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập thông tin được tiến hành như thế nào và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thông kê được sử dụng trong luận văn này. - Chương 3 - Kết quả nghiên cứu sẽ phân tích, diễn giải các dữ liệu đã thu được từ cuộc khảo sát bao gồm các kết quả kiểm định độ tin cậy, độ phù hợp thang đo, phân tích hồi qui và các kiểm định trung bình tổng thể. - Phần kết luận sẽ đưa ra một số kết luận từ kết quả thu được bao gồm kết luận về sự thỏa mãn tiền lương, tác động của thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn trong công việc, một số kiến nghị đối với người sử dụng lao động, một số hạn chế và hướng tiếp theo cho các nghiên cứu tương lai.
  20. 7 Chương 1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ trình bày: - Các lý thuyết cơ bản về động viên, kích thích nhân viên trong trả công lao động, các khái niệm về thỏa mãn tiền lương, thỏa mãn công việc. - Tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện về sự thỏa mãn tiền lương, các nghiên cứu mối tác động của thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn trong công việc tại các nước trong khu vực và thế giới. - Cuối cùng, dựa trên mô hình nghiên cứu ban đầu, từ cơ sở lý thuyết và đặc điểm đối tượng nghiên cứu phân tích, đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận văn. 1.1 Các lý thuyết cơ bản 1.1.1 Thuyết công bằng của John Stacey Adams (1963) - Thuyết công bằng cho rằng con người muốn được đối xử một cách công bằng. Mọi người thường có mong muốn nhận được những phần thưởng tương xứng với những đóng góp hay công sức mà họ đã bỏ ra. Nếu một cá nhân nhận thấy bản thân được trả lương dưới mức đáng được hưởng, cá nhân sẽ giảm nỗ lực của bản thân xuống để duy trì sự công bằng hay sự cân bằng. - Tính công bằng trong công việc còn được xem xét qua tương quan giữa tỷ lệ đóng góp và những kết quả nhận được của một nhân viên với những nhân viên khác có hợp lý hay không. Sự ghi nhận công việc kịp thời từ phía nhà quản lý hoặc giám sát là nhân tố động viên hàng đầu đối với nhân viên. - Vận dụng thuyết công bằng, Adams xây dựng hệ thống quản lý kết quả của tổ chức bao gồm tiền lương, thời gian nhàn rỗi, sự công nhận. Theo lý thuyết này thì một nhân viên không thể có được sự thỏa mãn nếu họ nhận ra rằng mình bị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2