intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường các nhân tố tạo giá trị cảm nhận khách hàng đối với việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá điếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả của đề tài nghiên cứu đã tạo ra cái nhìn tổng quan hơn về các nhân tố có vai trò thiết yếu trong việc đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng đối với công ty Thuốc lá Sài Gòn nói riêng và môi trường doanh nghiệp (B2B) nói chung. Từ đó, giúp các nhà quản trị đưa ra những giải pháp cần thiết để nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng, tăng năng lực và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường các nhân tố tạo giá trị cảm nhận khách hàng đối với việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá điếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Sài Gòn

  1. BỘ G I Á O D Ụ C V À Đ À O TẠ O TR Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C K I N H T Ế TP . H Ồ C H Í M I N H ------------------ NGUYỄN THỊ TỐ NGÂN ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TẠO GIÁ TRỊ CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM THUỐC LÁ ĐIẾU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ SÀI GÒN. LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh- Năm 2013
  2. BỘ G I Á O D Ụ C V À Đ À O TẠ O TR Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C K I N H T Ế TP . H Ồ C H Í M I N H ------------------ NGUYỄN THỊ TỐ NGÂN ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TẠO GIÁ TRỊ CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM THUỐC LÁ ĐIẾU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ SÀI GÒN. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh M ã số : 6034 0102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN LAN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến: Tiến sĩ Phạm Xuân Lan - Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nhờ sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Thầy mà tôi có thể hiểu rõ về phương pháp khoa học và nội dung đề tài, từ đó tôi hiểu rõ và thực hiện luận văn hoàn thiện hơn. Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại trường. Những kiến thức này cung cấp cho tôi một nền tảng vững chắc để hoàn thành luận văn cũng như phục vụ cho công việc của bản thân sau này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ về mặt tinh thần, tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi hết mình trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013. Người viết Nguyễn Thị Tố Ngân
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Xuân Lan Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013. Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Tố Ngân
  5. iii TÓM TẮT Mục đích chính của đề tài là xác định các nhân tố tạo giá trị cảm nhận khách hàng đối với việc tiêu thụ thuốc lá điếu tại Công ty Thuốc lá Sài Gòn và xây dựng thang đo đo lường các yếu tố đó. Dựa vào mô hình nghiên cứu của La, Vinh Q. và các cộng sự (2005), tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị gồm 5 yếu tố tạo giá trị cảm nhận khách hàng thông qua nhân tố trung gian Kết quả thực hiện được cảm nhận bởi khách hàng là kỹ năng giao tiếp của nhân viên, kỹ năng chuyên môn của nhân viên, khả năng định hướng khách hàng của nhân viên, sự đổi mới của doanh nghiệp và danh tiếng của doanh nghiệp. Tác giả kết hợp thang đo này với nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu để xây dựng thang đo phù hợp với nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu định tính cũng là cơ sở để tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức. Qua quá trình nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu nghiên cứu là n=210, thang đo một lần nữa được khẳng định và điều chỉnh cho phù hợp qua 2 phương pháp phân tích dữ liệu Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích cho thấy thang đo đạt yêu cầu và một số biến quan sát không phù hợp cần được loại bỏ. Sau khi đánh giá xong thang đo, phân tích hồi quy được tiến hành để kiểm tra sự phù hợp của mô hình. Kết quả hồi quy cho thấy mô hình là phù hợp nhưng có 1 yếu tố bị loại bỏ (biến Kỹ năng giao tiếp). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đánh giá sự ảnh hưởng của biến điều tiết Kinh nghiệm mua hàng của khách hàng. Kết quả của nghiên cứu đã tạo ra cái nhìn tổng quan hơn về các nhân tố có vai trò thiết yếu trong việc đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng đối với công ty Thuốc lá Sài Gòn nói riêng và môi trường doanh nghiệp (B2B) nói chung. Từ đó, giúp các nhà quản trị đưa ra những giải pháp cần thiết để nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng, tăng năng lực và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  6. iv MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Tóm tắt Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ, biểu đồ Danh mục các bảng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....... 1 1.1. Tổng quan về Công ty Thuốc lá Sài Gòn ....................................................... 1 1.1.1. Tổng quan về ngành thuốc lá Việt Nam ................................................ 1 1.1.2. Tổng quan về Công ty Thuốc lá Sài Gòn .............................................. 2 1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 2 1.1.2.2. Những cơ hội và thách thức ............................................................ 8 1.1.2.3. Vấn đề nghiên cứu đặt ra .............................................................. 11 1.2. Vấn đề nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 13 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 13 1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 14 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 14 1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................. 15 1.2.5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu .......................................................... 16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............... 17 Giới thiệu ............................................................................................................ 17 2.1. Khái quát giá trị cảm nhận của khách hàng .................................................. 17 2.1.1. Giới thiệu các khái niệm liên quan ...................................................... 17 2.1.2. Giá trị cảm nhận của khách hàng ........................................................ 20 2.1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 20 2.1.2.2. Các mô hình giá trị cảm nhận của khách hàng ............................. 22 2.1.2.3. Các thành tố tạo nên giá trị cảm nhận của khách hàng ................. 22
  7. v 2.1.3. Giá trị cảm nhận của khách hàng trong lĩnh vực B2B ........................ 26 2.1.3.1. Đặc điểm thị trường B2B .............................................................. 26 2.1.3.2. Giá trị cảm nhận khách hàng trong thị trường B2B ..................... 26 2.1.3.3. Các thành phần tạo nên giá trị cảm nhận khách hàng trong thị trường B2B ................................................................................... 27 2.2. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị ............................................ 34 2.2.1. Mối quan hệ giữa kết quả thực hiện được cảm nhận bởi khách hàng và các nhân tố liên quan đến con người .............................................. 34 2.2.2. Mối quan hệ giữa kết quả thực hiện được cảm nhận bởi khách hàng và các nhân tố liên quan đến doanh nghiệp ......................................... 35 2.2.3. Mối quan hệ giữa kết quả thực hiện được cảm nhận bởi khách hàng và giá trị cảm nhận của khách hàng .................................................... 36 2.2.4. Mối quan hệ giữa kết quả thực hiện được cảm nhận bởi khách hàng và nhân tố trung gian ........................................................................... 37 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 39 Giới thiệu ............................................................................................................ 39 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 39 3.2 Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................... 41 3.2.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................... 41 3.2.1.1. Mục đích ....................................................................................... 41 3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 41 3.2.1.3 Mẫu khảo sát ................................................................................. 41 3.2.1.4. Xây dựng thang đo ........................................................................ 42 3.2.1.5. Mô hình nghiên cứu ...................................................................... 43 3.2.1.6. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính .............................................. 43 3.2.2. Phỏng vấn thử ...................................................................................... 49 3.2.2.1. Mục đích và phương pháp ............................................................ 49 3.2.2.2. Mẫu khảo sát ................................................................................. 50 3.2.2.3. Kết quả phỏng vấn thử .................................................................. 50
  8. vi 3.3 Nghiên cứu chính thức ................................................................................. 50 3.3.1. Mục đích và phương pháp ................................................................... 50 3.3.2. Mẫu khảo sát ........................................................................................ 51 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 51 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 52 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 53 Giới thiệu ............................................................................................................ 53 4.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 53 4.2. Đánh giá thang đo ........................................................................................ 54 4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................... 55 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................ 56 4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thành phần giá trị cảm nhận ....................................................................................... 57 4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo kết quả thực hiện cảm nhận ............................................................................... 63 4.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo giá trị cảm nhận .. 64 4.2.3. Kết luận về thang đo và mô hình điều chỉnh ....................................... 65 4.3. Phân tích tương quan và hồi quy .................................................................. 65 4.3.1. Mô hình PATH .................................................................................... 65 4.3.2. Phân tích tương quan ........................................................................... 67 4.3.3. Phân tích hồi quy ................................................................................. 67 4.3.3.1. Kết quả phân tích hồi quy mô hình 1 ............................................ 68 4.3.3.2. Kết quả phân tích hồi quy mô hình 2 ............................................ 69 4.3.3.3. Kết quả phân tích mô hình PATH ................................................ 70 4.3.4. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong phân tích hồi quy .......... 71 4.4. Chứng minh biến điều tiết kinh nghiệm mua hàng của khách hàng ............ 72 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 76 Giới thiệu ............................................................................................................ 76 5.1. Ý nghĩa và kết luận ...................................................................................... 76
  9. vii 5.2. Hàm ý chính sách cho doanh nghiệp ............................................................ 79 5.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 79 5.3.1.Kiến nghị đối với Công ty Thuốc lá Sài Gòn ........................................ 79 5.3.1.1. Tăng cường sự đổi mới của Công ty Thuốc lá Sài Gòn ............... 79 5.3.1.2. Nâng cao khả năng định hướng khách hàng của nhân viên .......... 81 5.3.1.3. Nâng cao danh tiếng của công ty .................................................. 82 5.3.1.4. Nâng cao kỹ năng chuyên môn của nhân viên ............................. 83 5.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước .................................................................. 83 5.3.2.1. Về điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá ...................................... 84 5.3.2.2. Về tiêu thụ sản phẩm thuốc lá ....................................................... 85 5.3.2.3. Về chính sách quảng cáo và tuyên truyền về thuốc lá .................. 85 5.3.2.4. Về chính sách nguyên liệu ............................................................ 86 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 86 5.4.1. Hạn chế ................................................................................................. 86 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 87 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Danh sách các công ty sản xuất thuốc lá tại Việt Nam Phụ lục 2: Bảng câu hỏi nghiên cứu định tính Phụ lục 3: Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng Phụ lục 4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 1 Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố các thang đo lần 1 Phụ lục 6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 2 Phụ lục 7: Kết quả phân tích nhân tố các thang đo lần 2 Phụ lục 8: Kết quả phân tích tương quan và hồi quy
  10. viii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 1. ANOVA Phân tích phương sai 2. ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) 3. CEPT/ AFTA Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (Common Effective Preferential Tariff/ Asean Free Trade Area) 4. EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis) 5. GEL Danh mục loại trừ hoàn toàn (General Exclusion List) 6. ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization 7. KMO Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin 8. MFN Mức thuế ưu đãi tối huệ quốc (Most Favoured Nation) 9. TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 10. VIF Hệ số phóng đại phương sai 11. SPSS Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical package for the social sciences) 12. WTO Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1-1: Sơ đồ tổ chức Công ty Thuốc lá Sài Gòn ................................................. 5 Hình 1-2: Biểu đồ doanh thu và nộp ngân sách nhà nước của Công ty Thuốc lá Sài Gòn 2008 - 2012 ........................................................................................................ 7 Hình 2-1: Sơ đồ các bộ phận tạo giá trị khách hàng của Kotler & Keller (2008) ... 21 Hình 2-2: Các thành phần quan trọng của giá trị cảm nhận của khách hàng (Nauman, 1995) ....................................................................................................... 24 Hình 2-3: Mô hình nghiên cứu giá trị cảm nhận của Tai (2011) ............................. 29 Hình 2-4: Mô hình nghiên cứu giá trị cảm nhận của Petrick (2002) ....................... 31 Hình 2-5: Mô hình nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng và sự thỏa mãn của khách hàng (La và cộng sự, 2005) ........................................................................... 33 Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 40 Hình 3-2: Mô hình nghiên cứu đề nghị ................................................................... 43 Hình 4-1: Mô hình PATH của nghiên cứu .............................................................. 66
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỀ TÀI Bảng 2-1: Quan điểm về giá trị của các chuyên giá Marketing .............................. 17 Bảng 3-1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu ................................................................. 39 Bảng 3-2: Thang đo kỹ năng giao tiếp của nhân viên ............................................. 44 Bảng 3-3: Thang đo kỹ năng chuyên môn của nhân viên ....................................... 45 Bảng 3-4: Thang đo Định hướng khách hàng của nhân viên .................................. 46 Bảng 3-5: Thang đo Sự đổi mới của doanh nghiệp ................................................ 47 Bảng 3-6: Thang đo Danh tiếng của doanh nghiệp.................................................. 47 Bảng 3-7: Thang đo Kết quả thực hiện được cảm nhận bởi khách hàng ................ 48 Bảng 3-8: Thang đo Giá trị cảm nhận của khách hàng ........................................... 49 Bảng 4-1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo các khái niệm nghiên cứu .................................................................................................................................. 55 Bảng 4-2: Kết quả kiểm định KMO và Barlett của các biến độc lập lần 1 ............. 57 Bảng 4-3: Tổng phương sai trích của các biến độc lập lần 1 .................................. 58 Bảng 4-4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập lần 1 ......... 59 Bảng 4-5: Kết quả kiểm định KMO và Barlett của các biến độc lập lần 2 ............. 60 Bảng 4-6: Tổng phương sai trích của các biến độc lập lần 2 .................................. 60 Bảng 4-7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập lần 2 ......... 61 Bảng 4-8: Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo kết quả thực hiện cảm nhận .................................................................................................................................. 62 Bảng 4-9: Tổng phương sai trích của thang đo kết quả thực hiện cảm nhận .......... 63 Bảng 4-10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo kết quả thực hiện 63 Bảng 4-11: Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo giá trị cảm nhận khách hàng ......................................................................................................................... 64 Bảng 4-12: Tổng phương sai trích của thang đo giá trị cảm nhận khách hàng ...... 64
  13. xi Bảng 4-13: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo giá cả thực hiện cảm nhận ................................................................................................................. 64 Bảng 4-14: Kết quả hồi quy mô hình 1 ................................................................... 68 Bảng 4-15: Bàng phân tích phương sai ANOVA mô hình 1 ................................... 68 Bảng 4-16: Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy mô hình 1 ........................................... 68 Bảng 4-17: Kết quả hồi quy mô hình 2 ................................................................... 69 Bảng 4-18: Bảng phân tích phương sai ANOVA mô hình 2 .................................. 69 Bảng 4-19: Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy của mô hình 2 .................................... 70 Bảng 4-20: Kết quả hồi quy nhóm A ...................................................................... 73 Bảng 4-21: Bảng phân tích phương sai ANOVA nhóm A ....................................... 73 Bảng 4-22: Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy của mô hình nhóm A ......................... 74 Bảng 4-23: Kết quả hồi quy mô hình nhóm B ........................................................ 74 Bảng 4-24: Bảng phân tích phương sai ANOVA nhóm B ...................................... 74 Bảng 4-25: Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy của mô hình nhóm B .......................... 74
  14. -1- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ SÀI GÒN VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Sài Gòn và vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan về ngành thuốc lá Việt Nam: Ở Việt Nam, nghề trồng thuốc lá và tập quán hút thuốc lá đã có từ lâu đời nhưng ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá chỉ bắt đầu từ tháng 7 năm 1929, đánh dấu bằng sự ra đời của Hãng Thuốc lá Đông Dương (gọi tắt là M.I.C. – tiền thân của Công ty Thuốc lá Sài Gòn) tại Sài Gòn. Cho tới nay, ngành Thuốc lá Việt Nam tập trung gọn còn 7 đầu mối sản xuất kinh doanh thuốc lá, trong đó: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam là Tổng Công ty Nhà nước hạng đặc biệt; các Tổng công ty thuộc các địa phương: Tổng Công ty Khánh Việt, Tổng Công ty Công nghiệp sài Gòn, Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai; Công ty Thuốc lá Hải Phòng, Công ty Thuốc lá và Xuất nhập khẩu Bình Dương làm kinh tế Đảng và Công ty 27/7 do Sở Lao động Thương Binh và Xã hội TP. HCM quản lý. Ngoài ra, các công ty thuốc lá Việt Nam còn liên doanh và hợp tác với những tập đoàn thuốc lá lớn trên thế giới. Công nghiệp thuốc lá là một trong số ít các ngành có phạm vi rộng. Ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam bao gồm trồng cây thuốc lá để tạo nguyên liệu, bảo quản sơ chế, sản xuất thuốc lá cho đến các hoạt động tiêu thụ và phân phối sản phẩm. Ngành này cấu thành nên một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và cơ cấu xã hội của Việt Nam, , theo con số thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam năm 2007, có trên 360.000 người có công ăn việc làm nhờ vào ngành này. Thuế thuốc lá cũng chính là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách Trung ương cũng như ngân sách tỉnh. Năm 2007, ngành thuốc lá đã đóng góp 8.000 tỉ đồng tiền thuế cho ngân sách nhà nước và là ngành có mức đóng thuế cao thứ ba sau dầu khí và phát điện.
  15. -2- Thuốc lá là ngành canh tác phi lương thực có quy mô lớn nhất thế giới. Người nông dân lựa chọn trồng cây thuốc lá vì đây là giống cây sinh trưởng phát triển mạnh trên các vùng đất cằn cỗi, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có mức giá tiêu thụ ổn định. Nông dân có thể có thu nhập tốt từ những khoảnh ruộng thuốc lá nhỏ, cho phép họ có thể sử dụng khoản thu đó đầu tư vào canh tác các cây nông sản. Kỹ thuật sử dụng để trồng cây thuốc lá đảm bảo chất lượng cũng giúp cải thiện việc canh tác các cây trồng khác. Tổng năng lực của toàn ngành hiện nay là hơn 3.086 triệu bao/ năm. Bảng 1-1: Tình hình thực hiện sản lượng, nộp thuế & ngân sách năm 2012 của ngành thuốc lá STT Các đơn vị Sản lượng Nộp ngân sách và thực hiện thuế nhập khẩu (triệu bao) (tỷ đồng) 1 Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam 3.086 7.079 Trong đó Công ty Thuốc lá Sài Gòn 1.268 2.274 2 Các doanh nghiệp thuộc địa phương 2.849 6.534 Tổng cộng toàn ngành 5.935 13.613 (Nguồn: Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam) 1.1.2. Tổng quan về Công ty Thuốc lá Sài Gòn 1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển: Giới thiệu công ty: Tên công ty : - Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một Thành viên Thuốc lá Sài Gòn. - Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY THUỐC LÁ SÀI GÒN. - Tên giao dịch tiếng Anh: SAIGON TOBACCO COMPANY LIMITED. - Tên viết tắt: VINATABA SAI GON. Trụ sở: - Lô C45/I, đường số 7, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP. HCM. - Số điện thoại: (08) 37656099, 37657788 – Số Fax: (08) 37656345
  16. -3- - Email: saigonscf@saigontabac.com.vn - Website: www.saigontabac.com.vn - Biểu tượng: Vốn điều lệ: 514.486.000.000 đồng. Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu. Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Duy Khánh - Giám đốc. Chủ sở hữu của công ty: Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) Lịch sử hình thành: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Một Thành viên Thuốc lá Sài Gòn có thể chia thành 3 giai đoạn phát triển chính: Giai đoạn 1 (1929 – 1975): Hãng Thuốc lá M.I.C Hãng Thuốc lá M.I.C (Manufactures Indochinoises de Cigarettes) bắt đầu thành lập khi toàn cõi Đông Dương chưa có một nhà máy thuốc lá nào hoạt động theo chu trình công nghệ. Năm 1931, M.I.C kết hợp với công ty British American Tobacco Company Ltd (tập đoàn thuốc lá nổi tiếng thế giới của Anh), gọi tắt là B.A.T. thành lập công ty phụ thuộc – Công ty Thuốc lá thuộc địa COTAB. Đây là giai đoạn M.I.C phát triển đến độ cao cả về sản lượng lẫn lợi nhuận. Sản phẩm của M.I.C trong giai đoạn này được tiêu thụ rộng khắp thị trường và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng với các nhãn thuốc nổi tiếng như MIC, Giant, Cotab …, sản lượng trong những năm này đã tăng lên đến 89,2 triệu bao/năm.
  17. -4- Giai đoạn 2 (1975 – 1988): Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Ngày 28/12/1977, Bộ Lương thực – Thực phẩm ra Quyết định chính thức số 3121 LTTP/CT chuyển Xí nghiệp quân quản Thuốc lá M.I.C thành Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn nằm trong Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá Miền Nam. Ở thời kỳ này, chất lượng và sản lượng của Nhà máy vẫn tăng lên từng ngày một cách nhanh chóng. Sản phẩm sản xuất ra đủ khả năng cạnh tranh với các nhãn hiệu thuốc lá ngoại. Sản lượng trung bình trong giai đoạn này là 280 triệu bao/ năm. Nhà máy đã thiết lập được hệ thống cửa hàng, đại lý tư nhân ở hầu khắp các thị trường miền Nam, miền Tây, miền Trung và bước đầu xuất hiện ở thị trường miền Bắc. Giai đoạn 3 (1988 – Nay): Phát triển và hội nhập. Vào năm 1989, tại Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn, những sản phẩm thuốc lá đầu lọc đạt tiêu chuẩn quốc tế lần đầu tiên được sản xuất trên đất nước Việt Nam. Sản phẩm sản xuất trong thời kỳ này được phân khúc theo thu nhập với mức giá dao động từ 1.000 – 3.000 – 6.000, 6.000 – 8.000 và trên 10.000 đồng/bao. Sản phẩm trong thời kỳ này rất đa dạng và phong phú với nhiều loại thuốc cao cấp như Vinataba, Sài Gòn, Souvenir, Era, Du lịch xuất khẩu … Ngoài ra, vào năm 1995, Nhà máy còn liên doanh với tập đoàn thuốc lá nổi tiếng thế giới B.A.T để sản xuất nhãn thuốc 555, chiếm lĩnh thị trường thuốc lá cao cấp ở TP. HCM và bắt đầu xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu, Trung Đông, … thông qua các nhà phân phối trung gian. Từ 29/01/2004, Nhà máy đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 do Tổ chức BVQI chứng nhận. Cũng trong năm 2004, Nhà máy tiến hành sáp nhập với Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội – một trong hai nhà máy thuốc lá lớn nhất miền Nam trước đây.
  18. -5- Với việc gia tăng doanh thu, đi đầu trong việc nộp ngân sách nhà nước, Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn đã trở thành nhà máy trung tâm, sản xuất với sản lượng lớn sản phẩm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Từ ngày 01/01/2006, theo Quyết định số 319/2005/QĐ-TTg ngày 06/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Sài Gòn, tiếp tục là Công ty trọng tâm của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Cuối năm 2011, Công ty đã di dời toàn bộ cơ sở sản xuất ra Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc A. Bộ máy tổ chức của công ty: Hội đồng thành viên Ban giám đốc Các phân xưởng Các phòng ban Các đơn vị phụ sản xuất nghiệp vụ trợ, phụ trợ Phân xưởng sợi Văn phòng Kho nguyên liệu Phân xưởng vấn bao Phòng Tổ chức nhân sự Kho vật liệu Phân xưởng nhãn quốc tế Phòng Tài chính kế toán Kho cơ khí Phân xưởng cơ khí Phòng Tiêu thụ Kho Thành phẩm Phòng Thị trường Đội xe Phòng Kỹ thuật cơ điện Đội bảo vệ Phòng Kỹ thuật công nghệ Trạm y tế Phòng Nghiên cứu & phát triển Nhà ăn Phòng Kiểm tra nguyên vật liệu Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm Phòng Đầu tư xây dựng Phòng Xuất nhập khẩu Ban Quản lý hệ thống chất lượng Ban Động lực Hình 1-1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Thuốc lá Sài Gòn
  19. -6- Thành tựu đạt được: Trải qua hành trình lịch sử 84 năm xây dựng và phát triển, Công ty Thuốc lá đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt: − Sản phẩm và hệ thống phân phối của Công ty đã phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Kênh phân phối sản phẩm của Công ty cũng được phát triển đa dạng gồm: nhà cung cấp, nhà phân phối trung gian, hệ thống cửa hàng, kho hàng. − Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng từ châu Á, châu Phi đến Nam Mỹ và cả châu Âu vốn là thị trường cao cấp. − Tính về sản lượng, năm 2007 Công ty Thuốc lá Sài Gòn được xếp vị trí đứng đầu toàn ngành thuốc lá (1.488 triệu bao, chiếm hơn 32% sản lượng của toàn ngành, gần 60% sản lượng của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam). − Chất lượng sản phẩm truyền thống ngày càng được cải tiến, phát triển nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay cho thị trường nội địa và cả thị trường xuất khẩu, góp phần vào việc đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu Thuốc lá Sài Gòn ngày càng vững mạnh trong cả nước và trong khu vực. − Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc hiện đại được thực hiện với vốn đầu tư rất lớn trong thời gian vừa qua: dự án di dời lên cơ sở sản xuất mới tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc với diện tích 14 ha; dự án đầu tư dây chuyền chế biến sợi 6 tấn/giờ; dự án đầu tư dây chuyền cuốn điếu và đóng bao thuốc lá 10.000 điếu/giờ; dự án đầu tư thiết bị đồng bộ cho Kho nguyên liệu và Kho thành phẩm. − Bên cạnh đó, công tác phát triển nguồn nhân lực cũng được Công ty chú trọng. Để nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, hàng năm, Công ty tổ chức nhiều chương trình huấn luyện nội bộ từ cấp quản lý đến nhân viên. Ngoài ra, đội ngũ kỹ sư cũng thường xuyên được đưa đi tập huấn tại nước ngoài. − Công ty luôn đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập cho gần 3.000 cán bộ công nhân viên trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. − Đóng góp tích cực trong nộp ngân sách Nhà nước hàng năm. Năm 2007, Công ty giữ vị trí đầu tiên trong top 10 doanh nghiệp dẫn đầu toàn Hiệp hội Thuốc lá Việt
  20. -7- Nam về nộp ngân sách nhà nước (1.684 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 26% nộp ngân sách toàn Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, chiếm gần 56% nộp ngân sách của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam). − Ngoài ra, công tác xã hội cũng được Công ty quan tâm thiết thực. Hàng năm, Công ty thực hiện xây dựng nhiều nhà tình nghĩa, tình thương cho các gia đình có công với cách mạng; nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, … − Năm 2012, Công ty được xếp vị trí 99 trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VNR500) do Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cùng Vietnamnet phối hợp thực hiện. Các hình thức khen thưởng: Huân Chương Lao Động Hạng Nhì (1990); Huân Chương Lao Động Hạng Nhất (1995). Huân Chương Độc Lập Hạng Ba (1999); Huân Chương Độc Lập Hạng Nhì (2004); Huân Chương Độc Lập Hạng Nhất (2009). Hình 1-2: Biểu đồ doanh thu và nộp ngân sách nhà nước của Công ty Thuốc lá Sài Gòn 2008 – 2013 (Nguồn: Phòng Kế hoạch vật tư Công ty Thuốc lá Sài Gòn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2