intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Kienlongbank giai đoạn 2009 - 2012. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vị thế của Kienlongbank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ================== HỒ THỊ VY THẢO GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ================== HỒ THỊ VY THẢO GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Capital Adequacy (mức độ an toàn vốn) - Asset Quality (chất CAMEL lượng tài sản có) - Management (Quản lý) - Earnings (Mức sinh lời) - Liquidity (thanh khoản) Habubank Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Kienlongbank Ngân hàng TMCP Kiên Long NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return on Assets) ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn (Return on Equity) Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), SWOT Opportunities (các cơ hội) và Threats (các nguy cơ) The Complete Banking Solution (một dạng Core Banking do Open TCBS Solutions Incorporations (OSI) cung cấp) TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần
  4. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu, hình vẽ Danh mục các phụ lục Lời mở đầu .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn............................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2 5. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................................... 4 1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM .......... 4 1.1.1 Cạnh tranh và tác động của cạnh tranh ...................................................... 4 1.1.2 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh ............................................................ 7 1.1.3 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM ..................................... 8 1.1.3.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại ...................................................... 8 1.1.3.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .............. 8
  5. 1.1.3.3 Đặc điểm của cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ............................. 10 1.1.3.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM ................ 10 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM ............. 11 1.2.1 Các yếu tố bên ngoài................................................................................ 11 1.2.1.1 Chính sách của Chính phủ ................................................................... 12 1.2.1.2 Tình hình kinh tế vĩ mô ........................................................................ 12 1.2.1.3 Đặc điểm của xã hội và thói quen của người tiêu dùng........................ 13 1.2.1.4 Trình độ phát triển của các ngành liên quan và phụ trợ ....................... 13 1.2.2 Các yếu tố bên trong ................................................................................ 14 1.2.2.1 Nguồn nhân lực..................................................................................... 14 1.2.2.2 Nguồn lực công nghệ ........................................................................... 14 1.2.2.3 Yếu tố về vốn ....................................................................................... 14 1.2.2.4 Năng lực quản trị điều hành.................................................................. 15 1.2.2.5 Hệ thống kênh phân phối ...................................................................... 15 1.2.2.6 Uy tín, danh tiếng, thương hiệu ............................................................ 15 1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM ............................................. 15 1.3.1 Các lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM ......................... 15 1.3.1.1 Mô hình CAMEL .................................................................................. 15 1.3.1.2 Ma trận SWOT ..................................................................................... 18 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM ........................... 19 1.3.2.1 Năng lực tài chính ................................................................................. 20
  6. 1.3.2.2 Năng lực hoạt động ............................................................................... 22 1.3.2.3 Năng lực công nghệ .............................................................................. 23 1.3.2.4 Nguồn nhân lực..................................................................................... 23 1.3.2.5 Năng lực quản trị điều hành.................................................................. 25 1.3.2.6 Hệ thống kênh phân phối ...................................................................... 26 1.3.2.7 Uy tín, danh tiếng và thương hiệu của ngân hàng ................................ 26 1.4 Bài học kinh nghiệm chho NHTM Việ Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh ................................................................................................................. 28 1.4.1 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng HSBC............................................... 28 1.4.2 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Bank of America ............................. 29 Kết luận chương 1 ............................................................................................. 30 Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG ................................................................................ 31 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kiên Long ......................................... 31 2.1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................... 31 2.1.2 Quá trình phát triển .................................................................................. 31 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long ... 32 2.2.1 Năng lực tài chính .................................................................................... 33 2.2.1.1 Quy mô vốn và mức độ an toàn vốn ..................................................... 33 2.2.1.2 Chất lượng tài sản có ............................................................................ 35 2.2.1.3 Mức sinh lời .......................................................................................... 36
  7. 2.2.1.4 Khả năng thanh khoản .......................................................................... 44 2.2.2 Năng lực hoạt động .................................................................................. 44 2.2.2.1 Năng lực huy động vốn......................................................................... 44 2.2.2.2 Hoạt động tín dụng ............................................................................... 45 2.2.2.3 Các dịch vụ phi tín dụng ....................................................................... 47 2.2.3 Năng lực công nghệ ................................................................................. 48 2.2.4 Nguồn nhân lực........................................................................................ 49 2.2.5 Năng lực quản trị điều hành .................................................................... 52 2.2.6 Hệ thống kênh phân phối ........................................................................ 53 2.2.7 Uy tín, danh tiếng và thương hiệu của Ngân hàng .................................. 54 2.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long................................................................................................................. 56 2.3.1 Phân tích ma trận SWOT của Ngân hàng TMCP Kiên Long.................. 56 2.3.1.1 Điểm mạnh............................................................................................ 56 2.3.1.2 Điểm yếu ............................................................................................... 57 2.3.1.3 Cơ hội ................................................................................................... 60 2.3.1.4 Thách thức ............................................................................................ 60 2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................... 65 2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan...................................................................... 66 2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan ......................................................................... 67 Kết luận chương 2 ............................................................................................. 68
  8. Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG .......................................................... 69 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Kiên Long đến năm 2020 ......................................................................................................... 69 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long .................................................................................................. 70 3.2.1 Phát huy thế mạnh ................................................................................... 71 3.2.2 Khắc phục điểm yếu ................................................................................ 72 3.2.3 Tận dụng cơ hội ....................................................................................... 75 3.2.4 Vượt qua thử thách .................................................................................. 78 3.3 Các kiến nghị và đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước...................... 79 3.3.1 Đối với Chính Phủ ................................................................................... 79 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................................. 79 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 80 Kết luận ............................................................................................................. 81 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Capital Adequacy (mức độ an toàn vốn) - Asset Quality (chất CAMEL lượng tài sản có) - Management (Quản lý) - Earnings (Mức sinh lời) - Liquidity (thanh khoản) Habubank Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Kienlongbank Ngân hàng TMCP Kiên Long NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return on Assets) ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn (Return on Equity) Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), SWOT Opportunities (các cơ hội) và Threats (các nguy cơ) The Complete Banking Solution (một dạng Core Banking do Open TCBS Solutions Incorporations (OSI) cung cấp) TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1 Ma trận SWOT ......................................................................................... 19 Bảng 2.1 Phân loại nợ của Kienlongbank giai đoạn 2009-2012 .............................. 35 Bảng 2.2 Các khoản thu nhập của Kienlongbank giai đoạn 2009-2012 ................. 36 Bảng 2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản và tổng thu nhập trên tổng tài sản của Kienlongbank giai đoạn 2009-2012 ......................................................................... 39 Bảng 2.4 Các khoản chi phí của Kienlongbank giai đoạn 2009-2012 ..................... 39 Bảng 2.5 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Kienlongbank giai đoạn 2009 – 2012 .......................................................................................................................... 42 Bảng 2.6 ROA và ROE trung bình Ngành Ngân hàng qua giai đoạn 2009- 2012 .......................................................................................................................... 44 Bảng 2.7: Số cán bộ công nhân viên, tiền lương và thu nhập bình quân của nhân viên Kienlongbank giai đoạn 2009-2012 ......................................................................... 49 Bảng 2.8: Tình hình số lượng nhân sự và năng suất lao động của một số ngân hàng năm 2011-2012......................................................................................................... 50 Bảng 2.9: Tình hình phát triển mạng lưới của Kienlongbank giai đoạn 2009 – 2012 .......................................................................................................................... 54 Bảng 2.10: Ma trận SWOT của Kienlongbank ........................................................ 61 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng ...................................................... 36
  11. Biểu đồ 2.2 Thu nhập thuần ngoài lãi/ tổng thu nhập thuần của một số ngân hàng năm 2011, 2012 ................................................................................................................ 38 Danh mục các đồ thị Đồ thị 2.1 Vốn chủ sở hữu của Kienlongbank giai đoạn 2009 – 2012 .................... 33 Đồ thị 2.2 Lợi nhuận sau thuế của Kienlongbank giai đoạn 2009-2012 ................. 41 Đồ thị 2.3 ROA, ROE của Kienlongbank giai đoạn 2009-2012 .............................. 42 Đồ thị 2.4: Nguồn vốn huy động của Kienlongbank giai đoạn 2009 – 2012 .......... 44 Đồ thị 2.5: Hoạt động tín dụng của Kienlongbank giai đoạn 2009-2012 ................ 46 Danh mục các hình vẽ Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường bên trong đến năng lực cạnh tranh của Kienlongbank ............................................................................. 27
  12. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Kienlongbank
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Cạnh tranh là một xu thế tất yếu của nền kinh tế. Nó xảy ra và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Cạnh tranh là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường. Lĩnh vực tài chính ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Nó là cầu nối giữa người thừa tiền và người thiếu tiền. Nó giúp cho dòng vốn nền kinh tế lưu thông một cách thuận lợi hơn. Hoạt động này mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Vì vậy, việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Số lượng các ngân hàng và các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên rất đáng kể trong những năm gần đây, từ 9 (năm 1991) lên tới hơn 63 (cuối tháng 8/2013). Cùng với đó, thị phần của các NHTM quốc doanh, vốn độc chiếm thị trường trong một thời gian dài, cũng đã giảm đi rất đáng kể. Đặc biệt, khi nền kinh tế hội nhập, chính phủ thực hiện mở cửa, từng bước cho phép các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam, mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Hội nhập kinh tế thế giới đã và sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng chia sẻ và hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này sẽ đem lại nhiều khó khăn mới cho các ngân hàng trong nước nói chung và Kienlongbank nói riêng. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình nhằm phù hợp với xu thế mới. Kienlongbank cũng không ngoại lệ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
  14. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Kienlongbank giai đoạn 2009 - 2012. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vị thế của Kienlongbank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhiệm vụ của nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NTHM, sự cần thiết phải tăng cường năng lực cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Kienlongbank. - Đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của Kienlongbank. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Kienlongbank, đưa ra các giải pháp tăng cường cạnh tranh của Kienlongbank. Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long thông qua các yếu tố nội tại, giai đoạn từ năm 2009 đến 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp, sử dụng các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Kienlongbank và một số đối thủ cùng quy mô trong việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Kienlongbank. - Luận văn kế thừa và sử dụng một số nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác và các sách báo, tạp chí, internet…
  15. 3 5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long. - Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long.
  16. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM 1.1.1 Cạnh tranh và tác động của cạnh tranh “Cạnh tranh” là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về cạnh tranh. Có rất nhiều nhà kinh tế học đã thực hiện nghiên cứu vấn đề cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp. Cạnh tranh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với nhiều cách tiếp cận khác nhau: - Theo K.Marx (1978): “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch.” - Theo Trần Sửu (2006): “Cạnh tranh, nói chung, là sự phấn đấu vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất.” - Từ điển bách khoa Việt Nam (1995): “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tranh đua giữa người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất tiêu thụ có lợi nhất” - Ở Việt Nam, khi đề cập đến cạnh tranh, người ta thường nghĩ đến vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa dịch vụ. Tuy có những định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, nhưng các định nghĩa đều có những đặc điểm chung:
  17. 5 Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua giữa một hoặc một nhóm người nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham gia. Cạnh tranh nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của người khác. Thứ hai, mục đích cuối cùng của cạnh tranh là thu được lợi nhuận cao. Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể và có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường: phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, gia tăng kênh phân phối sản phẩm, cạnh tranh về giá bán sản phẩm dịch vụ… Thứ tư, cạnh tranh là động lực để các doanh nghiệp phát triển. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa học. Cạnh tranh giúp các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được. Cạnh tranh giúp đất nước trở nên phồn thịnh. Thông qua quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, từ đó có những bước tiến thích hợp nhất khi tham gia vào quá trình cạnh tranh. Thứ năm, các chủ thể tham gia phải tuân thủ những ràng buộc chung bởi những quy định. Đó có thể là hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, các thông lệ tập quán kinh doanh, đặc điểm nhu cầu, thị hiếu của khách hàng… Những ràng buộc này thường do Nhà nước quy định nhằm hướng tới sự cạnh tranh mang tính lành mạnh. Thứ sáu, cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và không gian không cố định. Cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề. Cạnh tranh không chỉ là duy trì phát triển thị phần hiện hữu mà còn phải phát triển thị trường mới, tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp. Những tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế * Tác động tích cực
  18. 6 Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nó là động lực phát triển của nền kinh tế. - Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, cạnh tranh buộc các chủ thể phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tổ chức quản lý có hiệu quả… - Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra một áp lực buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến về mẫu mã, giá cả sản phẩm… Vì thế người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn theo nhu cầu và thị hiếu của mình. Mức thỏa mãn của người tiêu dùng ngày càng được gia tăng. - Đối với nền kinh tế, cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng và tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực, qua đó góp phần tiết kiệm nguồn lực chung của xã hội. - Đối với quan hệ đối ngoại, cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm và phát triển thị trường mới. Đây là cơ hội để hợp tác giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội. Các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó, doanh nghiệp có thể vận dụng vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách hiệu quả. * Tác động tiêu cực - Cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, gia tăng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh như làm hàng giả, buôn lậu, ăn cắp bản quyền, lừa đảo, tung tin thất thiệt, phá hoại uy tín của đối thủ. - Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận và lợi ích riêng sẽ làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, bất ổn nền kinh tế…
  19. 7 Yêu cầu đặt ra là không phải thủ tiêu cạnh tranh mà phải để cạnh tranh diễn ra trong môi trường bình đẳng, lành mạnh, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh. Điều này cần phải có sự chung tay giữa Nhà nước và các doanh nghiệp. 1.1.2 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh Từ những năm 80, nhiều nhà kinh tế học phương Tây đã đưa ra nhiều lý thuyết về cạnh tranh như Michael Porter, J.B. Barney… Năm 1985, lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của M.Porter ra đời đã phân tích tình hình doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trong thương mại quốc tế và đưa ra khái niệm về lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh đề cập tới điều kiện tài nguyên, môi trường tạo cho doanh nghiệp, cho quốc gia những thuận lợi gì trong sản xuất và thương mại như giàu có về nguồn nhân lực, dầu mỏ, nước, rừng, tài nguyên thiên nhiên… Lợi thế này chỉ tạm thời vì đều chịu tác động của quy luật khan hiếm. Lợi thế cạnh tranh muốn nói tới sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia nhiều hơn như chất lượng quản lý, chất lượng sản phẩm, chất lượng đào tạo, chất lượng sáng tạo. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện một hoặc nhiều ưu thế của nó so với các đối thủ cạnh tranh nhằm đạt được thắng lợi trong cạnh tranh. Ưu thế này có thể dẫn đến chi phí thấp hơn hoặc sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ so với sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và được thể hiện thành tỷ suất sinh lợi cao hơn so với mức trung bình. Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh có mối quan hệ chặt chẽ. Thường thì lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh. Một doanh nghiệp, một ngành có lợi thế so sánh thì thường có lợi thế cạnh tranh. Nó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, ngành tăng năng lực cạnh tranh. Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh hỗ trợ cho
  20. 8 nhau. Lợi thế so sánh được phát huy tác dụng nhờ lợi thế cạnh tranh. Nếu một doanh nghiệp, một ngành có lợi thế so sánh do nguồn lực dồi dào nhưng nguồn này không có lợi thế cạnh tranh, ví dụ chất lượng lao động thấp, thì lợi thế dồi dào về nguồn lực kia không thể phát huy tác dụng của nó. 1.1.3 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM 1.1.3.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại NHTM là một định chế tài chính trung gian có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong hệ thống ngân hàng trung gian nói riêng. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NHTM. Đạo luật Ngân hàng của Cộng Hòa Pháp 1941 đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2011: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Như vậy, có thể nói rằng NHTM là một định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng cho nền kinh tế. Nhờ hệ thống tài chính trung gian này, các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.3.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2